Trang trước Mục lục Trang sau  

Rầy xanh và cánh tơ là những loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây chè hiện nay. Từ trước đến nay, việc phòng trừ 2 loài này chủ yếu bằng biện pháp hóa học nhưng kết quả còn hạn chế và ảnh hưởng xấu tới môi trường. Từ những nghiên cứu về qui luật phát sinh phát triển và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới rầy xanh và cánh tơ, tác giả đi đến kết luận rằng, phòng trừ rầy xanh và cánh tơ cần đặc biệt lưu ý tới 2 thời kỳ mà chúng phát sinh rộ và gây hại nặng trong năm. Để nâng cao hiệu quả phòng trừ, vùng chè cần được bố trí cơ cấu giống hợp lý nên trồng cây bóng che cho chè.


ầy xanh (Empoasca Flavescens) và cánh tơ (Physothrips Setiventris) là những loài sâu hại chè nguy hiểm nhất hiện nay. Chúng thường phát sinh thành dịch chủ yếu vào vụ xuân hè. Búp chè bị rầy xanh hại còi cọc, có màu vàng như chè thiếu dinh dưỡng, nếu hại nặng thì đuôi và mép lá non khô và thâm đen (gọi là "cháy rầy"). Cánh tơ (còn gọi là bọ trĩ) thường gây hại nặng vào mùa hè và mùa thu. Những năm thời tiết khô hạn, cánh tơ có thể xuất hiện sớm hoặc kéo dài đến cuối năm. Cánh tơ thường sống tập trung hoặc lẻ tẻ ở nách lá non và tôm của búp chè. Vết bị hại của tôm khi xòe ra thành lá có 2 đường sần sùi màu nâu song song với gân chính của lá. Chè bị cánh tơ hại cằn cỗi, búp và lá non ròn gồ ghề hoặc biến dạng. Cánh tơ hại tuy không làm chết chè nhưng sản lượng giảm rõ rệt.

Việc phòng trừ rầy xanh và cánh tơ từ trước tới nay chủ yếu bằng phương pháp hóa học, nhưng kết quả rất hạn chế. Số lần phun thuốc tăng, dẫn đến môi trường vùng chè bị ô nhiễm.

Nghiên cứu về rầy xanh, cánh tơ phục vụ cho phòng trừ có hiệu quả hơn, an toàn hơn, là rất cần thiết đối với sản xuất. Dưới đây, chúng tôi tập trung trình bày một số kết quả nghiên cứu về qui luật phát sinh phát triển và một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến rầy xanh, cánh tơ.

I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành đối với 5 giống chè đã có ở Phú Hộ (thuộc Viện nghiên cứu chè) với các nội dung:

Nghiên cứu qui luật phát sinh phát triển: Tiến hành định kỳ 5 ngày một lần trên 1 đồi chè cố định ở cả 4 hướng đồi.

Điều tra rầy xanh bằng khay 25 x 30 x 3 cm có tráng dầu.

Điều tra cánh tơ: Hái búp 1 tôm + 2 lá để đếm số lượng sâu.

Tỷ lệ hại tính bằng phần trăm số búp bị hại.

II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Diễn biến số lượng của rầy xanh, cánh tơ qua một số năm ở Phú Hộ

Rầy xanh và cánh tơ luôn luôn có trên nương chè, nhưng phát sinh rộ và gây hại nặng vào những thời kỳ nhất định. Sự tăng giảm số lượng của chúng theo thời gian đã được chúng tôi nghiên cứu qua một số năm, từ 1986 và tổng kết ở bảng 1.

Bảng 1: DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG RẦY XANH, CÁNH TƠ TRNG NĂM

Tháng

Loại sâu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Rầy xanh (con/khay)

2,53

2,83

5,32

13,95

20,3

14,33

9,16

2,51

3,06

4,21

1,82

2,61

Cánh tơ (con/búp)

1,54

1,62

2,41

1,81

1,25

5,18

9,82

11,72

10,54

7,21

5,12

2,05

Qua bảng 1 cho thấy: Sự xuất hiện của rầy xanh và cánh tơ có 2 cao điểm về mật độ trong năm. Mật độ rầy xanh bắt đầu tăng và gây hại đáng kể từ tháng 3, gây hại nặng nhất vào các tháng 4, 5 và 6, mật độ rầy cao nhất vào tháng 5 (20,30 con/khay). Tháng 8 số lượng rầy giảm và tháng 9, 10 lại tăng, tuy nhiên thời kỳ này lại không nguy hiểm như thời kỳ tháng 4-6, do số lượng rầy ít hơn và chè đã cuối vụ.

Với cánh tơ tháng 3 và tháng 8 là 2 cao điểm mật độ của chúng và giai đoạn gây thiệt hại nặng từ tháng 7 đến tháng 9. Những năm thuận lợi đối với chúng, cánh tơ có thể hại nặng từ tháng 6 đến tháng 11. Ở giai đoạn tháng 3 thiệt hại không đáng kể, vì mật độ cánh tơ thấp.

Cánh tơ và rầy xanh cùng hại búp chè. Chúng tôi đã phân tích mối tương quan giữa sự phát sinh rầy xanh và cánh tơ và đã rút ra được hệ số tương quan r= - 0,31. Đây là mối liên hệ nghịch biến, tuy quan hệ không chặt nhưng cũng cho biết ở mức độ nào đó khi mật độ rầy tăng thì cánh tơ có chiều hướng giảm.

2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ TỚI SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG RẦY XANH VÀ CÁNH TƠ

Để đánh giá khả năng chống chịu của giống chè đối với rầy xanh và cánh tơ giúp cho việc phòng trừ và chọn tạo giống, chúng tôi đã nghiên cứu một số giống. Kết quả ở bảng 2.

Bảng 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ ĐẾN SỐ LƯỢNG RẦY XANH VÀ CÁNH TƠ

Giống

Loài sâu

Đại bạch trà

Shan TV

Trung du

PH1

TRI 777

Rầy xanh (con/khay) ? 0,73; d05 = 2,3

8,65

10,72

11,65

5,09

12,03

Cánh tơ (% búp bị hại) ? 0,4; d05% = 13,3

29,36

81,86

67,22

62,36

37,67

Qua bảng 2 thấy giữa các giống Shan tham vè, Trung du, TRI 777 sự sai khác về mật độ rầy không lớn, nên chúng tôi xếp cùng nhóm nhiều rầy trong số 5 giống nghiên cứu, PH1 nhiễm rầy ít nhất.

Đối với cánh tơ, giống Shan tham vè bị hại nặng nhất, Trung du và PH1 bị hại như nhau, các giống TRI 777 và đại bạch trà bị cánh tơ hại ít hơn.

3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY CHE BÓNG ĐẾN RẦY XANH VÀ CÁNH TƠ

Để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng (thông qua cây che bóng) tới rầy xanh và cánh tơ, chúng tôi đã nghiên cứu tỷ lệ hại do rầy xanh và cánh tơ dưới tán muồng lá nhọn có các mức độ ánh sáng khác nhau. Kết quả ở bảng 3.

Bảng 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG TỚI MỨC ĐỘ HẠI CHÈ CỦA RẦY XANH 

Công thức

Mức độ ánh sáng

Rầy xanh (% búp bị hại) ? 2,64

Cánh tơ (% búp bị hại) ? 2,47

I

53,84

42,25

21,85

II

50,43

29,66

21,26

III

44,18

20,20

18,51

IV

23,23

16,15

6,52

V

100,00

63,51

36,94

d05%

 

8,12

7,64

Mối quan hệ giữa mức độ gây hại của rầy xanh, cánh tơ và cường độ ánh sáng đã được tính toán và cho hệ số tương quan r= 0,9541, chứng tỏ rằng khi cường độ ánh sáng tăng thì tỷ lệ hại cũng tăng. Trong phạm vi chiếu sáng dưới tán muồng từ 23,23% đến 100% ánh sáng, mối quan hệ đó tuân theo phương trình y= 0,56 x + 2,01.

Như vậy trồng cây che bóng hợp lý không những tăng năng suất chè mà còn giảm được tác hại của rầy xanh và cánh tơ.

III. KẾT LUẬN

Rầy xanh phát sinh rộ vào 2 thời kỳ trong năm: Từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 10, trong đó giai đoạn tháng 3-6 gây hại nặng. Cánh tơ phát sinh gây hại nặng trong thời kỳ tháng 7 đến tháng 9. Do vậy cần đặc biệt chú ý phòng trừ rầy xanh và cánh tơ trong các thời kỳ đó.

Các giống chè Shan tham vè, Trung du, TRI 777 nhiễm rầy xanh nặng hơn các giống PH1 và đại bạch trà. TRI 777 bị cánh tơ hại ít hơn các giống Shan tham vè, Trung du và PH1. Do vậy cần có cơ cấu giống hợp lý trong vùng chè để phòng trừ rầy xanh và cánh tơ có hiệu quả hơn.

Trồng cây che bóng cho chè giảm được thiệt hại do rầy xanh và cánh tơ gây ra. Vì vậy chúng tôi xin khuyến cáo: Trồng cây che bóng cho chè phải được xem như là một biện pháp quan trọng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp trên chè.

ThS. NGUYỄN VĂN THIỆP
Viện nghiên cứu chè

Biên tập: Đặng Ngọc Bảo

  Trang trước Mục lục Trang sau