I-  Bối cảnh lịch sử

Tỉnh Lâm Đồng được h́nh thành từ Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính (Poste Administratif) ở Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang do toàn quyền Paul Doumer kư nghị định thành lập (Tài liệu bản đồ trong Đại Nam nhất thống chí xuất bản dưới triều Nguyễn) và trải qua 4 thời kỳ. Qua các thời kỳ tỉnh Lâm Đồng được chia tách thành tỉnh Đồng Nai Thượng, Đồng Nai Thượng chia thành tỉnh Lâm Viên và tỉnh Lang Biang (có thời kỳ Lang Biang đổi tên thành tỉnh Lâm Viên-tỉnh Lâm Viên đổi tên thành tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Đồng Nai Thượng đổi tên thành tỉnh Lâm Đồng)

Sau chiến thắng có tính chất chiến lược của quân ta ở Buôn Ma Thuột và tiếp theo đó là một loạt các chiến thắng ở các chiến trường Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng. Ngày 03/4/1975, tỉnh Lâm Đồng được hoàn toàn giải phóng. Với đại thắng mùa xuân 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đă tạo bước ngoặt lịch sử có ư nghĩa trọng đại, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xă hội, chấm dứt một thời kỳ đen tối, kéo dài của chính sách cai trị từ thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ.

Ngày 20/9/1975 Bộ Chính trị có Nghị quyết số 245-NQ/TW “Về việc bỏ khu hợp tỉnh”, tại phần II của Nghị quyết quy định: “...toàn quốc sẽ chia thành 29 tỉnh và 4 thành phố (Hà Nội, Sài G̣n, Hải Pḥng, Đà Lạt) trực thuộc Trung ương”. Đến ngày 20/12/1975 Bộ Chính trị có Nghị quyết số 19-NQ tiếp theo thực hiện Nghị quyết 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 “Về việc điều chỉnh việc hợp nhất một số tỉnh miền Nam” quy định “Hợp nhất các tỉnh sau đây thành tỉnh mới có Lâm Đồng, Tuyên Đức (kể cả Đà Lạt...)”. Sau khi hợp nhất tỉnh Lâm Đồng mới có 05 đơn vị hành chính: huyện Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh, huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt.

Ngày 14/3/1979, Hội Đồng Chính phủ ra Quyết định số 116-CP chia một số huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng: chia huyện Bảo Lộc thành hai huyện lấy tên là huyện Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai; chia huyện Đơn Dương thành hai huyện Đơn Dương và huyện Lạc Dương.

Ngày 6-6-1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 68- HĐBT chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên.

Ngày 27-10-1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 157-HĐBT chia huyện Đức Trọng thành hai huyện: huyện Đức Trọng và huyện Lâm  Hà.

Ngày 11-7-1994, Chính phủ ra Quyết định số 65-CP chia huyện Bảo Lộc thành thị xă Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Ngày 17-11-2004, Chính phủ ra Nghị định số 189/2004/NĐ-CP về việc thành lập xă thuộc các huyện Lạc Dương, Lâm  Hà và thành lập huyện Đam  Rông.

Đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy thống kê nguỵ quyền Sài G̣n trước năm 1975 h́nh thành hai hệ thống: tổ chức thống kê Quốc gia và tổ chức thống kê thuộc các Bộ, các ngành.

ở Trung ương có Viện Quốc gia thống kê nằm trong Bộ Kế hoạch và phát triển Quốc gia, gồm 151 nhân viên, có 120 nhân viên công tác tại Viện, c̣n 31 nhân viên công tác ở một số tỉnh, thành phố.

ở các tỉnh, thành phố không có bộ máy mà chỉ có một nhân viên thống kê làm việc trong Toà thị chính bên cạnh Tỉnh trưởng. Riêng ở Đà Lạt, Đà Nẵng và Cần Thơ mỗi nơi có một Pḥng Thống kê có 4 đến 7 người trực thuộc Viện Quốc gia Thống kê. Tại Đà Lạt Pḥng Thống kê đặt tại số nhà 16 - đường Nguyễn Tri Phương (nay là đường 3 tháng 4 - thành phố Đà Lạt), gồm có 05 người: Trưởng pḥng là ông Phan Văn Bàn và 4 nhân viên là Nguyễn Thị Bông, bà Đỗ Thị Xuân, bà Lê Thị Kim Mẫn và ông Đỗ Đức (số cán bộ này sau giải phóng trừ ông Bàn c̣n lại được lưu dung tiếp tục tham gia công tác thống kê một thời gian); địa bàn phụ trách của Pḥng Thống kê này gồm Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang, ở mỗi tỉnh có một nhân viên đại diện.

            II - Công tác chuẩn bị và sự h́nh thành tổ chức Thống kê:

- Bộ máy thống kê Khu VI: tháng 5/1975, Trung ương Cục tăng cường cho Khu VI đoàn cán bộ thống kê chi viện từ miền Bắc, đoàn cán bộ do đồng chí Đoàn An phụ trách và các đồng chí Phạm Hữu Tường, Nguyễn Bùi Doăn, Trần Sỹ Thứ, Trần Quang Trực, Nguyễn Đ́nh Sinh, Phan Gia Bé, Phan Hoàng Tăng, Phan Huy Thanh, Vũ Sỹ Nhật, Trần Văn Hải, Vơ Thị Giang Hương, Nguyễn Thị Quế, Hoàng Thị Lan tiến hành điều tra t́nh h́nh cơ bản các tỉnh thuộc khu VI và đào tạo đội ngũ cán bộ thống kê, kế toán đầu tiên cho Ngành và các Ty, ban, ngành, các đơn vị cơ sở.

- Sau giải phóng Pḥng Thống kê thành phố Đà Lạt được chính quyền cách mạng tiếp quản, ông Bùi Phụng được Tổng cục Thống kê điều động vào Nam, được Ban Tổ chức Khu ủy Khu VI phân công về thành phố Đà Lạt; sau đó ủy ban Quân quản thành phố Đà Lạt phân công phụ trách Pḥng Thống kê và 4 cán bộ lưu dung.

Ngày 22 tháng 9 năm 1975 Ban Kinh tế-Kế hoạch khu Nam Trung bộ có công văn số 177 KT/KH gửi Thường vụ Khu ủy Khu VI, ủy ban nhân dân cách mạng Khu VI, Ban Tổ chức Khu ủy Khu VI đồng gửi Tổng cục Thống kê, Nha Thống kê miền Nam (R) về việc đề nghị xét duyệt đề án về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thống kê của tỉnh, thành phố thuộc khu.

Ngày 8 tháng 10 năm 1975, ông Phạm Ngọc Diệp phụ trách bộ phận Thống kê thuộc Ban Kinh tế-Kế hoạch Khu VI có tờ tŕnh số 02 KT/KH đề nghị Thường vụ Khu ủy Khu VI, ủy ban nhân dân cách mạng Khu VI, Ban Tổ chức Khu ủy Khu VI đồng gửi Tổng cục Thống kê, Nha Thống kê miền Nam (R) về việc thành lập Chi cục Thống kê tỉnh, thành phố và các Pḥng Thống kê huyện. Nhiệm vụ chủ yếu là “Thu thập, tổng hợp, phân tích và kịp thời báo cáo với cấp lănh đạo Đảng và Nhà nước những thông tin bằng số, có hệ thống chính xác và cơ sở khoa học về quá tŕnh tái sản xuất xă hội chủ nghĩa của nền kinh tế quốc dân, để làm căn cứ cho việc kết toán kế hoạch năm đă qua và xây dựng các kế hoạch nhà nước, làm căn cứ cho việc kiểm tra thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Ngày 12 tháng 11 năm 1975, Thường vụ Khu ủy Nam Trung bộ có Thông báo số 72/TC do ông Đỗ Quang Thắng (Năm Thắng) kư với nội dung: Tạm thời công nhận chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thống kê tỉnh mới; giao ông Phạm Ngọc Diệp phụ trách để điều hành công việc của Chi cục Thống kê.

Ngày 15 tháng 12 năm 1975, Chi cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng được thành lập. Ngày 22/12/1975 ông Phạm Ngọc Diệp được Thường vụ Khu ủy Khu VI thông báo giữ chức Chi cục trưởng, ông Bùi Phụng giữ chức Chi cục phó. Tổng số cán bộ của Văn pḥng Chi cục Thống kê có 28 người được bố trí như sau:

- Lănh đạo Chi cục 2 người.

- Pḥng Thống kê Tổng hợp-Lao động-Dân số có 06 người, do ông Phạm Hữu Tường làm Trưởng pḥng.

- Pḥng Thống kê Công nghiệp-Giao thông vận tải-Xây dựng cơ bản-Vật tư có 05 người, do ông Bùi Ngọc Đàm làm Trưởng pḥng.

- Pḥng Thống kê Nông nghiệp-Lâm nghiệp có 05 người, do ông Trần Sỹ Thứ phụ trách pḥng.

- Pḥng Thống kê Thương nghiệp-Giá cả-Tài chính-Ngân hàng có 04 người, do ông Âu Trọng Trân làm Phó Trưởng pḥng, phụ trách pḥng.

- Pḥng Tổ chức-Hành chính có 06 người, do ông Trần Quang Trực làm  Phó Trưởng pḥng, phụ trách pḥng.

Địa điểm làm việc tạm thời trong khu liên cơ tại số 04 - đường Trần Hưng Đạo (nay thuộc khu tập thể Sở Tài Nguyên & Môi trường). Tháng 11/1978, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định giao cho Chi cục Thống kê các nhà số 4,6,8,10 và 10 bis đường 3 tháng 4 - Phường II (nay là Phường III) - thành phố Đà Lạt.

Về tài sản có một ôtô LaDalat, 01 xe mô tô, 01 máy in hiện đại đời mới (hiện c̣n lưu giữ tại Pḥng Truyền thống Cục Thống kê Lâm Đồng), 07 chiếc máy đánh chữ, 15 tủ đựng tài liệu các loại, 28 bộ bàn ghế làm việc...

Đối với cấp huyện, bộ phận Thống kê trực thuộc Ban Kinh tế- Kế hoạch các huyện.

Đến ngày 04/12/1976, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 125 QĐ/TC, về việc thành lập Pḥng Thống kê cấp huyện với các nội dung:

Thành lập Pḥng Thống kê ở các huyện trong tỉnh đặt dưới sự chỉ đạo toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Chi cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Pḥng Thống kê huyện là một đơn vị dự toán sự nghiệp phục vụ công tác quản lư kinh tế, văn hoá, xă hội, được sử dụng con dấu riêng và chi tiêu theo dự toán ngân sách đúng như thủ tục do Nhà nước đă quy định (không có tài khoản riêng), cụ thể:

- Pḥng Thống kê thành phố Đà Lạt có 07 biên chế, do ông Phạm Đức Tuyến làm Trưởng pḥng.

- Pḥng Thống kê huyện Đức Trọng có 05 biên chế, do ông Phạm Văn Phong làm Trưởng pḥng.

- Pḥng Thống kê huyện Đơn Dương có 07 biên chế, do ông Phan Hoàng Tăng làm Trưởng pḥng.

- Pḥng Thống kê huyện Di Linh có 06 biên chế, do ông Bùi Xuân Mảy làm Trưởng pḥng.

- Pḥng Thống kê huyện Bảo Lộc (nay là thị xă Bảo Lộc) có 08 biên chế, do ông Phan Huy Thanh làm Trưởng pḥng.

Đối cấp xă: công tác thống kê do ủy viên ủy ban xă phụ trách, có cán bộ thống kê đảm nhiệm. Nhiệm vụ chủ yếu của Thống kê xă là đôn đốc, thu thập và kiểm tra báo cáo, tổ chức thực hiện các cuộc điều tra, làm thống kê dân số, văn hoá, giáo dục, y tế.

            Như vậy đến cuối năm 1976, hệ thống tổ chức Thống kê được h́nh thành từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xă và các ngành, đơn vị kinh tế quốc doanh.