T̀NH H̀NH KINH TẾ - XĂ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG

Ước tháng 8 và 8 tháng và cả năm 2010

 

I/ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

1. Sản xuất nông nghiệp

1.1 Sản xuất vụ Hè thu

Tính đến ngày 10/8/2010, sản xuất vụ Hè thu cơ bản kết thúc khâu xuống giống các loại cây trồng. Thời tiết đầu vụ Hè thu năm nay không thuận lợi, nắng hạn kéo dài, mưa đến muộn và thất thường; bà con nông dân bên cạnh việc khai thác nguồn nước tưới từ hệ thống kênh mương thuỷ lợi đă tận dụng các nguồn nước: sông, suối, ao hồ, kể cả nước ngầm để đảm bảo nước canh tác cho cây trồng trong vụ  nên diện tích gieo trồng vụ Hè thu tiếp tục tăng so cùng vụ năm trước.

Tổng diện tích gieo trồng vụ Hè thu đạt 40.283 ha cây trồng các loại, tăng 1,54% so cùng vụ năm trước. Trong đó, lúa thực hiện 5.925 ha, đạt 94,36% kế hoạch, bằng 94,05% so cùng kỳ năm trước, giảm do chuyển một phần diện diện tích lúa vụ Hè thu sang vụ Mùa để hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt, diện tích lúa tập trung ở 3 huyện phía Nam chiếm 94,5% diện tích gieo trồng toàn tỉnh.

- Cây ngô gieo trồng 11.941 ha, đạt 82,24% so kế hoạch và giảm 8,69% so cùng vụ năm trước, giảm do thời tiết khô hạn nên một số địa phương xuống giống không kịp thời vụ và bà con chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Diện tích rau đạt 16.174 ha, tăng 11,93% so cùng kỳ, trồng tập trung ở vùng chuyên canh thuộc các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Đà Lạt, Lạc Dương. Diện tích gieo trồng so cùng kỳ tăng do các địa phương chuyển đổi một số diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng rau nhằm tăng hệ số ṿng quay trên một đơn vị diện tích canh tác, nâng cao hiệu quả cây trồng. Đậu các loại gieo trồng đạt 1.132 ha, bằng 99,39% so cùng kỳ.

- Phát huy thế mạnh là vùng sản xuất và xuất khẩu hoa nổi tiếng của cả nước và khu vực, cây hoa tiếp tục được các hộ nông dân và doanh nghiệp đầu tư mở rộng, trong vụ Hè thu hoa các loại gieo trồng đạt 1.485 ha, tăng 48,06% so cùng vụ năm trước; chủng loại hoa chủ yếu như cẩm chướng, cúc, layơn, đồng tiền, loa kèn, vạn thọ, . . Trong đó, riêng Đà Lạt gieo trồng 1.112 ha, chiếm 74,88% diện tích toàn tỉnh, tăng 39,7% so cùng kỳ.                                   

 Thu hoạch vụ Hè thu: Đến ngày 10/8/2010, tiến độ thu hoạch lúa vụ Hè thu thực hiện 3.038 ha, đạt 51,27% diện tích gieo trồng, trong đó huyện Cát Tiên 2.750/3.176 ha, đạt 86,59% diện tích gieo trồng; Đạ Huoai thu hoạch 138/237 ha, đạt 58,23% diện tích gieo trồng; riêng huyện Đạ Tẻh tiến độ xuống giống muộn nên chỉ đạt 150/2.512 ha, đạt 5,97% diện tích gieo trồng. Năng suất b́nh quân chung cả vùng ước đạt 42,1 tạ/ha, giảm 0,5tạ/ha. Sản lượng đạt 24.920 tấn; giảm 7,1% so cùng vụ năm trước.

Diện tích ngô thu hoạch được 2.376/11.941 ha, đạt 19,9% diện tích gieo trồng, năng suất ước đạt 44,5 tạ/ ha; rau các loại thu hoạch 6.940/16.174 ha, đạt 42,91% diện tích gieo trồng, năng suất ước đạt 285,4 tạ/ha, sản lượng 461.674 tấn, tăng 4,68% so vụ hè thu 2009, chủ yếu tăng diện tích gieo trồng.

1.2 Sản xuất vụ Mùa

Tính đến ngày 10/8/2010, toàn tỉnh đă gieo trồng được 19.049 ha cây hàng năm các loại, tăng 9,34% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng tăng so cùng kỳ do thời tiết mưa trên diện rộng và phân bổ đều trên địa bàn toàn tỉnh; mặt khác ở vùng chuyên canh rau, các hộ hộ gieo trồng rau ngắn ngày tranh thủ mùa vụ, sau thu hoạch vụ trước tiếp tục xuống giống gối vụ sau, nhằm tăng hệ số sử dụng đất.     

- Diện tích lúa gieo cấy 12.766 ha, đạt 77,13% kế hoạch cả vụ, tăng 9,21% so cùng kỳ. Diện tích lúa mùa gieo cấy tập trung ở huyện Đức Trọng 3.521 ha, chiếm 27,46%; Đơn Dương 3.237 ha, chiếm 25,37%; Di Linh 1.925 ha, chiếm 15,07%, Lâm Hà 1.720 ha, chiếm 13,46%; Đam Rông 1.944 ha, chiếm 15,22%; các huyện khác c̣n lại chiếm 3,42%; hiện các địa phương đang tiếp tục gieo cấy.

- Diện tích rau gieo trồng 3.468 ha, tăng 13,15%, tập trung ở vùng chuyên canh rau Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.

1.3 Trồng mới cây lâu năm:

Tính đến ngày 10/8/2010, diện tích trồng mới, chuyển đổi  các cây công nghiệp lâu năm đă thực hiện 2.297 ha, tăng 1,82% so cùng kỳ, cụ thể :

- Diện tích chè được chuyển đổi giống chất lượng cao 45 ha, so cùng kỳ bằng 33,83%, tập trung nhiều ở Đà Lạt 21 ha, Lâm Hà 20 ha.

- Diện tích cà phê trồng mới chuyển đổi 913 ha, bằng 81,52% so cùng kỳ; tập trung chủ yếu ở huyện Đam Rông 467 ha, Lâm Hà 185 ha, Bảo Lâm 80 ha, Đơn Dương 81 ha, Đức Trọng 60 ha. Diện tích cà phê trồng mới và chuyển đổi chủ yếu do bà con trồng tự phát trên đất lâm nghiệp và chuyển đổi 378 ha điều ở huyện Đam Rông sang trồng cà phê.

- Diện tích dâu tằm trồng mới chuyển đổi 333 ha, tăng 11,74% tập trung ở huyện Lâm Hà 330 ha.

- Diện tích cao su trồng mới 678 ha, tăng 84,24% so cùng kỳ, tăng do thực hiện chủ trương của tỉnh chuyển một số diện tích rừng nghèo kiệt sang phát triển cây cao su, diện tích trồng mới tập trung ở huyện Đạ Tẻh 300 ha, Đạ Huoai 200 ha, Bảo Lâm 150 ha, Đam Rông 28 ha.

1.4 T́nh h́nh sâu hại, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt trên cây trồng

Dịch ốc bưu vàng xuất hiện ảnh hưởng trên 3.000 ha lúa vụ Hè thu, với mật độ 4-40 con /m2, nặng nhất là ở huyện Di Linh và Đức Trọng. Trên địa bàn các huyện: Lâm Hà, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai có trên 800 ha lúa bị dịch sâu cuốn lá. Ngoài ra dịch rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá cũng xuất hiện trên trà lúa Hè thu sớm ở huyện Đạ Huoai, địa phương đă tiến hành tiêu huỷ 2,7 ha. Chi cục Bảo vệ thực vật hiện đang phối hợp với các trung tâm nông nghiệp huyện chỉ đạo, hướng dẫn biện pháp pḥng trừ, phun xịt thuốc đến các hộ nông dân để hạn chế thiệt hại. Các loại sâu bệnh dịch hại khác như: ấu trùng ve sầu trên cây cà phê bị nhiễm có xu hướng giảm về mật độ và diện tích bị nhiễm.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thời tiết nắng hạn đă gây mất trắng 70 ha lúa Hè thu ở huyện Cát Tiên. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong những ngày cuối tháng 6/2010 và trung tuần tháng 8/2010, mưa lớn và lốc xoáy đă gây thiệt hại 12 ha hoa màu, gần 3,5 ha nhà nilông dùng cho sản xuất rau bị đổ, 150 cây thông giống bị đổ, ước tính tổng thiệt hại trên 3,275 tỷ đồng.

2. Chăn nuôi

Kết quả điều tra vào thời điểm 1/4/2010, số lượng gia súc, gia cầm tăng so thời điểm 1/10/2009, cụ thể như sau: đàn trâu 18.951 con, tăng 0,46%; đàn ḅ 76.382 con, tăng 1,09%; đàn heo 351.297 con, tăng 4,8%; tổng đàn gia cầm hiện có 2,57 triệu con, tăng 7,98%.

T́nh h́nh dịch bệnh trong 8 tháng năm 2010 tương đối an toàn đối với đàn gia cầm. Tuy nhiên đối với gia súc, dịch heo tai xanh đă xuất hiện tại hầu hết các xă, thị trấn của huyện Cát Tiên, tính đến ngày 16/8/2010 đă có 1.137 hộ chăn nuôi heo bị dịch, huyện đă tiến hành tiêu huỷ 7.424 con với tổng trọng lượng lên đến 444.623 kg. Hiện đă xuất hiện các ổ dịch tại thị trấn Đạ Tẻh- huyện Đạ Tẻh và xă Lộc An, Lộc Bắc thuộc huyện Bảo Lâm. Trước t́nh h́nh dịch bệnh diễn biến phức tạp UBND tỉnh đă khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung chống dịch và pḥng ngừa lây lan bằng nhiều biện pháp như tăng cường giám sát diễn biến dịch và xử lư kịp thời gia súc mắc bệnh, quản lư chặt chẽ việc xuất nhập gia súc ra vào tỉnh, tiêu hủy toàn bộ nếu trong đàn có heo mắc bệnh; tiến hành khoanh vùng, phun thuốc khử trùng đối với các vùng bị dịch.

T́nh h́nh chăn nuôi khác như ngựa, dê, cừu, ong, thỏ, kén tằm cũng được người sản xuất duy tŕ với nhiều mô h́nh, quy mô nhỏ nhằm tận dụng điều kiện sẵn có ở từng vùng, địa phương.

2. Lâm nghiệp

2.1 Khai thác lâm sản

Uớc tính đến hết tháng 8 năm 2010 các đơn vị lâm nghiệp thuộc kinh tế Nhà nước khai thác 41.190 m3 gỗ tṛn các loại, so với cùng kỳ tăng 4,5% . Trong đó: gỗ khai thác thuộc kế hoạch 2009 c̣n chuyển sang thực hiện 20.000 m3, đạt 100% kế hoạch, gỗ tận thu tỉa thưa vệ sinh rừng 20.190 m3, gỗ kế hoạch 2010 khai thác 1.000 m3, đạt 4,54% kế hoạch. Tre nứa lồ ô các loại khai thác 526 ngh́n cây, so cùng kỳ tăng 0,38%. Các loại lâm sản khác như: Tre nứa giấy 147 tấn, tăng 0,68%; củi thước 2.706 Ster tăng 0,37% so cùng kỳ, keo nguyên liệu giấy 3.744 m3, tăng 0,32% so cùng kỳ.

2.2    Lâm sinh

Thời tiết hiện đang trong những tháng mùa mưa, công tác lâm sinh hiện đang được các đơn vị lâm nghiệp tập trung triển khai thực hiện. Ước tính đến hết tháng 8/2010 công tác trồng rừng tập trung thực hiện 1.045 ha, đạt 44,3% kế hoạch, tăng 58,3% so cùng kỳ. Giao khoán quản lư bảo vệ 351.936 ha rừng, đạt 100 % kế hoạch, so cùng kỳ tăng 4,73%.

2.3   T́nh h́nh vi phạm lâm luật

T́nh h́nh vi phạm lâm luật tuy có giảm về số vụ vi phạm nhưng mức độ vi phạm có chiều hướng tăng lên, nhất là vận chuyển mua bán trái phép lâm sản, động vật rừng và sản lượng lâm sản bị tịch thu, xử lư. Tổng số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh (theo số liệu của Chi cục Kiểm Lâm) tính đến hết tháng 7 năm 2010 bị cơ quan chức năng lập biên bản 1.320 vụ, giảm 13,4% so cùng kỳ năm trước; trong đó: phá rừng trái phép 314 vụ, giảm 34,85%; diện tích rừng bị phá 96,6 ha giảm 25,2%; vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản trái phép 273 vụ, giảm 25,6%. Vận chuyển mua bán trái phép lâm sản, động vật rừng 600 vụ, tăng 6,38% so với cùng kỳ. Lâm sản thu qua xử lư vi phạm gồm: Gỗ tṛn các loại 1.076,2 m3 tăng 11,99%; gỗ xẻ các loại 868,6 m3, tăng 6,72% so cùng kỳ và nhiều lâm sản khác. Thu nộp ngân sách 4,46 tỷ đồng, trong đó tiền bán lâm sản, phương tiện tịch thu 4,39 tỷ đồng.

II/ CÔNG NGHIỆP - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Sản xuất công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2010 xu hướng phục hồi, dự báo tăng trưởng nhanh hơn trong những tháng cuối năm; trong đó, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế nhà nước địa phương đạt khá, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm, khu vực nhà nước TW suy giảm. So với kế hoạch năm 2010, tăng trưởng công nghiệp 8 tháng năm 2010 đạt thấp, do ảnh hưởng thời tiết khô hạn diễn ra trong phạm vi cả nước nên nguồn điện điều tiết cho tỉnh trong quư 2/2010 chỉ đáp ứng 75% nhu cầu sản xuất của các thành phần kinh tế và tiêu dùng của hộ gia đ́nh; đồng thời, các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn tỉnh giảm công suất vận hành để bảo dưỡng thiết bị và tích nước dự trữ cho mùa khô.

Dự ước giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2010 (giá cố định 1994) đạt 452,04 tỷ đồng, tăng 21,91% so cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 176,43 tỷ đồng, tăng 22,73% so cùng kỳ; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 226,09 tỷ đồng, tăng 21,99% so cùng kỳ và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 49,52 tỷ đồng, tăng 18,74% so cùng kỳ năm trước. Chia theo ngành kinh tế, công nghiệp khai thác mỏ đạt 16,88 tỷ đồng, tăng 64,87% so cùng kỳ; công nghiệp chế biến đạt 288,25 tỷ đồng, tăng 22,03%; so cùng kỳ; công nghiệp sản xuất phân phối điện nước đạt 146,9 tỷ đồng, tăng 18,14%.

Dự ước giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp 8 tháng năm 2010 (giá CĐ 1994) đạt 2.680,55 tỷ đồng, đạt 51,02% kế hoạch năm 2010, tăng 3,01% so cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 961,46 tỷ đồng, bằng 87,23% so cùng kỳ (kinh tế nhà nước địa phương đạt 36,18 tỷ đồng, tăng 17,35%); kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 1.352,06 tỷ đồng, tăng 18,28% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 367,03 tỷ đồng, tăng 2,78%. Chia theo ngành kinh tế:

- Ngành công nghiệp khai thác mỏ đạt 108,47 tỷ đồng, tăng 50,78% so cùng kỳ. Hầu hết các sản phẩm chủ yếu đều tăng mạnh so cùng kỳ: quặng bôxit đạt 71.796 tấn, tăng 127,92% so cùng kỳ; đá các loại đạt 618,7 ngàn m3, tăng 30,42%; cát sỏi các loại đạt 524,7 ngàn m3, tăng 24,66%; cao lanh các loại đạt 46.758 tấn, tăng 30,91% so cùng kỳ.

- Ngành công nghiệp chế biến đạt 1.767,71 tỷ đồng, tăng 13,83% so cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ yếu tăng so cùng kỳ: phân bón NPK đạt 29.468 tấn, tăng 29,54%; gạch nung các loại đạt 281,8 triệu viên, tăng 39,1%; gỗ xẻ các loại đạt 43,5 ngàn m3, tăng 45,36%; rượu mùi các loại đạt 2.021 ngàn lít, tăng 11,87%; lụa tơ tằm các loại 557,7 ngàn m2, tăng 13,64%; hạt điều chế biến đạt 1.121 tấn, tăng 15,1%; chè chế biến đạt 19.874 tấn, tăng 3,26%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm so cùng kỳ: cà phê chế biến đạt 194,6 tấn, giảm 53,1%; rau quả cấp đông các loại đạt 3.692 tấn, giảm 11,5%; sợi tơ tằm các loại 561 tấn, giảm 2,31%; quần áo may sẵn đạt 1.912,2 ngàn cái, giảm 3,54%; quần áo lót các loại đạt 1.169,1 ngàn cái, giảm 3,49%; sản phẩm thêu đan đạt 872,6 ngàn cái, giảm 3,69%; phân vi sinh đạt 4.919 tấn, giảm 3,66%.

- Ngành sản xuất, phân phối điện nước đạt 804,36 tỷ đồng, giảm 17,71% (riêng điện phân phối đạt 69,73 tỷ đồng, tăng 12%). Trong đó: sản lượng điện sản xuất đạt 1.510,2 triệu Kwh, giảm 20,21%; điện thương phẩm đạt 387,4 triệu kwh; sản lượng nước sản xuất đạt 12.779 ngàn m3, tăng 10,62%; sản lượng nước ghi thu đạt 10.514 ngàn m3, tăng 10,99% so cùng kỳ.

2. Đầu tư - xây dựng

Sang tháng 8/2010 công tác thi công của các công tŕnh xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được quan tâm đẩy nhanh tiến độ. Công tác cấp phát vốn được quan tâm chú trọng tạo điều kiện phân bổ vốn kịp thời cho các công tŕnh. Trong cuối tháng 7/2010, kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2010 tỉnh Lâm Đồng được bổ sung thêm 29.070 triệu đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nâng số kế hoạch năm 2010 của tỉnh lên thành 1.919.440 triệu đồng. Nh́n chung trong những tháng gần đây, nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn tương đối khả quan; thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tăng khá so cùng kỳ năm trước, trong đó vốn ngân sách và vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước tăng mạnh, vốn vay từ các nguồn khác tăng chậm. Tuy nhiên vẫn c̣n một số khó khăn trong quá tŕnh thực hiện: giá cả vật liệu xây dựng tiếp tục tăng ảnh hưởng đến tiến độ thi công và triển khai đấu thầu các dự án theo kế hoạch; bên cạnh đó công tác đền bù giải toả và quy hoạch cũng c̣n nhiều bất cập.

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng dự tính tháng 8/2010 đạt 278,8 tỷ đồng, tăng 67,65% so cùng kỳ; trong đó: nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước đạt 235,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 84,51% trong tổng vốn, tăng 159,54% so cùng kỳ, do giải ngân nguồn vốn được chú trọng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương đầu tư 102 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương đầu tư 133,6 tỷ đồng, tăng 118,83% so cùng kỳ.

 Dự ước 8 tháng năm 2010, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lư trên địa bàn Lâm Đồng đạt gần 1.414 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước đạt 1.252,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,61% tổng vốn, đạt 66,28% so kế hoạch năm 2010, tăng 73,51% so cùng kỳ; chủ yếu tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế có ưu thế của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế… và các công tŕnh trọng điểm

T́nh h́nh thành lập mới doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài

Trong tháng 7 năm 2010, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 65 doanh nghiệp được cấp đăng kư kinh doanh mới với tổng số vốn đăng kư kinh doanh 373,1 tỷ đồng; gồm 15 doanh nghiệp tư nhân, 39 công ty trách nhiệm hữu hạn, 11 công ty cổ phần. Tính từ đầu năm đến cuối tháng 7/2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 484 doanh nghiệp được cấp đăng kư kinh doanh mới với tổng số vốn đăng kư kinh doanh 2.956,9 tỷ đồng; gồm 106 doanh nghiệp tư nhân, 323 công ty trách nhiệm hữu hạn, 55 công ty cổ phần.

Trong tháng 7/2010, UBND tỉnh không cấp phép thêm các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Tính đến nay tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh là 113 dự án đầu tư c̣n hiệu lực với tổng số vốn đăng kư đạt 518,5 triệu USD, trong đó 97 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư 453,6 triệu USD; 14 dự án liên doanh với tổng vốn đầu tư 63,4 triệu USD và 02 hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng kư 1,5 triệu USD.

III/ THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ

1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, du lịch

Giá cả hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn tỉnh xu hướng tăng chậm lại, lạm phát được kiểm soát, thu nhập nhân dân ổn định thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ xă hội trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng khá.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tháng 8 năm 2010 đạt 1.801,41 tỷ đồng, tăng 22,34% so cùng kỳ, trong đó 2 thành phần kinh tế cá thể và tư nhân chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh. Cụ thể, kinh tế cá thể đạt 1.177,78 tỷ đồng, chiếm 65,38% tổng mức, tăng 19,46%; kinh tế tư nhân đạt 426,8 tỷ đồng, chiếm 23,69% tổng mức, tăng 34,25% so cùng kỳ. Theo ngành hoạt động, ngành thương nghiệp đạt 1.454,72 tỷ đồng, chiếm 80,75%, tăng 18,8% so cùng kỳ; ngành khách sạn, nhà hàng đạt 171,06 tỷ, chiếm 9,5% tổng mức, tăng 41,36%; doanh thu dịch vụ ước đạt 170,63 tỷ đồng chiếm 9,47% tổng mức, tăng 38,17%, Hoạt động du lịch lữ hành đạt 4,99 tỷ đồng chiếm 0,28% tổng mức, tăng 15,96%.

 Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước 8 tháng năm 2010 đạt 14.038,45 tỷ đồng, tăng 23,82% so cùng kỳ năm 2009.

Về hoạt động du lịch, ước tháng 8/2010 có 168.994 lượt khách qua đăng kư, tăng 21,42% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 6.245 lượt khách. Luỹ kế 8 tháng năm 2010 lượng khách qua đăng kư lưu trú và lữ hành phục vụ đến Đà Lạt- Lâm Đồng đạt 1.328.377 lượt khách, tăng 20,39% so cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế 59.437 lượt khách, tăng 10,93% cùng kỳ; khách trong nước đạt 1.268.940 lượt khách, tăng 20,87% .

2. Giá cả thị trường                             

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tiếp tục xu hướng tăng chậm lại từ sau tết Nguyên đán Canh dần. Tháng 8/2010, CPI trên địa bàn tỉnh tăng tăng 0,22% so tháng trước (tháng 7/2010 CPI tăng 0,13%), so tháng 12 năm trước tăng 4,32% và tăng 7,45% so tháng cùng kỳ năm trước; chủ yếu do giá xăng dầu điều chỉnh tăng từ sau ngày 9/8/2010 (xăng tăng 410 đ/ lít, dầu diesel tăng 350 đ/ lít, dầu hoả tăng 400 đ/lít) và giá các mặt hàng, nhóm hàng lương thực, hàng may mặc, đồ uống và thuốc lá tăng lên trong tháng.

Hầu hết các nhóm hàng đều tăng giá so tháng trước nhưng mức tăng không lớn. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,02%, chủ yếu giá dịch vụ may mặc, giá vải và giá quần áo, đồng phục học sinh tăng do nhu cầu mua sắm trong dịp tựu trường; kế tiếp là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,39%; thiết bị và đồ dùng gia đ́nh tăng 1,01%, chủ yếu là các mặt hàng điện tử gia dụng tăng giá.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,29% so tháng trước; trong đó lương thực tăng 1,33% do giá gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo tăng, ảnh hưởng từ việc các doanh nghiệp trong nước tăng cường thu mua xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua Trung Quốc; ăn uống ngoài gia đ́nh tăng 1,31%; riêng nhóm thực phẩm giảm 0,52%, do giá rau xanh giảm và  giá thịt heo giảm 1,7% so tháng trước.

Các nhóm hàng c̣n lại có mức độ tăng thấp hơn, nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,61%; nhóm hàng văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,66%; nhóm giao thông tăng 0,72%, do giá xăng dầu tăng thêm 1,23% so tháng trước; nhóm giáo dục tăng 0,75%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,79%.

Các nhóm hàng giảm so tháng trước là nhóm bưu chính viễn thông giảm 4,57%, do giá cước viễn thông tiếp tục giảm; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,79%, do giá gas trên thị trường thế giới giảm mạnh đă kéo giá gas trong nước giảm 6,41% so tháng trước.

Giá vàng trong tháng 8/2010 giảm sau nhiều tháng liên tục tăng giá, so tháng trước giá vàng tháng này giảm 0,81%. Đồng Đôla Mỹ tiếp tục tăng, so tháng trước tăng 0,54% nhưng so tháng 12 năm trước chỉ bằng 98,88%.

3. Xuất, nhập khẩu

a) Xuất khẩu

T́nh h́nh xuất khẩu hàng hóa trong tháng 8 và 8 tháng năm 2010 giảm so cùng kỳ và đạt thấp so kế hoạch, chủ yếu do các mặt hàng cà phê, dệt may, chè chế biến chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh giảm cả về sản lượng và giá trị. Hiện giá cà phê xuất khẩu tăng so các tháng đầu năm nhưng sản lượng cà phê dự trữ trong dân và của doanh nghiệp không c̣n nhiều nên giá trị và sản lượng xuất khẩu giảm sút so cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2010 ước đạt 15,14 triệu USD, giảm 9,36% so với cùng kỳ; trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với trị giá xuất khẩu đạt 9,58 triệu USD, giảm 4,42% so cùng kỳ; kinh tế tư nhân đạt 4,85 triệu USD, giảm 5,81%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cà phê xuất khẩu 4.233 tấn, đạt 6,7 triệu USD, giảm 30,49% về lượng và giảm 24,37% về giá trị so với cùng kỳ; chè xuất khẩu 782 tấn, đạt 1,4 triệu USD, giảm 31,01% về lượng và 15,39% về giá trị so cùng kỳ; hàng rau quả xuất khẩu 1.617 tấn, tăng 21,27%; hàng dệt may xuất khẩu đạt 1,07 triệu USD, tăng 36,49% cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 ước đạt 141,84 triệu USD, đạt 42,34% kế hoạch năm, chỉ bằng 88,14% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế trong nước đạt 53,94 triệu USD, giảm 16,95% so cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 87,9 triệu USD, giảm 4,78%. Sản lượng và giá trị một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 8 tháng đầu năm: cà phê xuất khẩu 58.311 tấn, đạt 87,85 triệu USD, giảm 15,74% về lượng và giảm 17,15% về giá trị so với cùng kỳ; chè xuất khẩu 5.553 tấn, đạt 9,45 triệu USD, giảm 16,53% về lượng và 4,73% về giá trị so cùng kỳ; hàng rau quả xuất khẩu 8.291 tấn, tăng 21,81%; hàng dệt may xuất khẩu đạt 9,74 triệu USD, giảm 37,39% cùng kỳ.

b) Nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tháng 8/2010 thực hiện 1,73 triệu USD; trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 0,75 triệu USD, kinh tế trong nước đạt 0,98 triệu USD. Lũy kế 8 tháng năm 2010 nhập khẩu thực hiện 14,44 triệu USD, tăng 40,46% so cùng kỳ năm trước; trong đó kinh tế trong nước đạt 8,04 triệu USD, tăng 71,08%, kinh tế có vốn ĐTNN đạt 6,4 triệu USD, tăng 14,66%.

4. Vận tải, bưu chính viễn thông

Nh́n chung hoạt động vận tải 8 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định. Các công ty kinh doanh vận tải hành khách tiếp tục đầu tư nâng cấp phương tiện, duy tŕ và phát triển mạng lưới xe bt trong ṭan tỉnh, mở rộng luồng tuyến liên tỉnh, đồng thời thực hiện chương tŕnh khuyến măi cũng như b́nh ổn giá trong những ngày cao điểm. Hoạt động vận tải hàng hoá tập trung vận chuyển vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật liệu xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp và các công tŕnh xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Ước sản lượng vận chuyển hành khách trong tháng 8/2010 đạt 1.927,9 ngàn lượt hành khách và luân chuyển 291.591 ngàn lượt hk.km, so cùng kỳ năm trước tăng 21,68% về lượt hành khách và tăng 24,11% về lượt hk.km. Ước 8 tháng đầu năm 2010 vận chuyển hành khách đạt 15.559,2 ngàn lượt hành khách, tăng 20,88% so cùng kỳ; luân chuyển 2.299.145 ngàn lượt hk.km, tăng 23,11%.

Ước tháng 8/2010 vận chuyển hàng hóa đạt 439,9 ngàn tấn, tăng 20,85% so cùng kỳ; luân chuyển đạt 55.253 ngàn tấn, tăng 22,6% so cùng kỳ. Sản lượng vận chuyển hàng hóa ước 8 tháng đạt 3.296,7 ngàn tấn, luân chuyển 399.517 ngàn tấn.km, so cùng kỳ năm trước tăng 19,36% về khối lượng vận chuyển và tăng 20,96% về khối lượng luân chuyển.

Doanh thu hoạt động vận tải và bưu chính viễn thông tháng 8/2010 đạt 280,66 tỷ đồng, tăng 30,59% so cùng kỳ. Chia ra, hoạt động vận tải đạt 109,66 tỷ đồng, tăng 35,22%; hoạt động bưu chính viễn thông đạt 171 tỷ đồng, tăng 27,79% so cùng kỳ.

Tổng doanh thu hoạt động vận tải và bưu chính viễn thông ước 8 tháng 2010 đạt 1.901,04 tỷ đồng, tăng 30,80% so cùng kỳ. Chia ra, doanh thu hoạt động vận tải ước 8 tháng đạt 824,09 tỷ đồng, tăng 30,41% so cùng kỳ; doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông ước 8 tháng đạt 1.076,95 tỷ đồng, tăng 31,11% so cùng kỳ.

IV/ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH – TÍN DỤNG

1. Hoạt động tài chính

Trong 8 tháng năm 2010, công tác thu ngân sách tiếp tục được đẩy mạnh nhất là tập trung đôn đốc thu thuế đối với các doanh nghiệp, các đơn vị lớn đóng trên địa bàn tỉnh. Công tác chi ngân sách đảm bảo duy tŕ tốt các hoạt động thường xuyên về quản lư nhà nước, đảm bảo xă hội, an ninh quốc pḥng, cũng như tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức Đại hội Đảng các cấp

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự ước 8 tháng năm 2010 đạt 1.781 tỷ đồng, đạt 58,39% dự toán địa phương, tăng 31,53% so cùng kỳ. Trong đó: thu từ DN nhà nước địa phương 83,75 tỷ đồng, tăng 19,44%; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20 tỷ đồng, tăng 64,52%; thu từ công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 488,27 tỷ đồng, tăng 20,93% so cùng kỳ. Riêng thu từ DN Nhà nước trung ương đạt 169,13 tỷ đồng, giảm 12,5% so cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương ước 8 tháng năm 2010 đạt 4.387,7 tỷ đồng, tăng 44,59% so năm trước. Trong đó: thu điều tiết đạt 1.285,4 tỷ đồng, tăng 14,15% so cùng kỳ; thu trợ cấp theo kế hoạch từ NSTW đạt 1.078,3 tỷ đồng, tăng 34,12% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương ước 8 tháng đầu năm 2010 đạt 4.109,14 tỷ đồng, tăng 37,87% so cùng kỳ; trong đó chi cân đối NSĐP thực hiện 1.963,04 tỷ đồng, tăng 14,79% so cùng kỳ. Trong tổng chi cân đối,  chi đầu tư phát triển thực hiện 390,22 tỷ đồng, chiếm 19,87%, giảm 0,14% so cùng kỳ; chi thường xuyên 1.572,57 tỷ đồng, chiếm 80,11%, tăng 19,19%, trong đó chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 667,63 tỷ đồng, tăng 22,91%, chi sự nghiệp y tế 214,94 tỷ đồng, tăng 33,82%, chi quản lư hành chính 323,7 tỷ đồng, tăng 13,34% so cùng kỳ năm 2009.

2. Hoạt động tín dụng:

Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong 8 tháng năm 2010 triển khai thực hiện chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, ngăn chặn lạm phát cao trở lại và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Hiện nay lăi suất huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại dao động 8,27%/năm đến 11,2%/năm, lăi suất huy động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phổ biến ở mức 13,2%/năm.

Vốn huy động đến 20/7/2010 đạt 10.515 tỷ, tăng 23,15% so đầu năm và tăng 29,33% so với so cùng kỳ. Tiền gửi dân cư chiếm 77,50% tổng nguồn vốn huy động, so với đầu năm tăng 33,52% và tăng 37,78% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở khối ngân hàng thương mại.

Tổng dư nợ tín dụng đến 20/7/2010 đạt 15.880 tỷ, tăng 10,50% so với đầu năm và tăng 18,30% so với cùng kỳ, trong đó dư nợ ở khối NHTM nhà nước đạt 11.348 tỷ chiếm 71,5% tổng dư nợ, tăng 10,4% so cùng kỳ. Phân theo loại cho vay, dư nợ trung, dài hạn đạt 7.021 tỷ đồng chiếm 44,21% tổng dư nợ tăng 31,70% so với cùng kỳ; dư nợ ngắn hạn đạt 8.859 tỷ đồng chiếm 55,79% trong tổng dư nợ, tăng 9,40% so với cùng kỳ.

Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của hệ thống các TCTD trên địa bàn đến 20/7/2010 là 710,7 tỷ đồng, chiếm 4,59% trên tổng dư nợ, tăng 1,6% so cùng kỳ, tăng chủ yếu do chuyển nợ quá hạn của các doanh nghiệp sang nợ xấu.

Thực hiện các chủ trương hỗ trợ lăi suất của Chính phủ và của NHNN Việt Nam: Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lăi suất đến 15/7/2010 là 1.402 tỷ chiếm 8,83% tổng dư nợ toàn địa bàn. Trong đó, dư nợ cho vay theo Quyết định 2072 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 27 của Ngân hàng Nhà nước là 124,55 tỷ, chiếm 8,88% trong tổng dư nợ cho vay hỗ trợ; dư nợ cho vay theo Quyết định 443 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 05 của Ngân hàng Nhà nước là 762,47 tỷ đồng chiếm 54,38% ; dư nợ cho vay theo Quyết định 497 Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước là 5,16 tỷ đồng chiếm 0,37%; dư nợ cho vay ưu đói đối với hộ nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước là 25,12 tỷ đồng chiếm 1,79%.

Thực hiện quy chế bảo lănh cho doanh nghiệp vay vốn theo QĐ14/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đă phát hành chứng thư thông báo chấp thuận bảo lănh cho 08 doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó có 04 doanh nghiệp vay vốn tại 02 chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng và pḥng giao dịch Đà Lạt của NHTMCP Quốc tế  chi nhánh Nha Trang. Đến nay dư nợ cho vay bảo lănh của 4 doanh nghiệp tại 2 chi nhánh ngân hàng trên là 19,58 tỷ đồng.

V/ MỘT SỐ LĨNH VỰC XĂ HỘI

1. Hoạt động văn hóa-tuyên truyền:

Trong tháng 8 năm 2010, ngành văn hóa-thông tin Lâm Đồng tiếp tục duy tŕ và triển khai nhiều hoạt động, tập trung công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn của dân tộc, nhất là kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Hoạt động đảm bảo tốt nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của các tầng lớp dân cư trong tỉnh.

Hoạt động bảo tàng mở cửa thường xuyên đón trên 500 khách đến tham quan, nghiên cứu. Thư viện tỉnh mở cửa phục vụ bạn đọc đến đọc và mượn sách, báo, tài liệu khoảng trên 1 ngàn lượt bạn đọc. Các đội chiếu bóng lưu động và Đoàn ca múa nhạc tiếp tục tổ chức các buổi chiếu phim và biểu diễn 45 buổi phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút khoảng 13 ngh́n lượt người xem.

Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 617 thôn, khu phố văn hóa, 795 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa và 03 xă, phường, thị trấn đạt danh hiệu xă, phường , thị trấn văn hóa.

2. Hoạt động phong trào thể dục-thể thao:

Phong trào thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nội dung ngày càng phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng. Trong tháng 8/2010 ngành Thể thao phối hợp với các ngành liên quan tổ chức giải bóng bàn tranh cúp báo Lâm Đồng, giải cầu lông trung cao tuổi toàn tỉnh, đồng thời giúp đỡ về nghiệp vụ tổ chức hội thao cho các ngành.

Thể thao thành tích cao: Trong tháng 8 năm 2010, tham gia giải trẻ thể h́nh và cử tạ toàn quốc; tổ chức giải cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc tại Đà Lạt (đạt 5 HCV, 1HCB, 1HCĐ); tham gia giải quần vợt thanh thiếu niên toàn quốc (đạt 1HCB, 1HCĐ); giải cầu lông cây vợt trẻ xuất sắc, trung cao tuổi và chung kết các câu lạc bộ toàn quốc; giải bóng bàn trẻ xuất sắc toàn quốc (2HCV, 6HCĐ); tham gia giải Taekwondo cúp các câu lạc bộ mạnh toàn quốc; tổ chức giải vô địch bóng rổ trẻ toàn quốc; tham gia giải vơ cổ truyền quốc tế tham gia đại hội thể dục thể thao  toàn quốc.

3. Giáo dục - Đào tạo:

T́nh h́nh học sinh tựu trường năm học 2010 - 2011

Bước vào năm học mới 2010 – 2011 có 312.948  học sinh các trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của tỉnh đă tựu trường vào ngày 10/8 theo chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh. So với kế hoạch phát triển và yêu cầu đặt ra, toàn tỉnh đă đảm bảo đủ pḥng học 2 ca, không c̣n số lớp học ca 3.

T́nh h́nh đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu phát triển và đủ về cơ cấu bộ môn, các loại h́nh ở từng bậc học, ngành học, kể cả vùng sâu, vùng dân tộc và các trường mới thành lập. Việc phân công đội ngũ cán bộ quản lư, giáo viên được thực hiện đúng theo quy định, nhất là phân công chuyên môn giáo viên, tuy có chậm hơn so với năm học trước do tỉnh chưa giao biên chế sự nghiệp năm 2010, tuy. Công tác chuẩn bị tài liệu, sách giáo khoa, giấy vở cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được quan tâm đúng mức.

Để thực hiện có hiệu quả chương tŕnh sách giáo khoa mới, giảm áp lực học tập cho học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, học sinh dân tộc thiểu số, năm học này ngành tiếp tục thực hiện tăng thời lượng học tập cho học sinh bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, mở rộng quy mô các lớp 2 buổi/ngày.

T́nh h́nh tuyển sinh

Trường Đại học Đà Lạt công bố điểm chuẩn tuyển nguyện vọng 1: khối A, D là 13 điểm; khối B, C 14 điểm. Riêng ngành luật là 15 điểm, các ngành sư phạm có điểm chuẩn nguyện vọng 1 từ 15,5 đến 18 điểm. Ngoài ra trường xét tuyển nguyện vọng 2 với 1.685 chỉ tiêu hệ đại học và 400 chỉ tiêu hệ cao đẳng.

4. Hoạt động y tế

Trong tháng 8 năm 2010, ngoài nhiệm vụ thường xuyên ngành y tế Lâm Đồng tiếp tục tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A(H1N1), bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus cúm A(H5N1), phối hợp với các ngành chức năng để giám sát dịch bệnh, cung cấp thuốc vệ sinh môi trường. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người già trên 85 tuổi.

T́nh h́nh các bệnh dịch trên địa bàn toàn tỉnh nh́n chung không xảy ra. Đối với dịch A(H5N1) từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không phát hiện thêm trường hợp nào, số ca nhiễm cúm đến nay là 418 trường hợp và 2.343 ca nghi ngờ, có 01 trường hợp tử vong. Bệnh sốt rét tuy không có dịch xảy ra nhưng trong tháng có 32 trường hợp mắc bệnh (giảm 10 trường hợp so cùng kỳ năm 2009), không có trường hợp tử vong; sốt xuất huyết có 25 trường hợp mắc bệnh (giảm 5 trường hợp so cùng kỳ 2009), không có tử vong do sốt xuất huyết.

Bệnh nhân lao, phát hiện 27 bệnh nhân lao mới, không có trường hợp bệnh nhân lao tử vong (tổng số bệnh nhân lao hiện đang quản lư điều trị là 396 trường hợp). Bệnh phong toàn tỉnh hiện đang quản lư điều trị 223 bệnh nhân phong, chăm sóc cho 173 bệnh nhân phong tàn phế. Công tác pḥng chống HIV/AIDS, phát hiện 25 trường hợp nhiễm mới, số nhiễm HIV tích lũy tính đến nay là 1.500 trường hợp, tử vong do AIDS tích lũy là 245 trường hợp. Ngành y tế tiếp tục tổ chức quản lư, chăm sóc, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại pḥng tư vấn sức khỏe cộng đồng thuộc dự án LIFE-GAP.

Công tác tiêm chủng mở rộng tiếp tục được đẩy mạnh, từ đầu năm đến nay, đă tiêm chủng đầy đủ cho 13.557 trẻ dưới 1 tuổi đạt 54,9%. Tiêm pḥng uốn ván cho 12.281 phụ nữ có thai đạt 51,99% và 8.880 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đạt 66,82% kế hoạch.

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm. Công tác quản lư thực hiện quản lư giá thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn. Ngoài ra trong tháng 8/2010 tổ chức tuyên truyền về Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ từ ngày 1/8/2010 đến ngày 7/8/2010.

5. T́nh h́nh thiệt hại lũ, lụt      

Trong chiều ngày 13/8/2010 tại xă Xuân Thọ, thành phố  Đà Lạt mưa lớn kèm theo lốc xoáy làm thiệt hại 1ha diện tích rau, hoa màu và 150 cây thông giống tại tiểu khu 152 bị nhổ luôn cả gốc và thiệt hại các tài sản khác. Ước tính thiệt hại do cơn lốc gây ra khoảng 1,275 tỷ đồng.

6. T́nh h́nh an toàn giao thông và trật tự an toàn xă hội:    

Để hạn chế đến mức thấp nhất t́nh h́nh tai nạn giao thông trong năm 2010, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị, các địa phương đó có nhiều cố gắng trong cụng tỏc tăng cường phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, khắc phục kịp thời các “điểm đen” tai nạn giao thông. Đồng thời tăng cường kiểm soát và xử lư nghiêm khắc các hành vi vi phạm để nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.

Tuy nhiên t́nh h́nh trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp nhất là các địa bàn đông dân cư, địa bàn có đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua. Số vụ tai nạn giao thông, số người chết tăng so cùng kỳ, nguyên nhân gây tai nạn nhiều nhất là phương tiện xe mô tô chạy quá tốc độ và vượt xe trái quy định. Theo số liệu của Công an tỉnh, trong 7 tháng năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh đó xảy ra 110 vụ tai nạn giao thông, làm chết 113 người và bị thương 64 người. So với cùng kỳ số vụ tăng 9 vụ (tăng 8,91%), số người chết tăng 18 người (tăng 18,95%). Riêng trong tháng 7 năm 2010 xảy ra 14 vụ tai nạn làm 7 người chết, 7 người bị thương.

Nh́n chung, t́nh h́nh an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong 8 tháng đầu năm 2010 tiếp tục được giữ vững; đời sống các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ổn định và cải thiện./.