GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG VÀ PHƯơNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIêU THỐNG Kê

TÀI KHOẢN QUỐC GIA VÀ NGтN SÁCH NHÀ NƯỚC

TÀI KHOẢN QUỐC GIA

Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Tổng sản phẩm trong nước giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Có 3 phương pháp tính:

- Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất.

-Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Nhà nước; tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách.

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất.

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quan mức sống dân cư và được tính bằng tỷ lệ giữa tổng sản phẩm trong nước với tổng dân số trung bình trong năm. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, giá so sánh, tính theo nội tệ hoặc theo ngoại tệ.

Tổng sản phẩm trong nước tính theo ngoại tệ là chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm trong nước theo nội tệ được tính chuyển sang ngoại tệ. Việc tính chuyển này được sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó có việc so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia với nhau. Có hai phương pháp tính chuyển:

- Phương pháp tỷ giá hối đoái thực tế: Lấy tổng sản phẩm trong nước theo nội tệ chia cho tỷ giá hối đoái chính thức bình quân năm giữa nội tệ và ngoại tệ;

- Phương pháp sức mua tương đương: Lấy tổng sản phẩm trong nước theo nội tệ chia cho tỷ giá theo sức mua tương đương.

Tổng thu nhập quốc gia là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố thuộc sở hữu của quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Tổng thu nhập quốc gia bằng tổng sản phẩm trong nước cộng chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra nước ngoài cộng với chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả nước ngoài.

Tiêu dùng cuối cùng là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi tiêu cho mua sắm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình thường trú, của các tổ chức không vị lợi phục vụ hộ gia đình thường trú và của Nhà nước trong một thời kỳ nhất định. Tiêu dùng cuối cùng là một bộ phận của thu nhập quốc gia khả dụng và cũng là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nước. Tiêu dùng cuối cùng được chia theo nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, được tính theo giá thực tế và giá so sánh và thường tách thành hai thành phần: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

Tích lũy tài sản là chỉ tiêu phản ánh chi tiêu cho đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài sản lưu động và tài sản quý hiếm trong một thời kỳ nhất định. Tích lũy tài sản được chia theo loại tài sản, tính theo giá thực tế và giá so sánh.

- Tích lũy tài sản cố định được tính bằng giá trị tài sản cố định nhận về trừ đi tài sản cố định thanh lý trong kỳ của các đơn vị thể chế, không bao gồm phần hộ gia đình tiêu dùng.

- Tích lũy tài sản lưu động gồm tài sản là nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang; được tính bằng chênh lệch giữa tài sản lưu động nhận được và tài sản lưu động sử dụng trong kỳ của các đơn vị thể chế, không bao gồm phần hộ gia đình tiêu dùng.

- Tài sản quý hiếm trong các đơn vị thể chế gồm cả hộ gia đình tiêu dùng nắm giữ với mục đích bảo toàn giá trị của cải. Tài sản quý hiếm không bị hao mòn và giảm giá trị theo thời gian, được tính bằng chênh lệch giữa tài sản quý hiếm nhận được trong kỳ và nhượng bán tài sản quý hiếm nhận được trong kỳ đó.

Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (hay xuất khẩu thuần hàng hoá dịch vụ) là hiệu số của xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ trừ đi nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bao gồm toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư là đơn vị thường trú của Việt Nam với các đơn vị không thường trú (giữa các đơn vị thường trú của Việt Nam với nước ngoài). Trong tài khoản quốc gia, xuất khẩu và nhập khẩu đều tính theo giá FOB.

Ngân sách Nhà nưc

Thu ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ dân cư trong nước và các nguồn thu từ ngoài nước, bao gồm các khoản: thu từ thuế, phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; thu viện trợ của nước ngoài, các khoản thu khác.

Chi ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước, bao gồm các khoản: chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ nước ngoài, các khoản chi khác.

Explanation of terminology, content and Methodology of some statistical indicators

on national accounts and state budget

National accounts

Value added (VA) is an economic indicator reflecting the new value of goods and services added of economic industries in a certain period. VA, a component of gross output, is the difference between gross output and intermediate cost. VA comprises the value of remuneration, indirect taxes, fixed asset depreciation and operating surplus. Value added is measured at current price or constant price.

Gross domestic product (GDP) is a general indicator reflecting the final results of production and business activities of the whole economy in a given period. GDP is calculated at current and constant prices.

There are three approaches to calculate Gross domestic product:

- GDP calculated by produciont approach is the sum of the value added of all industries plus import tax on goods and services.

- GDP calculated by income approach is sum of all income created by factors distributed to process of production as labour, capital, land, machinery. Then, GDP includes (1) Income from production of labours (money and in kind); (2) Production tax; (3) Depreciation of fixed assets used in production; (4) Operating surplus.

- GDP calculated by expenditure approach is the sum of three factors: Final consumption of households and the state, gross capital formation (fixed asset, working asset and precious asset) and balance of export and import of goods and services.

GDP by current prices is used to study the economic structure, the inter-industries relationship, relationship between the production results and state budget mobilization.

GDP by constant prices removing the factor of price changes is used to calculate the economic growth rate and to study the changes in goods and services quantities

GDP per capita is an economic indicator that reflects the living standard of people. It refers to the proportion of gross domestic products to total population of a year. GDP per capita is calculated at current price, constant prices, domestic or foreign currency.

GDP at foreign currency refers to GDP at domestic currency exchanged into foreign currency. The foreign exchange can be used to make comparison between GDP of different countries. Of which:

- GDP at current exchange rate is calculated by dividing GDP at domestic currency by official average exchange rate of the year.

- GDP at purchasing power parity is calculated by dividing of GDP at domestic currency by purchasing power parity rate of the year.

Gross national income (GNI) is total primary income created by productive factors which are properties of a nation whether within the country territory or abroad in a given time. GNI is the sum of GDP, net income of Vietnamese oversea and foreigners in Vietnam, and net property income from and to abroad.

Final consumption (FC) is total expenditure on consumption of goods and services of resident households, non-profit institutions that serve resident households and of government in a given time. Final consumption is a component of NDI as well as of GDP. The final consumption is normally divided by goods and service group at current prices or constant prices. The final consumption consists of final consumption expenditure of households and final consumption expenditure of government.

 Gross capital formation refers to expenditure for investment in fixed, working capital and precious in a given period. Gross capital formation is classified by types of capital at current prices or constant prices.

- Fixed capital formation is the difference between fixed capital received and liquidated fixed capital in the period by institutions, excluding household's used fixed capital

- Working capital formation (Changes in stocks) include productive materials, finished goods and semi-finished goods. It is the difference between working capital received and used working capital by institutions in the period, excluding household's used working capital.

- Precious capital owned by both institutions and households for preservation. It is not worn out or devalued over time and is the differnce between precious capital received in a given period and precious capital received but sold and transferred out.

Net export of goods and services refers to the difference of the exports of goods and services and the imports of goods and services. The exports and imports include the value of various goods and services sold and transferred or purchased and acquired by the resident units to/from the non-resident units (between Viet Nam resident units with foreign countries). In SNA, the export and import of goods and services are calculated at FOB.

State budget

State budget revenue: refers to revenue of the government finance from domestic production, business and service establishments or citizens and other revenues from abroad. State budget revenue includes different items such as taxes, duties, fees collected from the state economic activities, contributions from organizations and individuals, foreign grants, and other revenues.

State budget expenditure: refers to all expenditure of the state budget for domestic and foreign enterprises, offices, organizations and individuals. State budget expenditure includes expenditures for investment in socio-economic development, national defence and security, state apparatus operation, state debts settlement and grants for foreign countries and other expenditures.