|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.1 Điều kiện bức xạ 4.1.1. Độ cao mặt trời và thời gian chiếu sáng Đà Lạt ở vào vĩ độ thấp (11o57'B) trong năm có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào tháng 4 và tháng 8. Độ cao mặt trời khá lớn. Tháng có độ cao mặt trời lớn nhất là tháng 4 và tháng bé nhất là tháng 12. Giờ chiếu sáng trong ngày từ tháng 4 đến tháng 9 trên 12 giờ, những tháng khác trên dưới 11 giờ 30. Như vậy độ dài ngày giữa các mùa không chênh lệch nhau mấy và Đà Lạt thuộc vào nơi ngày ngắn. Cho nên chỉ thích hợp với các giống cây trồng có quang kỳ ngắn hoặc trung. Đối với những cây quang kỳ dài đưa vào Đà Lạt sẽ có hiện tượng ra hoa sớm năng suất kém. Bảng 3: ĐỘ CAO MẶT TRỜI (h0) VÀ THỜI GIAN CHIẾU SÁNG (L0) TRONG NGÀY CỦA CÁC THÁNG TẠI ĐÀ LẠT
4.1. 2. Các thành phần trong cán cân bức xạ và cán cân bức xạ tại Đà Lạt Mặc dù tháng 4 và tháng 8 có độ cao mặt trời lớn nhất, thế nhưng không phải là tháng có tổng xạ lớn nhất. Vì từ tháng 4 trở đi đã vào mùa mưa nên tổng lượng bức xạ bị giảm. Tổng xạ đạt đến trị số cực đại trong năm vào tháng 3 (16,4 Kcal/cm2 tháng) và cực tiểu rơi vào tháng 9 (9,3 Kcal/cm2 tháng). Biên độ năm của tổng xạ là 7,1 Kcal/cm2. Biến thiên trong năm của bức xạ thu nhập giống như bức xạ tổng cộng. Tháng 3 lượng bức xạ thu nhập lớn nhất 13,4 Kcal/cm2 tháng, tháng 9 bé nhất 7,6 Kcal/cm2 tháng. Bức xạ hữu hiệu của các tháng trong mùa khô lớn hơn các tháng mùa mưa. Tháng giêng và tháng 3 có trị số lớn nhất 4,0 Kcal/cm2 tháng, tháng 8, tháng 9 nhỏ nhất 2,3 kcal/cm2 tháng. Do bức xạ thu nhập trong tất cả các mùa đều lớn hơn nhiều so với bức xạ hữu hiệu, nên các cán cân bức xạ trong năm bao giờ cũng dương. Trị số các tháng khoảng từ 5,0 Kcal/cm2 tháng đến 10,1 kcal/cm2 tháng (Bảng 4). Biên độ năm của cán cân bức xạ 5,0 Kcal/ cm2. Biến trình năm của cán cân bức xạ gần giống với biến trình của nhiệt độ. Điều này chứng tỏ rằng dù có bị ảnh hưởng của độ cao và sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc khá mạnh mẽ đi chăng nữa, nhưng yếu tố cơ bản chi phối chế độ nhiệt vẫn là bức xạ.
BẢNG 4:
Nhìn chung, lượng bức xạ ở vùng Đà Lạt rất dồi dào. Cán cân bức xạ năm vượt giới hạn thấp nhất của tiêu chuẩn nhiệt đới (tiêu chuẩn nhiệt đới của cán cân bức xạ 75 Kcal/cm2 năm). So với thành phố Hồ Chí Minh cán cân bức xạ năm của Đà Lạt bé hơn nhưng lớn hơn Hà Nội. Đây là nhân tố quan trọng để đạt năng suất cao của cây trồng (Bảng 5).
BẢNG 5:
Đà Lạt không những có được lượng bức xạ lớn mà một điều đáng chú ý là thành phần bức xạ cũng có khả năng phong phú hơn so với vùng đồng bằng. Như chúng ta biết lượng tia tử ngoại tăng theo độ cao của mặt trời và độ cao trên mặt biển. Vì vậy, ở Đà Lạt tỷ lệ của các tia tử ngoại trong tổng lượng bức xạ có khả năng cao hơn so với các tỉnh đồng bằng phía bắc. Nó được phản ánh rõ nét với hiện tượng nám da đối với phần đông những ai khi ở Đà Lạt. Tia tử ngoại nó có một tầm quan trọng đối với sinh vật. Dưới tác dụng của tia tử ngoại các nấm bệnh bị diệt, đây là khả năng rất được chú ý trong công tác bảo vệ thực vật và bảo vệ sức khoẻ con người. Ngoài ra còn có tác dụng xúc tiến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Như do ảnh hưởng của tia tử ngoại chất dehydrochelesterol được biến đổi thành sinh tố D rất cần cho những trẻ em bị bệnh còi xương. Hoặc cũng do ảnh hưởng bởi các tia tử ngoại hồng cầu tăng, thúc đẩy quá trình đông lại của chất đạm bạch... 4. 2. Lượng mây Lượng mây tổng quan trung bình năm ở Đà Lạt là 4,6 nhưng biến đổi nhiều qua các mùa. Từ tháng 4, tháng 5 lượng mây tăng nhanh lên cho đến tháng 7 thì đạt giá trị cực đại trong năm (6,3). Đó cũng là thời gian khí đoàn nhiệt đới Ấn Độ Dương hoạt động mạnh nhất. Lượng mây trung bình các tháng mùa mưa có từ 4,5 - 6,3. Thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 khi gió mùa Tây Nam hoàn toàn mất ảnh hưởng trên cao nguyên Lâm Viên thì lượng mây cũng giảm đi rõ rệt. Đặc biệt từ tháng giêng đến tháng 3 là thời gian khí đoàn cực đới hoạt động chủ yếu, lượng mây rất ít, chỉ vào khoảng 2,7 - 3,5. Biến trình của lượng mây dưới cũng giống với lượng mây tổng quan (Bảng 6). Lượng mây dưới lớn nhất vào tháng 7 tháng 8 và bé nhất vào tháng giêng, 2, 3.
Bảng 6:
Điều đáng chú ý là lượng mây dưới tuy ít nhưng so với lượng mây tổng quan nó chiếm một tỷ lệ tương đối cao, từ 50 - 70%. 4. 3. Giờ nắng Giờ nắng phụ thuộc chặt chẽ và tỷ lệ nghịch với lượng mây. Chính vì vậy mà trong thời kỳ ngày dài nhất cũng không hẳn là thời kỳ có số giờ nắng trong ngày nhiều nhất. Thật vậy, nên dù tháng 6 có ngày dài nhất trong năm, ấy thế mà chỉ có 165 giờ nắng, ít hơn cả số giờ nắng của tháng 12. Nhìng chung các tháng trong mùa mưa, do lượng mây nhiều nên số giờ nắng ít, thậm chí có tháng chỉ bằng một nửa hoặc ít hơn số giờ nắng của tháng mùa khô. Tháng 7 là tháng có số giờ nắng ít nhất, có 121 giờ. Sau mùa mưa, số giờ nắng tăng nhanh, đến tháng 3 là tháng có số giờ nắng nhiều nhất (288 giờ). Biến trình giờ nắng trong năm xem bảng 7.
Bảng 7:
Khi xét vai trò của bức xạ trong quang hợp của cây trồng thường phải chú ý 2 vấn đề: một là cường độ bức xạ, hai là thời gian chiếu sáng. Như vậy rõ ràng là điều kiện quang hợp của cây trồng ở Đà Lạt về mùa khô có thuận lợi nhất. Với điều kiện ánh sáng và nhiệt độ như Đà Lạt thì trong mùa khô nhất là sau tháng giêng không những đối với quá trình đồng hóa mà ngay cả quá trình dị hóa cũng có lợi cho tích lũy vật chất, đặt tiền đề đạt năng suất cao của cây trồng. Nếu trong điều kiện chủ động được việc cung cấp nước thì nên cho cây trồng ra hoa, kết quả vào tháng 3 và sang đầu tháng 4 là tốt nhất. Nhất là đối với một số cây giống như cây thuốc, các loại rau nếu hình thành hạt vào lúc này, hạt sẽ mẩy, tỷ lệ nẩy mầm cao. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |