Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |
Công
ty chè Lâm Đồng là một ngành kinh tế - kỹ thuật trọng điểm của tỉnh
Lâm Đồn. Trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã trải
qua bao mốc lịch sử thăng trầm với những mô hình tổ chức khác nhau:
Công ty trà - cà phê Lâm Đồng (1975-1979), Xí nghiệp liên hiệp công
nông nghiệp chè Lâm Đồng (1979-1984), Liên hiệp các xí nghiệp chè
Lâm Đồng (1984-1992), Công ty chè Lâm Đồng (từ năm 1992 đến
nay). Sau 24 năm hình thành và phát triển, Công ty chè Lâm Đồng luôn
thể hiện được vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế. Đến
nay Công ty chè Lâm Đồng có hệ thống tổ chức quản lý như sau :
-
Khối văn phòng gồm có 5 phòng ban tham mưu và 1 xưởng hoàn thành phẩm,
làm việc tại Văn phòng Công ty, số 01 Quang Trung - thị xã Bảo Lộc.
-
Khối công nghiệp gồm 6 nhà máy đặt hầu hết tại các vùng trồng chè
của tỉnh: Cầu Đất, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm và tập trung ở thị xã
Bảo Lộc.
-
Khối nông nhgiệp có 5 nông trường.
-
Khối dịch vụ bao gồm 4 đơn vị có chức năng nhiệm vụ riêng, thực hiện
theo sự phân cấp quản lý của giám đốc công ty.
Có
thể nói, để có mô hình khá toàn diện, khép kín như hiện nay trong
suốt 24 năm qua Công ty chè Lâm Đồng luôn tập trung đổi mới công
nghệ thiết bị, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học
về công nghiệp và nông nghiệp, nhằm khắc phục những hạn chế trong sản
xuất, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo cung ứng đủ cho các
nhà máy hoạt động. Sự đầu tư đổi mới công nghệ thể hiện chủ yếu
ở 2 lĩnh vực:
Trong công nghiệp:
Sau
ngày thống nhất đất nước, Công ty trà - cà phê Lâm Đồng tiếp quản
4.200 ha chè, cà phê và các nhà máy 19/5, Hà Giang, 1/5 và Di Linh.
Đến năm 1980, được sáp nhập thêm một số nhà máy khác như: Cầu
Đất, Cổng Đỏ (Di Linh) và 28/3.
Như
vậy, sau 5 năm tiếp quản, mô hình công nghiệp được định hình từ 6
nhà máy: Cầu Đất, 2/9, Hà Giang, 19/5, 1/5 và 28/3. Các nhà máy này
phần lớn có công nghệ sản xuất chè đen với công nghệ cổ điển
(orthodox : OTD), thiết bị phần lớn là kiểu Anh Quốc, được xây dựng
và đưa vào sản xuất trong thời gian khá lâu trước ngày giải phóng:
-
Nhà máy Cầu Đất: xây dựng năm1929.
-
Các nhà máy Hà Giang, 28/3, 1/5, 2/9: xây dựng năm 1965.
-
Nhà máy 19/5: xây dựng năm 1970.
Công
suất của các nhà máy nhìn chung nhỏ, khoảng 10 - 15 tấn nguyên liệu/ngày, giá trị đầu tư ước tính khoảng 300.000 USD/nhà máy.
Trước
thực trạng thiết bị của các nhà máy sau khi tiếp quản và hoạt động,
với yêu cầu sản xuất hiện tại, năm 1985 Công ty tiến hành đầu tư cải
tạo và mở rộng nhà máy chè 19/5 và 1/5, thiết bị do Liên Xô đầu tư.
Nhà máy 19/5 được mở rộng gấp đôi nhà xưởng, nâng công suất từ
15 tấn lên 45 tấn/ngày, công nghệ OTD. Nhà máy 1/5 cũng được mở rộng,
nâng công suất từ 13 tấn lên 30 tấn/ ngày, công nghệ OTD, thiết bị
chủ yếu của Liên Xô và giữ lại một số thiết bị của Anh. Khó xác
định được giá trị đầu tư, mở rộng của 2 nhà máy lúc bấy giờ do
chương trình hợp tác, giá Rup USD - nhưng nếu theo giá thời điểm
hiện nay khoảng 10 tỷ đồng. Đến năm 1987 do yêu cầu của thị trường,
chủ yếu là các nước châu Âu, Công ty đã đầu tư chuyển đổi công
nghệ nhà máy 19/5 từ công nghệ OTD sang công nghệ CTC, giá trị đầu tư
khoảng 70.000 USD.
Năm
1989 tiến hành đầu tư cải tạo toàn bộ nhà máy 2/9 làm mới, xây dựng
nhà xưởng, lắp đặt thiết bị công nghệ chế biến chè CTC ấn Độ, giá
trị đầu tư khoảng 400.000 USD.
Năm
1993 tiến hành cải tạo nâng cấp nhà máy chè Cầu Đất, chuyển từ thiết
bị Anh sang thiết bị ấn Độ, giá trị đầu tư khoảng 300.000 USD. Từ yêu
cầu thị trường các nước Nhật và Đông Nam á, trong năm 1993 Công ty
chè Lâm Đồng đã hợp tác với Công ty Yamaso - Reito (Nhật Bản) đã
đầu tư thiết bị chế biến chè xanh Nhật, công suất 5 tấn/ngày, giá
trị thiết bị khoảng 100.000 USD.
Năm
1994 lắp đặt mới công nghệ chế biến chè xanh Nhật với Công ty Suzuki
- Irom Work, công suất 5 tấn/ngày, là thiết bị hiện đại nhất hiện
nay, giá trị khoảng 350.000 USD. Cũng trong năm 1994 Công ty tiến hành xây
dựng mới nhà máy chè Minh Rồng, công nghệ OTD hoàn chỉnh, giá trị
khoảng 12 tỷ đồng Việt Nam.
Từ
năm 1996-1998 thực hiện Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) và Nghị
quyết 09 tỉnh ủy (khóa VI) nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm, mỗi năm Công ty mạnh dạn đầu tư mua
mới, sửa chữa, bổ sung nâng cấp trang thiết bị của các nhà máy khoảng
1 tỷ đồng Việt Nam. Việc thực hiện lắp đặt thiết bị, sửa chữa đều
do công nhân kỹ thuật có tay nghề cao của nhà máy Cơ khí chè đảm
nhận.
Năm
1998 thực hiện chủ trương cổ phần hóa của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhà
máy chè 28/3 được cổ phần hóa trở thành Công ty chè cổ phần Bảo Lộc,
không nằm trong hệ thống tổ chức quản lý của Công ty chè Lâm Đồng.
Đến
năm 1998 trước yêu cầu đòi hỏi của thị trường chè nội tiêu, nhà
máy chè Rồng Vàng được hình thành, giá trị đầu tư khoảng 1 tỷ
đồng Việt Nam. Với thiết bị và công suất hiện có, nhà máy chè Rồng
Vàng có khả năng cung ứng 200 tấn chè nội tiêu/năm, để phục vụ
thị trường trong nước bằng các sản phẩm: chè hộp, chè móc câu, chè
lon, chè túi, chè lipton-sản phẩm chè Rồng Vàng ngày càng có uy tín
trên thị trường.
Trong nông nghiệp:
Sau
ngày giải phóng, diện tích chè của Công ty chủ yếu là tiếp quản của
các đồn điền người Pháp và Việt, giống chè chủ yếu là trồng bằng
hạt, một số diện tích đã già cỗi, diện tích trồng mới tập trung chủ
yếu ở nông trường Nam Linh khoảng 300 ha. Từ năm 1980-1990, diện tích
trồng mới được mở rộng hầu hết ở các nông trường
26/3, Minh Rồng, 28/3, 3/2 - Diện tích trồng mới chủ yếu là trồng hạt, diện tích trồng cành chỉ tập trung ở nông trường Nam Linh và 26/3, còn các nông trường khác không có hoặc rất ít, tỷ lệ chè cành
rất thấp (khoảng 2,5% diện tích). Từ ngày tiếp quản đến năm 1990, việc quản lý vườn chè còn tập trung, khoán theo công đoạn, các chính sách khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động còn ở giai đoạn thăm dò, chưa phát huy hiệu quả, chưa tạo động
lực thúc đẩy, trách nhiệm giữa hai bên, vì vậy việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, chăm sóc cải tạo vườn chè còn những hạn chế nhất định.
Từ
năm 1991 đến nay, trước yêu cầu cấp thiết của sản xuất, Trung tâm
nghiên cứu thực nghiệm chè (TTNCTNC) được hình thành làm nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyên ngành, không chỉ phục vụ cho
nông trường quốc doanh mà còn là trợ thủ đắc lực về khoa học - kỹ
thuật cho các thành phần kinh tế khác. Song song với việc hình thành
TTNCTN Chè, các chính sách khoán trong nông nghiệp cũng được ra đời,
bổ sung và sửa đổi cho phù hợp trong tình hình mới, thể hiện rõ nhất
là Quy chế 78/QC-CTC ngày 01/3/1996 và Quyết định 16/QĐ-CTC ngày
25/3/1999. Các chính sách khoán mới đã phát huy hiệu quả, người lao
động an tâm đầu tư, mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
thâm canh cải tạo vườn chè.
Từ
ngày thành lập đến nay, TTNCTN Chè đã đầu tư nghiên cứu chiều sâu
15 đề tài khoa học, trong đó có 6 đề tài được Hội đồng khoa học
tỉnh đánh giá khá và tốt. Các đề tài khoa học được tập trung vào
các lãnh vực : giống, phân bón, bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác.
Nhìn chung, kết quả các đề tài mang tính thực tiễn cao, vì vậy
được chuyển giao nhanh vào sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao.
Trong đó đáng chú ý nhất là các đề tài : chọn lọc giống chè Shan
LĐ97 năng suất đạt > 18tấn/ha, có chất lượng tốt; biện pháp cải
tạo đất trồng chè bạc màu; xây dựng công thức phân bón vô cơ phù
hợp cho cây chè Lâm Đồng; kỹ thuật đốn chè cành; đặc biệt là
đề tài ứng dụng giống chè năng suất cao ra diện rộng, từ đó làm cơ
sở cho chương trình trợ giá cây giống năm 1999 của UBND tỉnh, góp phần
thực hiện chủ trương thay đổi 50% diện tích chè cành định hình
đến năm 2010. Ngoài ra, Trung tâm còn làm tốt công tác khuyến nông,
quan tâm nhất là công tác thay đổi giống. Công ty đã đầu tư thay
đổi giống chè cành năng suất cao, chất lượng tốt: TB14, PH1, LĐ97 rất
mạnh mẽ. Trong những năm gần đây (1997-1999), đã nâng diện tích
chè cành của Công ty từ 2,5% năm 1990 lên 12% diện tích. Về đầu tư
nông nghiệp, từ những năm 1995 về trước, đầu tư hàng năm chỉ vài
trăm triệu đồng, nhưng từ năm 1996 đến nay, Công ty đã chuyển hướng
đầu tư nông nghiệp, thay đổi giống mới và vật tư kỹ thuật để thâm canh vườn chè hàng năm hàng tỷ đồng (năm 1999 : 2 tỷ đồng). Với mức đầu tư này, Công ty phấn đấu đến năm 2006 có > 50% diện tích trồng chè
cành, nâng năng suất bình quân 10 tấn/ha để đảm bảo nguyên liệu sản xuất chè có chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Để
có những thành quả về đổi mới công nghệ, Công ty chè Lâm Đồng luôn
đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: đại
học, sau đại học và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, luôn chú trọng
tinh thần lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa
sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lý, vì vậy các tiến bộ kỹ thuật
được truyền tải nhanh và sử dụng có hiệu quả. Sau 24 năm hình thành
và phát triển, các thiết bị công nghệ được cải tiến, nâng cấp ở
các nhà máy, công suất chế biến của các nhà máy được nâng lên rõ
rệt từ 90 tấn/ngày trước năm 1985, nay đã đạt 175 tấn/ngày, trong
đó có các thiết bị công nghệ khá hiện đại như công nghệ chè xanh
Nhật. Năng suất vườn chè được nâng lên rõ rệt từ 4,5 tấn/ha năm
1985 đến nay nâng lên 5,5 tấn/ha, và tạo tiền đề đến năm 2006 năng
suất bình quân của Công ty đạt 10 tấn/ha, doanh thu đạt 25-30 triệu
đồng/ha, đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến. UBND tỉnh
cũng đã có chủ trương quy hoạch xây dựng vùng chè cho Công ty 1.000
ha tại Lộc Bắc-Bảo Lâm trong những năm tới. Từ đổi mới công nghệ,
sản phẩm Công ty chè Lâm Đồng ngày càng có chất lượng cao, một phần
nhỏ phục vụ cho nội tiêu, hàng năm xuất khẩu 5.500 tấn - 6.000 tấn,
doanh thu đạt 100 tỷ đồng Việt Nam, đời sống của cán bộ công nhân
viên ngày càng được cải thiện. Điều đó cho thấy rằng Công ty chè
Lâm Đồng xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trong cơ chế thị trường, thể hiện vai trò
chủ đạo trong các thành phần kinh tế.
KS. PHẠM S
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chè Lâm Đồng
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |