Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |
1. TĂNG
CƯỜNG HỢP TÁC, HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trong
những năm gần đây, mặc dù Phòng Quản lý Môi trường của Sở Khoa học,
Công nghệ và Môi trường chưa được tăng cường thêm về nhân sự,
nhưng hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã dần dần đi vào nề nếp và có hiệu quả.
Sở
dĩ đạt được như thế là nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ của
phòng trong việc tự học hỏi để vươn lên, nhờ được đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ thông qua các lớp học ngắn ngày trong nước, tham
quan khảo sát ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Sở đã có sự phối hợp
hoạt động cùng với các ngành có liên quan đến lãnh vực bảo vệ môi
trường:
- Trung tâm Y tế dự phòng
là cơ quan chăm lo đến vấn đề sức khỏe cộng đồng- môi trường xã hội;
- Trung tâm Khí tượng Thủy văn Tỉnh theo dõi và cung cấp các số liệu cho địa phương về diễn biến các điều kiện khí tượng, khí hậu;
- Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt có trạm nghiên cứu và giám sát môi trường không khí, chủ yếu làm nhiệm vụ đo phông phóng xạ trong môi trường có lò phản ứng hạt nhân hoạt động;
- Chi cục Kiểm lâm là cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương;
- Chi cục phát triển lâm nghiệp (mới được thành lập năm 1998) chuyên lo xây dựng các phương án phát triển, trồng mới rừng, đặc biệt là chương trình 5 triệu ha rừng;
- Ban quản lý rừng đặc dụng khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup - Núi Bà và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc, Cát Tiên chuyên lo việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của 2 khu vực
phong phú nhất của Tỉnh;
- Các Công ty quản lý công
trình đô thị Đà Lạt, Bảo Lộc chăm lo tôn tạo cảnh quan và giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc.
2. ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Công tác tham mưu, tư
vấn
Sở
KHCN&MT đã tham mưu cho UBND Tỉnh trong việc cụ thể hóa các hoạt
động môi trường ở địa phương thông qua việc ban hành hệ thống các
văn bản pháp quy cụ thể và xây dựng chiến lược quản lý chất thải
tỉnh Lâm Đồng năm 2010 (ban hành tháng 2/1997); xây dựng quy định bảo
vệ môi trường của Tỉnh (ban hành ngày 5/6/1997).
2.2 Công tác thông tin tuyên
truyền
Công
tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về môi trường được tiến hành
dưới nhiều hình thức khác nhau thích hợp cho từng đối tượng.
Trước
hết, Sở đầu tư vào việc tăng cường các chương trình thông tin
đại chúng bằng các phương tiện truyền thông: phát thanh truyền hình,
báo chí, tập san, bản tin KCM thông qua các chuyên mục "Khoa học và
đời sống", "Rừng và môi trường sống", "Sạch và xanh
thành phố
Tổ
chức các cuộc thi, các buổi sinh hoạt cho các lứa tuổi thanh thiếu niên:
thi tìm hiểu về môi trường; thi đố em với chủ đề thiếu nhi và môi
trường; lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình ?Bảy
sắc cầu vồng?. Hội thảo được áp dụng thông qua phương pháp VIPP
(Visualization in Participatory Programmes) không những chỉ thích hợp cho lứa
tuổi thiếu nhi mà cho cả người lớn.
Đối
với các tầng lớp xã hội khác, Sở đã phối hợp với các tổ chức đoàn
thể chính trị - xã hội, các hội đoàn, các đơn vị giáo dục - đào
tạo, tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo khoa học, các lớp chuyên
đề ngắn ngày? nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và hành động của
toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
2.3 Công tác thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Chất lượng báo cáo ĐTM
Có
90 báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định,
trong đó Cục Môi trường - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm
định 6 báo cáo.
Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM
Đầu
tư cho các công trình xử lý ô nhiễm chưa được xem xét như một hạn
mục bắt buộc của dự án. Do đó số lượng các dự án được phê chuẩn
ĐTM có hệ thống xử lý chất thải rất ít (chỉ có 08 hệ thống xử lý
chất thải được xây dựng và đang hoạt động). Vì vậy, công tác sau
thẩm định chủ yếu là đôn đốc, nhắc nhở các chủ dự án khắc phục,
giảm thiểu ô nhiễm trong khả năng thực tế của đơn vị.
2.4 Công tác kiểm soát ô
nhiễm, quản lý chất thải
-
Đối với các nguồn ô nhiễm chung (tự nhiên), phục vụ cho công tác xây
dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm, nhiều năm, cơ sở để
hoạch định các kế hoạch phát triển một cách bền vững, công tác kiểm
soát ô nhiễm được tiến hành thường xuyên mỗi năm một lần, tuy nhiên
việc này chủ yếu dừng lại ở mức độ kiểm soát mang tính chất hành
chính thuần túy. Về mặt kỹ thuật, do hạn chế về nhiều mặt như phương
tiện đi lại, điều kiện phân tích mẫu, kinh phí nên chủ yếu giải
quyết sự vụ, dẫn đến tình trạng kiểm soát ô nhiễm không có tính hệ
thống, gây khó khăn nhất định cho việc đánh giá diễn biến môi trường,
nhất là đối với môi trường nước và không khí; đồng thời việc
đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm phần nào còn mang tính chủ
quan.
-
Đối với các nguồn ô nhiễm cục bộ (nhà máy, xí nghiệp...): tập
trung vào các ngành gây ô nhiễm diện rộng, tổ chức các đợt kiểm soát
thường xuyên và tính chất liên ngành. Trường hợp điển hình trong
khai thác thiếc, công tác kiểm soát và giám sát liên ngành kéo dài
nhiều năm tại khu vực khai thác thiếc đồi 1534 của Công ty Lâm Viên,
khu vực Đarahoa - Núi Cao của Công ty Khoáng sản Lâm Đồng. Nhìn
chung, những trường hợp nói trên cũng có rất nhiều cố gắng trong công
tác cải thiện môi trường khu vực khai thác, song tình hình phổ biến
hiện nay do công nghệ khai thác còn nhiều hạn chế làm thất thoát tài
nguyên và có khả năng gây ô nhiễm đất (từ các bãi thải không bảo
đảm yêu cầu kỹ thuật) mà việc này chưa được đề ra trong chương
trình giám sát).
2.5 Công tác thanh tra xử lý
vi phạm về bảo vệ môi trường
Phối
hợp với Thanh tra Sở, giải quyết các đơn thư khiếu nại của nhân dân.
Số
cơ sở được thanh tra về bảo vệ môi trường là 140, tập trung nhất là
vào đợt thanh tra diện rộng được 104 đơn vị, với 43 vụ vi phạm, tổng
số tiền phạt hơn 61 triệu đồng.
Là
địa phương mà hầu hết các ngành công nghiệp không phát triển, quy
mô sản xuất nhỏ, do đó số lượng đơn khiếu nại, tranh chấp về môi
trường ít và mức độ phức tạp thấp. Do đó, phần lớn các đơn khiếu
nại của nhân dân đều được giải quyết kịp thời và đáp ứng yêu cầu.
*
Công tác quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương trong những năm gần đây đã có những bước tiến bộ đáng kể, môi trường nói chung đã được cải thiện một bước, tuy nhiên hiện
tượng ô nhiễm và suy thoái môi trường sẽ khó ngăn chặn được một các triệt để và có hiệu quả nếu những vấn đề bảo vệ môi trường chưa được xem xét nghiêm túc ở tầm vĩ mô.
PHÒNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |