Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ & môi trường |
(Tiếp theo)
|
CÔ BẮC
*
Tên một con đường dài 0,22km nối với đường Quang Trung.
*
Cô Bắc, tên thật là Nguyễn Thị Bắc, sinh ở phủ Lạng Thương (tỉnh Bắc
Giang).
Là
đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, cô cùng với em là Nguyễn Thị
Giang đảm nhiệm việc tuyên truyền cho Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tham
gia khởi nghĩa Yên Bái, cô bị bắt, vẫn hiên ngang, bất khuất trước
Hội đồng đề hình họp ngày 28.3.1930 tại Yên Bái.
CÔ
- CƠ - LI - C
*
Hoa cô-cơ-li-cô (Coquelicot: Papaver Rhens, họ Papaveraceae) còn gọi là
hoa anh túc hay hoa nha phiến vì hoa giống hoa cây thuốc phiện.
*
Cây cao 50cm. Cánh hoa mỏng như giấy pơ-luya, nhiều màu (trắng, vàng,
hồng, đỏ, thường là màu đỏ thắm).
*
Hoa có vẽ đẹp quý phái, nhưng ở châu Ấu, cô-cơ-li-cô là một loài
cỏ dại mọc trong những cánh đồng trồng lúa mì, lúa mạch.
*
Trong y dược, cây hoa cô-cơ-li-cô được dùng để chữa bệnh đường
hô hấp và làm thuốc ngủ.
CÔ
GIANG
*
Tên một khóm (ấp) trên địa bàn phường 9.
*
Tên một con đường dài 0,4km nối đường Quang Trung với đường Cô Bắc.
*
Cô Giang, tên thật là Nguyễn Thị Giang, quê tại phủ Lạng Thương (tỉnh
Bắc Giang).
Năm
1929, cô yêu Nguyễn Thái Học và tích cực tham gia Việt Nam Quốc Dân
Đảng, tuyên truyền, liên lạc giữa các cơ sở đảng ở các tỉnh: Bắc
Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Yên.
Sau
khi chứng kiến cái chết anh dũng của hôn phu và các đồng chí ở pháp
trường Yên Bái ngày 17.6.1930, cô bí mật về thăm gia đình chồng ở
làng Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Yên) rồi ra cái quán đầu làng, rút súng lục
tự sát.
CỔ
LOA
*
Tên một con đường đá trên đồi dài 0,25km nối đường An Dương Vương
với đường Thông thiên học.
*
Sau khi thành lập nước Âu Lạc (208 trước công nguyên), An Dương Vương
chọn Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) làm kinh đô và xây
dựng một tòa thành lớn.
Theo
di tích còn lại, thành Cổ Loa gồm 3 vòng thành khép kín dài hơn
16km, có ngoại hào nối liền nhau và nối với sông Hoàng Giang tạo thành
một mạng lưới giao thông đường thuỷ rất thuận lợi, vừa là một căn
cứ bộ binh, vừa là một căn cứ thuỷ quân quan trọng.
Theo
truyền thuyết dân gian, người thiết kế và quy hoạch thành Cổ Loa là
Cao Lỗ.
CÔNG
VIÊN HOA
*
Công viên hoa thành phố Đà Lạt nằm ở phía đông - bắc hồ Xuân Hương.
*
Vườn hoa rộng 11ha do Công ty công viên hoa và cây xanh thành phố Đà
Lạt quản lý.
*
Đây là nơi hội tụ nhiều loài hoa đẹp của phương đông và phương
tây.
CỦ
CẢI
*
Củ cải (Navet: Brassica napus, họ Cruciferae) là loại rau ăn củ.
*
Củ nhọn, màu trắng, vị hơi cay, dùng để nấu canh, xào hay làm dưa món.
Hoa màu trắng.
*
Hạt củ cải giúp sự tiêu hóa và chữa ho, nôn mửa.
*
Củ cải trồng ở Đà Lạt lớn hơn nhưng không ngon bằng củ cải trồng
ở Phan Rang.
CỦ
DỀN
*
Củ dền (Radis: Raphanus sativus L., họ Cruciferae) là loại rau có củ tròn,
màu tím đỏ.
*
Củ dền dùng để ăn sống hay nấu chín.
CÚC
*
ở Đà Lạt có thể tìm thấy khoảng 20 loài hoa khác nhau thuộc họ Cúc
(Asteraceae).
*
Một số loài hoa cúc không những chỉ nở vảo mùa thu nhưng nở quanh năm.
*
Cúc Nhật Bản (Callitephus sinensis Nees) và cúc đồng tiền (Gerbera
jamesonii Bolus) là hai loài hoa cúc được tiêu thụ từ lâu trên
thị trường Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh.
*
Cúc Đài Loan mới nhập trong những năm gần đây là giống hoa cúc lâu
tàn, cần ánh điện chiếu sáng về đêm.
CÚC QUỲ
*
Cây cúc quỳ (Tithonia diversifolia L.) còn gọi là quỳ dại hay dã quỳ.
*
Cây cao từ 1 đến 2m. Hoa màu vàng có đường kính khoảng 10cm, nở vào
tháng 11, đầu mùa khô, báo hiệu mùa khô đã đến.
*
Cây mọc rất mạnh, được trồng làm hàng rào; lá dùng để lót chuồng
làm phân hữu cơ hay vùi làm phân xanh. Nhiều cây mọc hoang dưới rừng
thông hay ven đường.
CƯA
LỘNG
*
Cưa lộng: một nghề thủ công mỹ nghệ.
*
Nghệ nhân dùng một loại cưa có lưỡi cưa dài 15cm, đường kính khoảng
0,5mm, cưa mảnh gỗ bạch tùng tạo thành hình hay chữ, sau đó dán váo
các vật lưu niệm.
CỬA
THẦN
*
Thác Cửa Thần (Liêng Mpông Yang) cao 15m nằm cách trụ sở Uỷ ban nhân
dân xã Tà Nung gần 1km.
Phía bên trái của thác Cửa Thần là thác Ba Tầng (Liêng Pe Knũ), nước chảy trên ba tầng đá granit.
Ngược dòng thác Cửa Thần còn có thác Khát Vọng. Tại đây có loài cá có cánh thường búng nhảy vào lúc hoàng hôn như khát vọng thoát khỏi mặt nước.
Theo huyền thoại, ngày xưa, một già làng đi kiếm cái ăn cho buôn làng nhìn thấy một vị thần hiện ra trên đỉnh thác. Vị thần dẫn già làng đến một hồ nước. Già làng bắt được nhiều cá mang về cứu đói cho dân làng.
CỬU
LONG
*
Tên một trường tiểu học thuộc phường 3.
*
Cửu Long (Cửu: chín; Long: rồng), còn gọi là Mê Công (Mê: mẹ; Công:
sông), là một dòng sông dài khoảng 4.350km, phát nguyên từ vùng cao
nguyên Tây Tạng, chảy ngang qua các nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào,
Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam.
Từ
Phnôm Pênh, sông Cửu Long chia làm hai nhánh (sông Tiền và sông Hậu)
tiêu nước ra biển Đông qua 9 cửa, bồi đắp nên một vùng đồng bằng
rộng lớn và phì nhiêu: đồng bằng sông Cửu Long.
DẠ
LAN
*
Cây dạ lan hay dạ lan hương, dạ lý hương (Cestrum nocturnum Murr., họ
Solanaceae) cao khoảng 1m. Hoa màu trắng tỏa hương thơm dịu dàng về đêm.
*
Điều kiện không khí trong lành và không gian yên tĩnh về đêm kích
thích đỉnh biến dưỡng, nụ hoa hấp thu nước mạnh làm cho các tinh dầu
bay hơi và tỏa hương thơm ngát.
*
Người ta dùng cánh hoa dạ lan sấy khô để ướp trà.
DÃ
TƯỢ
*
Tên một đoạn đường dài 0,2km nối đường Lê Thánh Tôn với đường
Yết Kiêu.
*
Dã Tượng (voi rừng) là một gia nô thân cận của Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn.
Khi quân Nguyên sang xâm lược nước Đại Việt, Trần Quốc Tuấn đem chuyện Trần Liễu trăn trối phải cướp ngôi nhà Trần để trả thù nhà. Yết Kiêu và Dã Tượng đều cương quyết can ngăn.
Dã Tượng là một người tài ba, dũng cảm và mưu trí, từng cứu Trần Hưng Đạo thoát khỏi sự vây hãm của giặc Nguyên - Mông, bắt sống Toa Đô và lập nhiều chiến công.
DALAT
*
Tên thành phố (đô thị, thị xã) Đà Lạt viết theo chữ Pháp, Anh,...
DALAT
PALACE
*
Tên một khách sạn 5 sao nằm trên một ngọn đồi
trông xuống hồ Xuân Hương.
*
Địa chỉ: 12 Trần Phú.
*
Dalat Palace nguyên là Langbian Palace được khánh thành năm 1922, Công
ty du lịch Lâm Đồng liên doanh với Công ty DRI nâng cấp khách sạn năm
1991.
*
Năm 1946, phái đoàn Việt Nam dự hội nghị Đà Lạt đã ở tại khách sạn
Langbian Palace và họp tại trường Lycée Yersin.
Năm 1975, hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh tổ chức tại đây.
*
Palace : dinh thự.
DAT
ALIIS LAETITIAM ALIIS TEMPERIEM
*
Dare: cho;
Alius,
alium: những người này, những người khác;
Laetitia:
niềm vui;
Temperies:
nhiệt độ dễ chịu.
*
Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem: cho những người này niềm vui, những
người khác sự mát mẻ.
*
Câu la-tinh có âm đầu mỗi từ là D, A, L, A, T, ráp thành DALAT. Câu này
được khắc trên biểu tượng của thị xã Đà Lạt trước Chợ cũ (nay
là Rạp 3 tháng 4).
TƯ
LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Đà Lạt, thành phố cao
nguyên,
Nxb TP. Hồ Chí
Minh, 1993.
Bùi Thiết,
Từ điển Hà Nội, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,
1993.
Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu,
Danh nhân lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo
dục, 1988.
Lâm Viên,
Hãy đến với thác Cửa Thần, Đà Lạt nguyệt san,
1995.
Ch. Lebaigue,
Dictionnaire latin - francais, Eugène Belin, Paris, 1934.
KS.
NGUYỄN HỮU TRANH
Sở KHCN&MT Lâm Đồng