Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |
ách
đây hơn 10 năm, Lâm Đồng đã có một số đơn vị có máy vi tính và
đã ứng dụng tin học trong công tác chuyên môn: Viện Nghiên cứu hạt
nhân, Trường Đại Học Đà Lạt , Ngân hàng nhà nước, Ban Khoa học -
Kỹ thuật Tỉnh, Kho bạc nhà nước, Cục thống kê, Bệnh viện Lâm Đồng,
Công ty cấp nước...
Cũng
vào đầu thập niên 90, các khoá sinh viên đầu tiên được trang bị
kiến thức tin học do Trường Đại học Đà Lạt
đào tạo cũng đã ra trường. Đến năm 1993 mới có những khóa đầu tiên về Sư phạm Toán tin ở trình độ Cao đẳng. Đối với hệ công nhân và trung cấp kỹ thuật, thông qua Trường Bồi dưỡng cán bộ và sau đó là Trường Kỹ thuật Lâm Đồng đã có một số học viên
cũng đã bước đầu có tay nghề tin học.
Trong
khu vực sản xuất và dịch vụ tin học : Có sự góp mặt của Trung tâm
Khoa học - Kỹ thuật Trẻ (1990) , Seri Intel Bảo Lộc (1992), các cửa hàng
bán máy tính và sửa chữa máy vi tính cũng xuất hiện chủ yếu tại
Đà Lạt và Bảo Lộc .
Trong
lĩnh vực ứng dụng tin học trong tỉnh, từ năm 1991, qua đề tài ?Nghiên
cứu các hướng khả thi việc ứng dụng tin học tại Lâm Đồng đến năm
2000? do Ban khoa học - kỹ thuật (nay là Sở Khoa học, Công ngệ và Môi
trường) cùng nhóm cộng tác viên tại Trung tâm Khoa học Trẻ Lâm Đồng
thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình công nghiệp của Tỉnh đã
nêu ra các hướng ứng dụng tin học trong sản xuất công nghiệp và đặc
biệt là trong quản lý kinh tế .
Bên
cạnh các ứng dụng từng bước thông qua các dự án tin học hoá ( Dự
án tin học hoá Văn phòng UBND Tỉnh, các văn phòng các Sở, Ban), thông
qua các đề tài nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý tại một số
sở trong tỉnh cũng đã có được một số mô hình ứng dụng nhất định.
Về
sản phẩm tin học đúng nghĩa thì tại Lâm Đồng đến nay vẫn chưa có. Tuy rằng trong mười năm qua từ Trường Đại học, Công ty ứng dụng kỹ thuật Đà Lạt , một số đơn vị khác như Ngân hàng, Điện lực, Kho bạc cũng có
một số ứng dụng nhất định mang tính riêng biệt cho từng đơn vị một.
Vào
năm 1995, lần đầu tiên trong Tỉnh xem như có sản phẩm dự trưng bày
và bán ngoài tỉnh, ví dụ phần mềm Kế toán DynaAccount của Công ty ứng
dụng Kỹ thuật Đà Lạt , hoặc phần mềm kế toán của Nhóm phát triển
tại Bảo Lộc.
Từ
đó đến nay, các sản phẩm được chỉnh sửa nhiều lần và đồng thời
đội ngũ con người tham gia làm các sản phẩm công nghệ thông tin
(CNTT) cũng như cung cấp các dịch vụ CNTT đông dần lên.
Xét
về mặt công nghệ, trong 10 năm qua có thể thấy xuất hiện các giai đoạn
công nghệ sau:
GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1992
Ở
giai đoạn này, các loại máy tính được sử dụng là các loại máy tính
8 bit như Apple2, Comondore rồi đến các máy XT8088 có giá thành tương
đối cao nên chỉ có ở một số rất ít các cơ quan trên địa bàn Đà
Lạt , chúng được cài đặt hệ điều hành
Dos 3.3 loại MSDOS, DRDOS hoặc PC DOS cho các máy IBM và máy IBM "nhái".
Về
phần mềm lập trình được dùng phổ biến
là phần mềm Turbo Pascal 3.0 (và 4.0) hoặc Turbo C 1.0 (trong lúc đó một khuynh hướng khác là dùng ngôn ngữ lập trình BASICA hoặc Quick Basic, Turbo Basic)
, còn phần mềm cơ sở dữ liệu (CSDL) được dùng là phần mềm
Dbase 3+ hoặc FoxBase. Đa số các máy tính chạy độc lập với nhau trừ một số nơi có xây dựng hệ thống mạng chạy trên hệ điều hành mạng
Novell Netware phiên bản 3.0 , đa số ở các trung tâm đào tạo tin học .
Đối
với các phần mềm ứng dụng khác, người dùng chỉ dừng ở mức sử dụng
các chương trình có sẵn trên DOS như SIDEKICK, Norton Commander, hoặc sử
dụng các bộ biên dịch cấp thấp như Assembler đến các bộ biên dịch
Pascal, C để phát triển các ứng dụng nhỏ. Các ứng dụng tin học chủ
yếu cài đặt trên Dbase, FoxBase, Foxplus, nhưng tập trung hơn cả là dùng
các bảng tính điện tử Lotus 1-2-3.
GIAI ĐOẠN TỪ 1990 ĐẾN 1992
Ở
giai đoạn này, xuất hiện các máy AT 286 đầu tiên với giá thành khá
cao. Màn hình máy tính cũng được chuyển từ Monochrome chuyển sang
CGA, MCGA, EGA và cuối cùng là VGA. Mãi đến cuối năm 1992, bắt đầu có
một số đơn vị trang bị máy 386 SX, DX...
Còn
hệ điều hành vẫn sử dụng chủ yếu là Dos 3.3, DRDOS hoặc PC DOS, lác đác một vài nơi có
sử dụng các phiên bản DOS 4.0. Cho đến cuối năm 1992, phần mềm Windows 3.0 xuất hiện tại Lâm Đồng và đã có một số đơn vị tại Đà Lạt, Bảo Lộc chuyển sang dùng phần mềm Windows.
Ngoài
các phần mềm lập trình được ưa chuộng như Turbo Pascal phiên bản
5.5 và Turbo C, phiên bản 2.0, có một số người dùng nghiên cứu và
khai thác phần mềm Turbo Prolog, Turbo Assembler. Rải rác có một vài ứng
dụng nhỏ đã đi theo hướng lập trình đối tượng.
Về
phần mềm quản trị CSDL, do xuất hiện Foxpro 1.0, gần như có một bước
ngoặt trong việc tạo các ứng dụng so với giai đoạn dùng Foxplus hoặc
Dbase. Các hệ CSDL lớn cũng đã bắt đầu xuất hiện tại Lâm Đồng như
Oracle phiên bản 3.0 chạy trên hệ điều hành DOS. Ở giai đoạn này, các trung tâm tin học xây dựng các mạng LAN phục vụ cho việc đào tạo và hệ điều hành mạng Novell 3.11. So với những năm trước, trình độ người dùng đã khá hơn: ngoài việc xây dựng các bảng tính trên Lotus 1-2-3,
đã xuất hiện khuynh hướng cài đặt các bảng tính quy mô hơn có dùng Macro và mở rộng sang các dạng bảng tính khác như Quattro, Quapro. Người dùng sử dụng các trình xử lý văn bản tiếng Việt chủ yếu tập trung vào các phần mềm VNI, VietRes, VietStar,
VietCom, BKED, các phiên bản Acad trên DOS bắt đầu có font tiếng Việt.
Một số đơn vị chuyên ngành như Đài Truyền hình Lâm Đồng bắt đầu dùng máy tính để xử lý hình và chữ, ngành in bắt đầu chuyển sang ứng dụng máy tính trong khâu xếp chữ, dàn trang...
một số đơn vị và cá nhân đã sử dụng máy tính làm đầu băng Vidéo hoặc làm băng Karaoké.
GIAI ĐOẠN 1993
Các
máy tính được nâng cấp hoặc mua mới là
các máy tính AT-386, AT-486. Bên cạnh phiên bản DOS 5.0, Môi trường Windows 3.1 xuất hiện và ngay sau đó là Windows for WorkGroup 3.11. Việc giải quyết tiếng Việt trên môi trường Windows lần đầu tiên được Công ty ứng dụng Kỹ thuật Đà Lạt đưa
ra nhân Hội chợ kỷ niệm Đà Lạt 100 năm hình thành và phát triển (Bộ font DT, kiểu Truetype). Về các phần mềm lập trình, người ta dùng Turbo Pascal 6.0, và một số
nơi dùng Borland C++ 3.0, cùng các bộ công cụ như WhiteWater, C Studio để tạo các tài nguyên lập trình và Việt hoá các ứng dụng.
Ở
thời điểm này các ứng dụng trên nền DOS vẫn còn rất phổ biến ,
đã thấy xuất hiện các ứng dụng dùng thư viện TurboVision để xây dựng
các ứng dụng hướng đối tượng (OOP). Với các hệ quản trị CSDL, do
xuất hiện phiên bản Foxpro 2.0 nên các ứng dụng CSDL phát triển nhiều
hơn và xuất hiện vài phần mềm mang tính thương phẩm như phần mềm Kế
toán, Dự toán xây dựng cơ bản.... Bên cạnh hệ điều hành mạng
Novell 3.11 và 3.12 còn có các mạng ngang cấp Peer-To-Peer của Windows
for Work Group. Người dùng bắt đầu chuyển hướng chọn bảng tính Excel
for Windows 3.0 thay cho các bảng tính Quattro, Lotus 1-2-3. Phần mềm Word
for Windows 2.0 và WordPerfect dần dần thay thế cho các phần mềm xử lý văn bản tiếng Việt trên DOS. Bên cạnh các ứng dụng đơn giản, giờ đây người dùng đã sử dụng được các phần mềm ứng dụng cao cấp hơn như:
phần mềm soạn
nhạc, làm phim hoạt hình, phần mềm đồ họa, phần mềm dạy học, phần mềm CAD/CAM trong thiết kế kỹ thuật. Các trường phổ thông bắt đầu có giờ dạy tin học theo hướng dạy nghề với chương trình 144 tiết do Bộ giáo dục quy định .
GIAI ĐOẠN 1994 đến 1995
Xuất
hiện tiếp đời máy Pentium và một số nơi có máy tính xách tay cài
đặt hệ điều hành Windows 3.1. Tuy vậy hệ điều hành DOS vẫn còn đang
tiếp tục được sử dụng khá phổ biến. Một số phần mềm lập trình
truyền thống được nâng cấp như Borland Pascal, Borland C Plus 4.0, và bên cạnh đó bắt đầu là sự quay lại của phần mềm Basic, với tên mới là Visual Basic với phiên
bản được sử dụng tại Lâm Đồng ở thời điểm này
là Visual Basic 3.0 ( Bản for Dos và bản for Windows). Song song với Visual Basic, xuất hiện khuynh hướng mới là dùng Borland Delphi để xây dựng các chương trình ứng dụng. Bên cạnh các hệ CSDL Foxpro
hoặc Foxpro for Windows còn thấy xuất hiện CSDL dùng
MSAccess 2.0 và Paradox...
Ở
thời điểm này, các mạng Novell vẫn tiếp tục phát triển và chuyển từ
hệ điều hành Novell 3.12 lên 4.01. Người sử dụng máy tính
được chuẩn hoá các trình độ tương tự như ở môn ngoại ngữ bằng cách học và thi các chứng chỉ A, B tin học. ở lớp trẻ, qua kỳ thi lần thứ nhất và lần thứ hai Tin học trẻ không chuyên của Tỉnh đoàn Lâm Đồng cũng đã bước đầu mang lại một không khí
tìm hiểu và học tin học sôi nổi. Năm 1995, lần đầu tiên tỉnh Lâm Đồng có đội tuyển học sinh lớp 12, tham gia kỳ thi quốc gia về tin học.
GIAI ĐOẠN 1995 đến 1996
Các
đời máy Pentium thế hệ sau tiếp tục xuất hiện, dung lượng bộ nhớ và
ổ đĩa tăng đáng kể và các máy tính này có khả năng sử dụng hệ
điều hành Windows '95. Sự xuất hiện hệ điều hành Windows '95 kéo
theo một loạt các hệ quả:
Các
phòng máy tính từ 486 trở xuống bỗng nhiên trở nên "lạc hậu". Các
đơn vị và cá nhân mua máy tính dè dặt hơn khi quyết định mua hoặc
trang bị, một số cá nhân bắt đầu tự tìm hiểu các hệ điều hành khác
dòng Windows như Soloris hoặc Linux...
Các
môi trường lập trình phổ thông như Turbo Pascal, Turbo C bây giờ bị
thu hẹp bởi sự phát triển quá mạnh của Visual Basic (vào thời điểm này là Visual Basic 4.0, rồi Visual Basic Interprise).
Cùng
với Windows '95, có một phiên bản trung gian của MSAccess, là MSAccess '95 làm bước đệm chuẩn bị sang một trào lưu quản trị CSDL mới mạnh
hơn. Tuy vậy phiên bản này gần như ít được dùng tại Lâm Đồng. Cuối
năm 1996, khi Công ty Tân Đức tổ chức hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh,
một khái niệm mới bắt đầu xuất hiện và dần được giới làm ứng dụng
tại Lâm Đồng quan tâm là "BackOffice", trong đó bắt đầu có những
ứng dụng đón đầu trên SQL Server. Cũng thời điểm này, các hệ tạo
ứng dụng Client Server khác cũng lác đác được thăm dò, chủ yếu là:
PowerBuilder 4.0, PowerObject 1.0, SQL Gupta, và đặc biệt là Designer/2000
for Oracle.
Các
mạng máy tính bắt đầu chuyển sang dùng các hệ điều hành mạng
Windows NT 3.5, một số thiết kế mạng bắt đầu dùng đến Router, Hub. Cùng
với xuất hiện của Windows '95 là bộ MSOffice mà trong đó Word 6.0 và
Excel 5.0 được xem là tiện dụng và ít nhiều mang tính đồng bộ. Do
xuất hiện Windows '95, các lớp đào tạo người dùng buộc phải thay
đổi và chuyển sang hướng Win '95.
Vào
cuối năm 1996, với những người dùng kinh nghiệm, đã có thể trình bày một số hình thức trang Web tĩnh một cách tương đối thành thạo, việc đọc tư liệu
trên các đĩa CD-ROM trở nên phổ biến. Bắt đầu xuất hiện các khuynh hướng dùng các đĩa CD-ROM học ngoại ngữ, tra cứu tài liệu và lưu trữ thông tin. Trong giai đoạn này, các kỳ thi Tin học Trẻ không chuyên
do Tỉnh Đoàn và Trung ương Đoàn tổ chức có đội ngũ thanh thiếu niên tỉnh Lâm Đồng tham gia và đã có nhiều giải quốc gia . Ở ngành giáo dục, đội tuyển học sinh giỏi tin học của tỉnh bắt đầu có giải toàn quốc. Người dùng đã bắt đầu làm quen sử dụng được các phần mềm trên nền Windows có mức ứng dụng cao hơn. Ví dụ: phần mềm
soạn nhạc, phần mềm xử lý tiếng Hoa, tiếng Nhật, các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu khoa học, thống kê điều tra xã hội học về y tế, các phần mềm đồ họa...
GIAI ĐOẠN 1997 đến 1998
Máy
tính đời Pentium vẫn phát triển và thay dần các dạng máy cấu hình
thấp và sử dụng hệ điều hành Windows '95. Trào lưu sử dụng máy ráp
Asean giảm và các loại "máy hiệu" dần được ưa chuộng dù đắt tiền. Trước hết là Acer sau đến IBM, Compaq, Dell, Fujitsu. Do sử dụng máy hiệu nên bên cạnh một số lớn máy nhái dùng bản quyền hệ điều hành Windows
bất hợp lệ, có một tỷ lệ nhỏ các máy có bản quyền hệ điều hành. Mở đầu cho việc sử dụng máy có bản quyền và bắt đầu tính đến việc mua bản quyền phần mềm ứng dụng khác.
Do
cấu hình máy tương đối mạnh nên phần mềm Visual Basic tiếp tục in các
phiên bản 5.0 rồi 6.0 và đã trở nên quen thuộc tại Đà Lạt -Lâm Đồng. Bắt đầu xuất hiện một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên dùng Java, các công cụ tạo Website để phát triển các ứng dụng. Các hệ quản trị CSDL lớn bắt đầu được xuất hiện tại Lâm Đồng như
SQL Server rồi đến Oracle 7.3 và Oracle 8.i.
Đội
ngũ lập trình ứng dụng theo mô hình Client / Server hiện nay đã tăng
nhiều so với vài năm trước. Việc xây dựng các ứng dụng CSDL ngày
nay đã trở thành khá quen thuộc và nhiều đơn vị thực hiện nhưng lại
xuất hiện một nhược điểm mới: thiếu đội ngũ phân tích viên và
thiết kế.
Ở
thời điểm này, phần mềm truyền thông Lotus Notes bắt đầu xuất hiện
từ văn phòng UBND Tỉnh. Với công nghệ này, ngày nay các văn phòng sở,
ban ngành đã có thể khai thác thông tin văn bản pháp quy, và truyền
thông tin cho nhau.
Vào
đầu năm 1998, khi Bưu điện Lâm Đồng đưa dịch vụ Internet vào sử dụng
đã tạo điều kiện phát triển
các ứng dụng CNTT. Trình độ người dùng được nâng cao một bước, bước đầu một số người dùng kinh nghiệm đã có thể hiểu biết và dùng Windows NT tốt hơn, biết cài đặt các phần mềm mà không phải nhờ đến chuyên viên, đã hình thành một thói quen mới là
gửi và nhận E-mail. Một số ít đã biết truy cập và tra cứu thông tin trên mạng, mạng Internet dần trở thành ?túi khôn điện tử? của người dùng. Do tính năng các phần mềm ngày càng mạnh nên ranh giới giữa người dùng kinh nghiệm và lập trình viên
ứng dụng thu hẹp dần và ngày càng có nhiều người đã tự xây dựng các ứng dụng của mình.
Tháng
11.98, Hội tin học tỉnh Lâm Đồng ra đời và là điểm gặp gỡ không
những của các nhà chuyên môn mà còn cả những người dùng quan
tâm đến sự phát triển CNTT.
GIAI ĐOẠN
1999
Là
một năm đặc biệt được đánh dấu bởi nhiều hội thảo về "sự cố
năm 2000" (Y2K). Các đời máy tính khác nhau được đem ra đánh giá,
test và bàn các biện pháp khắc phục. Nay vấn đề này vẫn tiếp tục là
vấn đề thời sự cho đến thời điểm vượt qua ngày 31/12/1999 này.
Sự
có mặt của khá nhiều công cụ làm trang Web bên cạnh các bộ biên dịch
ngôn ngữ lập trình truyền thống và lập trình CSDL đã làm thay đổi
bộ mặt của CNTT. Các phần mềm tiếp tục phát triển và ngày càng có những ứng dụng thiết thực như phần mềm dạy học Toolbook, phần mềm truyền thông Lotus Notes, hệ điều hành mạng Windows NT 4.0 ...
Trình độ người dùng hiện nay đang bị phân hoá: một số theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các phần mềm công cụ và phần mềm tiện ích
như Web, E-mail, Intranet, một số vẫn dừng lại với những phần mềm truyền thống.
THÁI VĂN LONG
TRƯƠNG
CHÍ DŨNG
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |