Nội dung chính

Mục lục

Sở khoa học - công nghệ  môi trường

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới  theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng năm 1986, kinh tế Lâm Đồng đã có những chuyển biến rõ rệt và thay đổi theo xu hướng tích cực.

Sau hơn 10 năm đổi mới, về sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 6 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương; 14 doanh nghiệp quốc doanh địa phương; 49 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân; 6.500 cơ sở sản xuất hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT; hàng năm tạo ra một giá trị sản xuất công nghiệp gần 800 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 1990 - 1998 bình quân > 15%/năm, trong đó công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất > 20% năm.

Năm 1990, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm trong GDP của tỉnh là 9,5%, đến năm 1997 là 11,78%, năm 1998 là 12,4%. Tỷ lệ này đạt thấp so với yêu cầu đề ra là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GDP, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp trong các năm qua vẫn khá cao, ngành công nghiệp tăng chậm hơn. Tỷ lệ nộp ngân sách của ngành công nghiệp trong những năm 1990 chiếm 24,11% tổng thu ngân sách; đến năm 1998 chỉ chiếm xấp xỉ 18% do cơ cấu ngành hàng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu, và nhiều yếu tố khác. Tỷ suất lợi nhuận của một số ngành hàng giảm do thị trường ngày càng bị cạnh tranh.

Tuy có những bước phát triển nhất định nhưng công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ trong những năm qua chủ yếu mới phát triển theo chiều rộng, chưa có những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Trình độ công nghệ và thiết bị có khá hơn nhờ những doanh nghiệp nhiều thành phần kinh tế đầu tư mới trong các năm gần đây, song các nhà máy, xí nghiệp cũ trình độ còn lạc hậu, chậm được đổi mới, nâng cấp.

1. Những sản phẩm chính của ngành công nghiệp đã được đầu tư phát triển trong những năm qua

a) Quốc doanh địa phương

Chỉ tiêu

ĐVT

1991

1998

- Thiếc

tấn

-

72,87

- Phụ tùng các loại

tấn

40

129,35

- Máy các loại

cái

7

1

- Thuốc nước

1.000 lít

2,5

7,89

- Gạch nung

1.000 viên

6.250

32.934,7

- Ngói nung

1.000 viên

1.423

-

- Đá oplate

m2

-

2.136,82

- Đá xây dựng

m3

25.500

100,51

- Gỗ xẻ

m3

28.137

3.567,73

- Bột giấy

tấn

231

456,17

- Sứ dân dụng

1.000 sp

96

4,91

- Kaolin các loại

tấn

4.487

5.377,95

- Chè chế biến

tấn

3.966

4.255,79

- Rượu các loại

1.000 l

247

277,29

- Trang in các loại

Triệu trang

122

244,9

- Nước máy

1.000 m3

5.000

8.455,62

- Hạt điều chế biến

tấn

-

583,06

- Nước giải khát lên men 

1.000 lít

-

1.649,14

  b) Ngoài quốc doanh :

Chỉ tiêu

ĐVT

1991

1998

- Đá các loại

1000 m3

11,04

100

- Cát sỏi các loại

1000 m3

16,5

190,99

- Gạo ngô xay xát

Tấn

30.000

112.060

- Bánh kẹo các loại

Tấn

179

220,46

- Đường mật các loại

Tấn

6.585

11.400

- Chè chế biến

Tấn

3.557

11.600

- Cà phê chế biến

Tấn

200

213,8

- Rượu trắng

1000 lít

821

625,02

- Bia các loại

1000 lít

3.317

198

- Sợi ươm tơ

Tấn

29,9

213,85

- Quần áo may gia công

1000 cái

2.250

1.711,27

- Sản phẩm thêu đan

1000 cái

67,9

166,15

- Gỗ xẻ các loại

1000 m3

4,182

11

- Giấy vàng mã

Tấn

-

2.827

- Trang in typô

Triệu trang

7,950

16,18

- Gạch nung các loại

1000 viên

10.003

29.783

- Ngói nung các loại

1000 viên

9.003

2.465

- Gạch bông

1000 viên

-

204,97

- Cửa sắt các loại

1000 m2

5,8

52

- Nông cụ cầm tay

1000 cái

41

111

- Đất đèn

Tấn

16

67,1

 2. Những ngành nghề có nhiều tiềm năng

Một số ngành công nghiệp tuy có tiềm năng nhưng do điều kiện về vốn đầu tư, năng lực quản lý, thị trường tiêu thụ nên chưa phát triển được.

* Các loại nông sản :      

Loại

nông sản

Diện tích hiện có (ha)

Diện tích có thể mở rộng (ha)

Tổng diện tích có thể qui hoạch (ha)

Năng suất bình quân

Sản lượng
(tấn)

- Chè

30.893

7.115

38.008

45tạ/ha

235.650

- Cà phê

85.399

10.000

95.399

15tạ/ha

150.000

- Điều

11.635

365

12.000

6tạ/ha

    7.200

- Dâu tằm

7.653

1.347

9.000

62tạ/ha

  55.800

- Mía

4.130

7.870

12.000

450tạ/ha

648.000

- Các loại cây hàng năm khác

80.015

1.985

82.000

 

 

- Cây ăn trái

6.110

7.000

7.000

90tạ/ha

 63.000

Tổng  cộng

225.835

29.572

255.407

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các loại khoáng sản

Các loại khoáng sản có khả năng khai thác để chế biến có giá trị thương phẩm cao nhưng chưa được đánh giá đầy đủ, mới chỉ có những thông số ban đầu :  

Loại sản lượng hàng năm

- Thiếc            : 1.300 tấn quặng

- Vàng            : Từ 40 - 50 kg vàng 0,9999

- Kaolin            :  20.000 tấn/năm

- Bauxite            : 2 triệu tấn/năm

- Bentonite            : 100.000 m3/năm

- Diatomite            : 70.000 m3/năm

- Than nâu            : 1 triệu tấn/năm

2.1 Chế biến nông sản

Chế biến nông sản chỉ mới khai thác được một vài mặt hàng như chè, cà phê, điều, mía, dâu và kén tằm, nhưng chỉ mặt hàng chè, dâu và kén tằm được chế biến tương đối tinh, còn cà phê, điều, mía mới sơ chế, lượng nguyên liệu huy động vào chế biến còn thấp.

Các nông sản khác có số lượng khá nhưng chưa được chế biến như rau, quả, ngô, đậu các loại.

Ngành hàng này đã được Đảng, Nhà nước Trung ương và địa phương quan tâm nhiều mặt, thời gian qua đã được mở đường bằng nhiều cơ chế chính sách thông thoáng hơn nhưng còn nhiều hạn chế chưa phát huy được ở ngành hàng này là:

- Thị trường biến động, giá cả không ổn định.

- Phụ thuộc thời tiết, mùa vụ lớn.

- Khó đưa vào chế biến do nhiều chủng giống không thuần nhất, chất lượng nguyên liệu không đồng đều.

- Năng suất nhiều loại còn khá thấp do giống, kỹ thuật canh tác, thiếu nước tưới, trình độ lao động v.v...

- Chưa được quy hoạch thành các vùng chuyên canh tập trung lớn.

- Thiếu chính sách, cơ chế bảo hộ sản xuất cho nông dân.

- Đầu tư khoa học - kỹ thuật cho trồng trọt, chế biến còn hạn chế.

- Vốn để đầu tư cho trồng trọt, chế biến phần lớn là vốn vay nhưng thời hạn và lãi suất cho vay chưa thực sự khuyến khích nhà đầu tư...       

- Hệ thống dịch vụ về thông tin thị trường, khoa học - công nghệ, mua nguyên liệu, bán thành phẩm chưa thỏa mãn được yêu cầu của người sản xuất, độ tin cậy còn thấp...

2.2 Chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi

  Lâm Đồng có tiềm năng chăn nuôi đại gia súc như trâu bò, heo, gà... nhưng chưa có chương trình chăn nuôi nào lớn được thực thi. Tỉnh đã có nhiều chủ trương khuyến khích nhưng vận dụng vào thực tế còn hạn chế, có thể thấy một số mặt hạn chế sau đây:

- Chưa có quy hoạch cụ thể.

- Quy mô chăn nuôi còn nhỏ, chưa thích hợp cho đầu tư khâu sau (chế biến).

- Khai thác thị trường khó khăn, thị trường trong nước nhỏ hẹp (80% cư dân ở nông thôn hầu hết tự cấp tự túc gia súc gia cầm), thị trường nước ngoài chưa khai thác đúng mức.

- Năng suất, chất lượng sản phẩm từ chăn nuôi còn thấp. 

2.3 Chế biến khoáng sản

Khoáng sản Lâm Đồng rất đa dạng, nhưng chưa được đánh giá đầy đủ và phát huy đúng mức do:

- Hầu hết các khoáng sản chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ do vậy khó kế hoạch, quy hoạch sử dụng và xây dựng dự án đầu tư khai thác có hiệu quả.

- Công tác quản lý khoáng sản chưa chặt chẽ, giá trị từng loại khoáng sản chưa được đánh giá đúng.

- Chi phí đầu tư cho hoạt động khoáng sản theo qui mô công nghiệp nói chung rất lớn.

- Thị trường khoáng sản thế giới phức tạp, khó nắm bắt, chưa thiết lập được hệ thống thông tin  thị trường tốt.

- Đầu tư khoa học - công nghệ cho hoạt động khoáng sản chưa đáng kể?

2.4 Công nghiệp chế biến lâm sản

Lâm Đồng có nguồn lâm sản khá phong phú, sản lượng lớn, có nhiều chủng loại quí hiếm, một thời gian dài thực sự được xem là nguồn lực cơ bản cho địa phương, có vai trò quan trọng trong bước đầu kiến thiết nền kinh tế tỉnh, cho đến nay việc khai thác bị Nhà nước giới hạn nhằm giữ vai trò là mái nhà cung cấp nước cho cả vùng Đông Nam bộ rộng lớn. Tuy vậy ngay ở mức sản lượng hạn chế này cũng cần có các dự án đầu tư có hàm lượng kỹ thuật, độ tinh xảo cao để nâng cao ở mức tối ưu giá trị thương phẩm  của chúng.

2.5 Các ngành công nghiệp khác

Ngoài những ngành công nghiệp chế biến  trên, Lâm Đồng còn có khả năng phát triển thêm một số ngành nghề khác như may mặc, sản xuất giày da, đan, thêu, chế tạo, sửa chữa cơ khí, thủ công mỹ nghệ... Các ngành nghề đan, thêu, thủ công, mỹ nghệ có thể phát triển thành các hợp tác xã ngành nghề.

Các ngành nghề đan, thêu, thủ công, mỹ nghệ, may... tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh nhưng thu hút được lao động thủ công, không đòi hỏi trình độ cao và thời gian đào tạo nghề ngắn. Một ưu điểm nữa là các ngành nghề này không gây tác động xấu đến môi trường nên có thể bố trí cạnh trong khu dân cư.

3. Về công nghệ, thiết bị

3.1 Đánh giá chung

Qua khảo sát đánh giá trình độ công nghệ trong thời gian gần đây cho thấy máy móc thiết bị ở phần lớn các doanh nghiệp  như Công ty Chè, Khoáng sản, Đá xuất khẩu, Xí nghiệp sứ... các công ty TNHH có quy mô sản xuất vừa và nhỏ đã cũ, lạc hậu và hao mòn gần hết giá trị sử dụng. Một số đã hết khấu hao một thời gian khá lâu nhưng vẫn được tận dụng bổ sung, cải tạo, cải tiến để tiếp tục sản xuất. Có các doanh nghiệp sử dụng máy móc trên 30 năm (trong chu kỳ công nghệ của thế giới hiện đại bình quân chỉ 5 năm). Gần đây, một số doanh nghiệp đã đầu tư bổ sung, đầu tư mới một số công trình với máy móc thiêt bị đã có tính đồng bộ và công nghệ khá hơn như: Dây chuyền sản xuất gạch tuynen, dây chuyền chế biến chè xanh của Xí nghiệp Đông Phương, thiết bị của Nhà máy chè Minh Rồng..., dây chuyền may của Công ty May, và một số dự án chuẩn bị đầu tư có máy móc thiết bị và công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến trở lên như: Nhà máy vật liệu chịu lửa, Nhà máy sản xuất rau cấp đông...

Phần lớn các doanh nghiệp có tỷ lệ máy móc thiết bị tham gia vào sản xuất thường thấp hơn 80% (đa số thấp hơn 60%) so với năng lực thực tế, có nơi chỉ được 30%, chính điều này cũng là một yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm công nghiệp.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mức huy động công suất máy móc thiết bị thấp là do:

+ Nguyên liệu không ổn định về số lượng và chất lượng;

+ Thị trường tiêu thụ không ổn định về số lượng và giá cả;

+ Chế độ bảo dưỡng định kỳ không được thực hiện tốt và máy móc thiết bị cũ nên hỏng hóc xảy ra  thường xuyên;

+ Thiết bị thiếu đồng bộ.

Trong những năm qua, một số doanh nghiệp có đầu tư dây chuyền sản xuất mới có công nghệ khá, máy móc thiết bị mới, nhưng các dây chuyền sản xuất đầu tư mới còn chiếm tỷ trọng quá thấp trong ngành nên chưa tạo được chuyển biến đáng kể, nhất là các ngành chế biến nông sản. So với yêu cầu của quá trình chuẩn bị ban đầu để thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì hệ số đổi mới thiết bị, công nghệ trong ngành công nghiệp trong những năm qua còn quá thấp so với yêu cầu.

3.2 Đánh giá mức trang bị năng lượng cho lao động công nghiệp

Mức trang bị năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp biến động từ 0,06 - 15,93 kW/người cho thấy nhiều dây chuyền công nghệ còn sử dụng nhiều lao động thủ công. Nhà máy chè Cầu Đất: 2,14 kW/người, Nhà máy Chè 1-5 1,16 kW/người, Phân xưởng chè xanh Nhật số 2: 4,13 kW/người, Nhà máy chế biến điều: 0,11 kW/người, Xí nghiệp Đông Phương: 0,81 kW/người ...

Trong những năm gần đây, rất ít các doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới thiết bị. Chỉ có một số doanh nghiệp mới thành lập như phân xưởng chè xanh Nhật, Công ty TNHH Đông Phương, Phân xưởng bia, Xí nghiệp Hiệp Thành...

Chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm của hầu hết các sản phẩm đều cao hơn định mức chung trong nước.

Tuy nhiên, mức trang bị năng lượng chỉ là một chỉ tiêu tham khảo.

4. Thị trường sản phẩm công nghiệp

Sản phẩm công nghiệp của Tỉnh được tiêu thụ trong và ngoài nước. Những sản phẩm xuất khẩu gồm chè, cà phê, điều, giấy, gỗ tinh chế, thiếc, tơ tằm, lụa... những sản phẩm còn lại tiêu thụ nội địa là chính.

Đối với thị trường nước ngoài lâu nay, các sản phẩm công nghiệp của tỉnh tuy chất lượng không cao nhưng vẫn được chấp nhận, chủ yếu nhờ lợi thế về giá. Tương tự, chất lượng các sản phẩm tiêu thụ nội địa cũng thấp.          

Tuy trong giai đoạn hiện nay  sức mua trong nước chưa cao,  nhiều sản phẩm vẫn còn có khả năng tham gia thị trường, nhưng khi nền kinh tế có bước tăng trưởng khá, Việt Nam tham gia vào thị trường chung thế giới và khu vực, dần dần các sản phẩm này sẽ bị yếu sức cạnh tranh.

5. Chất lượng lao động và tổ chức quản lý

Ngoài yếu tố về mặt công nghệ, thiết bị, chất lượng lao động cũng đóng một vai trò quan trọng trong hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong những năm qua, vì những khó khăn trong sản xuất, lãnh vực sản xuất công nghiệp không thu hút được lực lượng lao động (cán bộ và công nhân kỹ thuật) và quản lý có trình độ cao. Ngoài ra, hệ thống đào tạo nghề hiện nay chưa đào tạo được thợ tay nghề cao, các doanh nghiệp lại không có khả năng đào tạo công nhân tại chỗ. Do vậy, tỷ trọng cán bộ có trình độ đại học, trung cấp, công nhân bậc cao (đặc biệt là khối khoa học - công nghệ) chiếm một tỷ lệ thấp trong cơ cấu lao động, đặc biệt là công nhân bậc cao . Có những đơn vị không có công nhân bậc 5. Đặc biệt khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số lao động có trình độ đại học, trung cấp chiếm tỷ lệ thấp.

Cán bộ tốt nghiệp đại học chủ yếu được sắp xếp làm việc tại các phòng quản lý, ít trực tiếp sản xuất hoặc tham gia điều hành sản xuất. Việc đào tạo lại, cập nhật kiến thức cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật hầu như chưa thực hiên đạt yêu cầu, do vậy rất khó tiếp cận các vấn đề mới, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Việc bố trí cán bộ không đúng chuyên môn đào tạo cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Trình độ trang bị thiết bị quản lý, các tài liệu nghiên cứu khoa học - công nghệ, các thông tin... đều hết sức hạn chế.

ThS. NGUYỄN VĂN KHIÊM  
Sở công nghiệp Lâm Đồng

Nội dung chính

Mục lục

Sở khoa học - công nghệ  môi trường