Nội dung chính

Mục lục

Sở khoa học - công nghệ  môi trường

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở phía nam Tây Nguyên, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 976.274 ha, trong đó nhóm đất nâu đỏ bazan khoảng 200.000 ha màu mỡ thích hợp với sự phát triển cây công nghiệp dài ngày và 55.000 ha đất phù sa phân bố dọc theo sông suối, thích hợp với cây lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, thông qua công tác nghiên cứu và triển khai, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong thời gian qua (1991 - 1998), ngành nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã đạt được kết quả sau :

- Nâng tổng sản lượng lương thực từ 123.741 tấn năm 1991 lên 180.948 tấn năm 1998, trong đó chủ yếu là tăng sản lượng bắp, do đã được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất các giống bắp lai.

- Diện tích cây cà phê từ 17.382 ha (diện tích kinh doanh 11.394 ha, sản lượng 9.659 tấn) năm 1991, đã tăng lên 74.515 ha (trong đó diện tích cà phê kinh doanh 48.500 ha, sản lượng 56.258 tấn năm 1998).

- Diện tích chè từ 11.663 ha (diện tích kinh doanh 9.102 ha, sản lượng 40.322 tấn) năm 1991, đã tăng lên 20.214 ha (trong đó diện tích kinh doanh 16.950 ha, sản lượng 79.326 tấn) năm 1998.

Ngoài ra một số cây trồng khác: cây thực phẩm, cây rau cũng tăng nhanh về diện tích, chất lượng và sản lượng.

I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG THỜI GIAN QUA

A. Trồng trọt

1. Cây lương thực, thực phẩm

- Trong các năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện liên tục công tác khảo nghiệm giống với nguồn giống từ các viện nghiên cứu, công ty sản xuất, cung ứng giống trong và ngoài nước. Kết quả đã xác định được như sau :

1.1 Cây lúa

- Giống lúa năng suất cao, phẩm chất trung bình : IR59606, OM997-6, KSB199, MTL119.

- Giống lúa lai năng suất cao: Trang nông 15, VL 111.

- Giống lúa phẩm chất ngon, năng suất khá cao:  VNĐ95-19,  VND95-20.

- Giống lúa ngắn ngày: OMCS 96, OMCS 94.

Tỷ lệ giống lúa mới phẩm chất và năng suất cao đã được ứng dụng vào sản xuất với tỷ lệ trên 80%.

1.2 Cây bắp

- Giống bắp dài ngày, năng suất cao: DK888, lai Việt Nam 10.

- Giống bắp trung ngày, năng suất cao: Pioneer 3011, Cargill 919, Bioseed 9698...

Tỷ lệ giống bắp lai được ứng dụng vào sản xuất trên 85%.

Ngoài ra Trung tâm Khuyến nông cũng xác định được các giống khoai mì KM60, KM94... giống đậu xanh HL89E3, HL115... đã được nông dân tiếp thu ứng dụng vào sản xuất.

2. Cây công nghiệp

2.1 Cây chè

Bố trí thí nghiệm tập đoàn 6 giống chè có triển vọng năm 1998 và bổ sung 6 giống chè mới năm 1999. Chọn lọc đầu dòng các giống chè Shan, sơ bộ xác định được giống chè Shan LD 97 cho năng suất, chất lượng cao. Hỗ trợ sản xuất cây giống chè cành TB14 để trồng 60 ha (1998); chuyển giao kỹ thuật ươm chè cành đến nông dân. Đến nay toàn tỉnh diện tích chè cành đã trồng 875 ha.

2.2 Cây cà phê

- Ứng dụng giống cà phê chè Catimor là giống thấp cây, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, có khả năng cho năng suất cao từ năm thứ 4 sau trồng. Đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 400 ha.

- Thực nghiệm 10 dòng cà phê ghép Robusta trồng năm 1998.

3. Cây ăn quả

- Trồng thử nghiệm 3 ha vải, nhãn; thực nghiệm giống mận Tam hoa, quít Vecne, các giống cam, quít gốc ôn đới; giống sầu riêng... trong năm 1998 và 1999.

- Chuyển giao kỹ thuật ghép sầu riêng và đưa vào sản xuất trên 7.000 cây năm 1998.

4. Cây rau

Khảo nghiệm và chọn được các giống tốt có triển vọng:

- Giống cải bắp: Pro 588, TN5, TN70...

- Giống cải thảo: Trang nông 26, TN35, VL304...

- Giống cà chua: TN59, TN21, TN391.

- Giống khoai tây: TK 94-2.

- Giống hành tây: TN2, TN5, TN20.

B. Chăn nuôi

1. Gà thả vườn

Giới thiệu ra sản xuất các giống gà BT1, BT2, Sasso, Tam hoàng với số lượng 2.500 con. Hiện nay các giống gà trên đang phát triển mạnh trong sản xuất.

2. Vịt siêu trứng

Xây dựng điểm trình diễn giống vịt siêu trứng Khakicampbell với số lượng 1.800 con giống, năng suất trứng 250 - 300 quả/năm tại hầu hết các huyện trong tỉnh.

3. Giống heo

Cải tạo giống heo địa phương bằng cách đưa đực giống và heo nái ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc để nạc hóa đàn heo và tăng trọng nhanh.

4. Cải tạo bò vàng địa phương

Dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo bò đực Zebu và bò sữa, nhằm cải tạo ngoại hình và tăng trọng nhanh đàn bò vàng địa phương.

C. Lâm nghiệp

Với mục tiêu ngành lâm nghiệp là trồng rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có để tăng độ che phủ của rừng, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

Kết quả diện tích trồng rừng từ 1991 - 1998 đạt 17.667 ha, trong đó keo lá tràm, keo tai tượng 813 ha; keo hỗn giao sao, dầu 417 ha, sao 913 ha, thông 15.524 ha.

- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc tại các huyện Đơn Dương, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Cát Tiên quy mô 4,5 ha.

- Xây dựng mô hình trồng cây lâm nghiệp đặc sản là cây bời lời đỏ quy mô 3 ha ở Đức Trọng và Cát Tiên.

II. NHỮNG THUẬN LỢI, TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHKT TRONG THỜI GIAN QUA

Trong thời gian qua, một phần vốn ngân sách đã được tập trung vào công tác nghiên cứu, ứng dụng KHKT với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Các công trình thủy lợi phát triển giúp tăng diện tích lúa vụ đông xuân, chủ động nước từ khoảng 5.000 ha năm 1991 lên 7.370 ha năm 1999.

Tổ chức thực nghiệm và phát triển nhanh diện tích giống bắp lai có năng suất cao ra sản xuất (từ 763 ha năm 1993 đã gieo trồng hơn 5.300 ha năm 1994).

Việc đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác nghiên cứu KHKT, công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra đối với ngành và thực tế hiện trạng, đang cần có những tác động tích cực trong ứng dụng kỹ thuật thì việc đầu tư kinh phí nghiên cứu KHKT ngành nông - lâm nghiệp trong thời gian qua vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức.

- Cây chè, cây cà phê là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, nhưng việc đầu tư, nghiên cứu cơ bản mới được đầu tư và thực hiện trong những năm gần đây. Chưa có những kết quả nghiên cứu phục vụ, chỉ đạo sản xuất có tính cách chiến lược lâu dài và bền vững. Một số cây đặc sản khác như hoa, cây ăn quả chưa có cơ quan nghiên cứu, tiếp thu và chuyển giao kỹ thuật.

- Cây trồng tại Lâm Đồng rất đa dạng và phong phú, nhưng cơ sở vật chất đầu tư cho các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng KHKT chưa đầy đủ. Lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu trong hệ thống khuyến nông Nhà nước và khuyến nông viên cơ sở.

- Do giá cả sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do, điều kiện kinh tế - xã hội... dẫn đến một số nghiên cứu KHKT đạt kết quả tốt nhưng chưa được ứng dụng vào sản xuất, cụ thể như :

+ Xác định một số giống mía Roc, Quế đường năng suất, chữ đường cao nhưng phải được chế biến công nghiệp, không phù hợp với chế biến thủ công hiện nay.

+ Xác định được giống đậu tương năng suất cao nhưng giá cả thấp nên không ứng dụng rộng rãi vào sản xuất.

+ Xác định trồng chè cành sẽ đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nhưng việc phát triển diện tích chè cành rất chậm. Nguyên nhân do chi phí đầu tư trong thời kỳ kiến thiết cơ bản rất cao, người dân không có đủ vốn để đầu tư.

III. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHKT TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

A.Trồng trọt

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996 - 2010, các Nghị quyết 13/NQ-TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, kế hoạch phát triển cây lương thực chính, cây công nghiệp chính tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2000 - 2010, bao gồm cây lúa, cây bắp, cây chè, cây cà phê, cây điều, với các chỉ tiêu đặt ra như sau:

Hạng mục

Thực hiệu
1998

Kế hoạch 2000

Kế hoạch 2010

Tổng sản lượng lương thực quy thóc

180.948

194.000

250.000

1/- Cây lúa :

 

 

 

Diện tích (ha)

31.609

31.100

34.500

Năng suất

30,9

35,7

43,2

Sản lượng

97.703

111.000

149.000

2/- Cây bắp :

 

 

 

Diện tích (ha)

15.860

14.500

15.000

Năng suất

42,7

51

58

Sản lượng

67.660

74.000

87.000

3/- Cây chè :

 

 

 

Tổng diện tích (ha)

20.294

21.500

25.000

Diện tích kinh doanh

16.967

17.680

22.800

Năng suất

46,8

55

86,8

Sản lượng

79.328

97.210

198.000

4/- Cây cà phê :

 

 

 

Tổng diện tích (ha)

74.515

82.000

100.000

Diện tích kinh doanh

46.645

65.000

95.000

Năng suất

11,3

18,0

25

Sản lượng

52.508

117.000

237.500

5/- Cây điều :

 

 

 

Tổng diện tích (ha)

8.512

8.300

9.300

Diện tích kinh doanh

7.214

6.350

9.300

Năng suất

1,2

5,5

10

Sản lượng

872

3.175

9.300

  - Căn cứ vào định hướng phát triển một số cây trồng chính của tỉnh được nêu ở phần trên, trong công tác nghiên cứu KHKT, ngành nông - lâm nghiệp trong thời gian sắp tới cần thực hiện:

1. Cây lúa

Tiếp nhận tập đoàn giống lúa của các cơ quan nghiên cứu để xác định các giống phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu của từng địa phương trong tỉnh.

* Trên đất lúa không chủ động nước

- Xác định bộ giống lúa ngắn ngày, năng suất từ trung bình đến khá phục vụ gieo trồng trên đất lúa hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời tại huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, đặc biệt đối với huyện Cát Tiên nhằm tránh thiệt hại hàng năm do lũ lụt.

- Xác định giống chịu hạn năng suất khá để bố trí trên đất ruộng 1 vụ tại các huyện trong tỉnh.

* Trên đất lúa chủ động nước

- Xác định giống lúa lai năng suất cao, phẩm chất trung bình đến khá; giống lúa phẩm chất ngon, năng suất từ trung bình đến khá phục vụ du lịch.

- Xác định giống lúa khả năng thích nghi rộng, thích hợp với điều kiện thâm canh trung bình, năng suất khá để đưa vào sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa nhằm giải quyết đủ lương thực tại chỗ.

2. Cây bắp

- Xác định các giống bắp lai mới cho năng suất cao, xây dựng mô hình thâm canh để tăng năng suất bắp lai.

- Xây dựng mô hình luân canh, xen canh bắp với các cây họ đậu để từng bước nâng cao độ phì của đất, là điều kiện cơ bản để tăng năng suất bắp.

3. Cây chè

- Khảo nghiệm để xác định các giống chè có năng suất cao phù hợp với yêu cầu chế biến chè thành phẩm khác nhau : chè xanh, chè đen, giống chè cao cấp (Nhật, Đài Loan...) năng suất trung bình phục vụ xuất khẩu theo đơn đặt hàng.

- Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp đối với diện tích chè hạt, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân tự sản xuất cây giống chè cành.

- ứng dụng phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học và vi sinh, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, thời gian lưu dẫn trên sản phẩm ngắn để không gây hại đến sản phẩm tiêu dùng.

4. Cây cà phê

- Khảo nghiệm để xác định các giống cà phê chè, cà phê vối có năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng, địa phương trong tỉnh.

     - Ứng dụng giống cà phê ghép, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để sản xuất giống cà phê ghép, cải tạo vườn cà phê già cỗi.

5. Cây điều

- Ứng dụng giống điều ghép năng suất cao vào sản xuất nhằm thay thế vườn điều hạt, năng suất thấp.

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân tự sản xuất giống điều ghép, đủ để cung ứng cây giống cho vùng, khu vực trồng điều tại địa phương.

B.-Chăn nuôi

1. Đại gia súc

- Cải tạo đàn bò vàng theo hướng Zébu hóa bằng 2 phương pháp thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống ở các địa phương.

- Duy trì và phát triển đàn bò sữa Hà Lan thuần chủng và lai Hà Lan.

2. Giống heo

Hướng dẫn nông dân sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo từ những điểm sản xuất tinh của các giống heo đực tốt, tăng cường tỷ lệ heo nái giống ngoại trong đàn heo nuôi tại các khu vực.

C. Lâm nghiệp 

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích đất trống là 92.968 ha. Để bảo đảm cho công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kế hoạch từ năm 2000 đến 2010 mỗi năm phải trồng 5.000 ha.

- Đối với 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất), phải chú trọng công tác khoanh nuôi phát triển tái sinh và khoanh nuôi có trồng bổ sung ở nơi có điều kiện, kết hợp với quản lý bảo vệ.

- Thực nghiệm di giống các cây có giá trị kinh tế cao: quế, bời lời đỏ... phát triển các loại cây này ở những nơi có điều kiện.

- Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, VACR, mô hình vườn rừng với cơ cấu giống cây, con phù hợp.

Để công tác nghiên cứu KHKT ngành nông lâm nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm đồng đạt hiệu quả ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tăng cường xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông để thực hiện tốt công tác khảo nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả, đồng thời  ngành khoa học - công nghệ cần quan tâm hơn nữa trong việc đưa các đề tài nghiên cứu KHKT ngành nông nghiệp vào kế hoạch hàng năm của tỉnh.

Sở nông  nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng

Nội dung chính

Mục lục

Sở khoa học - công nghệ  môi trường