Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |
Lâm
Đồng là tỉnh miền núi vùng cao có diện tích tự nhiện rộng
9.773,95km2, địa hình phức tạp, rừng núi chiếm gần 70% diện tích toàn
tỉnh. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng đặc biệt, do đó Lâm
Đồng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm thực vật,
động vật, trong đó có nhiều cây, con dùng làm thuốc để chữa bệnh.
Vì vậy, hơn 20 năm qua, nhằm đẩy mạnh công tác phát triển dược liệu,
kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, giải quyết tự túc thuốc
chữa bệnh, nhiều cán bộ ngành dược và các ngành khoa học khác trong
tỉnh Lâm Đồng quan tâm đến công tác nghiên cứu dược liệu nên đã
đạt được một số kết quả khả quan.
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA SƯU TẦM DƯỢC LIỆU
Từ
năm 1976 đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành nhiều đợt điều tra
dược liệu. Đặc biệt là đợt điều tra dược liệu năm 1979 - 1981 Sở
y tế Lâm Đồng kết hợp với Viện dược liệu Bộ y tế và các ngành hữu
quan đã điều tra cơ bản hầu hết các vùng trong tỉnh, sau đó hàng năm
tiến hành điều tra bổ sung. Tính đến đã tổng hợp được 176 họ thực
vật gồm 881 loài cây thuốc và 43 động vật làm thuốc. Những họ thực
vật có nhiều cây làm thuốc là họ Cúc (62 loài), họ Cánh bướm (40
loài), họ Thầu dầu (39 loài), họ Cà phê (29 loài), họ Hoa môi (23
loài), họ Cà (22 loài).
Một
số cây thuốc quan trọng là Đảng sâm, hạt Ươi, Thiên niên kiện, Vàng
đẳng cẩu tích, Hoàng liên ô rô..., các loại cây cho tinh dầu như: Bạc
hà, Màng tang, Sả. Một số cây thuốc chỉ có tại Lâm Đồng như
Canhkina, Actisô, Thông đỏ, Nấm linh chi, Lan gấm...
Các
cây thuốc có công dụng chính xếp theo nhóm chữa bệnh : Chữa cảm sốt,
chữa lỵ, chữa trị giun sán, chữa ho hen, chữa đau dạ dày, chữa huyết
áp, tim, chữa tai mũi họng, chữa về bộ máy tiêu hóa, chữa mụn nhọt,
chữa phong thấp, thuốc nhuận tràng, tẩy, thuốc thông tiểu, thông mật,
an thần, bổ dưỡng .
Cây
thuốc có tại các địa phương trong tỉnh được phân bố như sau:
Đà
Lạt, Lạc Dương: 471 loài; Đức Trọng, Lâm Hà: 439 loài; Đơn Dương:
366 loài; Bảo Lộc, Bảo Lâm: 455 loài; Di Linh: 372 loài; 3 huyện phía
Nam 315 loài.
Loài
cây thuốc mọc tự nhiên chiếm 75%, cây trồng 25%, trong đó cây thuốc
làm cảnh: 63 loài, cây thuốc ăn quả: 46 loài, cây thuốc làm rau ăn:
61 loài .
Động
vật dùng làm thuốc có 43 loài, phân ra động vật sống trên cạn 37 loài,
sống dưới nước 6 loài, hoang dã 38 loài, nuôi 5 loài. Xếp theo nhóm
chữa bệnh động vật dùng chữa đau nhức 7 loài, chữa ho sốt chóng mặt 5 loài, chống tụ máu 2 loài, chữa hen xuyễn 3 loài, bồi dưỡng 12 loài, dùng ngoài 6 loài...
Trong
thời gian qua đã tổng hợp được Danh mục cây thuốc và động vật làm
thuốc tỉnh Lâm Đồng,
biên soạn Cây thuốc Lâm Đồng.
II. NGHIÊN CỨU DI THỰC TRỒNG
TRỌT
Các cây thuốc nước ngoài đã được di thực nghiên cứu trồng tại Lâm Đồng như Solanum, Sinh địa, Đương quy, Bạch chỉ, Huyền sâm, Ngưu tất, Vân mộc hương, Hà thủ ô đỏ, Xuyên khung, Ba gạc, Dương địa hoàng, Cỏ ngọt, Hoàng bá...
Sâm Ngọc Linh |
Các
cây thuốc Snhư Atisô, Canhkina, Bạc hà, Thanh hao hoa vàng... đã được
nghiên cứu ứng dụng trồng phát triển, áp dụng giống mới.
Một số cây thuốc như Sâm Ngọc Linh, Tam thất, Nấm linh chi, Thông đỏ, Lan gấm Đài Loan đã được nghiên cứu cấy mô, dâm cành, gieo hạt trồng bằng củ...
III. NGHIÊN
CỨU SẢN XUẤT MẶT HÀNG MỚI
Trước
đây dùng lá Actisô khô để nấu cao lấy nguyên liệu làm thuốc uống
Actisamin, hoàn Atisô chữa đường tiêu hóa, gan, mật. Từ năm 1984 đã
nghiên cứu dùng lá tươi Actisô nấu cao trong điều kiện áp suất giảm,
nhiệt độ thấp, giữ được hoạt chất Cynarin từ đó làm nguyên liệu sản xuất ra viên Cynaphitol, hoàn Atisô. Cao lá tươi Atisô có thời gian đã xuất khẩu sang Pháp.
Từ
bông, thân, rễ Actisô đã nghiên cứu sản xuất ra trà Actisô, Trà
thanh nhiệt.
Từ
vỏ cây Canhkina đã sản xuất ra rượu bổ Canhkina.
Từ
củ Vân mộc hương sản xuất ra viên Vân mộc hương chữa đau bụng.
Từ tinh dầu bạc hà sản xuất ra dầu Đà Lạt, dầu Lâm Viên...
Công
ty dược ? vật tư y tế Lâm Đồng hiện nay sản xuất nguyên liệu từ
dược liệu chiếm 60% tổng giá trị.
IV. NGHIÊN
CỨU TRONG TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KIỂM NGHIỆM THUỐC
Nghiên
cứu dự án tiền khả thi kêu gọi vốn đầu tư về trồng sản xuất, tiêu
thụ 2 cây thuốc đặc sản tại Lâm Đồng là Actisô, Canh kina.
Trong
kiểm nghiệm thuốc đã nghiên cứu kiểm nghiệm mặt hàng đông dược có
trên thị trường, xây dựng các tiêu chuẩn mặt hàng mới về dược liệu.
*
Tóm
lại, trong thời gian qua, công tác nghiên cứu dược liệu tại Lâm Đồng
do được quan tâm nên đã góp phần:
- Đẩy mạnh việc trồng trọt, thu mua, cung cấp dược liệu cho các phòng chẩn trị, bệnh viện y học cổ truyền, các xí nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh để sản xuất thuốc.
- Các cơ quan nghiên cứu đã giữ được nguồn gen cây thuốc quý hiếm.
- Đã sản xuất ra nhiều mặt hàng thuốc đảm bảo chất lượng, cung cấp cho người tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu, tăng doanh thu.
Tuy
nhiên, cây thuốc tại Lâm Đồng thống kê được nhiều chủng loại nhưng
cây thuốc quý có giá trị kinh tế rất ít. Trong tình hình sản xuất nông
lâm nghiệp phát triển nên việc bảo vệ cây thuốc khó khăn, việc khai
thác thu mua không có kế hoạch nên nhiều cây đã có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong nền kinh tế thị trường việc nghiên cứu trồng trọt cây thuốc, sản
xuất ra các mặt hàng mới để chiếm lĩnh thị trường rất khó. Cơ sở
trang thiết bị để nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm thuốc trong tỉnh
chưa đảm bảo. Chính những lý do trên đã hạn chế đến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển trồng trọt sản xuất thuốc chữa bệnh từ nguồn dược liệu tại tỉnh ta.
Tin
rằng với tài nguyên phong phú, với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ y tế, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng, sự hỗ trợ của Sở khoa học, công nghệ và môi trường, Sở y tế
và các ngành khoa học của Trung ương và của tỉnh, với sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ khoa học nhất định sang thiên niên kỷ mới công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng kỹ thuật trong công tác phát triển
dược liệu sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa.
DS. NGUYỄN THỌ BIÊN
Sở y tế Lâm Đồng
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |