Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |
iệc
bổ sung vi khuẩn lactic vào quá trình bảo quản thức ăn xanh cho bò sữa
đã mang lại một số kết quả tốt. Qua phân tích thành phần vi sinh vật
và thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh ủ có bổ sung vi khuẩn
lactic (hố thí nghiệm) và ủ không bổ sung vi khuẩn lactic (hố đối chứng),
Lý Kim Bảng, Lê Thanh Bình, Tạ Kim Chỉnh [2] đã thu được những số
liệu sau đây:
BẢNG 1: THÀNH PHẦN VI SINH VẬT TRONG HAI HỐ Ủ
Độ
sâu (cm) |
Số
lượng vi sinh vật |
|||||||||
Vi
khuẩn lactic |
Nấm
men |
Nấm
mốc |
Vi
khuẩn kỵ khí |
Vi
khuẩn hiếu khí |
||||||
|
TN |
ĐC |
TN |
ĐC |
TN |
ĐC |
TN |
ĐC |
TN |
ĐC |
20 |
2.107 |
3.106 |
1,5.104 |
7.105 |
1.103 |
3,5.104 |
- |
1.102 |
1.103 |
5.104 |
50 |
6.108 |
2.107 |
1.103 |
8.104 |
1,5.102 |
3.103 |
1.102 |
2.104 |
8.102 |
2.103 |
80 |
3.109 |
3.107 |
6.102 |
2.103 |
1.103 |
1,5.104 |
3.10 |
- |
- |
1,5.10 |
150 |
4.108 |
2.107 |
- |
1,5.10 |
- |
1.102 |
1,3.102 |
1.103 |
- |
- |
Độ
sâu (cm) |
Hàm
lượng (%) |
|||||||
Protein |
Axít
acetic |
Axít
butiric |
Axít
lactic |
|||||
|
TN |
ĐC |
TN |
ĐC |
TN |
ĐC |
TN |
ĐC |
20 |
0,70 |
0,96 |
0,064 |
0,021 |
vệt |
0,101 |
0,43 |
0,012 |
50 |
1,39 |
1,13 |
0,035 |
0,026 |
vệt |
0,110 |
0,45 |
0,10 |
80 |
1,31 |
1,01 |
0,100 |
0,040 |
0,025 |
0,197 |
0,48 |
0,15 |
150 |
1,78 |
1,18 |
0,018 |
0,015 |
0,015 |
0,127 |
0,60 |
0,21 |
Tuy
nhiên, hiệu quả kinh tế của việc bổ sung vi khuẩn lactic cũng như khả
năng tiêu thụ loại thức ăn ủ xanh có bổ sung vi khuẩn lactic, của bò
chưa được đề cập đến. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày những
số liệu thu được khi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của 2 loại thức
ăn: ủ có bổ sung vi khuẩn lactic và ủ không bổ sung vi khuẩn lactic lên
đàn bò sữa, từ đó tính toán hiệu quả kinh tế của thí nghiệm.
VẬT
LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Nguyên vật liệu
-
Giống vi khuẩn lactic thuộc chủng Lactobacillus plantarum do Trung tâm Vi
sinh vật, Viện Khoa học Việt Nam cung cấp.
-
Nguyên liệu để ủ: cỏ voi, thân ngô, muối.
-
Đàn bò sữa dùng để theo dõi thí nghiệm: 36 con cao sản.
2. Phương pháp ủ
a.
Phương pháp ủ không bổ sung vi khuẩn lactic (hố đối chứng)
Cỏ
hoặc thân ngô (đến thời kỳ thu hoạch) được cắt sát gốc, băm nhỏ
và cho vào hố ủ thành từng lớp. Rải đều muối lên từng lớp cỏ ủ với
tỷ lệ muối là 2%. Sau đó được đầm nén kỹ bằng xe cơ giới và phủ
lên trên mặt hố bằng một lớp cỏ dày.
b.
Phương pháp ủ có bổ sung vi khuẩn lactic (hố thí nghiệm)
Tương
tự như trên, chỉ bổ sung vi khuẩn lactic với liều lượng sử dụng là
10 lít dịch vi khuẩn / 1 tấn cỏ hoặc thân ngô tươi.
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm theo dõi mức độ tiêu thụ thức ăn ủ chua của bò sữa
Kết
quả được trình bày trong bảng 3.
BẢNG 3: MỨC ĐỘ TIÊU THỤ THỨC ĂN Ủ CHUA CỦA BÒ SỮA
Ngày |
Hố thí nghiệm
|
Hố
đối chứng |
||||
Lượng
đưa vào (kg) |
Lượng
tiêu thụ (kg) |
Lượng
dư thừa (kg) |
Lượng
đưa vào (kg) |
Lượng
tiêu thụ (kg) |
Lượng
dư thừa (kg) |
|
1 |
1.440 |
1.200 |
240 |
1.440 |
1.190 |
250 |
2 |
1.440 |
1.220 |
220 |
1.440 |
1.200 |
240 |
3 |
1.440 |
1.210 |
230 |
1.440 |
1.210 |
230 |
4 |
1.440 |
1.210 |
230 |
1.440 |
1.200 |
240 |
3. Thí nghiệm so sánh tỷ lệ hư thối
BẢNG 4: SO SÁNH TỶ LỆ THỨC ĂN HƯ THỐI GIỮA HAI HỐ Ủ
Thành phần |
Hố thí nghiệm (kg) |
Hố đối chứng (kg) |
Thức ăn tốt |
58.870 |
43.850 |
Thức ăn hư thối |
2.660 |
2.400 |
Tổng cộng |
55.530 |
46.250 |
Tỷ lệ % |
4,79 |
5,14 |
Tỷ
lệ hư thối ở hố bảo quản bằng phương pháp ủ có bổ sung vi khuẩn
lactic là 4,79% trong khi ở hố bảo quản bằng phương pháp không bổ
sung vi khuẩn lactic là 5,14%. Như vậy, mức chênh lệch là 0,35%.
4. Thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn ủ xanh lên sản lượng sữa của đàn bò
Khẩu
phần thức ăn hàng ngày của đàn bò trong thời gian tiến hành thí
nghiệm là:
+ Cỏ ủ chua: 1.440 kg
+ Rơm: 200 kg
+ Rỉ mật: 36 kg
+ Cà rốt: 180 kg
+ Cám: 36 kg
Thời
gian theo dõi 10 ngày.
Sản
lượng sữa là một chỉ tiêu sinh lý nên chất lượng thức ăn không thể
hiện tức thời, mà phải có thời gian để thay đổi và kiến tạo nên sản
phẩm. Vì thế, trong 5 ngày đầu tiên cho bò ăn thức ăn thí nghiệm và
đối chứng, chúng tôi không lấy số liệu.
Qua
thời gian theo dõi, chúng tôi nhận thấy sản lượng sữa trung bình của
đàn bò ăn thức ăn đối chứng là 377,50 kg, của đàn bò ăn thức ăn
thí nghiệm là 398,33 kg. Như vậy sản lượng sữa tăng trung bình là 0,57 kg/con/ngày. Đó là do thức ăn ở hố thí nghiệm có chất lượng tốt và đồng đều cho toàn bộ hố ủ. Điều này cũng phù hợp với kết quả phân tích
thành phần vi sinh vật và thành phần dinh dưỡng thu được từ trước.
KẾT
LUẬN
Việc
áp dụng phương pháp bảo quản cỏ tươi có bổ sung vi khuẩn lacitc
đã làm thay đổi khu hệ vi sinh vật theo chiều hướng có lợi, trong
đó vi khuẩn lactic chiếm ưu thế, làm giảm đáng kể các loại vi sinh
vật có hại cho quá trình bảo quản, do đó đã làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn lên, nên bò ăn thức ăn này đã cho sản lượng sữa tăng trung bình 0,57 kg/con/ngày.
LÊ
THỊ CHÂU
Phân viện sinh học tại Đà Lạt
TẠ KIM CHỈNH
Viện công nghệ sinh học
PHẠM VĂN HUẤN
Nông trường giống bò sữa Lâm Đồng
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
P. Simon, R. Meunier, 1982:
Vi sinh công nghiệp và kỹ thuật hóa sinh học
(tài liệu dịch). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2.
Lý Kim Bảng, Lê Thanh Bình, Tạ Kim Chỉnh, 1985:
Ứng
dụng vi sinh vật
trong việc bảo quản thức ăn cho gia súc
(báo cáo khoa học).
3.
Hồ Sương, 1982:
Vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực
phẩm. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
4.
Wolpang Pritsche, 1983:
Cơ sở hóa sinh của vi sinh vật học công nghiệp
(tài liệu dịch). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
5. Beek. Th., 1978:
In
ferment of sillage, a review national feed in gradients.
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |