Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ & môi trường |
Khoa
học xã hội và nhân văn (KHXHNV) là hệ thống tri thức phản ánh những
quy luật hình thành vận động và phát triển của xã hội và con người.
Ngày
nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không những đã tạo
ra sự biến đổi sâu sắc trong công nghệ sản xuất mà còn tác động rất
lớn đến lĩnh vực chính trị xã hội trong lối sống, trong ý thức tư
duy của con người, đặt vai trò vị ví của nguồn lực con người, yếu
tố con người là trung tâm, động lực và là mục tiêu của sự phát
triển bền vững.
Quan
điểm của Đảng ta về phát triển KHXHNV, coi KHXHNV là công cụ sắc bén
trong đổi mới nhận thức, đổi mới phương pháp tư duy, xây dựng ý
thức xã hội và nhân cách con người XHCN. Đồng thời phải xây dựng và
phát triển nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) theo định hướng XHCN.
Đảng
ta luôn quan tâm đến việc nghiên cứu KHXHNV vì nó là cơ sở tư tưởng
chỉ đạo phương hướng phát triển xã hội; là sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng; là cơ sở khoa học để hoạch
định chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trên con đường
đi lên CNXH; là vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan
khoa học, nâng cao dân trí, giáo dục tính nhân văn, bảo tồn phát huy
truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời góp
phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Nghị
quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã xác định hệ thống quan điểm, định
hướng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ trong thời kỳ CNH,
HĐH và mục tiêu nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ đến năm
2000, trong đó xác định rõ nhiệm vụ của KHXHNV.
Các
nghị quyết Đại hội V, Đại hội VI tỉnh Đảng bộ và nhất là Nghị
quyết 09 của Tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 phát triển khoa học - công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và
nhiệm vụ đến năm 2000 đã xác định tư tưởng chỉ đạo mục tiêu
nhiệm vụ các hoạt động khoa học - công nghệ ở địa phương trong
đó có KHXHNV là:
1.
Phải bằng các biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao trình độ dân trí,
tạo điều kiện cho nhân dân trong tỉnh hiểu biết, tiếp thu và ứng dụng
được khoa học - công nghệ vào sản xuất đời sống;
2.
Hoạt động khoa học - công nghệ phải phục vụ tốt cho việc nâng cao
đời sống, ổn định định canh, định cư, đặc biệt là vùng đồng bào
dân tộc, vùng kinh tế mới;
3.
Hoạt động khoa học - công nghệ phải xuất phát từ tình hình thực tiễn
địa phương để định hướng hoạt động, trước hết cần phục vụ tốt
cho sự phát triển bền vững các thế mạnh kinh tế của tỉnh.
Thực
hiện tư tưởng chỉ đạo nêu trên, Tỉnh ủy hàng năm định hướng nội
dung nghiên cứu KHXHNV nhằm phục vụ cho cấp ủy Đảng và chính quyền cụ
thể hóa các chủ trương của Trung ương vào thực tiễn địa phương và
giải quyết những vấn đề thực tiễn địa phương đặt ra trong công tác
lãnh đạo, chỉ đạo quản lý xã hội. Trong những năm qua, dưới sự chỉ
đạo của Tỉnh ủy, chương trình nghiên cứu KHXHNV tập trung nghiên cứu
những vấn đề lớn như sau:
Các
vấn đề dân tộc và tôn giáo: Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển
kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc. Điều tra di sản văn hóa của các dân
tộc để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ít người bản
địa Lâm Đồng (Mạ - K'Ho - Churu). Nghiên cứu sự hình thành phát
triển các tôn giáo, nhất là đạo Tin Lành, trong vùng đồng bào dân
tộc ở Lâm Đồng.
Nghiên
cứu các vấn đề thực hiện chính sách xã hội nhằm xây dựng và phát
huy nguồn lực con người, nâng cao dân trí, chính sách đào tạo nghề,
giải quyết việc làm cho người lao động, xây dựng đội ngũ giai cấp
công nhân, đội ngũ giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức phục vụ
CNH, HĐH ở địa phương.
Nghiên
cứu các vấn đề về xã hội như: giáo dục, y tế, văn hóa, dân số,
chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em nhằm bồi dưỡng, xây dựng nguồn lực
yếu tố con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sự
nghiệp CNH, HĐH ở địa phương.
Nghiên
cứu loại hình kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Nghiên
cứu các vấn đề về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:
Nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong các ngành, khối khoa giáo và
xây dựng các mục tiêu cơ cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các
xã, phường, huyện, thị, thành phố.
Từ
những vấn đề lớn nên trên, hàng năm Ban Tuyên giáo tham mưu cho Tỉnh
ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động khoa học, công nghệ,
môi trường, trong đó có KHXHNV. Đồng thời phối hợp với Sở khoa học,
công nghệ và môi trường, các cơ quan chủ trì để thực hiện các
định hướng chỉ đạo và tổ chức nghiên cứu cụ thể các đề tài gồm:
xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng nghiên cứu, dự toán kinh phí
v.v... bảo đảm tính chính trị tư tưởng, quan điểm đường lối của
Đảng, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng địa phương
và đảm bảo tính khả thi của các đề tài được ứng dụng vào cuộc
sống.
Nội
dung nghiên cứu các đề tài trong chương trình KHXHNV của tỉnh những
năm qua đạt được kết quả, thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và
phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết những vấn đề đặt ra của
thực tiễn xã hội và ứng dụng bước đầu có hiệu quả trong cuộc sống.
Trước
hết, các đề tài nghiên cứu về xây dựng nguồn lực con người nhằm
phát huy nguồn lực và nội lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội trong quá trình CNH, HĐH ở địa phương. Việc xây dựng nguồn
lực phải chú trọng chăm lo cho thế hệ trẻ "vì lợi ích trăm năm phải
trồng người", vì tương lai của dân tộc, của đất nước, phải đào
tạo thế hệ cách mạng cho đời sau, tạo nguồn nhân lực cho thế kỷ 21.
Các đề tài nghiên cứu do ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh phối
hợp với các ngành có liên quan đã điều tra khảo sát đánh giá tình
trạng về dinh dưỡng, đời sống, vui chơi, giải trí; về tình trạng trẻ
em mồ côi lang thang, trẻ em phạm pháp, trẻ em bị xâm hại trước các
tệ nạn xã hội. Từ đó, đã tìm ra các giải pháp hữu hiệu khả thi
để nâng cao đời sống, xây dựng mô hình vui chơi giải trí cho trẻ
em ở nông thôn, vùng dân tộc, đưa trẻ em lang thang hòa nhập cộng
đồng và bảo vệ, chăm sóc đặc biệt trẻ em trước các tệ nạn xã hội.
Xây
dựng nguồn lực con người, đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dục,
đào tạo để tạo nguồn, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Các đề tài nghiên cứu do Sở giáo dục - đào tạo thực hiện
tập trung vào những vấn đề cốt lõi là xây dựng dự án chiến lược
phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 1996-2000 và nâng cao chất lượng
giáo dục - đào tạo. Các đề tài nghiên cứu đã đánh giá thực trạng
tình hình giáo dục, đào tạo và xây dựng hệ thống giải pháp khả
thi các vấn đề mà xã hội quan tâm, đó là duy trì sĩ số, chống bỏ
học, thất học, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc; tình trạng
đạo đức học sinh phổ thông hiện nay trước các tệ nạn xã hội xâm
nhập vào trường học; chất lượng dạy học trên cơ sở chuẩn hóa đội
ngũ cán bộ giáo viên các cấp.
Yêu
cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và sự phát triển các thế mạnh kinh tế của
địa phương là phải đào tạo đội ngũ lao động có trình độ và
tay nghề cao, có khả năng tiếp thu và vận hành thiết bị công nghệ tiên
tiến hiện đại.
Các
đề tài nghiên cứu do Sở Lao động - Thương binh - Xã hội thực hiện
đã đánh giá thực trạng đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp về trình
độ, năng lực, tay nghề của cán bộ quản lý, công nhân lao động, từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động mà
cốt lõi là bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề nhằm đạt mục tiêu
25% số lao động được đào tạo nghề.
Các
đề tài: "Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân lao
động" do Liên đoàn Lao động thực hiện và đề tài: "Thực trạng
và giải pháp xây dựng đội ngũ nông dân" do Hội Nông dân tỉnh thực
hiện đã khảo sát, đánh giá thực trạng về trình độ, tay nghề và
đời sống của công nhân, nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương.
Một
vấn đề quan trọng trong xây dựng nguồn nhân lực là đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cấp phường, xã, huyện,
thị, thành phố. Các đề tài do Trường Chính trị Lâm Đồng thực hiện
đã khảo sát đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt
ở xã, phường, cấp huyện trên địa bàn tỉnh và đã xác định cơ cấu
tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
về văn hóa, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, giúp họ nâng cao
trình độ năng lực để quản lý xã hội, chăm lo phát triển kinh tế -
xã hội ở địa phương.
Nhóm
các đề tài nghiên cứu về nguồn lực con người, thực hiện "chiến lược
con người", hình thành nhân cách con người XHCN để phát huy nguồn
nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình
CNH, HĐH địa phương ở thời kỳ hiện tại và cả trong thế kỷ 21.
Thứ
hai là nhóm các đề tài nghiên cứu về dân tộc và di sản văn hóa dân
tộc để xây dựng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc địa
phương. Ở Lâm Đồng, dân tộc bản địa chiếm trên 20% dân số, chủ yếu
là K'Ho, Mạ, Churu... Thực hiện chủ trương của tỉnh, đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội 27 xã trọng điểm có đông đồng bào dân tộc
để nâng cao đời sống, các đề tài do Sở Văn hóa - Thông tin, Ban Dân
vận kết hợp với Trường Đại học Đà Lạt thực hiện đã nghiên cứu
về dân tộc học, về dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm định
canh, định cư, ổn định đời sống vùng đồng bào dân tộc. Đặc biệt,
các đề tài điều tra di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân
tộc: K'Ho, Mạ, Churu ở Lâm Đồng với phương pháp điền dã, điều
tra thống kê tất cả các di sản văn hóa ở từng hộ gia đình đồng bào
dân tộc trên các địa bàn của tỉnh.
Những
di sản văn hóa đó thật đa dạng, phong phú, mang đậm đà bản sắc của
từng dân tộc, các đề tài đã đề xuất các giải pháp khả thi và những
kiến nghị xác đáng để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc hòa nhập trong nền
văn hóa cộng đồng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5.
Thứ
ba là nhóm các đề tài nghiên cứu về các vấn đề xã hội và chính
sách xã hội nhằm phát triển mọi mặt đời sống xã hội, xóa đói giảm
nghèo, xây dựng một xã hội công bằng văn minh.
Các
đề tài nghiên cứu về phát triển sự nghiệp y tế giai đoạn 1996-2000
về mô hình dinh dưỡng, mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở xã Lát
- Lạc Dương do Sở Y tế, Sở Kế hoạch - Đầu tư thực hiện đã xây dựng
hệ thống giải pháp nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực
hiện các tiêu chí con người về dinh dưỡng, tuổi thọ, về sự phát
triển dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Các
đề tài nghiên cứu về tôn giáo do Ban Tôn giáo tỉnh thực hiện đã
nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các tôn giáo ở Lâm
Đồng, đánh giá thực trạng về cơ sở thờ tự, đội ngũ chức sắc và
tín đồ, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các chính sách tự
do tín ngưỡng của Đảng và nhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn
dân.
Trong
quá trình thực hiện công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN và khuyến khích các thành phần kinh tế
phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, sự phân
tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo là một thực thể của đời sống
xã hội. Do đó, đề tài: "Nghiên cứu thực trạng đời sống, sự phân
tầng xã hội trong cư dân Lâm Đồng" do Trường Chính trị thực hiện
và đề tài "Nghiên cứu mô hình kinh tế trang trại" do Ban Kinh tế
Tỉnh ủy thực hiện đã đánh giá thực trạng sự phân tầng xã hội, phân
hóa giàu nghèo, với mô hình kinh tế trang trại đã góp phần xóa đói
giảm nghèo ở Lâm Đồng.
Thứ
tư là nhóm các đề tài nghiên cứu về Lịch sử truyền thống của các
Đảng bộ, các ngành, các địa phương trong tỉnh để giáo dục truyền
thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất, anh dũng hy sinh của
nhân dân Lâm Đồng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
xâm lược.
Bằng
phương pháp luận sử học các công trình nghiên cứu đã sưu tầm tư
liệu ở các kho lưu trữ quốc gia, gặp gỡ các vị lão thành cách mạng
nhân chứng lịch sử, tổ chức các cuộc hội thảo và biên tập xuất bản
các công trình như "Lịch sử Đảng bộ Lâm Đồng" tập 3
(1954-1975); Cách mạng tháng Tám ở Lâm Đồng; Lịch sử ngành bưu điện;
Lịch sử giai cấp công nhân và công đoàn Lâm Đồng (1929-1999); Lịch
sử phong trào phụ nữ Lâm Đồng; Lịch sử Đảng bộ huyện Di Linh, Đức
Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, thị xã Bảo Lộc và thành phố
Đà Lạt v.v...
Cuối
cùng là nghiên cứu chương trình bộ Địa chí Lâm Đồng bao gồm 12
đề tài nhánh đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả bước
đầu. Bộ Địa chí Lâm Đồng sẽ được hoàn chỉnh và xuất bản vào năm
2000 nhằm giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, địa giới hành chính, hệ
sinh thái động thực vật, dân cư dân tộc, truyền thống đấu tranh cách
mạng, sự phát triển kinh tế - xã hội v.v... phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy, học tập cho khách du lịch và toàn thể nhân dân muốn
tìm hiểu về Lâm Đồng.
Những
năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở Lâm Đồng,
dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và sự phối hợp đồng bộ giữa các
ban, ngành, đoàn thể có liên quan, đã đi vào nề nếp. Nhiệm vụ kế
hoạch nghiên cứu hàng năm đã được Tỉnh ủy chỉ đạo các định hướng
nghiên cứu và được UBND Tỉnh phê duyệt, đầu tư kinh phí, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu. Do đó, các đề tài nghiên cứu
đã được ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống và có hiệu quả nhất
định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình
CNH, HĐH ở Lâm Đồng.
Trong
những năm qua, tổ chức nghiên cứu KHXHNV ở địa phương có thể đánh
giá một số kết quả ban đầu như sau:
Xuất
phát từ yêu cầu lãnh đạo của cấp ủy, định hướng tư tưởng, nội
dung và thực tế của địa phương đặt ra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã
tích cực tham mưu cho cấp ủy và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban,
ngành, nhất là với Sở khoa học, công nghệ và môi trường, để xây dựng
kế hoạch phù hợp và trình cấp ủy, UBND Tỉnh phê duyệt. Chính vì vậy,
việc tổ chức nghiên cứu KHXHNV thực sự phục vụ cho công tác quản lý
lãnh đạo và gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương.
Các
đề tài đã huy động được lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật ở
địa phương tham gia nghiên cứu khoa học, trong đó có cả các cán bộ
khoa học của các cơ quan Trung ương đóng ở địa phương, vừa nâng
cao trình độ năng lực của cán bộ, vừa thể hiện trách nhiệm khi thực
hiện nhiệm vụ một cách sáng tạo, có cơ sở khoa học và có hiệu quả
hơn.
Kết
quả của các đề tài bước đầu đã phát huy tác dụng trong quá trình
ứng dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn, góp phần vào việc giải
quyết những vấn đề xã hội bức xúc nhất đặt ra ở địa phương như
vấn đề dân tộc và tôn giáo, vấn đề xây dựng nguồn lực, đội ngũ
lao động trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền
đề quan trọng trong quá trình CNH, HĐH ở địa phương.
Nghiên
cứu KHXHNV góp phần xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ, tập hợp
đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật làm công tác nghiên cứu và góp
phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, nhân
tài ở địa phương.
Tuy
nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện và tham mưu cho cấp ủy lãnh
đạo, chỉ đạo nghiên cứu KHXHNV ở địa phương còn một số vướng mắc,
tồn tại như sau:
-
Hiện nay việc tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu KHXHNV
ở các địa phương còn khác nhau, chưa có sự thống nhất mô hình tổ
chức, có nơi thành lập hội đồng KHXHNV, Trung tâm nghiên cứu KHXHNV,
có nơi thành lập Ban chỉ đạo các chương trình KHXHNV hay Ban chủ nhiệm
chương trình KHXHNV... Do đó kiến nghị Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ
Khoa học, công nghệ và môi trường cần có sự chỉ đạo và hướng dẫn
thống nhất với các cấp ủy và Ban tuyên giáo ở địa phương.
-
Lực lượng nghiên cứu KHXHNV ở địa phương ít lại không có cán bộ
đầu đàn, đo đó việc đánh giá thẩm định khoa học chuyên sâu các
đề tài nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, mặc dù có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các sở, ban, ngành và cơ quan Trung ương. Điều đó đặt ra
phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KHXHNV thường xuyên để nâng
cao trình độ nghiên cứu.
Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu KHXHNV ở Lâm Đồng có nhiều cố gắng và đạt được kết quả nhất định, song còn những tồn tại cần phải khắc phục như đã nêu ở trên. Do đó, việc nghiên cứu KHXHNV sau
năm 2000 phải tiếp tục thực hiện định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy và tập trung vào những vấn đề lớn sau đây: Nghiên cứu về xây dựng Đảng, nghiên cứu về hệ thống quản lý Nhà nước và cải tiến thủ tục hành chính, nghiên cứu về cây dựng các đoàn
thể trong hệ thống chính trị, nghiên cứu về giáo dục pháp luật trong đời sống xã hội, nghiên cứu về quản lý doanh nghiệp v.v... nhằm góp phần giúp cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trong
quá trình CNH, HĐH ở Lâm Đồng.
NGÔ QUANG TÍCH
Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ & môi trường |