Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |
hân
dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập cơ quan quản lý khoa học - kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng (1979-1999), cho phép tôi nêu lại vấn đề kinh tế tương lai của Lâm Đồng cần khoa học và công nghệ như thế nào?
Có
thể nói, trong những thành quả kinh tế to lớn đạt được ở Lâm Đồng
từ sau giải phóng đến nay có sự đóng góp rất đáng kể của những
người làm khoa học - công nghệ ở các ngành, các cấp và của những
người làm ăn giỏi trong tỉnh. Một trong những đóng góp đó là chứng
minh Lâm Đồng có tiềm năng kinh tế đa dạng và phong phú, một số lĩnh
vực thuộc loại đứng đầu Việt Nam như quặng bô xít, thủy điện, rừng
thông, trà, hoa, du lịch, nghỉ dưỡng, ... đồng thời cũng áp dụng
được một số công nghệ mới so với trước 1975 để khai thác dần các
tiềm năng ấy. Điều đáng chú ý là gần như tất cả sản phẩm từ thế
mạnh đó đều phải tiêu thụ ở ngoài, khiến cho nền kinh tế của tỉnh
phải lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Vấn đề đặt ra là làm kinh tế xuất
khẩu như thế nào?
Trước
1945, Lâm Đồng đã sản xuất và xuất khẩu trà đen. Nhưng đó là người
Pháp thuê dân ta làm, họ là chủ. Bây giờ ta đã là chủ đất nước
thì kinh tế xuất khẩu tương lai của Lâm Đồng phải do ta làm chủ. Điều
đó phải khẳng định. Hơn nữa, nền kinh tế đó phải được công nghiệp
hóa và hiện đại hóa ít nhất cũng phải ngang trình độ của các đối
thủ kinh tế hiện nay. Để đến tương lai đó, Lâm Đồng gặp hai loại
khó khăn chủ yếu: khó khăn của người đi sau và khó khăn phải cạnh
tranh quyết liệt với các đối thủ mạnh quốc tế.
Để
vượt hết các khó khăn đó, có nhiều con đường, nhưng chỉ con
đường nào được lựa chọn kỹ càng nhất, khôn khéo nhất, nói cách
khác là có hàm lượng trí tuệ cao nhất, mới mang lại hiệu quả mong
muốn mà thôi. Cần biết rằng các đối thủ quốc tế hơn ta chủ yếu cũng
là hơn về khoa học - công nghệ, nên chúng ta chỉ thắng trong cạnh
tranh nếu hàm lượng trí tuệ trong kinh doanh (bao gồm cả trong sản phẩm)
của ta cao hơn. Con đường mà lịch sử buộc chúng ta phải chấp nhận
đầy thử thách, chỉ có ý chí quật cường và trí tuệ cao mới thắng.
Chúng ta còn rất nghèo nên mọi công của phải ưu tiên dồn cho việc
quan trọng nhất là tìm cho được con đường đi trí tuệ, tốn ít nhất
mà đi nhanh nhất; đi tắt, đón đầu, đuổi kịp thiên hạ. Chỉ còn 4
đến 7 năm nữa chúng ta sẽ gia nhập AFTA, công việc cấp bách hơn bao
giờ hết là giải bài toán dùng nội lực khoa học - công nghệ và giáo
dục để hội nhập thành công.
Cái
cần nhất lúc này là phát huy cao độ nội lực để lấy yếu chế mạnh.
Ông cha ta các đời Trần, Lê đã đề ra phép lấy nhân nghĩa thắng
hung tàn dùng trong đánh giặc ngoại xâm, phép dưỡng sức dân dùng
trong thời bình. Trong Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến
vừa qua, Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo thêm phép đại
đoàn kết. Giai đoạn hiện nay, khoa học phát huy nội lực phải sáng tạo
hơn nữa vì cơ chế thị trường, một động lực của nền kinh tế, có một
lưỡi dao nguy hiểm là thường xuyên chia rẽ những người cùng trận
tuyến. Phát huy nội lực bao gồm nhiều mặt. Ở đây chỉ nhấn mạnh về
bồi dưỡng sức dân, trước hết là nâng cao kiến thức và năng lực người
lao động trong tỉnh để họ có thể thích ứng nhanh chóng và có hiệu
quả với các đòi hỏi ngày càng cao và hiện đại của nền kinh tế tương
lai. Đặc biệt, phải nuôi dạy thật tốt con em trong tỉnh để họ sớm
đủ sức làm chủ khoa học và công nghệ, tiến lên sáng tạo ra công
nghệ trình độ cao của ta. Phải tìm ra cơ chế hiệu quả bồi dưỡng,
khai thác cao độ nhân tài, nhất là người trẻ, vận dụng cho hết kho
tàng quý báu tích lũy trong người cao tuổi, làm cho sự chuyển thế hệ
trong mọi hoạt động phải có tác dụng tăng sức mạnh của ta lên theo
cấp số nhân... Tóm lại, khoa học phát huy nội lực cực kỳ quan trọng
và phong phú, đưa nó lên cho đúng tầm cần có thì Lâm Đồng đã nắm
chắc 2/3 vận mệnh tương lai trong tay.
Đi
tới tương lai, cái cần thứ hai là biết người, biết ta. Biết đối thủ
để cạnh tranh thắng lợi, biết khách hàng để chinh phục. Giới kinh
doanh quốc tế đã có hàng trăm năm nghiên cứu khoa học này, đã dùng
không biết bao nhiêu phương sách, kể cả thủ đoạn, tận dụng triệt
để ưu thế khoa học - kỹ thuật để ràng buộc tự nguyện khách hàng vào
sản phẩm của họ, coi đó là giải pháp cạnh tranh tối ưu. Người Lâm
Đồng phải học cho được khoa học này, trước tìm thầy (chú trọng Việt
kiều) để học, rồi tự mình sáng tạo ra cách làm thông minh, thích hợp
với thị trường hiện đại.
Vấn
đề thứ ba là khoa học tổ chức sản xuất nhằm xuất khẩu. Mỗi thế mạnh
kinh tế có một hệ sản phẩm, lấy sản phẩm xuất khẩu làm chủ đạo.
Phải tổ chức sản xuất thế nào để thu hút và tập trung được sức mạnh
mọi thành phần kinh tế, mọi đối tác vào cùng hợp tác kinh doanh trên
một hệ sản phẩm, các bên cùng có lợi cao, ổn định, cố giảm tối đa
sự bắt chẹt lẫn nhau, làm lợi cho đối thủ.
Làm được những điều trên là rất khó, nên phải coi khoa học quản lý vĩ mô là cái cấp bách và cơ bản lâu dài. Phải nhìn nhận rằng trình độ quản lý của cán bộ chúng ta còn cách xa các đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chủ yếu vì chưa được đào tạo đầy đủ và cách đào tạo chưa tốt. Tôi nghĩ rằng, để khắc phục, mỗi người phải ra sức tự học, tự vươn lên, nhà nước tỉnh phải hỗ trợ hết mình. Song song với việc đó, cần sớm hình thành lực lượng cán bộ tư vấn chiến lược giỏi, có nhiệt huyết cao, chuyên sâu để nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp chiến lược. Có thể thành lập viện nghiên cứu là nơi thu hút trí tuệ trong và ngoài nước, tìm giải pháp chiến lược cho Lâm Đồng, theo đơn đặt hàng của nhà nước tỉnh, của các tổ chức kinh doanh chiến lược các sản phẩm hàng đầu của tỉnh. Viện cũng là lò đào tạo nhân tài cho tỉnh.
HUỲNH THỐNG
Nguyên Chủ nhiệm
Ủ
y ban khoa học
và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |