Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |
Du
lịch Lâm Đồng đang và sẽ trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.
Chương trình hành động về du lịch và tổ chức các sự kiện du lịch
Lâm Đồng 2000, do UBND tỉnh ban hành vào tháng 7.1999 vừa qua, với 4 mục
tiêu, 6 chương trình xoay quanh chủ đề "Đà Lạt, thành phố hoa, điểm
hẹn năm 2000". Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt là một đề tài hấp dẫn,
thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo địa phương và trung ương,
các nhà đầu tư và các cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt, sự kiện
thành phố Đà Lạt được công nhận đô thị loại II trong năm 1999 này
làm cho "viên ngọc quý Đà Lạt" lại càng sáng hơn.
Tuy
nhiên, khi nghiên cứu chương trình hành động trên, chúng tôi nhận
thấy rằng có một số vấn đề cốt lõi có tính nguyên tắc để định
hướng cho hành động du lịch mà chương trình chưa đề cập một cách
rõ ràng, đó là: sản phẩm chủ yếu của du lịch Lâm Đồng là gì, hay
nói một cách khác: phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi
trường ra sao?
Quan
điểm kinh tế hiện đại không cho rằng sản phẩm của du lịch, dịch vụ
là phi vật chất, mà bao gồm sản phẩm phi hình thể và sản phẩm hình
thể, hoặc cả hai vì đây là những sản phẩm, những dịch vụ (gọi
chung là sản phẩm) phục vụ cho nhu cầu của con người không phải tại
nhà, tại nơi mình sống lâu dài, mà tại một địa phương khác, đất
nước khác, trong một thời gian nhất định, cho nên sản phẩm du lịch vô
cùng đa dạng phong phú, luôn luôn phát triển đổi mới theo nhịp độ
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và ảnh hưởng quốc tế.
Nghiên cứu, xác định rõ sản phẩm du lịch của mỗi vùng, lãnh thỗ,
để ưu tiên, kiên trì đầu tư cho những sản phẩm ấy là một công việc
hết sức quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định cho sự thành
công của ngành kinh tế du lịch địa phương.
Giới
nghiên cứu và báo chí thường hay ca ngợi hoặc chê trách du lịch của
nơi này, địa phương nọ với khá nhiều giấy mực, nhưng rồi mọi việc
chuyển biến rất chậm, không như ta muốn.
Du
lịch là bài toán khó, phức tạp, như vậy cần phải trở lại từ đầu,
từ cái đơn giản nhất. Sản phẩm du lịch của Lâm Đồng là gì? Cần
định danh tất cả các sản phẩm ấy và phân loại nó để tìm ra các
giải pháp phân công quản lý trên các loại sản phẩm cụ thể, đây cũng
chính là sự phân công xã hội cho mục tiêu kinh tế du lịch.
ở
đây chúng tôi xin không đi sâu vào việc định danh mà chủ yếu đề
cập đến việc phân loại. Nếu thống nhất được phương pháp phân loại
thì việc định danh cũng khá dễ dàng. Theo chúng tôi, có mấy cách phân
loại sau:
I. THEO TÍNH NĂNG SẢN PHẨM
1.
Nhóm sản phẩm công ích phục vụ chung cho mọi người, trong đó kể cả
khách du lịch, như cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông, cơ sở
hạ tầng đô thị, nông thôn, cây xanh, môi trường, công viên, khu vui
chơi giải trí công cộng...
2.
Nhóm sản phẩm cụ thể phục vụ chủ yếu cho du khách theo nhu cầu của từng
cá nhân với những tiêu chuẩn, chất lượng khác nhau, như nhà hàng,
khách sạn, nhà trọ, phương tiện di chuyển trong thành phố, các dịch
vụ văn hóa, y tế, các loại đặc sản địa phương...
3.
Nhóm sản phẩm hỗn hợp bao gồm cả các tính năng của hai nhóm trên,
như các khu chợ, siêu thị, đường phố du lịch, các điểm tham quan, các
danh lam thắng cảnh, làng dân tộc, làng văn hóa...
II. THEO SỰ PHÂN CÔNG CỦA XÃ HỘI
1.
Nhóm sản phẩm do nhà nước đảm trách: Do nhà nước bỏ ngân sách
đầu tư và quản lý thông qua các doanh nghiệp công ích hoặc một tổ
chức của nhà nước, phần lớn là nhóm sản phẩm công ích, các chợ, các
di tích văn hóa xếp hạng, rừng, biển, sông, hồ..., an ninh trật tự xã
hội.
2.
Nhóm sản phẩm do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch đảm trách.
Phần lớn thuộc nhóm sản phẩm cụ thể, kể cả các danh lam thắng cảnh
giao cho đơn vị kinh doanh quản lý khai thác.
3.
Nhóm sản phẩm do nhân dân và nhà nước cùng làm bao gồm các hoạt
động văn hóa, các lễ hội, tính mến khách, giữ gìn vệ sinh chung, bảo
vệ môi trường...
III. THEO NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH KINH TẾ
1.
Nhóm sản phẩm hoàn toàn không thu: như đường sá giao thông trong
địa phương, cảnh quan môi trường chung, các điểm tham quan, danh thắng
miễn phí.
2.
Nhóm sản phẩm thông qua mua bán trao đổi với du khách theo cơ chế thị
trường.
3.
Nhóm sản phẩm có thu bằng phí hoặc lệ phí.
4.
Nhóm sản phẩm có nguồn thu bằng những phương pháp khác, như cúng dường
của người hành hương, quyên góp trong từng lễ hội, tài trợ từ những
nơi khác.
Căn
cứ vào sự phân loại như trên, nhà nước và các nhà kinh doanh cần
phải xây dựng những chính sách và chiến lược kinh doanh cụ thể của
mình. Đặc biệt nhà nước phải biết chọn lọc ưu tiên đầu tư cho loại
nhóm sản phẩm nào và cần đặt nặng việc điều chỉnh, khuyến khích
quản lý nhóm sản phẩm nào bằng các công cụ đòn bẩy sẵn có.
Trong
nhiều năm qua, do chúng ta chỉ chú ý đến một số dịch vụ du lịch cụ
thể, tập trung ở một số đơn vị có chức năng kinh doanh du lịch, không
quan tâm đến những sản phẩm chủ lực đặc thù của địa phương, làm
cho giá trị của sản phẩm du lịch Lâm Đồng bị giảm sút.
*
Nói
một cách chung nhất, môi trường là vấn đề xuyên suốt của du lịch Lâm
Đồng - Đà Lạt. Người ta thích lên Đà Lạt vì ở đây có môi trường
khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, có thể nghỉ ngơi, chữa bệnh, phục hồi
sức khỏe; còn các nhu cầu khác như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm và các
dịch vụ khác là nhu cầu đương nhiên.
Như
vậy, chúng ta đã quan tâm đầu tư cho sản phẩm chủ lực là môi trường
như thế nào?
Địa
danh Lâm Đồng xuất hiện trong lịch sử hành chính nước ta từ năm
1946, do việc sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng. Đồng
Nai Thượng là tên chỉ vùng rừng và đất rừng thuộc thượng nguồn sông
Đồng Nai. Còn Đà Lạt là tên con suối chảy qua hồ Xuân Hương, tới
thác Cam Ly, đến sông Da Dâng hay còn gọi là Đạ Đờn, sau đó hợp lưu
với sông Đa Nhim rồi đổ về sông Đồng Nai. Không biết vô tình hay hữu
ý mà lịch sử đã đặt tên cho vùng đất Lâm Đồng - Đà Lạt có sự
gắn kết đẹp đẽ, hài hòa đến thế.
Lâm
Đồng gồm có 3 cao nguyên: Lang-Bian, Dran và cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc,
nối liền với khu vực miền Đông Nam bộ, vùng phát nguyên của hệ thống
sông Đồng Nai. Diện tích rừng có độ che phủ cao nhất nước, có khí
hậu mát mẻ trong lành. Với vùng đường kính gần 150 km, tài nguyên
du lịch vô cùng phong phú và đa dạng, Lâm Đồng là một vùng có vị
trí chiến lược về môi trường của quốc gia: nguồn nước mặt, thủy năng
và đa dạng sinh học... Đặc biệt, trong vùng Lâm Đồng có thành phố
Đà Lạt là một nhà máy điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí khổng
lồ bởi mấy chục ngàn hecta rừng thông càng làm cho Đà Lạt hấp dẫn,
quyến rũ.
Hồ
Xuân Hương đã vượt qua sự đe dọa của ô nhiễm môi trường nhưng sự
ô nhiễm của thác Cam Ly là một chấm đen không dễ gì xóa của Đào
Nguyên Đà Lạt. Mặt hồ Tuyền Lâm đang bị tấn công bởi những vỏ hộp
nước giải khát và bao nilon. Rừng thông xung quanh đô thị Đà Lạt tiếp
tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Rừng đầu nguồn của hai con sông Đa
Nhim và Đạ Đờn đã bị khai thác quá mức, gây nên lũ lụt thường
xuyên các huyện phía nam Lâm Đồng.
Có
nhiều tiêu chuẩn về môi trường của Đà Lạt trước đây đạt loại
chuẩn quốc gia như nước cấp, nước mặt, tiếng ồn nơi các trục giao
thông trung tâm tâm đô thị, khu công nghiệp đô thị, độ bụi trong
không khí và tiêu chuẩn về xanh, sạch và xử lý rác. Bộ khoa học, công
nghệ và môi trường đang có chủ trương đầu tư cho Lâm Đồng - Đà
Lạt một trạm quan trắc môi trường để kiểm tra thường xuyên các thông
số nêu trên.
Môi
trường đô thị là vấn đề rất bức bách, chẳng những đối với hai
đô thị lớn Đà Lạt, Bảo Lộc mà đối với các đô thị nho như các
thị trấn Dran, Thạnh Mỹ, Liên Nghĩa, Di Linh, Mađagui, Đinh Văn... Đây
là những đô thị vệ tinh của Đà Lạt và Bảo Lộc, nếu được xây dựng
sạch, đẹp, khang trang cũng sẽ tạo nên sức hút riêng biệt. Nếu là
đô thị bẩn thì chỉ có người địa phương sống với nhau, chứ du khách
đâu thích dừng chân.
Thành
phố Đà Lạt được mệnh danh là thành phố hoa nhưng trên các đường
phố đâu thấy có nhiều hoa kiểng. Cách đây hơn chục năm, thành phố
Đà Lạt phát động phong trào "người người trồng hoa, nhà nhà trồng
hoa" rất hay nhưng kết quả chưa cao. Bây giờ nên phát động lại
phong trào này là vô cùng thích hợp, vừa làm đẹp thành phố, bảo vệ
môi trường, phát triển kinh tế.
Trục
đường 20 từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt là tuyến đường du
lịch hấp dẫn. Ngoài việc mở rộng, bảo dưỡng nâng cấp thường xuyên,
chính quyền địa phương cần phát động nhân dân hai bên đường (từ
thị trấn Mađagui - đèo Chuối trở lên) trồng các loại hoa, cây kiểng,
cây che bóng trước nhà để vừa che chắn bụi, tiếng ồn, vừa tạo nên
con đường đầy hoa dẫn đến tận chân dãy núi Langbian. Công nghệ trồng,
thu mua, đóng gói xuất khẩu hoa ở Lâm Đồng có nhiều triển vọng. ý
tưởng về con đường hoa vừa có lợi cho môi trường, cho du lịch, cho
hoạt động kinh tế. Biết đâu nó sẽ trở nên hiện thực, là sản phẩm
du lịch mang tính hỗn hợp bên cạnh vấn đề quan trọng của môi trường
tự nhiên là môi trường xã hội.
MỘT VÀI SỐ LIỆU THAM KHẢO
Năm
|
Tổng số khách đến |
Khách quốc tế |
1985
|
129.700
|
3.254
|
1990
|
151.634
|
4.683
|
1995
|
417.500
|
59.466
|
1998
|
406.766
|
56.451
|
-
Khách chủ yếu tham quan nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ 88%, còn 12% đến làm
việc.
-
Khách khu vực TP. Hồ Chí Minh chiếm 53,85%
Đồng
bằng Nam bộ 21,95%
Miền
Trung 10,86%
Miền
Bắc 13,34%
Nguồn:
Công ty Du lịch Lâm Đồng
Việc
tăng nhanh dân số hàng năm đối với Lâm Đồng - Đà Lạt (chủ yếu tăng
cơ học) là điều không thể cưỡng lại được. Vấn đề quan trọng là
làm thế nào để ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh trật
tự xã hội, đảm bảo cho môi trường xã hội đạt tiêu chuẩn để phát
triển du lịch.
Như
vậy, môi trường là tài nguyên du lịch, là sản phẩm du lịch chủ yếu,
tổng hợp nhất, cao cấp nhất, đồng thời có sự phân công xã hội cao
nhất, không có sản phẩm nào khác có thể thay thế được. Đáp số
cho bài toán: làm thế nào để lượng du khách tăng hàng năm và kéo
dài được ngày lưu trú tại Lâm Đồng - Đà Lạt chính là chất lượng
sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm môi trường.
*
Mới đây, tôi có gặp người bạn cũ từng nghiên cứu về du lịch. Anh ấy đã đặt câu hỏi: "Gần đây du khách lên Đà Lạt thích nhất cái gì?". Tôi suy nghĩ và kể ra một loạt công trình, nào Thiền viện Trúc Lâm, Tượng đài phụ nữ chợ Đà Lạt, Nhà gốc cây...,
nhưng anh đều lắc đầu lia lịa và nói: "Đó là ánh đèn vàng! Đêm Đà Lạt đi dưới ánh đèn vàng, dạo quanh hồ, lên tầng cao ngắm cảnh... Tuyệt!". Tôi gật gù đồng ý với khám phá này, nhưng chưa kịp định tâm,
anh lại phán thêm một câu: "Nhưng còn gì đáng buồn hơn khi ta thấy một số nhà hàng, khách sạn ở Đà Lạt đã dùng quạt đứng, quạt trần để làm mát bầu không khí mà từ lâu người ta ca tụng là mát lành!".
TRƯƠNG
TRỔ
Sở khoa học, công nghệ & môi trường Lâm Đồng
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ môi trường |