Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ & môi trường |
Diện
tích đất tự nhiên tỉnh Lâm Đồng rộng khoảng 9.953 km2, gồm chủ yếu
là đất rừng núi (>90%), đất đồng bằng chiếm gần 10%.
So
với nhiều tỉnh khác ở miền Nam Việt Nam, trên diện tích đất đai của
Lâm Đồng có nhiều ưu thế hơn về tiềm năng khoáng sản trong lòng
đất.
Từ
sau năm 1975 đến nay, cùng với các lĩnh vực cơ bản khác, việc điều
tra địa chất - khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đã được đầu tư và phát
triển đáng kể từ hai phía: Trung ương và địa phương. Đến nay, trên
diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng, Nhà nước đã hoàn thành cơ bản nhiệm
vụ điều tra địa chất - khoáng sản (ĐCKS) và các nghiên cứu kết hợp
tỷ lệ nhỏ (sơ lược) 1:500.000 và 1:200.000.
Từ
năm 1990 đến nay, nhiệm vụ điều tra ĐCKS phạm vi tỉnh Lâm Đồng cũng
như miền Nam Việt Nam đã chuyển tiếp sang giai đoạn hai giai đoạn điều
tra tỷ lệ trung bình (1:50.000) chuẩn quốc gia. Riêng ở Lâm Đồng đã
đo vẽ bản đồ địa chất - điều tra khoáng sản (1:50.000) xong được
khoảng 4.000 km2 (xấp xỉ 1/2 diện tích), bao gồm phạm vi Đà Lạt và phụ
cận, phạm vi huyện Đức Trọng - Lâm Hà giáp Dak Lak, một phần của huyện
Di Linh. Phạm vi thuộc huyện Bảo Lộc, bắc Di Linh tuy chưa đo vẽ bản
đồ địa chất chuẩn quốc gia nhưng công việc điều tra ĐCKS trong giai
đoạn một đã được tiến hành khá chi tiết trong công trình tìm kiếm
chi tiết và thăm dò các khu mỏ bauxit, than nâu, sét bentonit, sét
diatomit.
Ngoài
bauxit ở Tân Rai - Bảo Lộc, than nâu Đại Lào, sét bentonit, diatomit
Đại Hiệp, thiếc Đa Chay, vàng Trà Năng và đá quý Tiên Cô - Sơn Điền
(được đầu tư nghiên cứu khá chi tiết từ phía Trung ương), tỉnh Lâm
Đồng cũng tiến hành thăm dò, nghiên cứu khai thác một số khoáng sản
như sét gạch ngói, đá xây dựng, đá ốp lát, vàng và đá quý. Hiện
nay mỏ vàng Trà Năng, thiếc Đa Chay vẫn khai thác.
Trong
công trình tổng hợp các tài liệu ĐCKS tỉnh Lâm Đồng (kèm theo bản
đồ ĐCKS cùng tên, tỷ lệ 1:100.000, tính đến năm 1993) cho thấy tiềm
năng khoáng sản của tỉnh như sau (xem bảng dưới).
Cần
phải nhấn mạnh rằng, trong kỳ kế hoạch 2000 - 2005, Trung ương (trực
tiếp là Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam) sẽ tiến hành đo vẽ
địa chất-điều tra khoáng sản tiếp tục của giai đoạn 2, trên diện tích
2.000 km2 (đề án nhóm tờ Bắc Đà Lạt), tỷ lệ 1:50.000. Mục tiêu của
đề án này nhằm điều tra tổng hợp tất cả các loại khoáng sản, trọng
tâm là thiếc, vàng và làm sáng tỏ địa chất vùng Bắc Đà Lạt - một
vùng có cấu trúc địa chất rất phức tạp, rất khó khăn về địa hình
và giao thông.
Cùng
với điều tra ĐCKS trong những năm qua, Trung ương cũng đã tiến hành
điều tra địa chất đô thị cho hai khu trung tâm là Tp. Đà Lạt và thị
xã Bảo Lộc.
Tỉnh
Lâm Đồng cũng đã tiến hành điều tra địa chất môi trường sơ lược
ở một số khu mỏ đã và đang khai thác (thiếc, vàng, đá xây dựng ...).
So
với nhiều tỉnh khác, Lâm Đồng thực sự có tiềm năng lớn về khoáng
sản, vừa phong phú và đa dạng. Dưới đây là những yếu tố thuận lợi
để tạo khoáng sản của Lâm Đồng:
I. YẾU TỐ ĐỊA CHẤT
I.1- Yếu tố địa tầng:
Kết
quả điều tra địa chất hơn 20 năm qua, cho thấy phạm vi Lâm Đồng khá
phong phú các thành tạo Jura (các thành tạo này trước đây được các
nhà địa chất Pháp xác định không đúng với tài liệu thực tế). Các
thành tạo Jura là môi trường rất cần thiết, quan trọng để chứa dung
dịch quặng nội sinh (như mỏ vàng Trà Năng, thiếc Đa Chay), đồng thời
cũng đã tạo ra lớp phong hóa để hình thành các mỏ sét gạch ngói.
Tên khoáng sản
|
Mức độ điều tra
|
Ghi chú |
|
Sơ lược
|
Chi tiết (trữ lượng)
|
||
Than nâu
|
|
Trữ lượng cấp B: 130.000 tấn
Trữ lượng cấp C1: 85.000 tấn
|
Chưa khai thác
|
Than bùn
|
+
|
Trữ lượng cấp P: 1.110.000 m2
|
Khai thác nhỏ làm phân bón
|
Sắt (kiểu vỏ phong hóa)
|
+
|
Trữ lượng cấp P: 2.784.000 tấn
|
Chưa
|
Vofram
|
+
|
|
Chưa rõ
|
Thiếc gốc:
1- Đa Chay
2- Bắc Đà Lạt
|
+
|
Trữ lượng C2: 6.059 tấn; P1: 27.243 tấn
P2: 78.446 tấn. Tổng trữ lượng : 111.748 tấn (trong cân đối), 170 tấn (ngoài cân đối)
|
Đi kèm với thiếc có arsen (5.158 tấn), bismut (193 tấn) vàng 1.488 kg
|
3- Núi Khôn - Núi Sa
|
+
|
Chưa phát hiện thiếc gốc
|
|
4- Phú Sơn
|
+
|
Không có triển vọng
|
|
5- Lộc Lâm
|
+
|
Không có triển vọng
|
|
6- Khu Sông Con
|
+
|
Có triển vọng (mỏ nhỏ ?)
|
|
7- Khu Sơn Điền
|
+
|
Không có triển vọng
|
|
Thiếc sa khoáng
|
+
|
Trữ lượng khoảng 676 tấn
|
|
Vàng Trà Năng
1- Khu K67-72
|
+
|
Au: 1.928,9 kg; Ag: 2.291,14 kg
|
|
2- Khu K.62
|
+
|
Hàm lượng nghèo
|
|
3- Khu Đại Ninh
|
+
|
Au: 235 kg; Ag: 292 kg.
|
Quy mô nhỏ
|
4- Khu Tiscado
|
+
|
Hàm lượng không giàu, ít tập trung
|
|
5- Vàng sa khoáng khu Trà Năng
|
+
|
Cấp C1: 102.374 kg
Cấp C2: 10.274 kg
Cấp P1: 47.106 kg
Cấp P2: 540 kg
|
Đã khai thác
|
Chì-kẽm
|
+
|
Trữ lượng dự kiến:
- Chì: 108.000 tấn
- Kẽm: 54.000 tấn
|
Đi kèm với chì, kẽm có vàng bạc
|
Nhôm (quặng bauxit)
|
|
Mỏ Bảo Lộc: 378.000.000 tấn (C1+C2)
Mỏ Tân Rai: 736.464.000 tấn (C2)
Điểm Gia Bắc: 112.000.000 tấn (P)
Điểm tây đèo Bảo Lộc: 8.000.000 tấn (P)
|
Chưa khai thác
|
Đá quý, bán quý:
Ruby
Saphia
Topa
Opan
Thạch anh tinh thể
Tectit
|
+
+
+
+
+
+
|
Trữ lượng dự bao cấp P=279 kg.
|
Đã khai thác
Thu lượm
Thu lượm
Thu lượm
Thu lượm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
Tích tụ bở rời Pleistocen, Holocen đóng vai trò quan trọng chứa các sa
khoáng vàng, thiếc và tích tụ than bùn, đá quý, bán quý.
I.2- Yếu tố magma:
+
Đá magma xâm nhập: Diện phân bố đá magma xâm nhập khá rộng (khoảng
>150 km2). Khối lượng chủ yếu là granit, khối lượng nhỏ là là
diorit, grano-diorit. Trong việc tạo các mỏ khoáng sản nội sinh, yếu tố
magma xâm nhập trạng thái dung dịch nóng tiếp xúc với địa tầng Jura
trong vùng đã tạo thuận lợi hình thành các mỏ khoáng kim loại (vàng-bạc,
thiếc, vofram, chì-kẽm ...). Đá magma xâm nhập còn là nguồn cung cấp
khối lượng khổng lồ đá xây dựng, đá ốp lát khi đạt các tiêu chuẩn
cơ bản.
+
Đá magma phun trào: Diện phân bố khoảng gần 2.000 km2; bao gồm phun trào
axit (ryolit forfyr, felsit, tuf), andesit và đá bazan, vụn kết, tuf bazan.
Đá
có thành phần axit, trung tính thuận lợi để tạo đá biến đổi liên
quan với khoáng sản nội sinh (vàng-bạc, chì kẽm ...), vỏ phong hóa của
chúng có thể tạo mỏ sét kaolin.
Đá
phun trào bazan thuận lợi liên quan với tạo mỏ đá quý (Tiên Cô, Sơn
Điền ...) và là nguồn để khai thác đá xây dựng và có thể cả đá
ốp lát.
Nói
chung, các đá phun trào trong vùng trước hết là nguồn cung cấp rất lớn
đá xây dựng. Riêng đá phun trào bazan còn có ý nghĩa rất lớn tạo
vỏ phong hóa laterit và đất đỏ. Trong tầng laterit đã khoanh được các
khu mỏ bauxit như mỏ Tân Rai, mỏ Bảo Lộc. Đặc biệt ở vùng Đại Hiệp,
mỏ sét bentonit, diatomit là sản phẩm tích tụ từ các sản phẩm tro tuf
của phun trào bazan trong môi trường hồ khép kín.
II. YẾU TỐ KIẾN TẠO
Trong
các hoạt động cơ học của trái đất (địa động lực) thì hoạt động
kiến tạo có vai trò quan trọng để tạo thuận lợi hình thành mỏ khoáng,
đồng thời cũng đóng vai trò phá vỡ các thân khoáng. Phạm vi tỉnh Lâm
Đồng có một số đới phá hủy, đứt gãy kiến tạo. Có 3 hệ thống
đứt gãy kiến tạo chủ yếu: hệ thống kéo dài theo phương đông bắc
- tây nam, hệ thống tây bắc - đông nam và hệ thống kinh tuyến, việc
nghiên cứu các đặc điểm của chúng còn hạn chế.
III. YẾU TỐ VỎ PHONG HÓA
Trong
phạm vi Lâm Đồng, yếu tố vỏ phong hóa rất quan trọng trong sự hình
thành mỏ ngoại sinh: bauxit, kaolin, laterit sắt. Yếu tố này đã được
nghiên cứu kỹ trong khi đánh giá triển vọng bauxit Tân Rai, Bảo Lộc và
một số nơi khác.
Ngoài
các yếu tố cơ bản nói trên, còn có một số yếu tố khác như địa mạo,
tân kiến tạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Mối quan hệ
tạo khoáng của chúng đứng sau các yếu tố địa tầng, magma, kiến tạo.
Cần
lưu ý rằng tiềm năng khoáng sản và các điều kiện địa chất thuận
lợi cho sự hình thành khoáng sản nói trên là kết quả điều tra mới
chỉ trên hơn một nửa diện tích của tỉnh (1:50.000). Rất hy vọng sau
khi kết thúc đo vẽ 1:50.000 trên toàn tỉnh, trữ lượng khoáng sản các
loại sẽ gia tăng hơn.
Tóm
tắt, Lâm Đồng thực sự có tiềm năng khá lớn về khoáng sản. Thế mạnh
này đã được khai thác trong những năm qua. Sắp tới, bước vào đầu
thế kỷ 21, thế mạnh này chắc chắn phải phải được nhân lên cùng với
công nghệ mới trong khai thác khoáng sản. Hy vọng Lâm Đồng chiếm lĩnh
được vị trí hàng đầu ở Đông Nam Bộ về công nghệ khai thác chế
biến khoáng sản.
ĐỖ CÔNG
DỰ
Mục lục |
Sở khoa học - công nghệ & môi trường |