Nội dung chính

Mục lục

Sở khoa học - công nghệ  & môi trường

I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC LIÊN HIỆP HỘI

Là một tỉnh miền núi, sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, nhưng Lâm Đồng có những tiềm năng thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai và có đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật khá đông đảo với hơn 6.000 người trong các lĩnh vực hoạt động, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, bình quân 1.000 dân có 7 người đạt trình độ cao đẳng và đại học trở lên, tuy chưa bằng mức bình quân chung của cả nước nhưng là mức cao so với các tỉnh miền núi khác. Trên địa bàn tỉnh có Trường đại học Đà Lạt, Viện nghiên cứu hạt nhân, Viện Pasteur, Phân viện sinh học và nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học khác của Trung ương. Ngoài các cơ quan chuyên môn, quản lý khoa học ở địa phương, cũng đã xây dựng các cơ sở nghiên cứu ứng dụng của một số ngành kinh tế quan trọng như: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm cây chè, Trung tâm ứng dụng kỹ thuật nông lâm nghiệp, Công ty ứng dụng kỹ thuật Đà Lạt v.v... Đà Lạt không chỉ là thành phố du lịch nổi tiếng mà còn được xác định là trung tâm khoa học của khu vực, có triển vọng hình thành các cơ sở công nghệ cao. Đây thực sự là những nguồn lực quý giá để đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng liên minh chiến lược công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng cho khối đoàn kết toàn dân, lấy đội ngũ trí thức làm nòng cốt thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ tháng 8.1990, Tỉnh ủy đã cho thành lập Câu lạc bộ khoa học Đà Lạt - Lâm Đồng, là nơi hội tụ giao lưu trí tuệ của đội ngũ trí thức. Câu lạc bộ đã thu hút được đông đảo trí thức tham gia hoạt động sôi nổi, tổ chức được các buổi sinh hoạt học thuật với nội dung phong phú và thiết thực. Cũng trong thời kỳ này, một số hội KHKT chuyên ngành được thành lập thêm, đòi hỏi cần có một tổ chức để điều hòa, phối hợp và hỗ trợ cho các hội hoạt động có hiệu quả. Yêu cầu này đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chú ý và tạo điều kiện để xây dựng tổ chức Liên hiệp Hội. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội, sau một thời gian tích cực chuẩn bị, ngày 5.10.1994, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Lâm Đồng được thành lập.

Việc thành lập Liên hiệp Hội, một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức, là bước ngoặt phát triển mới nhằm tập họp lực lượng trí thức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh phát huy tiềm năng trí tuệ, đóng góp tích cực vào việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sự ra đời của tổ chức Liên hiệp Hội đáp ứng được nguyện vọng của đội ngũ trí thức ở địa phương nên được anh chị em đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia. Từ 5 hội thành viên ban đầu với trên 1.000 hội viên, đến nay Liên hiệp hội đã có 12 hội chuyên ngành, 2 câu lạc bộ KHKT và 8 tổ chức thành viên tập thể với trên 5.000 hội viên. Liên hiệp Hội đã tập họp được hầu hết trí thức khoa học - công nghệ trên địa bàn tỉnh vào tổ chức của mình và tích cực tham gia các hoạt động của Liên hiệp Hội.

Triển khai thực hiện chỉ thị 45/CT-TW của Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Đảng Đoàn của tổ chức Liên hiệp Hội. Việc thành lập Đảng Đoàn thể hiện sự quan tâm chú ý của Đảng, tăng cường vị thế và đảm bảo cho Liên hiệp Hội hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn.

II. HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Với chức năng điều hòa, phối hợp, Liên hiệp Hội thực hiện làm đầu mối quan hệ giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và Mặt trận với các hội thành viên và đội ngũ trí thức nói chung. Phát huy vai trò tập họp, vận động, Liên hiệp Hội tạo điều kiện giúp trí thức khoa học - công nghệ hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giác ngộ chính trị, ý thức trách nhiệm công dân, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp để đóng góp tốt nhất vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thực hiện chỉ thị của Thường trực Tỉnh ủy, Liên hiệp Hội đã tổ chức các hội nghị tập họp trí thức tiêu biểu, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ VI và các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; tham gia góp ý Dự thảo bộ Luật dân sự, Luật hình sự, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường; tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng trong giới trí thức, đặc biệt là Nghị quyết II của Ban chấp hành Trung ương Đảng về khoa học và công nghệ. Sau khi học tập, Liên hiệp Hội đã tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng chương trình hành động thực hiện; tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị 42/CT-TW và chỉ thị số 45/CT-TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội quần chúng và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật.

Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên hiệp Hội vận động trí thức tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động do UBMTTQ và Ban dân vận phát động. Hoạt động có ý nghĩa lớn và được thực hiện thường xuyên trong các năm qua là tham gia thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hưởng ứng các cuộc vận động này, Liên hiệp Hội thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội, các hủ tục mê tín, lạc hậu, lãng phí, xây dựng nếp sống lành mạnh, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững cho từng địa bàn sản xuất và khu vực dân cư.

Phối hợp với Sở KH,CN&MT, Liên đoàn lao động và Đoàn thanh niên tổ chức phát động hưởng ứng cuộc thi "Sáng tạo khoa học - kỹ thuật Việt Nam". Đây là cuộc thi có ý nghĩa lớn, lần đầu tiên được phát động ở tỉnh ta, có tác dụng động viên trí thức tham gia hoạt động sáng tạo, tìm giải pháp hữu ích cho các lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Được sự hỗ trợ của Hội đồng Trung ương, Liên hiệp Hội đã xây dựng được quỹ học bổng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo có thành tích vượt khó, học giỏi. Hằng năm, Liên hiệp Hội xét cấp 12 xuất học bổng với tổng số tiền là 7.200.000 đồng cho con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh để động viên các cháu phấn đấu rèn luyện và học tập.

III. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

Liên hiệp Hội phối hợp với Sở KH,CN&MT và các tổ chức thành viên thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, tham gia thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học phù hợp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống.

1. Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học

Cùng với Sở KH,CN&MT, Liên hiệp Hội xuất bản tập san "Thông tin khoa học và công nghệ". Tập san ra đều đặn hàng quý, ngày càng được cải tiến về nội dung và hình thức, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, các thông tin KH-CN mới và là tiếng nói của đội ngũ trí thức ở địa phương.

Phổ biến các kiến thức khoa học cần thiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn thực hiện vệ sinh phòng bệnh, những kiến thức cần thiết về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng dẫn quan sát nhật thực, nguyệt thực v.v...

2. Tổ chức các hội thảo khoa học và sinh hoạt học thuật

Trong những năm qua, Liên hiệp Hội đã phối hợp với Sở KH,CN&MT và các cơ quan hữu quan tổ chức được nhiều hội thảo khoa học có nội dung thiết thực và phát huy được tác dụng tốt dưới đây:

- Hội thảo về hợp tác phát triển công nghệ thông tin các tỉnh và thành phố khu vực phía Nam (12.1995);

- Hội thảo về phát triển sản xuất và chế biến chè (11.1996);

- Hội thảo về sản xuất và tiêu thụ rau của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (5.1997);

- Hội thảo về khắc phục sự cố Y2K cho các thiết bị sử dụng công nghệ thông tin (3.1999);

- Hội thảo về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý (6.1999);

- Hội thảo về cơ học thủy khí và phòng chống thiên tai (8.1999).

Các hội thảo khoa học đã thu hút được nhiều cán bộ quản lý, đối tượng cán bộ KHKT giỏi của các cơ quan trong tỉnh, của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của Trung ương tham gia, đóng góp được những ý kiến và giải pháp hữu ích cho các ngành kinh tế - kỹ thuật của tỉnh.

Các sinh hoạt học thuật thường xuyên giới thiệu các thông tin và các chương trình nghiên cứu mới, thảo luận, góp ý kiến bổ sung cho các chuyên đề được trình bày góp ý phần xây dựng, hoàn thiện các chương trình nghiên cứu.

3. Tham gia thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học

Liên hiệp Hội tham gia thực hiện một số chương trình nghiên cứu khoa học có tính phổ cập rộng rãi, thu hút nhiều thành viên tham gia và có đóng góp thiết thực:

- Tham gia chương trình nghiên cứu ?Điều tra hiện trạng môi trường và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất rau sạch tại thành phố Đà Lạt?. Chương trình nghiên cứu này được thực hiện trong 2 năm 1996-1997, đạt được kết quả tốt, hiện nay đang tiếp tục triển khai dự án sản xuất thử nghiệm ra diện rộng, việc triển khai thực hiện dự án có sức thuyết phục và khả năng thực thi cao, nhiều gia đình trồng rau, trồng hoa đã tìm đến học hỏi và áp dụng quy trình sản xuất do dự án xây dựng.

- Tham gia biên tập bộ "Địa chí Lâm Đồng", đây là chương trình nghiên cứu công phu được tiến hành thực hiện từ cuối năm 1996, các đề tài nghiên cứu đều đạt chất lượng khá. Hiện nay nhiều thành viên của Liên hiệp Hội được mời tham gia ban biên tập để chuẩn bị xuất bản bộ địa chí vào năm 2000.

- Tham gia chương trình điều tra khảo sát về đội ngũ cán bộ KHKT phục vụ cho việc thực hiện đề án "Một số vấn đề về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Lâm Đồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa".

NGUYỄN THIẾT GIÁP  
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng

Nội dung chính

Mục lục

Sở khoa học - công nghệ  & môi trường