| Trang trước | Mục lục | Trang sau | |
||||||
những hành trang để bước vào thế kỷ XXI. Tùy theo điều kiện của mỗi chủ thể mà hành trang đó có thể khác nhau. Nhưng tất cả đều có điểm chung trong mục đích là phải phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng có của mình, tạo đà phát triển nhanh, mạnh hơn trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Lâm Đồng là một tỉnh thuộc vùng núi và cao nguyên thuộc nam Tây Nguyên. Trong 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế xã hội đã có sự phát triển khá tốt. Bình quân mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 13-14%. Tuy vậy, sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Lâm Đồng. Trên tinh thần đổi mới về cách nghĩ, cách làm; tập trung mọi nguồn lực để phát triển nền kinh tế địa phương; xóa bỏ các rào cản làm chậm quá trình phát triển, tạo ra động lực mạnh cho nền kinh tế ngay trong những năm đầu của thế kỷ XXI; chúng ta có thể đánh giá, nhìn nhận một cách khoa học về những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lâm Đồng và đề ra những chủ trương, quan điểm cơ bản cho quá trình phát triển như sau: VỀ TIỀM NĂNG CỦA LÂM ĐỒNG Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 976.479 ha. Trong đó có khoảng 200.000 ha đất bazan, thích hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày nhất là cây chè, cà phê, dâu tằm, điều. Nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 55.000 ha phân bố dọc theo sông, suối, thích hợp với việc canh tác cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau hoa và dược liệu đặc sản. Đây là nguồn tiềm năng lớn cho việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản tại Lâm Đồng. Diện tích rừng tự nhiên có 617.000 ha với trữ lượng đạt xấp xỉ 50 triệu m3 gỗ và khoảng 544 triệu cây tre nứa.
Tập đoàn cây rừng phong phú, nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Sự phân bố cho phép khai thác một cách hợp lý để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản phục vụ nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, phục vụ tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học và bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm. Là vùng kiến tạo núi lửa cổ trải qua quá trình bình sơn nguyên lâu dài, nên Lâm Đồng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú với trữ lượng lớn: bauxite trữ lượng hơn 1,2 tỷ tấn có hàm lượng Al203 trung bình đạt 56%; quặng thiếc có trữ lượng khoảng 100.000 tấn; kaolin có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn ; các loại đá quý gồm Opal, Canxedoal, Tectic... và vàng phân bố ở một số nơi trong tỉnh. Than nâu, than bùn, đá khối Granit, đá vật liệu xây dựng, với trữ lượng lớn, tập trung, rất thuận lợi cho việc khai thác và chế biến. Vế khí hậu, Lâm Đồng có khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiệt độ trung bình khoảng từ 17 đến 25 độ C, có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên với bạt ngàn rừng thông, hoa trái quanh năm, nơi sinh sống của nhiều sắc tộc có nền văn hóa lâu đời. Vì vậy có thể phát triển du lịch: nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử, hội thảo, thể thao và du lịch sinh thái. Về thủy điện, có thể xây dựng được nhiều nhà máy với tổng công suất khoảng 900.000kW. Nguồn nước ngầm phong phú với trữ lượng lớn là một tiềm năng để phát triển cả nông, công nghiệp và du lịch, dịch vụ trên địa bàn Lâm Đồng. NHỮNG LỢI THẾ CỦA LÂM ĐỒNG Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước với thị trường nội địa rộng lớn, thuận lợi cho việc trao đổi các dòng sản phẩm giữa Lâm Đồng với thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và các thành phố khác. Hệ thống 3 quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 412km
(quốc lộ 20, 27, 28) nối liền Lâm Đồng với 3 trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ - thành phố Nha Trang và miền Trung Nam Bộ - thành phố Buôn Ma Thuột và vùng Tây Nguyên. Sân bay Liên Khương đã được Chính phủ cho phép khai thác nối tuyến quốc tế, chính là những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển kinh tế trên địa bàn Lâm Đồng. Về thông tin liên lạc, Lâm Đồng có mạng lưới thông tin liên lạc khá phát triển. Đến nay bình quân có 5 máy điện thoại trên 100 dân (thuộc loại cao của cả nước). ở hầu hết trung tâm các xã trong tỉnh đều đã có điện thoại. Hệ thống viễn thông quốc tế cũng được nối kết với nhiều nước trên thế giới. Về môi trường đầu tư, cho đến nay Lâm Đồng có rất ít các nhà máy lớn, việc đầu tư thuận lợi và ít có các đối thủ cạnh tranh như các trung tâm công nghiệp lớn. Nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp phong phú với giá cả thấp; nguồn lao động dồi dào, tiền lương bình quân thấp. Tình hình kinh tế xã hội ổn định, an ninh có thể xếp vào hàng các địa phương tốt nhất trong cả nước. Lâm Đồng có một hệ thống các ngân hàng thương mại hoạt động tích cực, tiện lợi cho các nhà đầu tư. Đó chính là những lợi thế so sánh cho các nhà đầu tư tại Lâm Đồng. Địa bàn Lâm Đồng cũng là nơi có nhiều viện nghiên cứu của Trung lượng, có trường đại học đào tạo đa ngành mở ra một lợi thế về hợp tác nghiên cứu và cung cấp nguồn chất xám đáng kể cho việc đầu tư phát triển. Ngoài những lợi thế trên, Lâm Đồng đang cùng với cả nước tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường mối quan hệ kinh tế với các tỉnh và các nước. Hệ thống hành chính đang được cải tiến để giảm tối đa các thủ tục phiền hà và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
QUAN
ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA LÂM ĐỒNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư tại Lâm Đồng được coi là một nhiệm vụ và là một yêu cầu trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện các quy định của Chính phủ trong việc bãi bỏ các giấy phép làm cản trở quá trình đầu tư phát triển kinh tế, Lâm Đồng còn chú trọng
thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, giúp đỡ các thành phần kinh tế trong việc định hướng đầu tư. Rà soát lại tất cả các thủ tục cấp đất, cấp phép đầu tư cả đối tượng trong và ngoài nước; cải cách và giảm nhẹ các thủ tục hành chính, thực hiện phương án "một cửa". Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp vào đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Lâm Đồng. Chính quyền Nhà nước sẽ tham gia cùng các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp; trực tiếp tổ chức các hội nghị gặp gỡ để nghe ý kiến của các doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến các chế độ, chính sách ở địa phương. Danh mục các dự án khuyến khích đầu tư sẽ được tỉnh Lâm Đồng công bố là cơ sở cho các nhà đầu tư chọn lựa phù hợp với khả năng của mình. Các cơ quan thanh kiểm tra không được tự tiện kiểm tra các doanh nghiệp nhiều lần trong năm. Việc kiểm tra thường xuyên theo quy định của pháp luật phải được thông báo trước cả về thời gian và nội dung cho các doanh nghiệp. Trên tinh thần mọi người đều có thể đầu tư làm ăn trên đất Lâm Đồng đối với những ngành nghề mà luật pháp không cấm, Lâm Đồng sẽ không đưa thêm ra bất cứ một thủ tục hành chính nào ngoài quy định của Trung ương, với mong muốn động viên mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp cùng tập trung nguồn lực để đầu tư tại Lâm Đồng. Từ đó, giải quyết vấn đề căn bản nhất là sự hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động và của xã hội. Với những nội dung trên, UBND tỉnh Lâm Đồng tin tưởng rằng: cùng với các nhà doanh nghiệp, nhân dân Lâm Đồng sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà, tạo đà phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn, mạnh hơn trong những năm đầu của thế kỷ thứ XXI.
PHAN
THIÊN
|
||||||
| Trang trước | Mục lục | Trang sau | |
||||||
Sở khoa học, công nghệ & môi trường Lâm
Đồng Số 02 Hoàng Văn Thụ Đà Lạt; ĐT: 820352; Email: skcmld@hcm.vnn.vn |