| Trang trước  | Mục lục | Trang sau |

Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, trong thời kỳ 2000-2010, tỉnh Lâm Đồng chủ trương kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn vào Lâm Đồng với phương châm: "Bình đẳng, cùng có lợi", đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực như sau:

 1. LĨNH VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Cây công nghiệp dài ngày: Ưu tiên đối với các dự án đầu tư thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng có năng suất, giá trị hàng hóa cao (trà, cà phê, dâu tằm, điều...).

Các loại rau hoa: Ưu tiên các dự án sản xuất rau sạch, chuyển đổi cơ cấu giống rau hoa phù hợp với thị hiếu của thị trường thế giới nhằm tăng cường xuất khẩu sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Ưu tiên các dự án áp dụng phương

Sản xuất rau sạch

pháp sinh học và công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến.

2. LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Ưu tiên đối với các dự án bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bao gồm các dự án chế biến các sản phẩm nông sản của địa phương (rau, quả, trà, cà phê...) để xuất khẩu. Các dự án ngành nghề truyền thống của địa phương như thủ công mỹ nghệ, đan thuê...; các dự án có công nghệ hiện đại, lắp ráp máy móc điện tử chính xác, công nghệ phần mềm...

4. LĨNH VỰC DU LỊCH

Ưu tiên đối với các dự án đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch cảnh quan, lịch sử văn hóa dân tộc. Những dự án tạo ra sản phẩm du lịch mới.

5. LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU

Ưu tiên các dự án sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; ưu tiên các dự án xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên.

6. LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Ưu tiên đối với các dự án đầu tư giao thông, điện, hệ thống cấp nước sinh hoạt, nhất là đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Các dự án đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục; các dự án xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái.

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2000-2010

1. Dự án trồng và chế biến atisô

- Địa điểm đầu tư: Thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng

- Mục tiêu dự án: Trồng cây atisô 120-150 ha và đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây atisô: cao, hoàn atisô, cynaphytol, trà atisô...

- Quy mô dự án: 1.500.000 USD.

-  Nguồn vốn đầu tư: Vốn viện trợ ODA, FDI.

- Thuận lợi: Điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho việc phát triển cây atisô, nhân dân Đà Lạt có tập quán và kỹ thuật trồng atisô.

2. Dự án trồng và sản xuất dược phẩm từ cây canhkina

- Địa điểm đầu tư: Thành phố Đà Lạt và các huyện: Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

- Mục tiêu đầu tư: Trồng cây canhkina: 350 ha.

 Xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm từ sản phẩm vỏ canhkina: rượu bổ, thuốc giảm sốt, chiết suất sulfat quinin, quinin Di chlohydrat, quinin chlohydrat, quinin...

- Tổng vốn đầu tư: 3.100.000 USD.

- Nguồn vốn: Vốn viện trợ ODA, vốn FDI.

- Thuận lợi: Cây canhkiana thích nghi với điều kiện của Lâm Đồng, có đủ diện tích để trồng canhkian.

3. Dự án đầu tư thâm canh và chuyển đổi giống chè

Chăm sóc chè cành tại Bảo Lộc

- Địa điểm dự án: Tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh và thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

- Hạng mục đầu tư: Khai hoang trồng mới 4.000 ha chè cành giống mới; Trồng thay thế 15.000 ha chè cành giống mới; hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất cho 4.000 ha; kết hợp đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tưới cho cây chè và đầu tư giao thông đến vùng dự án và chế biến xuất khẩu.

- Quy mô đầu tư: 83.000.000 USD.

- Hình thức đầu tư: Liên doanh và đầu tư 100%.

- Đối tác Việt Nam: Công ty chè Lâm Đồng.

- Phương thức đầu tư: Có thể chia dự án thành các dự án nhỏ có diện tích và vốn đầu tư phù hợp với các nhà đầu tư .

4. Dự án phát triển ngô lai cho sản và chế biến thức ăn gia súc

- Địa điểm: Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

- Hình thức đầu tư: Liên doanh 100% vốn.

- Đơn vị tham gia: Công ty Dịch vụ Vật tư - Kỹ thuật Lâm Đồng.

- Sản phẩm: Thức ăn chăn nuôi tổng hợp.

- Công suất nhà máy: 30.000 - 50.000 tấn/năm.

- Vốn đầu tư: 1 - 1,5 triệu USD.

5. Dự án chế biến rau quả cấp đông xuất khẩu

- Địa điểm: Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương.

- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài, liên doanh.

- Đối tác Việt Nam: một doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.

- Mục tiêu đầu tư: đầu tư xây dựng từ 2 - 3 nhà máy với công suất 1 nhà máy 10.000 tấn/năm.

- Quy mô đầu tư: 2.000.000 USD/1 nhà máy.

- Thị trường tiêu thụ: chủ yếu xuất khẩu.

6. Dự án chế biến cà phê hòa tan

- Địa điểm: Huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, thị xã Bảo Lộc.

- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh.

- Đối tác Việt Nam: một doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh.

- Mục tiêu dự án: đầu tư 1 nhà máy chế biến có công suất 5.000 tấn/năm.

- Quy mô vốn đầu tư: 6.000.000 USD.

- Thị trường: Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Lợi thế: sản lượng cà phê nhân hàng năm từ 80.000 - 90.000 tấn.

7. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất bột giấy, giấy các loại

- Địa điểm: huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh.

- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài, liên doanh.

- Công suất nhà máy: đầu tư nhà máy có công suất từ 50.000 - 100.000 tấn/năm.

- Lợi thế: Lâm Đồng là một trong những tỉnh có diện tích và trữ lượng lâm sản lớn, đa dạng về chủng loại, đặc 

biệt là tre nứa và rừng thông là những lâm sản để chế biến bột giấy. Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành giấy đến 2010 đã được Chính phủ thông qua.

8. Dự án đầu tư nhà máy chuội, nhuộm, in hoa lụa tơ tằm

- Địa điểm: Thị xã Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng.

- Hình thức đầu tư: liên doanh 100% vốn.

- Đối tác Việt Nam: Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam.

- Công suất sản phẩm:

Chuội: 2 triệu mét lụa/năm.

Nhuộm: 1,5 triệu mét lụa/năm.

In hoa: 1,5 triệu mét lụa/năm.

- Vốn đầu tư: 8.000.000 USD.

- Thuận lợi: có diện tích đất: 10.000 m2, và mặt bằng nhà xưởng: 8.000m2, cơ sở hạ tầng thuận lợi.

9. Dự án đầu tư nhà máy dệt kim vải tơ tằm

- Địa điểm: thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

- Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100%.

- Đối tác Việt Nam: Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam.

- Công suất nhà máy: vải dệt kim từ tơ tằm: 1,5 triệu mét/năm.

- Quy mô vốn đầu tư: 5.000.000 USD.

Ưu điểm: có nguồn nguyên liệu, có diện tích đất 3.000m2 và mặt bằng 2.500m2, hạ tầng cơ sở sẵn có.

10. Dự án đầu tư nhà máy kéo sợi Spulsilk

- Địa điểm: thị xã Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng.

- Hình thức đầu tư: liên doanh, hoặc 100% vốn.

- Đối tác Việt Nam: Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam.

- Công suất: sợi Spulsilk: 150 tấn/năm.

- Quy mô vốn đầu tư: 8.000.000 USD.

- Ưu điểm: có diện tích đất 8.000m2, mặt bằng nhà xưởng 4.500m2, hạ tầng cơ sở sẵn có, có nguồn nguyên liệu ổn định.

11. Dự án sản xuất sứ cách điện

- Địa điểm: huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng.

Chăm sóc rừng trồng mới

- Hình thức đầu tư: liên doanh hoặc 100% vốn.

- Đối tác Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nước.

- Công suất: 50.000  100.000 tấn kaolin tinh/năm.

- Vốn đầu tư: 1,2 - 1,5 triệu USD.

- Ưu điểm: có nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, dễ khai thác.

12. Dự án sản xuất giày da xuất khẩu

- Địa điểm: thị xã Bảo Lộc hoặc thành phố Đà Lạt.

- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài, liên doanh.

- Đối tác Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nước.

- Công suất: 2 triệu đôi giày/năm.

- Quy mô vốn đầu tư: 2,5 triệu USD.

- Thị trường: xuất khẩu.

13. Dự án công nghệ thông tin - sản xuất phần mềm

- Địa điểm: thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.

- Lợi thế đầu tư:

+ Khí hậu mát mẻ.

+ Có lực lượng lao động có tay nghề: cử nhân tin học từ trường đại học Đà Lạt, công nhân kỹ thuật từ trường Kỹ thuật do Ngân hàng châu Á (ADB) tài trợ.

+ Gần thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ.

- Mục tiêu đầu tư: phát triển ngành công nghiệp sản xuất phần mềm.

14. Dự án khu du lịch hồ Đa Thiện

Hồ Đa Thiện nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía Bắc, hồ có diện tích tự nhiên khoảng 150 ha. Quanh hồ là những đồi cây với các loại thông đặc chủng, trong rừng còn có nhiều loại chim, thú quý hiếm. Ven hồ có nhiều điểm du lịch tạo thành khu du lịch hấp dẫn như: Rừng ái ân, thung lũng Tình yêu... Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 1995-2010, hồ Đa Thiện thuộc cụm du lịch trung tâm Đà Lạt và vùng phụ cận, là khu vực ưu tiên đầu tư khai thác.

Hồ Đa Thiện có rất nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển. Do đó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam đã xây dựng dự án quy hoạch khu du lịch Đa Thiện. Nơi đây có thể đầu tư xây dựng thành một khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình du lịch như: tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, thể thao, sinh thái, nghỉ dưõng...

- Địa điểm: khu vực hồ Đa Thiện.

- Đơn vị tham gia: Công ty TNHH du lịch thanh niên Đà Lạt.

- Hình thức dự án: liên doanh, liên kết,...

- Quy mô dự án: khoảng 150 ha.

15. Dự án khu du lịch Prenn

Thác Prenn nằm ở đèo Prenn, cạnh Quốc lộ 20, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10km. Quanh khu vực là những rừng cây với các loại thông đặc chủng, trong rừng còn có nhiều loại chim, thú quý hiếm. Khu du lịch Prenn là khu vực ưu tiên đầu tư khai thác.

- Địa điểm: khu vực thác Prenn.

- Chủ dự án: Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt.

- Hình thức dự án: liên doanh, liên kết...

- Quy mô dự án giai đoạn I: khoảng 160 ha.

- Tổng vốn đầu tư: khoảng 40 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn I có giá trị tổng vốn đầu tư được phê duyệt là 6,9 tỷ đồng.

- Nội dung đầu tư:

+ Xây dựng cơ sở vật chất trên diện tích 20.000m2.

+ Đào tạo các chuyên gia đầu đàn.

- Vốn đầu tư: 3.000.000 USD.

- Nguồn vốn: ODA hoặc FDI.

- Đối tác Việt Nam: Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng.

16. Dự án lắp ráp cơ khí - điện tử chính xác

- Địa điểm: thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.

- Hình thức đầu tư: liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

- Quy mô dự án: 15.000 - 20.000 sản phẩm/năm.

- Vốn đầu tư: 1,5 - 2 triệu USD.

- Thị trường: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

17. Dự án xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê, bán

- Địa điểm: thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng.

- Quy mô: 40.000 - 100.000m2.

- Vốn đầu tư: 6 - 8,5 triệu USD.

- Hình thức đầu tư: liên doanh hay 100% vốn.

- Đơn vị tham gia: Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Lâm Đồng.

18. Dự án cải tạo nâng cấp khu biệt thự Lê Lai

- Địa điểm: thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Hình thức đầu tư: liên doanh hoặc 100% vốn.

- Đơn vị tham gia: Công ty Du lịch Lâm Đồng.

- Quy mô dự án: cải tạo, nâng cấp khu biệt thự Lê Lai gồm 16 biệt thự và tôn tạo cảnh quan khuôn viên.

- Vốn đầu tư: 3-4 triệu USD.

- Mục tiêu hoạt động: kinh doanh khách sạn và các dịch vụ liên quan đến du lịch nghỉ dưỡng.

19. Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Tuyền Lâm

- Địa điểm: thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Hình thức đầu tư: liên doanh hoặc 100% vốn.

- Đơn vị tham gia: Công ty Du lịch Lâm Đồng.

- Vốn đầu tư: 100 triệu USD.

- Mục tiêu: kinh doanh khách sạn nhà hàng, tổ chức các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch dưới nước và các dịch vụ có liên quan khác.

- Thuận lợi: có diện tích rừng thông lớn, cảnh quan đẹp, diện tích mặt hồ khoảng 400 a, cách trung tâm Đà Lạt 5km, giao thông thuận lợi.

20. Dự án đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt huyện Bảo Lâm

- Địa điểm: thị trấn Lộc Thắng - huyện Bảo Lâm - tỉnh Lâm Đồng.

Nâng cấp đường ống nước sinh hoạt ở Đà Lạt
Ảnh: HHN

- Mục tiêu dự án: đầu tư xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sạch cho dân cư khu vực thị trấn Lộc Thắng - huyện Bảo Lâm.

- Vốn đầu tư: 660.000 USD.

- Nguồn vốn: ODA.

21. Dự án đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt các huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh, Cát Tiên

- Địa điểm: khu vực đô thị và vùng phụ cận của 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

- Công suất:

+ Đạ Huoai: 4.500m3/ngày đêm.

+ Đạ Tẻh: 5.000m3/ngày đêm.

+ Cát Tiên: 3.000m3/ngày đêm.

- Tổng vốn đầu tư: 2.2000.000 USD.

- Nguồn vốn: ODA.

22. Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Đà Lạt

- Địa điểm: thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.

- Mục tiêu: thu gom rác thải hàng ngày và chế biến phân bón nhằm chống ô nhiễm môi trường và phục vụ nông nghiệp.

- Công suất nhà máy: 150 - 200 tấn rác thải/ngày đêm.

- Vốn đầu tư: 820.0000 - 1.000.000 USD.

- Nguồn vốn: ODA hoặc FDI.

23. Dự án xây dựng và cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại thị xã Bảo Lộc

- Địa điểm: thị xã Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng.

- Mục tiêu: xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp thuộc khu vực nội thị thị xã Bảo Lộc.

- Công suất: 7.000 - 12.000m3/ngày.

- Hạng mục đầu tư: xây dựng 5 trạm xử lý có công suất 1.000 - 3.000 m3/ngày/trạm và 2km đường ống theo quy định Aquades (lắng, lọc và xử lý hóa chất). Đồng thời xây dựng các trạm xử lý nước thải hệ thống mương rãnh thoát nước mặt ở các đường khu trung tâm bằng mương xây và ống cống với chiều dài 30km.

- Vốn đầu tư: 2 triệu USD.

- Nguồn vốn: vốn ODA.

24. Dự án xây dựng đài hỏa táng tại thành phố Đà Lạt

- Địa điểm: thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng với diện tích 1,8 ha thuộc khu vực đồi Tam Tạng - Nghĩa trang Du Sinh.

- Mục tiêu: tiết kiệm chi phí chôn cất, tiết kiệm đất, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Vốn đầu tư: 800.000 USD.

- Nguồn vốn: vốn ODA.

Ngoài các dự án nêu trên, tỉnh Lâm Đồng còn kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án sau đây

- Dự án đầu tư chuyển đổi giống rau, hoa, quả phù hợp với thị trường quốc tế để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Dự án chăn nuôi bò và chế biến thịt sữa.

- Dự án trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ từ rừng trồng.

Khai thác Bentônít tại Di Linh

- Dự án khai thác và sản xuất đá ốp lát.

- Dự án khai thác và chế biến bôxít.

- Dự án xây dựng nhà máy may mặc, đan len, xuất khẩu.

- Dự án xây dựng làng văn hóa dân tộc.

- Dự án tôn tạo khu du lịch Đa Thiện.

- Dự án nâng cấp đường nội thị và xây dựng các đường giao thông tỉnh, huyện.

- Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 28.

- Dự án nâng cấp sân bay Liên Khương, Cam Ly.

- Dự án khôi phục tuyến đường đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm.

- Dự án phát triển giao thông nông thôn.

- Dự án xử lý chất thải các Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng.

- Dự án đầu tư nước sạch nông thôn các huyện.

- Dự án đầu tư 2 siêu thị Đà Lạt và Bảo Lộc.

| Trang trước  | Mục lục | Trang sau |

Sở khoa học, công nghệ & môi trường Lâm Đồng
Số 02 Hoàng Văn Thụ Đà Lạt; ĐT: 820352; Email: skcmld@hcm.vnn.vn