Trang trước Mục lục Trang sau  

 

ùy từng địa phương, căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của bệnh mà đã có tên gọi khác nhau: bệnh vàng còi, bệnh Thông lá trắng, bệnh Thông bạc đầu...

Úa vàng sinh lý là một bệnh rất phổ biến ở khắp các vườn ương Thông trên miền Bắc nước ta, thường thấy ở Thông nhựa hơn là Thông đuôi ngựa, thường thấy ở vườn gieo, vườn cấy mà ít thấy ở trong bầu.

Hầu hết các vườn ương Thông đều có bệnh úa vàng ở mức độ khá nghiêm trọng. Theo tài liệu tổng kết trồng rừng của Bộ lâm nghiệp thì đây là: "hiện tượng đặc trưng có tính quy luật của Thông nhựa".

Bệnh đã có từ lâu và đến nay vẫn xảy ra hàng năm làm chết hàng loạt cây ương, gây tổn thất lớn.

Quan sát kỹ trên các cây bệnh ở nhiều nơi qua nhiều mùa thì thấy:

- Trên lá bệnh không thấy có biểu hiện của các loài ký sinh gây bệnh.

- Không thấy có hiện tượng lây lan.

- Bệnh xuất hiện tức thời, đồng loạt trên từng mảng, từng vạt.

- Trên một luống, có đám cây bị bệnh (gắn liền với hiện tượng trũng úng, luống sụt...) có đám cây vẫn xanh tốt (nơi cao, khô ráo...).

Đây rõ ràng là những biểu hiện của một bệnh sinh lý.

I.- Các biểu hiện cơ bản bên ngoài của bệnh

Cây ương trong vườn đang xanh tốt, đột nhiên có hiện tượng như là cây bị khô hạnđói dinh dưỡng nhưng nếu tưới nước và bón phân thì hiện tượng vẫn không giảm mà còn tăng lên.

Mật độ bệnh

Đặc điểm gây hại

Biểu hiện đặc trưng bên ngoài của bệnh

Giai đoạn phát triển của loài gây bệnh

Biện pháp xử lý (vườn ương)

I.- Giai đoạn xâm nhiễm

(hay giai đoạn bệnh nhẹ)

- Từng cây, từng đám riêng biệt

- Có thể cục bộ hoặc phân bố đều trên cả diện tích

Biểu hiện đầu tiên của bệnh trên lá xuất hiện những điểm vàng mờ trong suốt

Hoàn thành thời kỳ xâm nhiễm: bào tử nảy mầm, xâm nhập vào tế bào lá, lập được quan hệ ký sinh, bắt đầu dùng lá làm chất dinh dưỡng để phát triển

- Biện pháp cơ giới: nhổ bỏ kịp thời cây bệnh để tránh lây lan.

- Biện pháp hóa học: dùng thuốc Booc-Đo

- Không cần phun với nồng độ cao (0,75%) nhưng yêu cầu tuyệt đối là thuốc phải bám đều trên tất cả các mặt lá, đặc biệt là những cây đã có dấu hiệu của bệnh

- Chu kỳ phun thuốc cần ngắn 7-10 ngày/lần

- Trọng điểm phun là những cây xung quanh điểm có bệnh (tạm gọi là ổ bệnh).

II.- Giai đoạn bệnh phát triển mạnh

- Bệnh phổ biến ở từng đám hoặc hầu khắp vườn ương

- Tốc độ lây lan rất cao

- Bệnh diễn biến mạnh

- Lá bệnh chết khô màu cá vàng tươi

- Cả tán lá đổi màu

Loài gây bệnh phát triển mạnh trong cơ thể lá. Nấm hình thành các cơ quan sinh sản.

- Nhổ bỏ cây bệnh nặng

- Phun thuốc với nồng độ tương đối (1,0- 1,5%)

- Chu kỳ phun 10-15 ngày

III.- Giai đoạn bệnh kết thúc

- Bệnh phổ biến mức độ bị hại rất cao

- Cây chết hàng loạt

- Trên lá xuất hiện vết bệnh điển hình

- Cây chết, lá héo rũ, không rụng lá

Loài gây bệnh hoàn thành chu trình sống- phát tán bào tử để bắt đầu một chu trình gây hại mới hoặc nghỉ qua đông

- Chọn cây khỏe, đủ tiêu chuẩn đem trồng (có xử lý)

- Thu dọn vườn, tiêu diệt nguồn bệnh (tốt nhất là đốt)

Khi cây bị bệnh, trước hết màu xanh của phần lá non (búp ngọn) có xu hướng chuyển thành trắng xanh - trắng- trắng vàng - vàng.

Phần lớn trường hợp, từ biểu hiện "trắng ngọn" đều dẫn đến hiện tượng lá bị khô vàng, cằn cỗi và cây chết. Khi đó, tán lá có màu nâu sẫm. - "Trắng ngọn" là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Có nơi đôi khi sau một thời gian cây ương bị trắng ngọn, màu xanh của lá lại phục hồi (hơi cũ hoặc hơi nhạt hơn), cây lại phát triển bình thường - hiện tượng này thường gắn liền với việc khôi phục điều kiện sống thích hợp cho cây.

Các biểu hiện bên ngoài của bệnh là:

- Phần lá: có dấu hiệu rõ ràng của hiện tượng mất nước, lá hơi nhàu, đổi màu trắng, có vẻ cằn cỗi.

- Phần rễ: rễ ngắn, các rễ nhánh kém phát triển, dẫn đến thối rễ thâm đen.

Và đặc trưng điển hình của cây bệnh là có biểu hiện khô cằn, phát triển kém, lá bị úa vàng.

II.- Lịch bệnh

Bệnh xuất hiện vào thời điểm cây ương Thông nhựa đạt 4-5 tháng tuổi (biến động trong phạm vi 3-6 tháng tuổi), bắt đầu sinh trưởng và phát triển khá mạnh (hình thành bó cặp lá kim thật, rễ bàng mọc nhiều, tăng nhanh về đường kính...)

Bệnh thể hiện mạnh nhất sau những trận mưa rào cường độ cao, khi thời tiết thay đổi đột ngột, có nắng và nóng kéo dài.

Thông thường, bệnh bắt đầu từ tháng III-IV thời tiết chuyển từ Xuân sang Hè, trời đã nóng dần lên và bắt đầu có mưa rào. Ở giai đoạn này trên cây có dấu hiệu đầu tiên của bệnh - trắng ngọn. Đến tháng IV-V bệnh vào giai đoạn hoạt động mạnh nhất: cây khô cằn, lá úa vàng. Sang tháng VI, bệnh đi vào giai đoạn cuối, cây bệnh chết. Theo lịch hoạt động của bệnh như vậy, có thể phân cấp đánh giá mức độ bị hại của bệnh theo tiêu chuẩn 3 cấp: nhẹ, trung bình, nặng.

Tháng III     IV     V     VI

* Biểu hiện của bệnh: Trắng ngọn     Khô - cằn - úa - vàng     Cây chết

* Mức độ bị hại: 1. Nhẹ     2. Trung bình     3. Nặng

III.- Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh úa vàng là một bệnh sinh lý do nhiều nguyên nhân tổng hợp tác động gây ra. Tất cả các hoạt động của bệnh đều gắn chặt với mùa mưa, sau mỗi trận mưa to - đất bị đóng váng, có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc ngừng toàn bộ quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong cây, làm cây bị khô hạnđói dinh dưỡng.

Váng đóng chặt ngang cổ rễ - làm cây bị thắt nghẹt ảnh hưởng tới sự vận chuyển của dòng nhựa nguyên, hiện tượng "đói" thể hiện trước hết ở phần lá non - búp ngọn (từ màu xanh chuyển dần sang màu trắng) rồi đến các phần lá khác. Từ tình trạng đói dẫn đến hiện tượng "khô + vàng".

Phần ở dưới mặt đất bị nén chặt úng nước, ngạt khí làm cho hệ rễ bị thối, rễ con không phát triển được. Theo các số liệu phân tích, Thông nhựa là loài cây chịu hạn cao nhất trong 3 loài Thông, trên đất ương sa phiến thạch và sa thạch, giới hạn thấp nhất của độ ẩm là 2,5-3,0% trọng lượng đất khô kiệt; với 18% độ ẩm đất, cây có biểu hiện mọc khỏe, sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao nhất. Đất khô hoặc úng quá đều có tác dụng khống chế. Thông rất nhạy cảm với độ ẩm, vì vậy với điều kiện úng bí bệnh phát sinh mau chóng.

Sau cơn mưa, trời nắng nóng kéo dài thì quá trình bốc hơi càng mạnh, bệnh càng nặng, cây vàng khô và chết càng nhanh.

Chính vì quá trình vận chuyển chất hữu cơ bị ngừng trệ nên nếu càng bón phân, tưới nước bệnh không những không giảm mà có khi còn nặng hơn. Cần giải quyết tiêu nước, phá váng, xới đất kịp thời. Có tài liệu đã so sánh lượng nấm cộng sinh ở rễ cây bệnh và cây khỏe để đi đến kết luận rằng: "nguyên nhân chủ yếu của bệnh úa - vàng là không có nấm rễ cộng sinh".

Đúng là các cây bị bệnh úa vàng không có hoặc có rất ít nấm rễ vì nấm rễ chỉ tồn tại và phát triển được trong điều kiện môi trường thoáng khí, có mùn. Thực ra, nấm cộng sinh cần phải có rễ thông để sống (và khi đó nó lại giúp cho cây Thông phát triển mạnh thêm). Rễ Thông và nấm là 2 yếu tố đi liền, nhưng rễ Thông là yếu tố cần phải có, khi điều kiện sống thích hợp đối với Thông thì kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nấm cộng sinh và ngược lại. Rõ ràng cây bị bệnh úa - vàng không có nấm cộng sinh chỉ là hiện tượng, còn bản chất của sự việc là do úng váng. Điều kiện môi trường đó không thích hợp cho nấm rễ phát triển.

Tóm lại nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh úa - vàng sinh lý là sự thay đổi đột ngột điều kiện sống - do úng- váng - tạo ra những biến động mạnh, phá hoại toàn bộ quá trình vận động hữu cơ của cây. Sự thay đổi điều kiện sống đó dẫn đến sự đình chỉ các hoạt sinh sống của nấm cộng sinh rễ, loại trừ khả năng hỗ trợ của yếu tố này đối với sự phát triển của cây ương, xúc tiến quá trình gây hại của bệnh.

IV.- Biện pháp phòng trừ

Từ những kết luận về bản chất của hiện tượng úa - vàng, thấy rõ được phương hướng chủ yếu của biện pháp phòng trừ bệnh này là phải giải quyết tình trạng úng - váng một cách kịp thời.

1.- Tạo ra các điều kiện để cây ương phát triển xanh tốt, có sức đề kháng cao, cũng tức là tạo điều kiện để nấm rễ phát triển tốt góp phần kích thích sự phát triển của cây ương.

- Chọn đất vườn ương phải đáp ứng được đặc tính cơ bản của Thông là cao ráo, thoát nước, có độ xốp và độ thoáng cao.

- Đất làm bầu nói chung phải bao gồm những thành phần thuận lợi cho sự phát triển của cây ương. Chú ý đến độ nén tự nhiên của đất trong suốt quá trình gieo ương để đảm bảo độ thoáng khí và độ thoát nước (khi có mưa).

2.- Phải có biện pháp tiêu nước ngay sau khi mưa, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng úng, trũng dù là toàn diện hay cục bộ trên vườn ương.

3.- Khi có hiện tượng bệnh xuất hiện, chùm búp non có hiện tượng chuyển sang màu trắng, phải phá váng kịp thời, xới xáo đất, đánh luống cao. Phải chú ý là kỹ thuật xới xáo phải trên cơ sở bảo vệ cây ương, không được gây tổn thương đến cây ương, nhất là ở giai đoạn này, cây ương còn rất yếu. Cần phải xử lý thích hợp đối với cả cây ương ở trong bầu.

Trong khi căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của bệnh để quyết định biện pháp xử lý cần phải chú ý phân biệt hiện tượng trắng bạc chùm lá non. Vàng khô lá cũng là biểu hiện của nhiều nguyên nhân (thí dụ thừa vôi, thiếu đạm, rơm lá ...)

Sau khi phá váng, xới xáo có thể bón thêm phân chuồng hoai + mùn Thông + phân super lân để thúc đẩy sự phục hồi của cây. Cần bỏ mọi vật che để phơi đất cho khô ráo. Nếu cần phải đánh thưa cây để tăng độ thoáng, kết hợp với loại bỏ cây xấu, cây yếu, cây bệnh cùng với cỏ dại.

4.- Các kết quả nghiên cứu về đất ương Thông cho biết không cần bón vôi, khi cần thì phải tính toán cẩn thận để có liều lượng hợp lý. Trong việc sử dụng thuốc Booc-đo để phòng trừ bệnh rơm lá cũng phải cân nhắc cẩn thận về quan hệ giữa vôi với bệnh úa vàng.

  Trang trước Mục lục Trang sau