|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trong tài liệu viết về bệnh này, Imazeki và Ito (1961-1963) cho biết, đối với nhiều loài thông, rơm lá "... là một trong những loài bệnh nguy hiểm nhất đối với cây rừng trên thế giới", gây hại cây ương và cây non 1-2 tuổi, tỷ lệ cây bệnh có thể tới 100%, trong đó 50-80% này chết. Ở nước ta, từ những năm 1968-1969, Viện nghiên cứu lâm nghiệp cũng xác định, Thông nhựa ở vườn ương đã bị chết tới 70-95% do bệnh rơm lá; mặc dù đã dùng thuốc hóa học để phòng và trừ bệnh nhưng hiện tượng dịch bệnh vẫn phổ biến. Đối với Thông đuôi ngựa nhìn chung, tuy tỷ lệ cây chết ở vườn và ở đồi không cao bằng Thông nhựa, nhưng tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ phổ biến của bệnh thì không kém. Những năm gần đây (1974-1977) tình trạng bệnh rơm lá đối với Thông đuôi ngựa có khuynh hướng ngày càng tăng, và đã đến mức báo động, cần phải có biện pháp thích đáng để giải quyết. I.- NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN BÊN NGOÀI CỦA BỆNH Đến nay mà nói bệnh rơm lá rất phổ biến ở khắp các vùng trồng Thông trên miền Bắc, từ Lạng Sơn đến Bình Trị Thiên, các địa điểm gieo ương ở miền Nam đã tìm thấy dấu hiệu của bệnh này. Bệnh có những biểu hiện rất đặc trưng: 1.- Biểu hiện của bệnh trên lá Trên từng lá, bệnh biểu hiện qua giai đoạn: - Giai đoạn 1: Xuất hiện những điểm vàng mỡ (có dạng tròn - bằng hoặc nhỏ hơn đầu đinh ghim) rải rác trên mặt lá - thường từ đầu đến giữa lá - soi lên thấy trong suốt, dần dần điểm bệnh rõ về màu sắc, tăng dần về mật độ và kích thước, và có khuynh hướng tập trung thành từng đoạn. - Giai đoạn 2: Vết bệnh hình thành từng đoạn trên lá và có khuynh hướng phát triển từ ngọn trở vào. Cuối cùng cả lá bị khô dần rồi chết. Khi lá mới chết có màu cá vàng tươi. - Giai đoạn 3: Vết bệnh điển hình, trên lá từng đoạn (dài 5-20mm) có màu vàng nâu đến vàng nâu sẫm, chi chít những chấm đen (bằng đầu đinh ghim). Đó là tổ chức của loài ký sinh gây bệnh. Lá bị bệnh khi chết khô có màu nâu bạc của rơm rạ để lâu, không rụng mà vẫn tồn tại trên cây, rũ xuống và nhầu nát. Các biểu hiện bên ngoài và tiến trình của bệnh rơm lá ở 2 loài Thông nhựa và Thông đuôi ngựa về cơ bản là giống nhau, chỉ có sai khác về màu sắc. Lá bị bệnh của Thông đuôi ngựa có màu vàng đậm hơn. Khi lá Thông nhựa mới chết có màu cá vàng tươi, còn ở Thông đuôi ngựa có màu nâu đậm, chuyển nhanh sang màu nâu thẫm. Vết bệnh điển hình trên lá Thông đuôi ngựa có màu nâu đậm hơn, ranh giới rõ hơn và kích thước nhỏ hơn so với Thông nhựa. 2.- Biểu hiện của bệnh trên cây Do đặc điểm về hình thái và khả năng tăng trưởng của Thông nhựa và Thông đuôi ngựa ở giai đoạn ươm hoàn toàn khác nhau nên biểu hiện của bệnh trên 2 loài cũng hoàn toàn khác nhau. a) - Cây Thông nhựa Ở giai đoạn gieo ươm, cây Thông nhựa lớn rất chậm về chiều cao, lá mọc thành chùm ở ngọn với mật độ rất dày. Bao bọc ở ngoài là phần lá già,(1)rồi đến phần lá giữa (2), trong cùng là phần lá non (búp ngọn)(3).
Các tài liệu đo đếm bình quân (trên nhiều cây bệnh điển hình ở các mùa khác nhau) cho thấy tình hình nhiễm bệnh trên cây Thông nhựa (vào mùa hoạt động của bệnh) như sau:
Thông thường phần lá già (1) chiếm khoảng 50% tổng số lá và bao bọc cả tán lá. Cho nên nhìn bề ngoài, khi phần lá già bị bệnh, toàn bộ "tán lá" đổi màu hoàn toàn. Ảnh hưởng của bệnh đối với sự sống của cây ương như sau: - Nếu bệnh mới xâm nhiễm tới phần lá giữa thì không làm cho cây chết ngay trong mùa gieo ương và có thể cây vẫn được đem trồng (vì cây cao to), đây chính là một sai lầm vì đã đưa nguồn bệnh lên đồi. Nếu bệnh đã xâm nhiễm tới phần lá giữa thì sức phát triển của cây ương bị giảm sút. Khi số lá giữa bị bệnh tới khoảng 40-50% thì cây ương sẽ chết trong mùa đó. - Thông thường, ít khi thấy bệnh xâm nhiễm đến phần lá non. Chỉ trong trường hợp ngay từ đầu mùa hoạt động của bệnh, cây ương còn nhỏ, ít lá mà đã bị nhiễm bệnh thì cây mới có toàn bộ tán lá, kể cả búp non cũng bị bệnh. b) - Thông đuôi ngựa Ở giai đoạn gieo ương, Thông đuôi ngựa phát triển chiều cao nhanh hơn nhiều so với Thông nhựa, lá phân bố đều trên khắp thân cây, chính vì đặc tính này mà Thông đuôi ngựa, mặc dù tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rất cao nhưng vẫn vượt được bệnh. Nhìn chung, tỷ lệ cây chết thấp hơn nhiều so với Thông nhựa. Sự phân hóa và thứ tự xâm nhiễm của bệnh vào giai đoạn phát triển của lá cũng tương tự như ở Thông nhựa, theo số liệu bình quân.
Theo dõi nhiều năm ở các vườn ương Thông đuôi ngựa, ngay từ đầu mùa hoạt động của bệnh, tỷ lệ cây bị bệnh ở phần lá già đã khá cao, đến chính mùa bệnh, hầu như 100% cây đều có phần lá già bị nhiễm bệnh. Từ năm 1973 trở về trước, chỉ thấy bệnh xâm nhiễm đến phần lá già (phần bẹ lá cũ) nên ít thấy cây chết vì bệnh rơm lá. Tới năm 1975 bệnh rơm lá đã phát triển mạnh hơn, bệnh đã thấy ở phần lá giữa với mức độ bị hại nặng - 50% cây chết (trong tổng số cây bị bệnh). Như vậy là, từ 1973 trở lại đây sự gây hại của bệnh rơm lá đối với Thông đuôi ngựa ngày càng tăng. 3.- Cấp đánh giá mức độ bị bệnh trên từng cây Căn cứ vào qui luật của bệnh trên cây và tác dụng gây chết cây của bệnh, kiến nghị những tiêu chuẩn phân cấp bệnh trên từng cây như sau: - Cấp 0: Cây không (hoặc chưa) có bệnh xâm nhiễm. - Cấp 1: Cây bệnh nhẹ: bệnh xâm nhiễm ở phần lá già. - Cấp 2: Cây bệnh trung bình: bệnh xâm nhiễm đến chừng dưới 40-50% lá giữa (đối với Thông đuôi ngựa thì căn cứ vào chiều cao cây có phần lá bị bệnh so với toàn bộ chiều cao cây). - Cấp 3: Cây bệnh nặng: bệnh xâm nhiễm đến trên 40-50% phần lá giữa, phần lá non có thể có dấu hiệu của bệnh. Tiêu chuẩn đánh giá kể trên là để vận dụng với cây có mức độ phát triển trung bình, đối với những cây phát triển kém, còi, thấp thì giảm một cấp. Tiêu chuẩn đề ra đã đáp ứng được các yêu cầu: - Đánh giá được mức độ gây hại của bệnh đối với cây. - Đánh giá được sự phát triển của loài gây bệnh. - Dễ nhận biết ở thực địa (đối với cả việc thống kê và tiến hành xử lý). - Mỗi cấp bệnh tương đương với một nội dung tác động đồng nhất (sẽ nói ở phần sau). 4.- Biểu hiện của bệnh trên vườn ương Trong phạm vi cả vườn ương, quá trình biểu hiện của bệnh như sau: - Trước hết, bệnh xuất hiện ở từng cây riêng lẻ, sự phân bố cây bệnh có thể đồng đều trên toàn bộ diện tích hoặc chỉ trên từng phạm vi nhất định, có thể là sự phụ thuộc vào sự phân bố của ổ bệnh. - Bệnh lan dần sang các cây xung quanh thành từng đám. - Từ giai đoạn này bệnh lan mạnh và nhanh chóng trở thành phổ biến trên cả vườn ương. Vào mùa hoạt động của bệnh, với điều kiện môi trường thuận lợi bệnh diễn biến trên vườn ương rất nhanh, sự khác biệt thấy được từng ngày (quan sát bằng MẰT THƯỜNG). SỰ lây lan của bệnh phụ thuộc vào thời gian phát triển của bệnh dài hay ngắn và điều kiện phát triển của loài gây bệnh. 5.- Biểu hiện của bệnh ở rừng non (trên đồi) Qua các quá trình điều tra, có thể khẳng định là đại bộ phận rừng non bị bệnh là do mang những cây con đã bị nhiễm bệnh từ vườn ương đi trồng, và sự phát triển của bệnh cũng mang những biểu hiện như ở vườn. - Bệnh xuất hiện từ những cây riêng lẻ. - Lan dần thành từng đám, dĩ nhiên tốc độ lây lan ở đồi không thể nhanh bằng ở vườn vì cự ly từng cây xa hơn và sức sống của cây non cũng cao hơn cây ương. a) Ngay sau thời gian trồng Năm đầu tiên là năm mà bệnh rơm lá thể hiện sự gây hại lớn nhất. Theo những số liệu điều tra đầu tiên trên những ô tiêu chuẩn định vị cho thấy tốc độ lây lan và mức độ bị hại của bệnh rơm lá như sau: - Tốc độ lây lan: Theo dõi một ô tiêu chuẩn điều tra định vị vào mùa hoạt động của bệnh có thể thấy một cách khái quát tốc độ lây lan: Thời gian trồng: 14. VII. 1975 Thời gian bắt đầu điều tra: 23. VII. 1975.
Diện tích ô tiêu chuẩn: 1.000 m2 Số cây điều tra trong ô tiêu chuẩn: 105, tức là rừng có mật độ 1.050 cây/ha. Như vậy là, tốc độ lây lan của bệnh rơm lá rất cao, chỉ sau 1 tháng trồng 20% số cây đã bị bệnh, 2 tháng là 30%, 3 tháng tới 60%. - Mức độ bị hại: (số cây chết do bệnh rơm lá) Trong năm đầu chỉ 15 ngày sau khi trồng đã bắt đầu có cây chết và sau 1,5 tháng, hiện tượng cây chết trên đồi trở thành phổ biến. Sau 3 tháng tỷ lệ cây sống là 85% (tức là chết 15%) sau 1 năm chỉ còn 25% (chết 75%). Từ tình hình này cho thấy thời vụ trồng có tác dụng lớn đến sức đề kháng của cây: Cây trồng vào vụ thu, bệnh không có điều kiện hoạt động ngay, tức là cây có thời gian dài hơn để ổn định với môi trường sống, chuẩn bị sức chống chịu khi có bệnh xảy ra - ít nhất là 6-7 tháng. Nếu trồng vào vụ xuân thì ngay khi cây chưa bám chắc vào đất đã đến mùa hoạt động của bệnh, gặp điều kiện thuận lợi, bệnh hoạt động mạnh thì chắc chắn cây sẽ dễ dàng bị bệnh xâm nhiễm, và dễ chết. b) Khi rừng bắt đầu vào năm thứ hai Rừng đã đạt được mức ổn định tương đối với môi trường sống, cây ương đã có sức đề kháng khá hơn đối với bệnh rơm lá cũng như đối với các loại tác động có hại khác. - Cây đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, nếu được chăm sóc tốt thì cành lá, búp ngọn... sẽ phát triển mạnh. Đặc biệt Thông đuôi ngựa phát triển rất mạnh về chiều cao, ở Thông nhựa, chiều cao cũng phát triển mạnh hơn năm đầu, vì vậy nhìn chung, bệnh chỉ thấy ở phần lá già và các cành phía dưới, không còn hiện tượng cây chết hàng loạt. c) Quan hệ giữa chiều cao của cây với sự hoạt động của bệnh Tổng hợp các tài liệu thống kê về quan hệ giữa chiều cao của cây với hoạt động của bệnh, cho thấy: - Trước khi cây non đạt đến chiều cao 50-60 cm thì phần lá bệnh chiếm đa số trên cây, phần lá nhỏ chiếm tỷ lệ nhỏ. Rõ ràng tình hình đó làm cho cây suy yếu và chết. - Sau khi vượt được mức chiều cao 50-60cm thì số lượng lá bệnh chỉ chiếm phần nhỏ trên cây (ở tầng dưới - lá già - không ảnh hưởng gì tới sinh trưởng của cây). Phần lá không bệnh và búp non chiếm đa số (tới khoảng 80%) - 72,6% ở Thông đuôi ngựa và 79,1% ở Thông nhựa - nghĩa là, dù hiện tượng bệnh ở cây có phổ biến (tỷ lệ cây bị bệnh cao) nhưng cũng không thể đe dọa đời sống của cây (mức độ bị bệnh không cao). Như vậy là, sự phát triển về chiều cao của cây có ảnh hưởng quan trọng đến mức gây hại của bệnh, đến tỷ lệ sống của cây trên đồi và có thể kết luận đối với Thông đuôi ngựa trên 2 năm tuổi, và Thông nhựa trên 4 năm tuổi thì bệnh rơm lá không còn là một loại bệnh nguy hiểm nữa. Thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao của Thông là một trong những biện pháp có tầm quan trọng quyết định đến kết quả trồng rừng Thông. II- MỘT SỐ NÉT VỀ LOÀI GÂY BỆNH VÀ QUY LUẬT GÂY HẠI CỦA BỆNH Viện nghiên cứu lâm nghiệp (1966-1968) đã xác định tác nhân gây bệnh rơm lá là nấm ký sinh Cercospora Fres. Năm 1972-1974 Uhlig S.K cho rằng loài gây bệnh có thể là C.pinidensiflorae Hori et Nambu. Bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1917 trêm Pinus Pinaster và P. Thumbergii. Từ sau đại chiến lần thứ 2 - lại xuất hiện phổ biến ở miền Nam nước Nhật. Cũng năm 1917, Nambu là người đầu tiên đã định tên loài gây bệnh là C. Pini-Densiflorae hori er Nambu ký sinh trên Pinus Densiflorae hori et Nambu tại Mogome, Kagoshima (Nhật Bản). Sau đấy lần lượt nhiều tác giả phát hiện loài gây hại này ở nhiều loài Thông thuộc các nước trên thế giới. Năm 1923 tại Đài Loan trên P. massoniana và P. luchuensis (Sawada, 1928, T.I to 1935). tại châu Phi, vùng Đông Phi (Tanzania) thấy ký sinh trên P. radiata, vùng Trung Phi (Zămbia, Rôdêsia,) ký sinh trên P. caribae, P. occarpa do Gill (1963), Hodges (1964), Gibson (1964, 1970, 1971), Etheridge (1966), Griffon (1968) phát hiện. Vùng Đông Nam Á những năm 1960-1970 phát hiện trên P.Radiata ở Đông Bắc Ấn Độ, Xrilanca; năm 1973 ở Malaixia; cũng thấy nói đến ở Trung quốc, Philippin và gần đây cả ở Trung Mỹ và Braxin. Trong các loài Thông bị Cercospora gây hại, thấy nói nhiều nhất là đối với P. massoniana và P. densiflorae. Ở ta, các tài liệu cho đến nay đều cho rằng C. pini là loài ký sinh đối với cả 2 loài Thông nhựa và Thông đuôi ngựa. Gần đây, qua các quá trình điều tra, từ sai khác về những triệu chứng cơ bản của bệnh - đã tìm thấy những sai khác về hình thái cấu tạo của loài ký sinh trên 2 loài Thông, và có thể khẳng định C. pini là loài ký sinh trên Thông đuôi ngựa, còn trên Thông nhựa thì có thể là một dạng (forma) sinh học khác. Hiện tượng này có thể giải thích một phần bằng nguồn gốc và quá trình gây trồng các loài Thông ở nước ta, từ năm 1958-1962, Thông nhựa một loài cây đặc hữu của vùng khí hậu nhiệt đới - được trồng nhiều ở miền Bắc và đạt kết quả rất tốt, không thấy có bệnh rơm lá. Thông đuôi ngựa được nhập nội từ các tỉnh miền Nam Trung Quốc, và từ 1962 được trồng nhiều trên diện rộng, hình thành những khu rừng thuần loại tương đối lớn. Đến năm 1965, bệnh rơm lá bắt đầu xuất hiện, mức độ xâm nhiễm và phân bố tương đối đồng đều ở cả 2 loài Thông, nhưng Thông nhựa bị hại nặng hơn nhiều. Theo các tài liệu đã biết thì C. pini đã xác định được ở Đài Loan và các tỉnh miền Nam Trung Quốc - là nơi nguyên sản của Thông đuôi ngựa. Một số tài liệu về bảo vệ rừng xuất bản gần đây ở Trung Quốc cũng nói đến C. pini trên Thông đuôi ngựa nhưng không thấy nói chúng gây hại thành dịch. Như vậy loài ký sinh này có thể vào ta cùng với việc nhập nội Thông đuôi ngựa (không có kiểm dịch). Trên cơ sở môi trường mới, gặp ký chủ mới (Thông nhựa) loài gây bệnh đã có những thay đổi để thích nghi, trở thành dạng sinh học mới. Tìm hiểu các đặc tính của loài gây hại có tác dụng rất quan trọng và là công việc đầu tiên để nghiên cứu xác định các biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Các nghiên cứu về loài ký sinh C. pini densiflorae có được đến nay cho phép nêu ra một số kết luận sơ bộ như sau: 1.- Cercospora thuộc họ Dematiaceae, lớp nấm - bất toàn (fungi imperfecti), sinh sản vô tính bằng bào tử đính (Conidie), ngay trong mùa sinh sản của nấm cũng không thấy có sinh sản hữu tính. Có tính ký sinh cao đồng thời tính hoại sinh rất yếu. Bào tử đính sau khi phát tán không tồn tại được lâu nhưng sợi và hạch nấm đó có thể cư trú trên tàn dư lá bệnh (trên cây, trên đất) trong nhiều tháng. Theo Uhlig thì ít nhất là 9 tháng (dùng lá Thông bị bệnh sau 9 tháng cấy trên môi trường vẫn thấy nấm phát triển). Trường Đại học lâm nghiệp đã giữ xác cây bệnh ở điều kiện khô trong phòng, qua 12 tháng sợi nấm vẫn giữ được sức sống và vẫn có khả năng gây bệnh. 2.- Uhlig đã có các thí nghiệm tiến hành ở Tharandt (CHDC Đức) để tìm nơi xuất phát của nấm bệnh khi mùa bệnh bắt đầu cho biết: Nguồn gốc truyền bệnh không phải từ đất mà từ các cây đã bị bệnh. Ở rừng non mới trồng, bộ phận lá bị bệnh không phát triển thêm trong mùa đông, nhưng lá mới vẫn tiếp tục mọc thêm nên nhìn bề ngoài cây Thông có vẻ khỏe hơn. Chính vì vậy người ta dễ coi thường hiểm họa của bệnh. 3.- Trong mùa hoạt động của bệnh, bào tử nấm có số lượng rất lớn, trên một tiêu bản hiển vi là vô số và hầu như thuần khiết ngay trong trường hợp quan sát mẫu tự nhiên (Nguyễn Sĩ Giao - 1970). 4.- Từ nhiều năm nay, bệnh rơm lá đều gây hại thành dịch nghiêm trọng ở tất cả các vùng có gieo ương và trồng Thông, chứng tỏ loài ký sinh đã ổn định với môi trường, thích nghi với ký chủ, có sức sống cao và sức phát triển mạnh. 5.- Độ ẩm là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trước hết đến quá trình xâm nhiễm của nấm vào lá Thông, các thí nghiệm cho thấy độ ẩm thông thường cần có để bào tử Cercospora nảy mầm và xâm nhập là từ 60% trở lên, tốt nhất là khi đạt tới trạng thái giọt (độ ẩm tại chỗ là 100%, hình thành giọt nước). Tuy nhiên cũng cần chú ý đến kết luận của M. Drachovska ("Dự tính bảo vệ thực vật"- 1968): phần lớn bào tử Cercospora tiếp tục nảy mầm ngay vào lúc bị khô"- có nghĩa là bào tử Cercospora có khả năng nảy mầm trong một phạm vi biến động rất rộng về độ ẩm. 6.- Độ nhiệt có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nấm trong cơ thể lá cây. Các thí nghiệm của trường Đại học lâm nghiệp và Viện nghiên cứu lâm nghiệp cho thấy: trong điều kiện có độ ẩm tại chỗ đạt 100% hình thành giọt nước - và nhiệt độ 25-30oC thì chỉ trong vòng 5-7 giờ bào tử nấm bệnh rơm lá nảy mầm, hình thành vòi hút xâm nhập vào cơ thể lá Thông, xác lập quan hệ ký sinh và bắt đầu dùng lá thông làm thức ăn để phát triển - tức là hoàn thành thời kỳ xâm nhiễm - sau giai đoạn này mọi biện pháp, kể cả biện pháp hóa học đều rất khó có khả năng bảo vệ cho cây (vì nấm đã ăn sâu vào tế bào lá). 7.- Hoạt động tổng quát: (với điều kiện bên ngoài phù hợp) của nấm gây bệnh rơm lá như sau: Sau khi bào tử nảy mầm, xâm nhập vào lá và phát triển thành tán nấm, khi đó trên mặt lá xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, là những điểm vàng mờ trong suốt. Ở thực địa, thời gian này thường quan sát thấy khoảng 7-10 ngày. Đây là thời kỳ tiềm dục - là giai đoạn không thể nhận biết bằng mắt thường. Khi ta nhận biết được trên cây có bệnh tức là nấm ký sinh đã xâm nhập vào lá 7-10 ngày và đã bắt đầu gây hại. Từ tán nấm hình thành những cơ quan sinh sản trong khoảng 12-16 ngày tiếp theo. Sau đó 4-5 ngày, bào tử chín, nếu gặp điều kiện thích hợp (môi trường và ký chủ) sẽ bắt đầu một chu trình sống mới. Nếu không gặp thuận lợi thì nấm vào giai đoạn qua đông. Tóm lại, trong điều kiện thuận lợi, nấm ký sinh bệnh rơm lá Thông ở ta có thể hoàn thành chu kỳ sống trong vòng 23-30 ngày, đặc biệt quá trình xâm nhiễm rất nhanh, chỉ cần 5-7 giờ. 8.- Bệnh lan truyền nhờ gió hoặc nước. Trên một tán lá, bệnh truyền nhiễm bằng con đường tiếp xúc. Nếu có nước sương, nước mưa thì sự lan truyền càng nhanh. 9.- Các kết quả nghiên cứu ở Quảng Ninh cho biết: không có nghi ngờ gì về sự đề kháng của cây chủ đối với nấm bệnh, tất cả các lá Thông đã bị nấm xâm nhiễm đều trở thành khô cháy và chết từ vị trí nấm xâm nhiễm cho đến đầu lá. đặc điểm này đồng nhất đối với cả cây cây lớn và cây bé (trong cùng một cỡ tuổi, ở một lâm phần đồng nhất), lá non và lá già, và đối với cả Thông nhựa và Thông đuôi ngựa. 10.- Thời kỳ phát sinh của bệnh trong năm tùy thuộc thời gian bắt đầu mùa mưa của từng địa phương. Điều này thể hiện rất rõ trong chế độ mưa muộn dần từ Bắc vào Trung, mùa hoạt động của bệnh rơm lá xảy ra sớm hơn ở Bắc Bộ và muộn hơn ở khu 4. Ngay trong cùng một vùng lãnh thổ nhỏ, đặc điểm này cũng thể hiện rất rõ - nơi nào mưa trước thì bệnh xuất hiện trước và ngược lại. 11.- Căn cứ vào yêu cầu về chế độ ẩm và nhiệt, vận dụng vào chế độ khí hậu miền Bắc Việt Nam (từ Quảng Bình trở ra) để thấy được một cách tổng quát những vùng lãnh thổ thích hợp và mùa hoạt động của bệnh rơm lá như sau:
Biểu đồ trên cho biết thời gian bệnh rơm lá có đủ điều kiện để gây hại thành dịch. Qua sự tổng hợp trên cho thấy, tại các vùng trồng nhiều Thông ở Bắc Bộ, thời gian thích hợp cho loài ký sinh bệnh rơm lá kéo dài tới 4-5 tháng mỗi năm. Ở các tỉnh khu 4 cũ, sự hoạt động của bệnh xảy ra chậm hơn và mùa bệnh cũng ngắn hơn. Từ những kết quả quan sát nhiều năm có thể rút ra lịch bệnh rơm lá ở các trọng điểm trồng Thông trên miền Bắc: + Tháng V-VI: Bệnh bắt đầu phát sinh (trường hợp cá biệt mưa sớm có thể bắt đầu từ cuối tháng IV). - Bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. - Cây bệnh ít, phân bố rải rác. + Tháng VII: Bệnh lây lan và phát triển mạnh. - Tình trạng bệnh gia tăng, số lá bệnh/cây tăng, bệnh chuyển từ phần lá già sang phần lá giữa. - Số cây bị bệnh tăng nhanh. Bệnh trở thành phổ biến. Nhìn một cách tổng quát, màu vàng của lá bệnh đã chiếm ưu thế trong cả vườn. + Tháng VIII-IX: Bệnh phát triển phổ biến và vào giai đoạn cuối. Số cây bị chết tăng nhiều, hàng loạt. Trên lá cây chết xuất hiện vết bệnh điển hình. + Tháng X: Bệnh không lây lan thêm, về thực chất là chấm dứt mùa hoạt động của bệnh. Tình hình phát triển theo 2 hướng: - Nếu cây tốt có sức sống mạnh, bị bệnh nhẹ (ở phần lá già hoặc một phần nhỏ lá giữa) thì cây sẽ ra búp mới, lớn vượt lên. Cây ương vẫn đủ tiêu chuẩn là cây trồng - dĩ nhiên cần phải được xử lý, đặc biệt là Thông nhựa - để loại trừ nguồn bệnh trên đồi. - Nếu cây yếu, bệnh nặng thì sẽ chết dần hoặc cũng bị loại bỏ, không trồng được. + Tháng XI: Kết thúc mùa hoạt động của bệnh. - Cây bệnh nặng thì chết, loài ký sinh sẽ cư trú trên lá, cây bệnh. - Cây khỏe, bệnh nhẹ sẽ vượt lên. Ở các tỉnh khu 4 cũ (từ Thanh Hóa trở vào) bệnh hoạt động chậm hơn nhưng đều chấm dứt vào tháng XI, bệnh thường phát sinh từ giữa đến cuối tháng VII, hoạt động mạnh nhất vào 2 tháng IX và X. Ở Bắc Bộ, năm nào, vùng nào bệnh phát sinh muộn thì đều có hiện tượng hoạt động mạnh với cường độ cao và tiến nhanh đến giai đoạn kết thúc. 12 - Ở miền Bắc nước ta, mùa hoạt động của bệnh rơm lá kéo dài 4-5 tháng (3-4 tháng ở vùng khu 4) mà loài ký sinh lại có vòng đời tương đối ngắn (23 đến 30 ngày) nên trong một mùa hoạt động, loài gây bệnh có thể có tới 2-3 đến 4 chu kỳ gây hại. Bởi vậy, trong cùng một thời gian, trong một phạm vi gieo ương hoặc gây trồng rất nhỏ, thậm chí trên cùng một cây, dễ dàng thấy các giai đoạn khác nhau của bệnh với các mức độ khác nhau. Từ đặc điểm này cho thấy, muốn phòng trừ bệnh có hiệu quả thì luôn luôn trên mặt lá phải có thuốc bao phủ. 13 - Vấn đề đánh giá mức độ bị hại ở vườn ương và rừng non trên đồi: Bệnh rơm lá là một bệnh sinh vật, quá trình phát triển của bệnh đi từ nhẹ đến nặng (đối với 1 cá thể cây) và từ ít đến nhiều (đối với một quần thể - một vườn ương). Vào đầu mùa hoạt động của bệnh, bệnh ở mức độ nhẹ, số cây bị bệnh ít. Đến cuối mùa bệnh thì mức độ bệnh nặng, số cây bị bệnh có thể tới 70-80-100%. Đối với đa số cây Thông nhựa, thường thấy mức độ bị bệnh ở cấp 2 (trung bình) và cấp 3 (nặng) - (theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ bị bệnh trên từng cây). Cần chú ý là, đối với Thông nhựa, dù chỉ bị bệnh ở mức độ nhẹ, cây cũng không được dùng để trồng vì nếu đem trồng lên đồi thì đến mùa bệnh hoạt động, bệnh vẫn có tác dụng gây hại và lan truyền. Vì vậy, đề nghị tiêu chuẩn đánh giá mức độ bị bệnh trên một đơn vị diện tích gieo ương và gây trồng như sau: - Cấp 0: Không có bệnh rơm lá. - Cấp I: Bệnh rơm lá nhẹ, bệnh mới xuất hiện, đa số mới ở triệu chứng ban đầu, số cây bị bệnh còn ít, phân bố rải rác. - Cấp II: Bệnh rơm lá trung bình: Bệnh đã phổ biến (có thể trên dưới 50% số cây) với đa số cây bệnh ở mức độ trung bình (cấp 2). - Cấp III: Bệnh rơm lá nặng: Bệnh đã phổ biến, đa số cây bệnh - ở mức độ nặng (cấp 3), nhiều cây chết. Tiêu chuẩn phân cấp này thể hiện được: - Quá trình phát triển của bệnh. - Cây bị bệnh và mức độ bị bệnh ở từng cây. - Dễ nhận biết ở thực địa vì tìm được đặc trưng cơ bản của bệnh, ở mỗi giai đoạn phát triển của nó. - Mỗi cấp bệnh yêu cầu một biện pháp xử lý đồng nhất. Vận dụng tiêu chuẩn phân cấp mức độ bị hại ở vườn và ở đồi với thời gian hoạt động của bệnh rơm lá, lịch bệnh rơm lá tổng quát như sau: III. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH RƠM LÁ Biện pháp phòng trừ bệnh rơm lá Thông được Bộ Lâm nghiệp ban hành thành quy trình. Tài liệu này lưu ý thêm vào một số điểm để tham khảo. Cần chú ý là, từ nhiều năm nay (ít nhất là từ 1969-1970) ở hầu hết các vùng trồng Thông đều đã dùng thuốc booc-đo để phòng trừ bệnh rơm lá, nhưng cho đến nay chưa có nơi nào, vụ nào giải quyết được triệt để. Hiện tượng bị bệnh vẫn phổ biến, tỷ lệ cây chết vẫn cao. Có thể có 3 nguyên nhân chính như sau: - Việc thực hiện qui trình chưa được nghiêm túc, triệt để. - Chưa đủ cán bộ, công nhân chuyên nghiệp có hiểu biết kỹ về bệnh nên chưa phát hiện và xử lý kịp thời. - Trong qui trình, các khâu kỹ thuật cụ thể có thể còn có những điểm chưa phù hợp (hoặc chưa phù hợp cho từng vùng) cần phải bổ khuyết. Thông qua các tài liệu về loài gây bệnh và qui luật gây hại, có thể rút ra được những điểm cần thiết cho công việc phòng trừ bệnh rơm lá như sau: 1- Tiêu diệt nguồn bệnh: - Sợi nấm, hạch nấm cư trú trên lá bệnh nằm trên cây, trên đất trong thời gian khá dài. - Bệnh trên đồi chủ yếu đưa từ trong vườn lên và bệnh mùa sau là do mầm bệnh tồn tại từ mùa trước. Vì vậy: - Làm vệ sinh vườn ương, tiêu diệt nguồn bệnh là biện pháp rất quan trọng để khống chế sự phát sinh của bệnh. Việc loại trừ nguồn bệnh phải làm triệt để, tỉ mỉ (kết hợp trong khâu làm đất chuẩn bị vườn ương, trong việc tạo bầu). Các di tích cũ của cây bệnh phải tập trung để đốt. - Cây ương trước khi đem trồng cần được xử lý nghiêm khắc. Việc chọn cây trồng hoàn toàn không có bệnh rơm lá là việc khó. Vì vậy, chỉ nên để các cây bị bệnh nhẹ (cấp 1) là cây đem trồng và phải xử lý trước khi trồng, tốt nhất là dùng kéo cắt bỏ tất cả những lá bệnh; các cây bị bệnh từ cấp 2 trở lên thì kiên quyết loại bỏ (tập trung đốt chứ không nên để lại ở vườn) mặc dù cây lớn. Sức lớn của cây non có tác dụng quan trọng trong việc đề kháng bệnh, vì vậy có thể kết hợp trong khi cắt tỉa lá bệnh mà hố phân rễ (phân và nấm cộng sinh) - việc làm này đối với Thông đuôi ngựa có ý nghĩa lớn hơn đối với Thông nhựa. 2.- Tìm cách kích thích sự phát triển chiều cao của cây là rất quan trọng đối với việc kháng bệnh của cây nhất là Thông nhựa. Theo kết quả thí nghiệm của P. Sundralingam ở Malaysia trong 3 năm cho thấy bón P đã nhanh chóng làm cho sinh trưởng chiều cao của Thông nhựa (Pinus Merkusii jungle et Devries) tăng lên rất đáng kể (có thể từ 26-43%) so với không bón. Ta nên làm thử, nếu ở ta cũng được như vậy thì sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ rừng non mới trồng. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình và Ngô Quế cho biết: hầu hết đất ương và trồng Thông của ta đều rất ít lân, thường chỉ có 0,2-1,0 mg/100gr đất, thậm chí có khi chỉ có vết. Vì vậy, chắc chắn việc bón thêm lân có tác dụng tích cực đến sự phát triển của cây, ta cần thử nghiệm để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cho công việc này. 3.- Để đảm bảo kết quả trồng rừng, nên đặt vấn đề kiểm dịch cây trước khi đem trồng, nên qui định thành "tiêu chuẩn cây trồng" trong đó bệnh rơm lá phải là yếu tố quan trọng được xét đến. Đối với Thông nhựa tuyệt đối không được trồng cây có bệnh, nếu là bệnh nhẹ thì phải cắt bỏ hết lá bệnh. 4.- Chế độ kiểm tra theo dõi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời có ý nghĩa quyết định đối với kết quả công tác. - Giai đoạn bệnh I có giá trị nhất trong việc thực hiện các biện pháp phòng trừ, bệnh xuất hiện nhanh nên phải kiểm tra hàng ngày, hàng buổi (trong phạm vi 1-2 ngày). - Giai đoạn bệnh II: 5-7 ngày/lần. - Giai đoạn bệnh III: không cần kiểm tra. 5.- Bệnh xuất hiện từ từng lá, từng cây riêng lẻ, rồi lan dần ra từng đám, từng luống, từng khoảng..., thực tế mỗi cây bệnh đã trở thành ổ bệnh tự nhiên. Nếu loại trừ kịp thời và triệt để sẽ hạn chế được sự lây lan của bệnh. Tốt nhất là nên nhổ bỏ cây đã có bệnh kết hợp với việc phun thuốc phòng trừ cho những cây xung quanh. Đối với cây non mới trồng ở trên đồi cần phải cân nhắc kỹ để chọn biện pháp xử lý thích hợp, không thể áp dụng nguyên vẹn những biện pháp đã áp dụng ở vườn ương, cũng không thể loại bỏ hết những cây có bệnh càng không thể phun thuốc hết toàn bộ diện tích rừng. 6.- Hiện nay, ta đã ban hành qui trình phòng trừ bệnh rơm lá bằng thuốc Booc-đo. Đối với nấm Cercospora, thuốc Booc-đo đã được xác định là loại thuốc có hiệu quả nhất, với chu kỳ phun thuốc là 2 tuần 1 lần. Cần lưu ý thêm một số điểm như sau: - Ta dùng thuốc Booc-đo từ năm 1969 đến nay nên đã có hiện tượng loài ký sinh quen thuốc. Cần tìm thêm những loại thuốc mới có tính năng diệt trừ cao hơn đối với loài nấm này. Booc-đo chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với Cercospora gây bệnh rơm lá. Do đó cần tìm những loại thuốc có khả năng diệt trừ và có thời gian hữu hiệu dài hơn đối với bệnh. - Ta đã biết, bệnh rơm lá bắt đầu bằng quá trình nảy mầm của bào tử nấm, độ ẩm có tác dụng tiên quyết đối với quá trình này. Vì vậy những trận mưa đầu mùa bệnh có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề phát sinh bệnh, cần phun thuốc ngay sau khi mưa để ngăn chặn sự nảy mầm của bào tử và sự xâm nhiễm của bệnh. Cũng cần dự báo thời tiết (ngắn ngày) của từng khu vực. Nói chung, trong mùa hoạt động của bệnh, sau một trận mưa rồi nắng là báo hiệu một đợt bệnh phát triển rộ lên. Trong quá trình sử dụng thuốc để phòng bệnh phải chú ý đặc biệt đến chế độ mưa, cường độ mưa, từng cơn mưa... qua từng vùng lãnh thổ (có thể là vùng nhỏ - chú ý đến điều kiện địa hình). Đặc biệt ở miền Bắc, chế độ mưa theo từng cơn, cường độ lớn, nhiệt độ cao, có khi có cả gió to và bão ảnh hưởng đến độ bền của thuốc trên lá (bốc hơi, rửa trôi, phân hóa nhanh...) Vì vậy phải xác định chu kỳ, nồng độ, kỹ thuật phun cho từng vụ cụ thể và nên pha thêm vào thuốc các loại chất bám để tăng độ dính của thuốc trên bề mặt lá. - Loài ký sinh có mật độ rất cao, vòng đời ngắn, khả năng xâm nhiễm mạnh, thời gian xâm nhiễm ngắn, đã thích nghi với môi trường, ổn định với ký chủ; mặt khác bệnh phát triển theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều nên nồng độ thuốc và chu kỳ kỳ phun thuốc phải thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bệnh. Thực tế ở ta đã có những cơ sở sản xuất vận dụng các nồng độ và chu kỳ khác nhau vào các giai đoạn khác nhau, tỏ ra có hiệu lực như Lâm trường Yên Dũng (Hà Bắc- 1974). Có thể tham khảo công thức sau đây: - Giai đoạn I: giai đoạn chống lây lan: nồng độ 0,7% nhưng tuyệt đối cần có thuốc bám liên tục, trên tất cả các mặt lá - nhất là phần lá già - nên chu kỳ cần ngắn, có thể là 7-10 ngày/lần. Không cần phun khắp vườn mà chỉ cần phun nơi có bệnh (tạm gọi là ổ bệnh) và một diện tích xung quanh vừa đủ (diện tích cần phun lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng cây bệnh ở đó). - Giai đoạn II: giai đoạn bệnh hoạt động mạnh nhất: Nồng độ 1% hoặc có thể cao hơn một chút. Nơi bị bệnh đã nhiều năm, có thể đến 1,5% với chu kỳ 15 ngày/lần. - Giai đoạn III: giai đoạn bệnh kết thúc: không cần phun thuốc. Điểm quan trọng cần lưu ý trong kỹ thuật phun thuốc là trên mặt tất cả các lá phải luôn luôn có thuốc bám. Chú ý phun cho phần lá giá và lá giữa. Việc làm này đặc biệt khó đối với Thông nhựa vì lá mọc chụm với mật độ rất cao, nên thường thuốc chỉ bám vào phần lá già bao ngoài còn lá bên trong hoàn toàn không có thuốc. Vì vậy bệnh vẫn hoạt động và lây lan rất mạnh. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |