![]() |
![]() |
Cây
dạng bụi, địa sinh, cao 30-50 cm. Lá dạng dải, nhọn, dài 40-50 cm, rộng
2-2,5 cm.
Phát
hoa cao 50 cm, thẳng đứng, mang 10-12 hoa. Hoa to 5-6 cm, có lá bắc.
Cánh
hoa và lá đài dạng mũi mác, màu vàng xanh với nhiều sọc đỏ hồng.
lá đài uốn lượn. Cánh hoa ôm lấy trục hợp nhụy.
Cánh
môi 3 thùy, thùy giữa nhọn và uốn ra sau, màu trắng xanh có đốm đỏ
hồng. Trục hợp nhụy xanh nhạt.
Ra
hoa tháng 6- 8. Phân bố ở độ cao dưới 1.000 m, trong rừng rợp ven suối.
Trong
số Cymbidium tự nhiên có tại Đà Lạt - Lâm Đồng ngoài 12 loài
đã biết dưới đây, còn có nhiều biến chủng khác cũng được nuôi
trồng nhưng hiện nay chưa có cơ sở để xác định là loài (Species),
thứ (Varietas) hay dạng (Forma). Số lượng biến chủng này rất phong phú,
trong đó có những cây có giá trị thẩm mỹ cao nhưng chưa được chú
ý. Một số biến chủng được biết có thể kể như:
*
Trường kiếm, Đoản kiếm, Đoản kiếm lá nhọn, Bích ngọc ...
*
Bạch lạp, Bạch ngọc, Bạch gấm ...
*
Thanh ngọc, Thanh hồng, Hồng ngọc ...
*
Đại kiều, Tiểu kiều, Hắc lan, Bút tiên, Hồng tuyến ...
*
Tím luật, Tím Hùng Vương ...
*
Hoàng lan như ngọc, Hoàng lan xanh, Hoàng lan vàng ...
*
Hoàng lan các loại ...
*
Tử vân
*
Như ngọc.
Trong
các con lai tự nhiên hiện nay chỉ mới xác định được cây Hồng Hoàng
là con lai tự nhiên giữa Cym. insigne và Cym. giganteum. Các
tài liệu trước đây gọi con lai này là Cym. hybridum. Đến năm
1914, nó được lai để kiểm tra tại Anh, có tên là Cym. Iowa. Năm
1973 Guillaumin đặt tên là Cym X Roseoluteum.
Màu
sắc của cây Hồng Hoàng rất đa dạng. Một số dạng được biết đến
nhiều như Tím Luật, Tím Hùng Vương, Củ Dền, Bạch Hồng Hoàng, Hồng
Hoàng Đặc Biệt ...
Ngoài
ra còn có những biến chủng khác như Hoàng Sapa, Lụa Vàng Kampuchia, Uyên
Biến
chủng thuộc nhóm con lai Hồng Hoàng
Đại kiều
Tiểu kiều |
Sở khoa học, công nghệ và môi trường Lâm Đồng |
![]() ![]() |