Địa lý - Lịch sử - KH,CN,MT - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Kinh tế - Du lịch
Dân tộc học - Văn hoá Nghệ thuật - Giáo dục - Y tế

Nội dung chính

Mục lục sách

Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng


Còn được phiên âm là Lang Bian, Langbian hay Lâm Viên

Địa danh và độ cao căn cứ theo bản đồ Việt nam in năm 1993

1 Kèm theo báo cáo là một số biểu đo đạc nhân trắc học (mesures anthropologiques), quan sát khí tượng và từ vựng tiếng Thượng.

2 Dãy núi này thường được gọi là núi Voi, ở phía nam Đà Lạt.

3Trong hồi ký viết năm 1942, Yersin ghi là tháng 7.1890. Nhưng giáo sư H. Mollaret, căn cứ vào thư Yersin gửi cho mẹ, xác định là tháng 7.1891. Điều này phù hợp với hồi ký "Bảy tháng nơi xứ Thượng" của chính Yersin [20, 171].

4Vị linh mục này tên là Gonzague Villaume. Cuộc lánh nạn xảy ra vào tháng 8 năm 1885.

5Cuộc thám hiểm này không phải là một cuộc thám hiểm chính thức (14, 294; ghi chú 1, chương V).

6 Trà cú nằm ở ven sông La Ngà, cách Tánh Linh khoảng 12 km, nay là Gia An. Theo bài sớ của Nguyễn Thông, thôn Man Dã An còn được gọi là Trà Cụ, người Pháp gọi là Trà Cú ( 2, 199 và 301).

7Vùng này chính là vùng La Ngư - Biển Lạc, địa bàn thám hiểm của Nguyễn Thông vào năm 1877.

8Lao Gouan là tiền thân của làng Laouan Krela, nay thuộc huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.

9 đây có sự nhằm lẫn Humann (chứ không phải là Umann) chỉ thám hiểm dầu nguồn sông La Ngà vào năm 1884; cùng đi với bác sĩ Néis là trung úy Septans chứ không phải thiếu tá Humann.

10 Ngày nay, xung quanh Di Linh không có làng nào tên là Ta La, nhưng có một làng tên là Ka La.

11Đỉnh núi này, theo Yersin cao 2.100m. Nhưng theo bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 phát hành năm 1963, ngọn này chỉ cao 1.971m.

12Về sau được phiên âm thành Dankia.

13Tức người Lat (Lạch).

14 Một số tài liệu ghi là Thouars

15 Lá thư của Yersin gửi cho mẹ đề ngày 29.3.1899 cho biết ông vừa từ Lang Biang trở về Nha Trang "từ 3 ngày" {28}. Theo chúng tôi, chuyến đi của Doumer và Yersin diễn ra từ ngày 22đến ngày 25.3.1899. Đoàn khảo sát đã đến cao nguyên vào đêm 23 và tiến hành khảo sát vùng Dankia vào ngày 24.3.1899.

16 Dự kiến này về sau không thực hiện được vì những khó khăn kỹ thuật. Thay vào đó là một tuyến đường sắt dọc bờ biển, với một đoạn nối từ Tháp Chàm đến Đà Lạt.

17 Theo hồi ký của Doumer, trong chuyến đi cùng với bác sĩ Yersin (năm 1899), ngài sĩ quan tùy tùng Langlois còn có công sứ Pháp tại Nha Trang {11, 207-208}. Hãn Nguyên đã nhầm lẫn giữa hai chuyến đi này.

18 Champoudry nguyên là Chủ tịch Hội đồng Thị chính Paris (có tài liệu ghi là Cố vấn Hội đồng Thị chính Paris). Vốn là một nhà trắc địa, ông đã phác thảo một đồ án thiết kế đặt nền móng cho việc xây dựng đô thị Đà Lạt sau này.

19 Nhật ký của Yersin cũng như một số tài liệu khác không phản ánh sự tồn tại của một làng Thượng nào tại vùng này.

20Chúng ta còn bắt gặp các tên gọi các con suối, thác hay đồi núi theo tên "con người đầu tiên" như: Đạ Pàng Dòng (Suối ông Đòng), Liêng Tô Sra (thác ông Tô và Sra), Dăng Brai Tông (đồi ông Brài và Tông), thác Cam Ly (tên ông Kơ Mly)...[26]

21Tên gọi buôn có 2 ý kiến khác nhau: người thì gọi là buôn Yô (bon Yô) như ông Sếp Biang, người thì gọi là bon Đơng (như ông Ha Chu, bà Nga) [26]

22Cuối năm 1943, đường xe lửa Hà Nội - Đà Lạt bị gián đoạn vì phi cơ đồng minh oanh tạc phá hủy nhiều đoạn. Mãi đến năm 1948 mới có đường hàng không Hà Nội - Đà Lạt.

23 Trên các bản đồ cũ thường ghi là Teureunoun, Teurnoum.

24 Theo tài liệu Tổng điều tra dân số lần thứ II ngày 1.4.1989 của Ban chỉ đạo điều tra dân số thành phố Đà Lạt.

25Con suối nhỏ này đến năm 1942 được Ty công chánh thị xã ngăn lại làm thành hồ Vạn Kiếp.

26Nay là tập đoàn 1 đất làng, thuộc thôn Trường Xuân, xã Xuân Trường.

27 SỐ LIỆU DO Y BAN nhân dân Phường 12 TP. Đà Lạt cung cấp.

28 NGŨ LỘ : - Đệ nhất lộ: nay là đường Cao Bá Quát

- Đệ nhị lộ: nay là đường Nguyễn Siêu

- Đệ tam lộ: nay là đường Đinh Công Tráng

- Đệ tứ lộ : nay là đường Bạch Đằng

- Đệ ngũ lộ: nay là đường Cao Thắng đến dốc Năm Cống.

29Số liệu của Sở công an Lâm Đồng ngày 30.5.1993.

30 Những lớp học tiểu học đầu tiên của trường tiểu học Petit Lycée (Trung học nhỏ) khai giảng ngày 16.9.1927, chế độ nội trú bắt đầu thực hiện ngày 7.1.1928. Năm 1928, trường Petit Lycée mở lớp đầu tiên của bậc trung học. Từ năm 1929 đến năm 1931, trong khi chờ đợi xây dựng xong trường Grand Lycée
(Trung học lớn), hiệu trưởng trường Petit Lycée quản lý luôn các lớp bậc trung học.

Ngày 23.6.1935, trường Grand Lycée đổi tên là trường Lycée Yersin. Trong năm học 1935 -1936, trường mở các lớp Triết học, Toán học là những lớp cuối cùng của bậc trung học (tương đương lớp 12 ngày nay).

Hiện nay, trường Petit Lycée ở vị trí Nhà văn hóa Lâm Đồng và trường trung học Yersin được dùng làm Trường cao đẳng sư phạm.

31 Thành lập tháng 3.1947, năm 1960 gọi là Trung tâm sơn cước

32 Trường Bảo Long sau đổi tên là trường Trần Hưng Đạo

33 Lớp đệ thất của Trường Trung học Việt Nam được khai giảng vào năm 1952 tại trường Tây Hồ (nay là trường Phan Chu Trinh). Năm 1953, lớp này chuyển lên trường tiểu học Đà Lạt (nay là trường Đoàn Thị Điểm ) trong khi chờ đợi trường trung học Phương Mai xây dựng xong. Năm 1955, trường Phương Mai đổi tên là Quang Trung, về sau đổi thành Bùi Thị Xuân.

34 Gồm 4 tỉnh: Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Bình Thuận và Ninh Thuận.

35 Place du Marché, nay là khu Hòa Bình.

 

Dau trang

Nội dung chính

Mục lục sách

Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng

Địa lý - Lịch sử - KH,CN,MT - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Kinh tế - Du lịch
Dân tộc học - Văn hoá Nghệ thuật - Giáo dục - Y tế