Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |
|
DÂN TỘC MẠ
Người
Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa ở tỉnh Lâm Đồng. Theo
điều tra số dân Mạ có: 19.792 người, chiếm 5,5% dân số của tỉnh
(Ol/04/1989). Đến 01/1O/1997 tăng lên 25.059 người. Địa bàn cư
trú của người Mạ nằm trong vùng trung và thượng lưu sông
Đồng Nai và hiện nay được phân bổ như sau (theo số liệu
01/4/1989):
Thị
xã Bảo Lộc, và huyện Bảo Lâm có khoảng 9.000 người. Các huyện
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên có khoảng 5.000 người Mạ. Các
huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh và một số nơi
khác, có trên 6.000 người. Ngoài ra có một bộ phận người Mạ
cư trú ở các huyện miền đồi núi của các
tỉnh Đồng Nai, Đăk Lăk.
Dân
tộc Mạ là một dân tộc đang phát triển về dân số. Số liệu của
chính quyền Ngụy Sài Gòn trước l975, cho thấy người Mạ có
15.000 người ( l) (Nguyễn Trắc Dĩ, Đồng bào sắc tộc thiểu
số Việt Nam, Bộ phát triển sắc tộc ấn hành, 1972, trang 53.).
Đến nay, dân số người Mạ trên 25.059 người?
Tiếng
nói của người Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm
ngôn ngữ Môn-Khơme miền núi phía Nam, rất gần gũi với tiếng
nói của người M'nông, Chu ru, Xtiêng, Cơ Ho, là những dân tộc
láng giềng gần gũi với họ. Trong từ vựng của ngôn ngữ Mạ, Yếu
tố Môn- Khơme trội hơn hẳn so với các dân tộc cùng nhóm ngôn
ngữ này cư trú ở Bắc Tây nguyên như Ba na, Xơ đăng...
Trước
đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với người Kinh, lại cư trú
ở một khu vực đóng kín, nên người Mạ ít biết tiếng phổ thông,
nhất là nữ giới và lứa tuổi 60 trở lên. Nhưng trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quê hương của người Mạ phần
lớn là vùng căn cứ địa cách mạng, một số nơi khác là vùng
tạm bị chiếm nên việc tiếp xúc với người Kinh được thường
xuyên hơn, ngày càng mở rộng và trở thành
một nhu cầu trong cuộc sống. Cho đến nay, đa số người Mạ đã
biết tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ. Qua hơn 20 năm sau ngày
giải phóng, nhiều người Mạ đã sử dụng tiếng phổ thông và
chữ quốc ngữ một cách thuần thục hơn trước, nhất là giới trẻ.
Người
Mạ thuộc loại hình nhân chủng Anhđônêdiên. Chiều cao trung bình
khoảng l,57m đến l ,6m đối với nam giới và
l ,5m đến l .56m đối với nữ giới. Tuy nhiên, cũng có những người
Mạ cao tới l .7 m hoặc hơn. Thân hình vạm vỡ, phát triển cân
đối Màu da ngăm đen, mặt tương đối rộng, gò má hơi dô, mũi
bè, môi dày, mặt đen hoặc nâu sẫm. Tóc cứng và phần nhiều là
tóc thẳng. Một người có tóc uốn cong...
Tộc
danh ?Mạ'' thực sự có ý nghĩa gì là điều còn cần được
nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. Nhưng theo đa số người Mạ và
phần lớn dân cư các dân tộc láng giềng cùng nhóm ngôn ngữ Môn-
Khơ me thì tộc danh ?Mạ'' đồng nhất với tên gọi phương thức sinh hoạt kinh tế của những người làm rẫy (mir). Mạ có nghĩa là những người làm rẫy.
Dân
tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi
chung, một ngôn ngữ chung và ý mức chung về tộc người Mạ, tự
phân biệt mình với các dân tộc láng giềng. Nhưng trong quá trình
tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã chia các nhóm
địa phương như: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.
-
Mạ Ngăn, được quan niệm là người Mạ chính tông. Họ có địa
bàn cư trú ở vùng lưu vực sông Đạ Dâng, nằm về phía Bắc
B?Lao, trên địa vực các xã: Lộc Bắc, Lộc Lâm, Đạ Tẻh thuộc
các huyện Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Teh tỉnh Lâm Đồng. - Mạ Tô, cư trú ở vùng thượng lưu sông La Ngà (Đạ Rnga), nằm trên cao nguyên Bảo Lộc, gần gũi với người Cơ Ho hơn cả.
-
Mạ Krung, là nhóm người Mạ ở vùng bình sơn nguyên. Họ có
địa bàn cư trú từ Tây- Nam Bảo Lộc đến vùng định quán, tỉnh
Đồng Nai.
-
Mạ Xốp, là nhóm người Mạ sống ở vùng đất phiến (xốp có
nghĩa là đất phiến) thuộc địa phận các xã Lộc Bắc, một phần
của huyện Đạ Tẻh.
Trong
tiến trình phát triển của lịch sử, lãnh thổ tộc người, cũng
như cơ cấu cộng đồng dân tộc Mạ đã có những biến thiên nhất
định, dẫn đến sự cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em khác
đến đây tham gia phát triển kinh tế- văn hóa miền núi, nhất
là từ sau ngày giải phóng miền núi đến nay. Đó là một quy
luật tất yếu của lịch sử, nằm trong quỹ đạo phát triển chung
của nước Việt Nam thống nhất, đa dân tộc.
Trong
xã hội truyền thống, rẫy (mir) là phương thức hoạt động kinh
tế chủ yếu của dân tộc Mạ. Phương thức hoạt động kinh tế này
hầu như đã đem lại cho họ toàn bộ nhu cầu về lương thực và
phần lớn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Đặc điểm của phương
thức canh tác rẫy (mir) của người Mạ là ở chỗ cả làng (boon)
cùng lấy một khu rừng lớn trong phạm vi ranh giới của làng, rồi
chia cho các gia đình từng khoảnh nhỏ để cùng phát, đốt và
cùng canh tác trong cùng một thời gian, hầu tránh việc đết rẫy
lẻ tẻ làm lửa cháy lan ra các cánh rừng xung quanh.
Các
loại công cụ dùng trong canh tác nương rẫy cũng như quy trình
canh tác rẫy tương tự như người Cơ Ho Chil đã nói ở trên.
Cũng
như người Cơ Ho, quá trình canh tác rẫy của người Mạ gắn liền
với nhiều lễ nghi nông nghiệp hầu cầu mong cho mùa màng tươi
tốt.
Vào
tháng giêng âm lịch, trước khi chọn rừng làm rẫy, người Mạ
làm lễ cúng thần rừng (Yang Bri hay Yu SinBri). Đó là lễ nghi nông
nghiệp quan trọng đầu tiên trong hệ thống lễ nghi nông nghiệp
hàng năm theo chu kỳ canh tác nương rẫy của người Mạ.
Trước
khi gieo hạt giống, người ta lại làm lễ cúng hồn lúa (Le Yang
tuýt Koi). Khi lúa trên rẫy ''đến thì con gái '', và sắp trổ
đòng, thì làm lễ ăn mừng và tạ ơn thần lúa. Lễ này gọi là
lễ Yu tam nơm. Đến khi lúa trổ bông thì làm lễ Yu rmul hay Yu
Đụng, với vật hiến sinh là lợn hoặc dê và phải kiêng cữ
trong 7 ngày liền. Trong lễ này, người Mạ dựng cây nêu (Yu) trên
đám rẫy của từng gia đình, nó tượng trưng cho ngôi nhà của
hồn lúa. Khi công việc thu hoạch mùa đã hoàn tất, cây nêu
(Yu) này được đem về nhà cắm vào từng kho thóc của từng gia
đình.
ở
vùng cư trú của người Mạ, ruộng nước chỉ chiếm một tỷ lệ
nhỏ.
Việc
chăn nuôi gia súc, gia cầm trong mỗi gia đình người Mạ còn kém
phát triển. Họ thường nuôi lợn, dê, bò, trâu, gà, vịt chủ yếu
là để giết thịt trong các lễ hiến sinh, chứ chưa phải để dùng
làm sức kéo trong nông nghiệp như ở vùng Kờ Ho Srê, vùng người
Lạch và người Chu Ru.
Chưa
tách khỏi nông nghiệp, thủ công nghiệp đối với người Mạ chỉ
là loại nghề phụ trong mỗi gia đình. Phổ biến nhất là nghề
đan lát những đồ dùng trong gia đình bằng mây, tre, lá... Nghề
dệt vải bằng khung dệt Inđônêdiên còn thô sơ, nhưng có kỹ
thuật dệt khá cao với lối thêu hoa văn trên nền vải khá đặc
sắc. Sản phẩm của nghề dệt, đáp ứng nhu cầu về may mặc y phục
truyền thống trong mỗi gia đình. Ngoài ra, nó còn tạo ra được
những tấm vải thổ cẩm với hoa văn trang trí khá tinh xảo và
đẹp mắt. Đây là một trong những nét nổi bật của người Mạ
so với các dân tộc láng giềng.
Nghề
rèn có ở nhiều nơi, hoạt động lúc nông nhàn. Họ rèn và tu
sửa nông cụ, vũ khí truyền thống. Xưa kia, đồng bào Mạ đã
từng có kỹ thuật luyện sắt thép từ quặng ở địa phương. Nhưng
về sau, do có sẵn sắt thép từ việc trao đổi với miền xuôI nên
nghề luyện sắt từ quặng bị mai một dần...
Địa
bàn cư trú của người Mạ, thường là khu vực có nhiều rừng.
Các loại lâm thổ sản như: mộc nhĩ, nấm hương, măng giang, măng
tre, măng nứa, đọt mây, các loại rau rừng, mật ong, củ mài, củ
chụp và nhiều loại chim, thú, bò sát là một nguồn thực phẩm
và lương thực khá quan trọng bổ sung cho kinh tế nương rẫy của
người Mạ, nhất là trong những ngày tháng giáp hạt, hoặc lúc
nông nhàn. Dụng cụ săn bắn cổ truyền của người Mạ có: nỏ với
mũi tên tẩm thuốc độc, lao và một số loại cạm bẫy thô sơ
nhưng rất có hiệu quả trong việc săn bắt thú rừng...
Do
phương thức canh tác nương rẫy du canh du cư, nên làng mạc người
Mạ chưa cư trú ở một nơi cố định. Do vậy, làng của người
Mạ thường có quy mô nhỏ bé so với làng của người Cơ Ho Srê,
Cơ Ho Lạt và người Chu Ru trong vùng. Làng thường đóng rải rác,
phân tán ở ven sông, suối, hay trong các thung lũng, sưởn
đồi- nơi thuận tiện nguồn nước để sinh
hoạt. Mỗi làng bao gồm một hay ba ngôi nhà dài. Chẳng hạn, làng
Bơ Sua của người Mạ ở Đạ Tẻh ( 1977- 1978) chỉ có một ngôi
nhà dài 54m, trong đó có 12 gia đình. Trong khi đó, thì các làng
Bờ Lạch, Bờ Tạch, Bờ Lưng của người Mạ ở xã Lộc Bắc, huyện
Bảo Lộc lại bao gồm nhiều chòm, mỗi chòm có vài ba gia đình
lớn xen với các gia đình nhỏ...
Phạm
vi đất làng bao gồm: đất thổ cư, đất canh tác, đất hữu
canh, bãi chăn nuôi và những cánh rừng để săn bắt, hái lượm
những khoảng rừng thiêng, dành cho thần linh cư ngụ- nơi người
Mạ kiêng cữ không khai thác để làm rẫy.
Về
mặt xã hội, làng cổ truyền người Mạ là một công xã nông
nghiệp- một đơn vị kinh tế xã nội mang nặng tính chất tự cấp,
tự túc, gần như biệt lập với nhau. Những thành viên trong làng
thường có quan hệ huyết thống với nhau theo dòng cha hoặc có
quan hệ hôn nhân.
Đất
đai và các sản phẩm tự nhiên trong phạm vi ranh giới của làng
thuộc sở hữu công cộng của công xã. Mọi thành viên trong làng
đều có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu một nhóm đất làng
để canh tác và hưởng trọn vẹn phần hoa lợi trên phần đất mà
mình chiếm hữu, chưa phải cống tô, nạp thuế cho ai.
Đứng
đầu làng là chủ làng (chau Kuang bon) hay chủ rừng (Tom Bri) cùng
với các gia trưởng (Pô hiu) hợp thành bộ máy tự quản của làng
truyền thống.
Người
Mạ theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Khi người con trai
đến tuổi trưởng thành ( 16 hay 17 tuổi), thông qua người mai mối
đến nhà gái để hỏi vợ và sau hôn nhân thường cư trú bên
chồng. Nhưng tàn dư của chế độ mẫu hệ ở đây vẫn còn
được bảo lưu ít nhiều, biểu hiện ở chỗ có thể cư trú song
phương và ý kiến của người cậu vẫn có tính chất quyết định
trong việc hôn nhân của các cháu (con của các chị em gái của
mình)...
Cũng
giống như người Cơ Ho, người Mạ coi thần Nđu, là vị thần sáng
tạo. Nhưng gần gũi và quan trọng hơn hết đối với người Mạ,
vẫn là những vị thần nông n~hiệp như: thần
lúa (Yang Koi), thần rừng (Yang Bri), thần núi (Yang Bờ nơm), thần
lửa (Yang US) v.v...
Những
lễ nghi cúng kiếng các vị thần nông nghiệp của người
Mạ được tiến hành theo chu kỳ canh tác rẫy hàng năm. Nhưng
quan trọng nhất vẫn là lễ cúng vào thời kỳ bắt đầu gieo hạt
gọi là lễ cúng hồn lúa (Le Yang Tuýt coi) để mong được ?phong đăng hòa cốc'', và lễ cúng cơm mới (Lir Bôông) cúng vào lúc kết thúc mùa thu hoạch lúc kết thúc mùa thu hhoạch lúa trên rẫy hầu tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho họ một vụ gieo trồng trọn vẹn.
Để
làm vừa lòng các vị thần linh và cầu mong sự nâng đỡ của các
chư thần, ngoài các lễ nghi nông nghiệp người Mạ còn tổ chức
hiến sinh vào các dịp như cưới hỏi, sinh đẻ, làm nhà mới, kết
nghĩa anh em, mưa sắm tài sản quý (chiêng, chc, trâu, bò...) Họ
cũng tổ chức hiến sinh khi bị đau, ốm, dịch bệnh, tang ma, miên
tai, hạn hán.. Đó cũng là những dịp để
gia chủ thể hiện tinh thần cộng đồng đối với làng: vui, buồn,
tắt lửa, tối đèn, đều có nhau, cùng nhau lo lắng gánh vác những
công việc trọng đại trong đời sống cộng đồng.
Lễ
hiến sinh lớn nhất của người Mạ là lễ đâm trâu. Xưa kia,
được tiến hành mỗi năm một lần, những buôn làng gần nhau tụ
họp lại cùng tổ chức lễ đâm trâu- một
nghi lễ có từ rất xa xưa, trong cộng đồng người Mạ, cũng như
các đân tộc khác ở Tây nguyên. Nó không chỉ là một loại hình
tín ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy, mà lễ hội đó còn là một
sự phản ánh sinh hoạt săn bắn hái
lượm tiền nông nghiệp của đồng bào...
Ngoài
loại hình tín ngưỡng dân gian, các tôn giáo khác như Thiên
chúa giáo và đạo Tin lành, đã xâm nhập vào một số vùng người
Mạ. Nhất là những năm gần đây, đạo Tin lành có xu hướng phát
triển mạnh mẽ vào tộc người này và các tộc người bản địa
khác ở các tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên.
Dân
tộc Mạ vẫn còn bảo lưu được một kho tàng văn học nghệ thuật
dân gian rất phong phú. Chiếc đàn đá tìm thấy ở vùng
người
Mạ nay vẫn còn đang được làng trữ ở Hoa Kỳ (2) (Bà Clair
Omar Musser ở Los Angeles còn cất giữ một bộ đàn đá được lấy
từ Bảo Lộc, Việt Nam trước năm 1975, trong
thời gian quân đội Mỹ trấn đóng ở Miền Nam Việt Nam).
Đó là một loại nhạc cụ tối cổ của nhân loại. Nhiều truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, dân ca, luật tục ca (Tam pớt), trường ca vẫn còn được bảo lưu trong dân gian vùng người Mạ. Nó cần được sưu tầm, nghiên cứu kịp thời hầu bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mạ và làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt nam xã hội chủ nghĩa. |
Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |