Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |
|
DÂN TỘC CHURU Chu Ru là một trong những dân
tộc ít người ở Lâm Đồng. Theo tổng điều tra dân số
01/04/1989 có khoảng trên lO.402 nhân khẩu chiếm 2.5% dân số toàn
tỉnh. Đến 01/1O/1997 có 12.993 người. Đồng bào có mặt tại một
số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở tỉnh
Ninh Thuận, Bình Thuận.
Ở
Lâm Đồng, người Chu ru cư trú tập trung tại huyện
Đơn Dương. Ngoài ra còn khoảng 2.000 người sống trong 2 huyện
An Sơn và Đức Linh thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Người Chu ru đa số nói
theo ngôn ngữ Malayô- Pôlinêxia. Tuy nhiên, do cư trú lân cận
với người Cơ Ho, nên một bộ phận dân tộc Chu ru cũng nói tiếng
Cơ Ho, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơme. Trước đây người Chu ru
không có chữ viết cho tiếng nói của mình. Thời Pháp thuộc,
đã lưu hành một loại chữ viết do phiên âm tiếng nói của dân
tộc này. Do địa bàn cư trú tương đối thuận tiện cho việc
tiếp xúc với các dân tộc anh em ở miền xuôi như người Kinh,
người Chăm nên có nhiều người Chu ru biết nói tiếng phổ thông
và chữ quốc ngữ, nhất là thế hệ trẻ.
Sau
ngày giải phóng, vùng dân tộc Chu ru là một trong những vùng có
phong trào thanh toán nạn '' mù chữ'' sớm nhất trong toàn
tỉnh. Hiện nay, Chu ru đã trở thành tên gọi chính thức của dân
tộc này. Chu ru còn được gọi là Cru có nghĩa là ''xâm đất,
ám chỉ những người mới di cư đến vùng đất mới. Ngoài ra, họ
còn được các dân tộc lân cận gọi bằng những tên như: Ca-
do, Kơ- du, P'nông- Chăm. Rất có thể, người Chu ru và người
Chăm xưa kia có chung một nguồn gốc tộc người...
Ngôn
ngữ Chu ru và Chăm, đều thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô- Pôlinêxia.
Nếu so sánh về mặt ngữ pháp, ngữ âm và những
từ vựng cơ bản của hai ngôn ngữ đó, người ta thấy mối quan
hệ hết sức gần gũi (4) (Nếu so sánh tỷ lệ quan hệ ngôn ngữ
Chu ru 83 vá Chăm 85 (Nguyễn Văn Lợi, sự phân loại và tình hình
phân phối ngôn ngữ các dân tộc miền Nam nước ta, tạp chí ngôn
ngữ học 1-1997,tr.50,52). Về nhân chủng, người Chu ru và người
Chăm cũng có những đặc điểm chung. Về mặt tín ngưỡng cổ
truyền và văn học dân gian, chúng ta càng thay rõ hơn mối quan
hệ thân thuộc đó. Theo số đông các cụ già người Chu ru ở Lâm
Đồng, thì trước đây, họ vốn là một nhóm con cháu của người
Chăm, đã từng sinh sống ở vùng duyên hải Trung Bộ. Nhưng vì
lý do lịch sử nào đó, khiến cho một số người phải rời bỏ
quê hương để tìm nơi đất mới. Những người
di dần dấu tích ấy đã tự đặt cho mình tên
gọi Chư rư. Chính họ là những người đã mang theo nghề làm
ruộng và làm gốm đến những địa bàn cư trú chủ yếu
hiện nay của họ thuộc huyện
Đơn Dương. Tại những nơi này, vẫn lưu tồn nhiều địa
danh chứng tỏ diều đó...
Người
Chu ru là một dân tộc đã định canh định cư và làm ruộng
từ lâu đời. Nghề trồng
trọt chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là
cây lương thực chủ yếu. Ngoài ra đồng bào còn trồng thêm ngô,
khoai, sắn và một số loại rau, đậu trên rẫy hoặc trong vườn.
Ruộng
(hama) trước đây thường chỉ làm một
mùa, và có thể tạm chia làm hai loại: ruộng sâu hoặc ruộng sình
(hama-gluh) và ruộng khô (hanha- khác). Do tính chất và điều kiện
địa lý của từng loại ruộng ở từng vùng, có những đặc điểm
khác nhau nên kỹ thuật canh tác cũng có những nét riêng.
Đối
với ruộng bình thường được dùng phương pháp ''thủy nậu''. Người ta cho trâu quần để đất thật nhuyễn rồi gieo hạt.
Đối với các loại ruộng đất khác, thì sau khi thu hoạch một
thời gian, người ta tiến hành cày vỡ, bừa,
cày trở, bừa lần thứ hai và kết hợp với việc bang đất cho bằng,
rồi sạ giống... Nông cụ cổ truyền còn rất thô sơ như: cày,
bừa, cái bang đất đều bằng gỗ.Đến nay, họ đã có lưỡi cày
bằng sắl và đo 2 trâu kéo.
Tuy
nhiên lối canh tác cổ truyền của người Chu ru cũng có nhiều
kinh nghiệm nhất là về làm thủy lợi nhỏ, và điều tiết lượng
nước trong từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa...
Đồng
bào thường làm những mương phai và những đê đập để dẫn nước
từ sông, suối vào ruộng. Việc làm thủy lợi thường phải huy
động nhân lực cả dân làng, nên mỗi làng (plơi, plei) thường
có một người chuyên trách, gọi là ?Trưởng
thủy'' (pô Ea nay bơ nuar bơ nữ).
Để
phụ vào một vụ lúa nước, đồng bào Chu ru làm thêm nương rẫy
và vườn. Tuy diện tích không nhiều song nhà nào cũng có Trên
rẫy (apuh) thường được trồng xen các loại
cây lương thực và thực phẩm khác như: ngô, khoai, lạc, bí
đỏ và một số loại rau...
Hỗ
trợ đắc lực cho ngành trồng trọt, đồng bào Chu ru còn chăn
nuôi: trâu, bò, heo, dê, ngựa và nhiều loại gia cầm như: gà,
vịt, ngan, ngỗng... Trâu, bò thường dùng làm
sức kéo trong nông nghiệp, ngựa dùng làm phương tiện chuyên
chở cho những chuyến đi xa hầu trao đổi hàng hóa với các dân
tộc láng giềng. Trong các loại gia súc lớn, trâu được nuôi
nhiều hơn cả. Ngoài việc dùng làm sức kéo, ư'trâu
còn dùng trong các lễ nghi, tín ngưỡng cổ truyền, cưới xin hoặc
dùng làm vật ngang giá để mua bán, trao
đổi...
Kết
hợp với kinh tế sản xuất, săn bắn (amal) là một hoạt động thường
xuyên trong đời sống người Chu ru tuy nó không còn là một nguồn
sống quan trọng. Săn bắn thường kết hợp chặt chẽ với khâu sản
xuất nông nghiệp để chống các loại thú rừng phá hoại mùa màng.
Nó không những là một nguồn lợi, nguồn cung
cấp thực phẩm mà còn là một thú vui của mọi thành viên nam
giới trong làng. Tuy chưa có những người chuyên sống về nghề
săn bắn, nhưng người đàn ông nào cũng biết đi săn, gia đình
nào cũng có lao (tă) và nỏ (sơ ráo). Họ cũng là những người
có nhiều kinh nghiệm làm tên thuốc độc. Trước đây, nhiều làng
thường tổ chức săn tập thể. Cùng với việc săn bắn, đồng
bào còn làm nhiều loại bẫy khác nhau để bắt cầy, cáo, gà rừng... Đánh cá cũng là một nghề
phụ gia đình tương đối phổ biến ở những khu vực ven sông Đa
Nhim và các khe suối khác trong rừng. Hầu như các thành viên
nam giới trong làng đều biết đánh bắt cá. Họ còn lấy một loại
vỏ cây, lá cây có độc tố để thuốc cá. Phương pháp này
tuy bắt được nhiều cá nhưng ảnh hưởng không tốt đến môi
trường sống của sinh vật và nguồn tôm cá trong tương lai. Hái lượm vẫn còn là một
nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày cho đồng
bào. Người ta thường hái các loại rau rừng, măng và một số
hoa quả dại, đào các loại thân củ như củ chụp, củ mài để
ăn thay cơm hoặc kiếm các loại lâm sản như: mộc nhĩ, nấm hương,
mật ong... Những thứ đó, một phần để dùng, nhưng chủ yếu là
bán hoặc trao đổi với các dân tộc khác.
Những
sản phẩm thủ công chủ yếu như: đồ dùng gia đình bằng mây
tre và các công cụ tự rèn như: liềm, cuốc, nạo cỏ phục vụ
cho sản xuất và đời sống hàng ngày. Đặc biệt nghề làm gốm,
một nghề thủ công truyền thống của đồng bào Chu ru. Những làng
như: Krang gõ, Krang chớ..., là những làng nổi tiếng về nghề gốm
cổ truyền. Tuy nhiên, kỹ thuật hãy còn rất thô sơ. Tất cả mọi
người đều có thể tham
gia vào công việc làm gốm ở nhiều khâu như: đào đất, nhào
đất... Riêng việc nặn, nung, sửa gốm..., là những khâu cần
đến sự khéo léo bằng chân tay, do phụ nữ đảm nhiệm.
Nghề
dệt ở đây không phát triển, vì vậy hầu hết mọi bộ đồ
trong y phục cổ truyền như: áo, khố, váy..., đều phải mua hoặc
trao đổi với các dân tộc láng giềng như người Chăm, Cơ Ho,
Mạ...
Nhìn
chung, nền kinh tế cổ truyền của người Chu ru là một nền kinh
tế mang tính chất tự cấp, tự túc, bó hẹp trong từng gia đình,
dòng họ và làng buôn truyền thống.
Xã
hội cổ truyền Chu ru dựa trên cơ sở làng (plei). Phạm vi của làng
là một khoảng đất rộng ba, bốn kilômét vuông, gồm: thổ cư,
đất trồng trọt, các công trình thủy lợi cùng với rừng núi,
sông suối..., có ranh giới tự nhiên như con sông, dòng suối hoặc
quả đồi, do các chủ làng (pô plei nay pô plơi) quy ước với
nhau và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Rừng,
núi, sông, suối thuộc quyền sở hữu công cộng của làng, ai cũng
có quyền săn bắn, đánh cá trong khu vực
đó. Nhưng thổ cư, ruộng đất ở đây đã dần dần chuyển thành
tài sản tư hữu của từng dòng họ, gia đình lớn hay gia đình
nhỏ. Từ lâu đã có một thể thức cổ truyền về việc chuyển nhượng
quyền sở hữu ruộng đất thay cho khế ước
hay giấy tờ hợp pháp. Những người dân làng thuộc hai thế hệ
được họp tại thửa ruộng bán, mà thành phần quan trọng là trẻ
nhỏ, vì chúng là những nhân chứng trực tiếp của
việc chuyển nhượng đất đai đó trong tương lai. Người đứng
ra mua đất phải chịu mọi phí tổn của buổi lễ. Chi phí đó gồm
các khoản chính như: rượu cần để thết đãi người lớn và
thịt gà làm quà cho các em. Ông ta còn phải cung cấp
một con vật để tế lễ sau khi đã trả tiền. Tich trả theo luật
lệ cổ truyền ở đây là trâu, bò, chiêng, ché... là những vật
ngang giá. Một tảng đá tương đối lớn, được phết máu con vật
hiến sinh được chôn ngay tại bờ ruộng đã bàn...
Về
mặt xã hội, làng Chu ru thường là một đơn vị cư trú láng
giềng. Một làng bao gồm nhiều dòng họ hoặc gồm cả những người
khác tộc cùng cư trú.
Chủ
làng, do tất cả thành viên lựa chọn trong số
những người đàn ông cao tuổi nhất của làng (các tha plơi).
Tuy chưa phải là phổ thông đầu phiếu, song ông ta là người được
đông đảo thành viên trong làng tín nhiệm.
Ngoài
tiêu chuẩn cao tuổi nhất, ông còn phải là người có kinh nghiệm
sản xuất, chiến đấu cũng như hiểu biết về lịch sử, phong tục
của làng và dân tộc mình. Chủ làng là người đóng vai trò hướng
dẫn dân làng trong tổ chức sản xuất và đời sống. Cùng với các
già làng bàn bạc và giải quyết mọi công việc đối nội, đối
ngoại của làng.
Về
quyền lợi, chủ làng cũng như mọi người khác, phải lao động
để tự nuôi sống bản thân và gia đình mình, nhưng về mặt
tinh thần, ông là người có uy tín tuyệt đối và làm chủ các
lễ nghi của cộng đồng làng.
Thầy
cúng (yuh, pơ dô hoặc gru), ông là linh hồn của các buổi tế lễ
chung của cộng đồng làng cũng như các gia đình lớn và dòng
họ. Ngày thường, thầy cúng vẫn phải lao động như mọi người,
chỉ khi nào có việc cúng kiếng, ông mới được dân làng mời
đến. Sau mỗi buổi lễ, ông thường được
biếu một con gà, ché rượu với ngụ ý là đền ơn...
Mỗi
làng thường có một người phụ trách công việc thủy lợi và
hai người giúp việc. Trưởng thủy cũng do tập thể các thành
viên trong làng bầu ra. Ông là người có khả năng về thủy lợi
và có đức tính công bằng. Trưởng thủy có nhiệm vụ phân phối
đều lượng nước từ các mương, máng công cộng đến từng thửa
ruộng của các gia đình. Khi cần thiết, ông có thể đề nghi với
chủ làng
huy động
nhân lực để tu bổ các công trình thủy lợi chung trước mùa cày
cấy. Để trông nom việc bảo
sinh, mỗi làng Chu ru thường có một, hai người phụ nữ giàu
kinh nghiệm giúp đỡ sản phụ trong những ngày sinh nở gọi là
''mọ boại ''hay mọ lụay ''. Tuy không do dân làng bầu ra nhưng
bà được dân làng tín nhiệm. Sau mỗi lần sinh đẻ, gia chủ thường
biếu bà một chút quà nhỏ để đền đáp công ơn.
Như
vậy, chủ làng, thầy cúng, bà đỡ, già làng là những người có
vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và đời sống
tín ngưỡng của cộng đồng làng. Họ hợp thành tổ chức tự quản, một tổ chức chính
trị, xã hội cao nhất mà người Chu ru đã đạt đến. Làng hầu
như là một đơn vị kinh tế tự cấp tự túc tương đối ''độc
lập? . Trong xã hội, đã có một
sự phân hóa thành hai tầng lớp: giàu (mdagơnơp), nghèo (rơbah).
Tầng lớp giàu, được biểu hiện bằng những đồ vật mang tính
chất phô trương như: ché (sơtôk), ngà voi (bla), trống (sơgơn),
chiêng (sar), sừng tê giác (bơsan)..., chứ không phải là tư liệu
sản xuất. Nguyên nhân đưa đến sự giàu có chủ yếu là do sức
lao động làm ra, chứ không phải do bóc lột. Dưới làng, là những cộng
đồng huyết thống như: dòng họ, gia đình lớn và gia đình nhỏ.
Trong
xã hội cổ truyền của người Chu ru, gia đình lớn còn mang nhiều
tàn dư mẫu hệ, mà biểu hiện tập trung ở vai trò người vợ,
người cậu (miăh) và
quyền thừa kế tài sản thuộc về các người con gái. Gia đình
lớn đó, thường có từ ba đến bốn thế hệ cùng chung sống dưới
một mái nhà. Tổ chức gia đình lớn, dựa trên cơ sở cộng đồng
kinh tế xã hội và tư tưởng. Những người trong một nhà, có
ruộng đất, trâu bò, nông cụ chung. Họ cùng sản xuất và hưởng
chung sản phẩm. Sản phẩm lao động của gia đình lớn (sáng tơ
prông) được nhập vào một kho và họ ăn chung một nồi lớn (gõ
prông). Đứng đầu gia đình lớn là
một người đàn ông cao tuổi nhất, thông thường là chồng người
đàn bà thuộc thế hệ trên. Trong thực tế, ông chủ gia đình lớn
là người thừa hành những ý kiến của người vợ và những người
anh em trai của bà ta (miăk). Tuy sống trong gia đình phía vợ,
song người cậu, vẫn đóng vai trò quyết định trong những công
việc hệ trọng trong gia đình em gái như: phân chia tài sản,
quyết định việc hôn nhân của các cháu, mua bán, chuyển nhượng
ruộng đất và mọi tài sản khác. Người Chu ru, vốn cư trú
trên một lãnh thổ tương đối ổn định, nên từ trước đến
nay, thường có quan hệ hôn nhân trong nội bộ dân tộc. Tuy nhiên,
họ vẫn có ít nhiều quan hệ hôn nhân với người Cơ Ho và người
Raglai láng giềng. Chế độ hôn nhân của người Chu ru là một
vợ, một chồng, cư trú bên nhà vợ và phụ nữ đóng vai trò chủ
động trong hôn nhân. Tuy chế độ một vợ, một
chồng đã được xác lập, song hiện tượng đa thê vẫn có thể
xảy ra, thông thường ở những gia đình giàu có. Đồng bào Chu ru còn bảo lưu
nhiều phong tục tập quán như việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng
đa thần. Lễ cúng tổ tiên (pơ- khi- mô- cay) ở đây khác hẳn
với lễ cúng tổ tiên của người Kinh. Việc hành lễ không có
ngày tháng nào nhất định. Có thể hai, ba năm hay hai, ba mươi
năm mới cúng một lần, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia
đình, mỗi dòng họ. Trong nhà người Chu ru cũng không có bàn
thờ hay bài vị. Họ chỉ lập bàn thờ và tiến hành nghi lễ vào
một dịp nào đó ngoài nghĩa địa (kốt - a- tâu). Việc tiến hành các nghi lễ
nông nghiệp cổ truyền, như cúng thần đập nước (Bơ mung), thần
mương nước (Rơ bông), thần lúa khi gieo hạt (Mơ nhum tô ốt
đoồng hay khâu doông), ăn mừng lúa mới (ngay- yang- boong- ko-
pa- tay), cúng sau mùa gặt (p'leiđâyru). Đáng chú ý nhất, là
lễ cúng thần Bơ mung. Trong mỗi vùng cư trú của người Chu ru,
có một nơi dành riêng để thờ cúng vị thần này. Hàng năm,
khoảng tháng hai âm lịch, tất cả mọi người trong làng đều
đến đấy làm lễ cúng. Dân làng thường cúng bằng dê, còn chủ
làng thường phải cúng bằng ngựa. Tục truyền là vị thần này
ưa cưỡi ngựa. Con ngựa cúng thần cũng phải thắng yên cương
và phủ lễ phục.
Cũng
vào tháng hai hàng năm, người Chu ru còn cúng Yang Wer. Đó là
một cây cổ thụ gần làng và được coi là một nơi ngự
trị của một vị thần có nhiều quyền phép.
Họ thường làm những hình nộm như đầu voi, đầu cọp, đầu dê,
đầu trâu... bằng gỗ hoặc bằng củ chuối, với đồ ăn, thức uống
mang tới gốc cây Yang Wer để cúng. Cúng xong, họ đặt một phần
đồ cúng lên võng, rồi theo đường chính khiêng đến một nơi
cách gốc cây Yang Wer chừng lOOm, rồi từ từ hạ võng xuống, bày
đồ ăn ra vệ đường với ngụ
ý tiễn Yang Wer đi chơi. Sau đó, tất cả mọi người tham gia
hành lễ trở lại gốc cây cùng ăn uống vui vẻ. Trước khi
ra về, mỗi gia đình hái một nhánh cây cắm trước cửa nhà. Tiếp
đó là cả làng kiêng cữ trong 15 ngày, không được ai ra vào
làng. Ngoài tín ngưỡng truyền
thống kể trên, hiện nay, Thiên chúa giáo và đạo Tin lành đang
phát triển sâu rộng trong vùng người Chu ru ở địa phương.
Người
Chu ru có một vốn ca dao, tục ngữ phong phú, trong đó nổi
bật là những câu ca tụng chế độ mẫu hệ, đề cao vai trò của
người phụ nữ trong xã hội cổ truyền. Nhiều truyện cổ phản ánh
cuộc đấu tranh bất khuất của người lao
động với thiên nhiên và xã hội để dành
lấy cuộc sống hạnh phúc. Đồng bào Chu ru còn lưu truyền một
số trường ca mà các già làng thường kể bên bếp lửa sàn cho
con cháu nghe, suốt đêm này qua đêm khác... Kho tàng văn học nghệ thuật
dân gian của đồng bào Chu ru không chỉ có giá trị về mặt văn
học nghệ thuật, mà còn là một nguồn tư liệu lịch sử quý giá. Về nhạc cụ, ngoài trống,
kèn (rơkel), đồng la (sar)... còn có r'tông, kwao, tenia, là những
nhạc cụ đặc sắc của người Chu ru. Trong những ngày vui, họ thường
tấu nhạc với điệu Tam- ga, một vũ điệu điêu luyện mang tính
cộng đồng, hầu như người nào cũng biết và ưa thích.
Người
Chu ru tin rằng mọi bệnh tật đều do thần linh (Yang) gây ra. Khi có người
lâm bệnh, họ mời thầy cúng đến cúng thần và trị bệnh bằng
ma thuật kết hợp kinh nghiệm y học cổ truyền. Các vị lang y của
người Chu ru, cũng chế được một số loại thuốc phòng bệnh bằng
rễ cây. Đến mùa bệnh đậu, trẻ em thường được uống các loại
thuốc phòng bệnh cổ truyền đó. Theo đồng bào thì hầu hết
con cái của các lang y trong vùng ít khi bị mắc bệnh này...
Bên
cạnh một số phong tục tập quán lạc hậu, như dùng bùa chú, cúng
bái để trị bệnh, người Chu ru hái lá, vỏ, quả một số cây làm những vị thuốc nam trong dân gian để chữa bệnh
có công hiệu theo y học cổ truyền.
|
Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |