Trang trước   || MỤC LỤC ||   Trang sau

 
         

DÂN TỘC RAGLAI

Với dân số (theo tổng điều tra dân số 01/04/1989) có khoảng 7 l.696 người, dân tộc Raglai cư trú trên địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ol/04/1989) có 868 người Raglai, chiếm 0,2% dân số toàn tỉnh. Hiện nay (Ol/1O/1997) có l . 135 người, đồng bào cư trú ở hai huyện Đơn Dương và Di Linh.

Ngoài tên tự gọi chung là Raglai nghĩa là người miền núi, đồng bào còn có các tên gọi khác như: Rangglai, hoặc Rai... Về mặt ngôn ngữ tiếng Raglai thuộc ngữ hệ Malayô- Pôlinêxia, rất gần gũi với các dân tộc Chăm, "Đ", Giarai và Chu ru...

Người Raglai sống chủ yếu dựa vào phương pháp phát rừng làm rẫy. Có hai loại đất rẫy:

- Kra là rẫy trên đất phù sa dọc theo các sông, suối bị ngập nước vào tháng 9, tháng lO. Trên loại rẫy này, người ta thường trồng bắp (ngô) hoặc bầu, bí để thu hoạch trước khi rẫy bị ngập nước.

- Apố, là loại rẫy trên đất cao hoặc chân núi không bị ngập nước vào mùa mưa. Đây là loại đất canh tác chính của người Raglai. Trên loại đất này, đồng bào thường trồng lúa, ngô và các loại cây có củ.

Nông cụ, quy trình và kỹ thuật canh tác rẫy, tương tự như các dân tộc Mạ, Cơ Ho.

Qua quá trình canh tác nương rẫy, đồng bào Raglai đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm xem xét thời tiết để phục vụ cho việc gieo trồng trên đất rẫy. Khi cây cối trên rừng xanh lá, mây trên trời nhiều hơn, thời tiết oi bức, gió đổi chiều, cây timun có trái chín hoặc cây pô- ô đơm hoa là trời sắp đổ mưa và người Raglai đết, dọn rẫy, gieo hạt giống khi mùa mưa bắt đầu...

Khi đất rẫy đã bạc màu (qua ba, bốn năm trồng lúa bắp), đồng bào chuyển sang trồng sắn. Sau một số mùa trồng sắn, đất đã quá cằn cỗi, người ta bỏ hóa đất rẫy để cho rừng được tái sinh, độ phì nhiêu của đất được phục hồi, sau đó mới canh tác lại. Trong thời gian đất rẫy hưu canh, nhưng vẫn thuộc quyền sử dụng của người có công khai phá lần đầu...

Hiện nay, trong phong trào định canh định cư, người Raglai bắt đầu khai thác ruộng trồng lúa nước (hama).

Người Raglai sinh sống thành từng làng (Palây). Làng vừa là đơn vị cư trú, vừa là đơn vị tổ chức xã hội truyền thống của đồng bào. Người có công đầu trong việc khai khẩn đất hoang lập làng được giữ chức vụ chủ làng (pôpalây). ở người Raglai cũng đã có hiện tượng liên minh giữa các làng cư trú kế cận nhau để tạo thành một laga với một người đứng đầu gọi là chủ laga hoặc chủ núi (pô laga). Cũng như chủ làng, chủ laga đều do những người có công khai phá đất đai, lập làng nắm giữ... Họ chỉ có quyền duy nhất về mặt tín ngưỡng trong các cộng đồng. Đó là người có quyền đại diện cho cộng đồng làng để tổ chức lễ cúng các thần linh, trời đất, khi bị hạn hán, mất mùa hoặc khi dân làng bị dịch, bệnh. Ngoài ra, họ không có một đặc quyền, đặc lợi nào khác về kinh tế.

Tầng lớp thầy cúng gọi là Pô dâu, đã hình thành trong xã hội truyền thống của người Raglai. Pô dâu, có thể là nam hoặc nữ. Họ là những người chữa bệnh cho dân làng bằng ma- thuật, kết hợp với một vài kinh nghiệm y học dân gian và các loại dược thảo có sẵn tại địa phương?

Cũng như người Chu ru, người Raglai tính theo dòng họ nữ và người con gái có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ mình, theo luật tục cổ truyền.

Người Raglai có các dòng họ như Chăm Maléc, Pi măng (cây cau), Ka tơr (bobo), Pa tâu, Asah, Kaya, Tu inb, Pơ- Pyer... Mỗi dòng họ hay mỗi chi của dòng họ có một sự tích, một truyền thuyết riêng về nguồn gốc dòng họ của mình...

Trong xã hội truyền thống, người Raglai theo tín ngưỡng đa thần: thần núi (Yang chớ), thần rừng (Yang gla glai), thần lúa (Yang Paday) v.v...

Bên cạnh tín ngưỡng cổ truyền, từ năm 1940 đến nay, các tôn giáo như Thiên chúa và Tin Lành đã xâm nhập vào vùng người Raglai và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là những năm gần đây.

 

Trang trước   || MỤC LỤC||   Trang sau