Trang trước   || MỤC LỤC ||   Trang sau

 
         

SINH HOẠT TINH THẦN

Đời sống tinh thần của người Kinh dựa trên cơ sở sinh hoạt vật chất mà xã hội cư dân nông nghiệp lúa nước. Chưa hình thành được một hệ thống chữ viết riêng; phải dùng chữ Hán rồi tạo thân chữ Nôm từ thế kỷ XIV dùng chữ La Tinh phiên âm tạo ra chữ Quốc ngữ thế kỷ XVI ; chưa hình thành một hệ thống lý thuyết rõ ràng chặt chẽ về tư tưởng, mà chỉ dựa trên những truyền thống của tư duy nguyên thủy và trí tuệ, đạo đức dân gian trải qua các thế hệ, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Phật, Lão, Nho biến hóa và Việt hóa chúng cũng như thích hợp nhiều yếu tố văn hóa của các dân tộc láng giềng, của cả Đông Nam á và cũng tương tác ảnh hưởng trở lại những nơi đó, nên đã xây dựng được một nền văn hóa tinh thần phong phú, độc đáo mang đậm bản sắc Việt Nam từ những thế kỷ trước Công nguyên và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là bộ phận chủ yếu của nền văn minh Đông Sơn hoặc văn minh Lang - Ấu

Lạc. Chính nền văn hóa đó mang đậm sắc Việt Nam đó đã góp phần bảo vệ dân tộc Kirth chống lại sự đồng hóa áp đặt rất khốc liệt của phong kiến Hán Tộc suốt thiên niên kỷ I, sau Công nguyên và cho đến đầu thiên niên kỷ II thì được phục hưng, bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ cùng với việc khôi phục lại chủ quyền độc lập của dân tộc Việt được mệnh danh là văn hóa Thăng Long- một bộ phận của nền văn minh Đại Việt. Cho đếm lúc ấy đấy vẫn là một văn hóa mang đậm tính dân gian. Đến giữa thiên niên kỷ II sau Công nguyên mới hình thành thêm dòng văn hóa cung đình, văn hóa bác học. Dòng văn hóa nay có sự giao lưu qua lại và chịu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các văn hóa Đại Việt và văn hóa Nho học Trung Hoa và tương tác qua lại với dòng văn hóa dân gian Việt nam trong thời kỳ phát triển vào cuối thiên niên kỷ II của văn hóa dân tộc Việt .

Từ những chiếc trống đồng Lạc Việt cổ niên đại trước Công Nguyên, đến những truyền thuyết về Bà Trưng, bà Triệu vào đầu Công Nguyên, từ những ngôi chùa thế kỷ XI, đến những khu đình làng ở thế kỷ XVII, từ những câu ca dao, tục ngữ đến những làn điệu dân ca ''Trống quân'', ''Quan họ'', ''Hát bài chòi'', ''Ca lý'', từ Thiền Tây Trúc Lâm - Yên Tử thế kỷ XIII đến tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời chân lý của Nguyễn Trãi thế kỷ XV, từ những phong tục thờ cúng tổ tiên, đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước với ý nghĩa tìm về cội nguồn dân tộc, từ ''Đại Việt sử ký'' của Lê Văn Hưng đến ''Truyện Kiều'' của Nguyễn Du - vị thi thánh Tiên Điền v.v... những văn hóa tinh thần của dân tộc Kinh là hình ảnh của bản lĩnh, bản sắc dân tộc hàm chứa các yếu tố: đoàn kết, dân chủ, phác thực, hài hòa, trung hậu, thủy chung, nhân ái, cần cù, kiên trì, bất khuất trong đấu tranh, sáng tạo trong lao động, vị tha, rộng mở trong giao lưu...

Cùng với lối sống trong các cộng đồng làng xã của cư dân nông nghiệp, người Kinh còn là một dân tộc trong một lịch sử của mình, cùng chung lưng đấu cật với các dân tộc anh em mưu trí dũng cảm và thông minh với những đế quốc hùng mạnh vào bậc nhất của thế giới để bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ của mình, Để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng đó người Kinh đã đoàn kết được các dân tộc anh em khác cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam cùng đứng lên tiến hành hàng trăm lần khởi nghĩa và kháng chiến với tổng thời gian kéo dài đến 12 thế kỷ để rồi đi đến thắng lợi to lớn, trọn vẹn như ngày nay. Từ trong thực tế lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến đó cho thấy dân tộc Kinh là một dân tộc quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do, tha thiết với hòa bình, nhân ái Cũng từ trong khói lửa của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh vệ quốc đó, người Kinh đã sáng tạo được một phương thức chiến tranh nhân dân từ rất sớm, hun đúc được một một tinh thần yêu nước nồng nàn, sản sinh ra rất nhiều anh tài chính trị - quân sự xuất sắc của các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh - những người đã làm rạng rỡ thêm lịch sử dân tộc.

Người Kinh là một dân tộc có tính thống nhất chặt chẽ, đóng vai trò chủ thể của đất nước Việt Nam tập hợp, đoàn kết các dân tộc anh em trong suốt lịch sử trường kỳ bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chính trong hoàn cảnh đầy thử thách hiểm nghèo nhất, trong sự đối phó với sự tồn vong của dân tộc, tư tưởng nhân ái ?Không có gì quý hơn độc lập tự do'', tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết đã được phát huy đến cao độ, tạo nên sức mạnh tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Từ cuối thế kỷ XIX, đất nước Việt Nam bị Thực dân Pháp xâm lược, thống trị, người Kinh đã cùng các dân tộc anh em đoàn kết, đấu tranh, giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ sớm nhất ở Đông Nam á, lật đổ ách thống trị của Phát xít Nhật và Thực dân Pháp vào tháng 8 năm 1945, liên tiếp tiến hành hái cuộc kháng chiến thần thánh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại nền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc năm 1975 và đánh thắnS cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây của đất nước.

Trong quá trình đấu tranh Cách mạng lâu dài và gian khổ đó người Kinh dần dần tiếp xúc rộng rãi với phương Tây, với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt qua con người ưu tú - nhân vật lịch sử vĩ đại và thân yêu nhất của dân tộc mình là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin làm cho nó trở thành hệ tư tưởng chính thống, hiện đại của dân tộc Việt Nam, đưa cả cộng đồng các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay thực hiện chính sách đồi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước Việt Nam, nhân dân các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn. Trên cơ sở đó, hiện nay, đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xã hội cổ truyền của người Kinh ngày càng tiến theo hướng đổi mới- cách tân. Những đặc điểm và giá trị truyền thống của người Kinh đang biến đồi bằng cách chọn lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình, tiếp thu những yếu tố tiến bộ của nền văn hóa các dân tộc anh em ở Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới, cải tạo và phát huy để xây dựng một cộng đồng người Kinh mới giữa đại gia đình các dân tộc Việt Nam trong thời đại xã hội, xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 

Trang trước   || MỤC LỤC ||   Trang sau