Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |
|
QUAN HỆ XÃ HỘI Là cư dân bản địa trên lãnh thổ Việt Nam, địa bàn sinh tụ chủ yếu của người Kinh là vùng đồng bằng châu thổ, nhất là châu thổ các dòng sông lớn như: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông vàm Cỏ, sông Cửu Long v.v... Từ chiếc nôi của họ là vùng châu thổ sông Hồng, người Kinh hiện nay có mặt ở khắp mọi miền đất nước, từ núi rừng biên giới Tây Bắc, Việt- Bắc cho đến cao nguyên phía Tây và hải đảo phía Nam, là một cộng đồng,tộc người thống nhất, với ít nhiều sắc thái địa phương. Khoảng 4000 năm trước đây,
dân tộc Kinh đã chiếm lĩnh địa bàn vùng trung du Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ và vùng châu thổ sông Hồng ngày nay. Cũng từ thuở xa xưa
ấy, người Kinh đã có mối quan hệ gần gũi với các dân tộc thuộc
các nhóm ngôn ngữ Việt- Muờng, Tày- Thái, Môn- Khơ me, Hán- Tạng và
Malayo- Pôlinêxia. Người Kinh đã từng lao động và đấu tranh chinh
phục thiên nhiên, sáng tạo ra các nền văn hóa cổ như : văn hóa Phùng
Nguyên- Đông sơn rực rỡ... Người Kinh sinh sống trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng ngày nay, vốn có quê hương từ mọi miền trong cả nước
như: Bắc Bộ, Trung Bộ và một ít từ Nam Bộ Việt Nam.
Xã
hội cổ đại của người Kinh đã vượt qua ngưỡng cửa của xã hội
nguyên thủy để bước sang xã hội có giai cấp với các hình thức nhà
nước sơ khai đầu tiên như quốc gia Văn Lang ở vùng tam giác
châu Việt Trì, ra đời từ nhiều thế kỷ trước công
nguyên. Tiếp theo đó là quốc gia Ấu Lạc đóng đô ở thành Cổ Loa
với nhiều vòng trường thành kỳ vĩ và các pháo đài phòng thủ kiên
cố với các mũi tên đồng còn lưu lại tận ngày nay. Ngay từ thế kỷ thứ II trước
Công nguyên, người Kinh đã phải trực tiếp đương đầu với sự bành
trướng xuống phía nam của người Hán- và từ năm l l l trước Công
nguyên đến năm 938 sau Công nguyên đã bị nhiều triều đại phong kiến
Trung Quốc đặt ách thống trị với chính sách bóc lột và đồng hóa
rất hà khắc... Nhưng sau hơn lOOO năm đấu
tranh liên tục và kiên quyết chống ách đô hộ của các tập đoàn
phong kiến Trung Hoa, người Kinh đã vươn lên giành lại được nền
độc lập và xây dựng chính quyền tự chủ qua các triều đại họ Ngô
(Ngô Quyền), họ Đinh, họ Lê, họ Lý, họ Trần, và họ Hồ, nhà hậu
Lê, họ Nguyễn Tây Sơn, nhà Nguyễn thế kỷ XIX. Người Kinh là cư dân làm
nông nghiệp lúa nước từ lâu đời Các quan hệ xã hội sinh hoạt văn
hóa vật chất và tinh thần truyền thống đều dựa trên cơ sở đó.
Tổ chức và sinh hoạt cổ
truyền của người Kinh tập trung đặc trưng điển hình ở làng, một
hệ thống những quan hệ hết sức đa dạng, chặt chẽ, nhưng không bảo
thủ và đóng kín. Làng người Kinh với hệ thống chế độ sở hữu,
chiếm hữu, sử dụng ruộng đất và các tài sản công tư; với hệ thống
sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo từ những hình thức tín ngưỡng nguyên
thủy thờ cúng tổ tiên được bảo lưu dai dẳng, đến các tôn giáo
từ bên ngoài được du nhập vào như : đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão,
đạo Ki- Tô và những tôn giáo nội sinh như : đạo Cao Đài và đạo
Hòa Hảo. Bộ máy tự quản của làng cổ truyền như các hội đồng tộc
biểu, kỳ mục, kỳ lão, các chức dịch mang tính
chất đẳng cấp, thân phận (như : đinh, tráng, tuần phu, các chức sắc
của làng; các tổ chức quản lý, canh phòng, tương trợ v.v...) với
đủ các chiều hướng liên kết hết sức chặt chẽ, từ hệ thống thân
tộc theo huyết thống, địa vực cư trú, đến tuổi tác, giai cấp,
đẳng cấp, hành chính, kinh tế và tôn giáo là những sản phẩm văn
hóa xã hội và văn hóa tinh thần độc đáo và phát triển cao của
đời sống xã hội truyền thống của người Kinh. Tổ chức gia đình người
Kinh là những tế bào xã hội đặt trong các làng mạc. Từ rất xa xưa,
đó đã là những gia đình nhỏ, nhưng hai, ba thế hệ, theo chế độ
phụ quyền, địa vị quan trọng, tương xứng và thích họp với cơ sở
là nền kinh tế tiểu nông.
Tổ
chức Nhà nước
sơ
khai với hình thức giản đơn theo kiểu ''Phương thức sản xuất Châu
á'', nhưng về sau từ thế kỷ XIIl trở đi càng ngày càng mang đậm tính
chất phong kiến quý tộc, và từ nhà Lê (thế kỷ XV) thì trở thành
phong kiến quan liêu. Làng - nước trong thiết chế
chính trị xã hội cổ truyền người Kinh , có một quan hệ gắn bó
đặc biệt, hết sức chặt chẽ, về nghĩa vụ nhưng tương đối lỏng lẻo
về tổ chức, khiến cho làng gần như được tự quản mà thực hiện trách
nhiệm của mình đối với quốc gia. Mỗi thành viên của dân tộc Kinh,
do đấy đều có nghĩa vụ kép với làng với nước: ''Trong làng, ngoài
nước''. Các đô thị của người Kinh cổ truyền không nằm ngoài mối
quan hệ làng - nước ấy. Mặc dù xuất hiện từ rất sớm và trải qua
nhiều thế kỷ, đã có số lượng nhiều và quy mô tương
đối lớn như: Kinh Kỳ, Phố Hiến, Hội An, Gia Định v.v..., nhưng chưa
làm biến đổi được tính chất xã hội, mà chỉ dừng lại dưới hình
thức những trung tâm cùng thương nghiệp tiền tư bản. |
Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |