Trang trước Mục lục Trang sau  

7.1. Chế độ mưa

Mưa là một yếu tố phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Thậm chí, có khi tính ngẫu nhiên xóa mờ tính quy luật của nó.

Mưa ảnh hưởng nhiều đến các ngành kinh tế quốc dân, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện ở vùng núi, những nơi công tác thủy lợi bị hạn chế thì mưa trở thành nhân tố quyết định thời vụ và năng suất của cây trồng.

7.1.1. Lượng mưa và ngày mưa.

7.1.1.1. Lượng mưa.

7.1.1.1.1. Lượng mưa năm.

So với một số nơi ở miền Nam lượng mưa của Đà Lạt thuộc loại trung bình, lớn hơn lượng mưa của các nơi thuộc Nam Trung bộ như Nha Trang, Phan Thiết và nhỏ hơn thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé (xem bảng 20).

Đà Lạt có lượng mưa xấp xỉ với một số nơi ở Bắc Tây Nguyên như Buôn-mê-thuột, Kon-tum nhưng nhỏ hơn Plei-ku (Bảng 21).

Do ảnh hưởng của địa hình, lượng mưa của Đà Lạt có trội hơn ở Liên Khương chút ít nhưng nhỏ hơn Di Linh, Bảo Lộc (Bảng 22).

BẢNG 20:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ NƠI Ở MIỀN NAM

Đà Lạt (Trường Đại Học)

Nha Trang

Phan Thiết

Thành phố Hồ Chí Minh

Trị Tâm (Sông Bé)

1.634

1.360*

1.133*

1.149*

2.177*

BẢNG 21:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ NƠI Ở TÂY NGUYÊN

Đà Lạt

Buôn Mê Thuột

Kon Tum

Pleiku

1634

1712*

1736*

1307*

* Lượng mưa trích trong cuốn "Trung bình khí hậu". Nha khí tượng Sài Gòn xuất bản 1974.

BẢNG 22:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ NƠI Ở LÂM ĐỒNG

Đà Lạt (Trường Đại Học)

Liên Khương

Di Linh

Bảo Lộc

1634

1626

1681

2514

Với một địa hình chia cắt khá mạnh mẽ bởi những đồi núi, nên Đà Lạt tuy diện tích không lớn nhưng lượng mưa phân bố theo không gian rất không đều (Bảng 23).

BẢNG 23:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ NƠI Ở ĐÀ LẠT

Đà Lạt (Trường Đại Học)

Lãnh địa Đức Bà

Trung tâm thực nghiệm lâm nghiệp

Cô Giang

1634

1802

1866

1579

Nhìn chung về phía tay Nam đến Đông Nam của Đà Lạt từ Cam Ly qua lãnh địa Đức Bà dọc theo Viện Pasteur xuống Trung tâm thực nghiệm lâm nghiệp và đèo Prenn lượng mưa trên 1.800 mm. Vùng trung tâm (Trường Đại Học, Đồi Khí Tượng). Vùng Đa Thiện đến khóm Cô Giang lượng mưa bé hơn, (chỉ trên dưới 1.600 mm).

Xét về mặt cấu trúc của mặt đệm, chúng ta không khó giải thích sự chênh lệch lượng mưa này:

Từ hướng tây Nam chạy suốt đến Đông Nam nối tiếp là những đồi thông có nơi tiếp cận với rừng dày. Như ta biết, do tác dụng che phủ của tán cây, độ ẩm của tầng mặt đất được tăng cao, độ cao ngưng kết ở gần rừng tương đối thấp, cho nên trong điều kiện giống nhau ở vùng này dễ mưa hơn vùng trung tâm đồi trọc. Một nguyên nhân nữa là ở bên trên mặt rừng thông, dưới tác dụng của lực ma sát, tốc độ loạn lưu của không khí được tăng cường, có dòng thăng cưỡng bức mạnh, nên không những có điều kiện gây mưa hơn mà ngay cả cường độ mưa cũng lớn hơn, vùng đồi trống không có rừng.

Trên đây là số liệu trung bình nhiều năm, nó mang một ý nghĩa khái quát chung nhất trong một chuỗi thời gian nào đó. Thực tế mỗi năm thời tiết diễn biến không giống nhau, nên lượng mưa hàng năm cũng biến động mạnh mẽ, khác nhiều so với số liệu trung bình. Lấy một điểm quan trắc ở Trường Đại Học (Đồi Khí Tượng) làm ví dụ, căn cứ chuỗi năm quan trắc được thì độ biến động trung bình năm của lượng mưa là 10,5%, nghĩa là lượng mưa hàng năm có thể tăng hay giảm khoảng 160 mm so với trung bình (1.634 mm). Tuy nhiên, cá biệt có năm mưa hụt mức trung bình đến 34% như năm 1965, lượng mưa cả năm chỉ được 1.076 mm gây ra hạn hán ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp, hoặc vượt 36% so với trung bình (năm 1973 lượng mưa 2.228 mm).

Lượng mưa hàng năm biến động lớn, nên thời gian quan sát khác nhau có thể nhận được những trị số cực đoan khác nhau. Vì vậy, cần xét khả năng xuất hiện những lượng mưa năm lớn nhất và nhỏ nhất ứng với các chu kỳ 5 năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm... 100 năm (Bảng 24).

BẢNG 24:
KHẢ NĂNG XẢY RA LƯỢNG MƯA NĂM LỚN NHẤT
VÀ NHỎ NHẤT ỨNG VỚI CÁC
CHU KỲ

Chu kỳ (năm)

5

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Lượng mưa lớn nhất (mm)

Lượng mưa nhỏ nhất (mm)

1984

1506

2.127

1.259

2.253

1.123

2.348

1.036

2.408

977

2.450

937

2.484

905

2.519

868

2.534

853

2.564

823

2.581

806

Từ tổng lượng mưa năm mà xét ta thấy sự tăng giảm bất thường ấy đã gây nhiều khó khăn cho việc đặt kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Nhất là trong điều kiện Đà Lạt không có hệ thống thủy lợi nào cả. Phần lớn dựa vào nước mưa thiên nhiên là chủ yếu.

7.1.1.1.2. Lượng mưa tháng

Khi đánh giá ảnh hưởng của mưa đến sản xuất mà nhất là đối với sản xuất nông nghiệp thì không thể chỉ xét đến tổng lượng mưa năm mà điều quan trọng hơn, có ý nghĩa quyết định đối với năng suất của cây trồng là lượng mưa phân bổ trong các mùa có đều không. Thường là phải xét phân bổ lượng mưa theo tháng, tuần 10 ngày và thậm chí có khi còn xét theo khí hậu.

Hình 6

Căn cứ tổng lượng mưa năm thì Đà Lạt không hẳn là vùng thiếu nước đối với yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, trên thực tế hàng năm Đà Lạt phải trải qua một thời gian dài khoảng 5 tháng khô hạn. Thậm chí có khi hàng hai, ba tháng liền không mưa, hạn chế không ít đến khả năng lợi dụng đất đai như gối vụ, tăng vụ trong nông nghiệp.

Khác với nhiệt độ - yếu tố khá ổn định qua các tháng, biên độ năm bé - lượng mưa của Đà Lạt phân bố theo thời gian rất không đều, giao động qua các tháng, mùa rất lớn (hình 6).

Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu. Tháng có lượng mưa lớn nhất thường là tháng 9, lượng mưa khoảng 300 mm. Cá biệt có năm lượng mưa của tháng này lên đến 400 mm hoặc hơn. Trong khoảng thời gian này ở biển Đông hay có những mây thấp nhiệt đới hình thành, có khi trục rãnh thấp nằm ngay trên vùng cao nguyên Lâm Viên đã làm tăng đáng kể lượng mưa của vùng này. Trong tháng 9, tháng 10 không những có tổng lượng mưa lớn mà thường có nhiều trận mưa có cường độ lớn cũng tập trung vào thời kỳ này.

BẢNG 25:
THỜI TIẾT TRONG CÁC NGÀY 31-8 VÀ
1-9-1977 TẠI ĐÀ LẠT
(TRỤC RÃNH THẤP QUA TÂY NGUYÊN)

NGÀY THÁNG

GIÓ

NHIỆT ĐỘ

ĐỘ ẨM

LƯỢNG MÂY

 

mưa (mm)

 

Hướng

Tốc độ (m/gy)

Tốc độ mạnh nhất (m/gy)

Trung bình
(oC)

Tối cao
(
oC)

Tối thấp
(oC)

Trung bình
(%)

Thấp nhất
(%)

Tổng quan

mây dưới

31-8-77

1-9-77

W

SW

01

1,0

50

45

18,2

18,2

22,8

23,4

14,9

15,0

92

91

67

50

6,8

6,9

2,8

4,0

61,3

27,5

 

Các tháng trong mùa đông và mùa xuân thì lượng mưa rất bé. Như tháng giêng chỉ khoảng 10 mm. Thậm chí có năm suốt từ tháng giêng đến tháng 3 không có trận mưa nào.

Do lượng mưa phân bố không đều như vậy, nên lượng mưa chênh lệch giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất đến 300 - 400 mm.

Lượng mưa tháng phân bổ không đều ở các nơi. Nhìn chung phần phía nam thành phố lượng mưa vẫn trội hơn khu vực trung tâm và một vài nơi khác (Bảng 26).

 

Bảng 26: 
Lượng mưa trung bình tháng (
mm) của một số nơi ở Đà Lạt

Tháng

Trường Đại học

Lãnh địa Đức Bà

Trung tâm thực nghiệm LN

Cô Giang

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

6,5

10,5

32,4

155,2

178,6

210,3

215,1

174,9

295,8

230,0

83,9

43,7

9,0

14,0

52,0

161,0

202,0

180,0

243,0

240,0

308,0

258,0

89,0

23,0

12,4

22,3

48,8

146,9

230,8

215,3

230,1

165,0

347,1

240,9

129,4

71,3

8,6

15,6

35,4

141,7

187,2

173,1

197,3

162,4

284,2

260,4

84,5

35,0

Cũng như lượng mưa năm, lượng mưa tháng cũng biến động khá mạnh mẽ qua các năm. Có thể xem mức độ biến động của lượng mưa các tháng trong bảng 27 dưới đây.

BẢNG 27:
 BIẾN SUẤT TƯƠNG ĐỐI (%) CỦA LƯỢNG MƯA Ở MỘT SỐ NƠI TRONG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

ĐỊA ĐIỂM

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Trường Đại học

Lãnh địa Đức Bà

177

110

287

129

102

78

43

43

48

45

50

52

24

34

39

41

36

32

38

42

77

68

133

102

Qua bảng 27, một lần nữa cho ta thấy sự không ổn định qua các năm của lượng mưa tháng rất lớn.

Biến suất mưa của các tháng mùa mưa dao động trong khoảng 30 - 50% tương đối nhỏ, so với biến suất của mùa khô.

Biến suất của lượng mưa các tháng mùa khô trừ một vài trường hợp còn đều hơn 100%, gấp đôi hoặc gấp rưỡi của các tháng mùa mưa. Đây là một khó khăn nhất định đối với sản xuất nông nghiệp trong mùa này, vì lượng mưa ít lại thất thường.

Như vậy, việc sử dụng lượng mưa nếu chỉ căn cứ vào trị số trung bình thì sẽ bị hạn chế nhiều về hiệu quả.

Để khắc phục nhược điểm trên có thể tính lượng mưa các tháng ứng với các suất bảo đảm (Bảng 28 và 29).

Bảng 28: 
LƯỢNG MƯA ỨNG VỚI CÁC SUẤT BẢO ĐẢM (%) Ở ĐÀ LẠT
 
Lãnh Địa Đức Bà

(1918 - 1944, 1954 - 1974)

THÁNG

5

10

20

30

40

50

60

70

80

90

95

I

II

II

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

24,0

43,0

118,0

272,0

315,0

275,0

382,0

405,0

476,0

436,0

190,0

76,0

21,0

37,0

104,0

251,0

283,0

254,0

349,0

367,0

435,0

396,0

166,0

53,0

17,0

29,0

86,0

220,0

256,0

229,0

312.0

323,0

391,0

348,0

140,0

43,0

14,0

23,0

73,0

198,0

236,0

210,0

286,0

292,0

359,0

314,0

120,0

35,0

11,0

19,0

62,0

179,0

218,0

195,0

264,0

265,0

333,0

285,0

104,0

29,0

9,0

14,0

52,0

161,0

202,0

180,0

243,0

240,0

308,0

258,0

89,0

23,0

7,0

9,0

42,0

143,0

186,0

165,0

222,0

215,0

283,0

231,0

74,0

17,0

4,0

5,0

31,0

124,0

168,0

150,0

200,0

188,0

257,0

202,0

58,0

11,0

1,0

-

18,0

102,0

148,0

131,0

174,0

157,0

225,0

168,0

38,0

3,0

-

-

-

71,0

121,0

106,0

137,0

113,0

181,0

120,0

12,0

-

-

-

-

52,0

110,0

93,0

120,0

98,0

155,0

90,0

-

-

Bảng 29: 
LƯỢNG MƯA ỨNG VỚI CÁC SUẤT BẢO ĐẢM (%) Ở ĐÀ LẠT

Trường Đại học (1964 - 1974)

THÁNG

5

10

20

30

40

50

60

70

80

90

95

I

24,0

20,0

15,0

12,0

9,0

6,0

4,0

1,0

-

-

-

II

60,0

49,0

35,0

25,4

18,0

10,0

3,0

-

-

-

-

III

78,0

67,0

55,0

46,0

39,0

32,0

26,0

18,0

10,0

-

-

IV

264,0

238,0

209,0

189,0

171,0

155,0

139,0

122,0

101,0

73,0

56,0

V

291,0

269,0

238,0

215,0

196,0

179,0

161,0

142,0

120,0

89,0

71,0

VI

387,0

338,0

294,0

262,0

235,0

210,0

185,0

159,0

127,0

83,0

63,0

VII

305,0

288,0

257,0

241,0

228,0

215,0

203,0

189,0

173,0

157,0

130,0

VIII

287,0

259,0

230,0

209,0

191,0

175,0

159,0

141,0

120,0

91,0

62,0

IX

463,0

419,0

377,0

345,0

320,0

299,0

272,0

246,0

215,0

173,0

148,0

X

374,0

332,0

297,0

271,0

250,0

230,0

210,0

189,0

163,0

128,0

105,0

XI

195,0

169,0

142,0

122,0

105,0

89,0

73,0

56,0

36,0

9,0

-

XII

140,0

115,0

93,0

73,0

58,0

44,0

30,0

15,0

-

-

-

Đáng chú ý là với suất đảm bảo 80% thì chỉ có 7 tháng từ tháng 4 đến tháng 10 mới có lượng mưa bằng hoặc vượt 100 mm. Còn các tháng khác nhỏ hơn trị số này rất nhiều.

7.1.1.1.3. Lượng mưa tuần

Tình hình phân bố mưa theo thời gian có liên quan chặt chẽ đến nhiều mặt hoạt động của xã hội. Chính vì vậy khi cần phân tích kỹ, thì nên chia thời gian phân bố mưa ngắn.

Ví dụ: khi xét yêu cầu nước của một hời kỳ phát dục mấu chốt nào đó của cây trồng. Nếu chia khoảng thời gian cần xét quá dài thì số liệu chỉ có ý nghĩa trung bình, mang những đặc trưng tổng thể. Còn những biến động trong thời gian ngắn hầu như bị xoá lấp hoàn toàn. Mà chính những biến động ấy có khi còn ảnh hưởng có tính quyết định.

Trong phần đánh giá tình hình lượng mưa tháng ở trên cũng đã thấy chừng mực nào về biến trình mưa của Đà Lạt. Để thấy rõ hơn sự phân bố ấy có thể xét lượng mưa tuần 10 ngày như các hình 8 - 11 và bảng 30.

Lượng mưa các tuần trong mùa mưa đều xấp xỉ hoặc vượt 50 mm. Các tuần có lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 9 và đầu tháng 10. Các tháng 12, tháng giêng và tháng 2, lượng mưa tuần hầu như không đáng kể.

Trong tháng 8 lượng mưa trong các tuần thường bé hơn so với tháng 7 và tháng 9. Biến trình mưa năm có dạng 2 đỉnh. Đỉnh cao nhất rơi vào tháng 9 và đầu tháng 10, ứng với thời gian hình thành những xoáy thấp nhiệt đới ở biển Đông và trục rãnh thấp qua Tây Nguyên.

Đỉnh thấp hơn rơi vào tháng năm cùng với thời gian gió mùa Tây Nam bắt đầu hoạt động và là thời kỳ nóng nhất. Trong tháng này có tuần lượng mưa đạt kỷ lục của giai đoạn đầu mùa mưa, chủ yếu bởi những trận mưa dông.

Hình 8: Lượng mưa tuần tại trường Đại học Đà Lạt

Hình 9: Lượng mưa tuần tại Cô Giang

HÌNH 10: Lượng mưa tuần tại Lãnh địa Đức Bà

 

Hình 11: Lượng mưa tuần tại Trung tâm thực nghiệm lâm nghiệp

Bảng 30: Lượng mưa tuần ở Đà Lạt

Tháng

Tuần

Trường Đại học

Cô Giang

Lãnh địa Đức Bà

Trung tâm thực nghiệm LN

 

Tuần 1

3,6

2,2

3,6

3,2

I

Tuần 2

0,4

0,4

4,9

3,6

 

Tuần 3

2,5

6,0

2,8

10,3

 

Tuần 1

3,1

4,2

0,8

4,0

II

Tuần 2

0,6

0,7

1,3

1,3

 

Tuần 3

6,8

10,7

8,9

17,7

 

Tuần 1

8,9

5,5

23,0

12,2

III

Tuần 2

3,6

2,2

3,2

2,6

 

Tuần 3

19,9

27,7

31,7

34,0

 

Tuần 1

26,8

20,2

26,7

24,7

IV

Tuần 2

50,8

40,5

54,6

47,8

 

Tuần 3

77,6

65,8

72,0

74,4

 

Tuần 1

54,7

50,5

63,6

77,7

V

Tuần 2

50,4

48,4

71,2

48,0

 

Tuần 3

73,5

79,0

106,9

105,1

 

Tuần 1

66,6

55,3

73,1

74,8

VI

Tuần 2

77,8

48,1

58,9

55,8

 

Tuần 3

65,9

70,0

88,2

84,7

 

Tuần 1

69,9

65,3

81,3

76,3

VII

Tuần 2

67,3

68,9

89,1

83,5

 

Tuần 3

77,9

62,1

78,9

70,8

 

Tuần 1

68,2

41,7

75,1

59,5

VIII

Tuần 2

48,7

36,9

52,0

44,8

 

Tuần 3

58,0

72,0

78,8

60,7

 

Tuần 1

78,2

68,6

94,6

98,2

IX

Tuần 2

118,5

122,0

121,6

126,1

 

Tuần 3

99,1

79,2

109,6

122,8

 

Tuần 1

95,2

110,0

104,8

109,1

X

Tuần 2

82,5

93,3

54,4

82,3

 

Tuần 3

52,3

54,5

43,4

49,5

 

Tuần 1

35,2

23,2

33,8

55,5

XI

Tuần 2

31,4

7,2

25,7

33,7

 

Tuần 3

22,3

15,3

25,9

40,2

 

Tuần 1

12,6

7,7

6,1

9,4

XII

Tuần 2

22,8

12,9

3,3

12,9

 

Tuần 3

8,3

10,8

6,1

49,0

7.1.1.2. Số ngày mưa

Số ngày mưa trong năm ở Đà Lạt 110 - 160 ngày. Vùng nam thành phố có số ngày mưa nhiều nhất (140 - 160 ngày). Vùng trung tâm ít mưa hơn (chỉ có 110 - 120 ngày).

Như vậy số ngày mưa của Đà Lạt ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh và cũng ít hơn một số nơi trong tỉnh như Liên Khương, Bảo Lộc (Bảng 31 và Bảng 32).

BẢNG 31:
 SỐ NGÀY MƯA TRONG CÁC NĂM CỦA ĐÀ LẠT VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÀ LẠT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

135

159

Bảng 32: 
SỐ NGÀY MƯA TRONG NĂM Ở MỘT SỐ NƠI CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG

ĐÀ LẠT

LIÊN KHƯƠNG

BẢO LỘC

135

160

191

Bảng 33: 
SỐ NGÀY MƯA TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM CỦA MỘT SỐ NƠI Ở ĐÀ LẠT

Tháng

Trường Đại học

Lãnh địa Đức Bà

Trung tâm thực nghiệm LN

Cô Giang

I

1

3

3

2

II

1

2

2

2

III

2

4

4

3

IV

8

11

9

10

V

14

20

17

16

VI

13

20

18

17

VII

18

22

19

19

VIII

16

23

17

16

IX

17

24

20

20

X

13

17

15

14

XI

7

9

9

8

XII

4

6

4

5

NẮM

115

159

135

131

Ở Đà Lạt, số ngày mưa phân bố rất không đều trong năm. Các tháng trong mùa đông và mùa xuân số ngày mưa rất ít chỉ có 2 - 6 ngày, bằng khoảng 1/5 đến 1/10 của số ngày mưa trong các tháng mùa mưa.

Từ tháng 4 bắt đầu mùa mưa cũng là thời gian có số ngày mưa tăng lên rõ rệt. Từ 8-11 ngày của tháng 4 tăng lên khoảng trên dưới 20 ngày trong các tháng tiếp theo từ tháng 5-10.

Thời gian mùa mưa ổn định từ tháng 6 đến tháng 9 cũng là thời gian có số ngày mưa ổn định qua các tháng. Cũng như lượng mưa, tháng 9 là tháng có số ngày mưa nhiều nhất (17 - 24 ngày). bảng 33.

7.1.2 Cường độ mưa

Việc đáng giá cường độ mưa có một tầm quan trọng đối với thực tiễn sản xuất. Trong điều kiện như Đà Lạt càng được đặc biệt chú trọng. Vì hầu hết diện tích canh tác không bằng phẳng, dốc dễ bị xói mòn do mưa. Cây trồng chủ yếu loại là rau, loại cây dễ bị trôi, dạt khi gieo hạt và đổ dập khi đã mọc nếu gặp mưa lớn. Ngoài ra, phân tích cường độ mưa còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ những công trình chống lũ lụt đầu nguồn. Nếu lượng mưa lớn tập trung vào một thời gian ngắn tức là cường độ mưa lớn thì khả năng gây lũ và sức uy hiếp của lũ lớn.

7.1.2.1. Lượng mưa ngày trung bình

Nơi có số ngày mưa ít là nơi có lượng mưa ngày trung bình lớn và nơi có ngày mưa nhỏ thì lượng mưa ngày trung bình bé.

Lượng mưa ngày trung bình ở một nơi thuộc vùng Đà Lạt được phản ảnh ở bảng 34.

Bảng 34: 
LƯỢNG MƯA NGÀY TRUNG BÌNH (MM) CỦA MỘT SỐ NƠI Ở ĐÀ LẠT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

LÃNH ĐỊA ĐỨC BÀ

TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP

CÔ GIANG

14,2

11,5

13,8

12,0

7.1.2.2. Tần suất mưa các cấp

Nếu chia lượng mưa theo 4 cấp: mưa nhỏ (lượng mưa dưới 20 mm) mưa vừa (20 - 50 mm), mưa to (50 - 100 mm) và mưa rất to (trên 100 mm) thì tình hình phân bố số ngày mưa của các cấp ở Đà Lạt trong các tháng như bảng 35.

Ba tháng khô nhất trong mùa khô (12 - 1 - 2) số ngày có lượng mưa nhỏ chiếm đến trên dưới 90%, trong khi đó số ngày có lượng mưa vừa và to chỉ chiếm khoảng 10% và không có ngày nào mưa rất to. Trong thời gian này, nhất là hai tháng giêng và 2 ảnh hưởng chủ yếu đến địa phương là khí đoàn cực đới lục địa lạnh và khô. Thời tiết rất ổn định. Đối với sản xuất nông nghiệp tuy đây là thời gian có được tổng lượng bức xạ dồi dào nhất, thế nhưng cũng là giai đoạn khó khăn nhất về nguồn nước cung cấp, cán cân nước hụt đến mức tối đa trong năm.

BẢNG 35:
TẦN SUẤT XUẤT HIỆN SỐ NGÀY CÓ LƯỢNG MƯA CÁC CẤP TRONG CÁC THÁNG Ở ĐÀ LẠT (%)
(TRƯỜNG ĐẠI HỌC)

THÁNG

Dứơi 20mm

20 - 50mm

50 - 100mm

Trên 100mm

I

91,6

8,3

-

-

II

88,9

11,1

-

-

III

70,4

29,6

-

-

IV

60,9

34,5

4,6

-

V

74,7

22,3

2,8

-

VI

76,4

18,6

4,1

0,7

VII

81,7

16,2

2,1

-

VIII

86,5

12,5

1,1

-

IX

69,8

25,3

4,3

0,5

X

67,3

29,9

2,0

0,7

XI

78,3

15,9

5,8

-

XII

90,0

6,0

4,0

-

Tháng bắt đầu mùa mưa (tháng 4) và hai tháng trước khi kết thúc mùa mưa (tháng 9, 10) số ngày có lượng mưa vừa và to chiếm một tỷ lệ lớn nhất so với các tháng khác (30 - 40%). Đối với một số cây trồng có hạt bé, cây con yếu thì không nên gieo vào thời gian này và cũng cần chú ý chọn thời vụ thích hợp để cây giống (rau, cây dược liệu) khi ra hoa tránh mưa to dễ hư hỏng.

Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 tuy số ngày mưa nhiều, thời gian mưa trong ngày dài nhưng cường độ mưa không lớn lắm nên số ngày có lượng mưa vừa và to chỉ chiếm 14 - 22% ít hơn thời kỳ đầu và cuối mùa mưa. ở vùng Đà Lạt cũng có thể xảy ra những trận mưa rất to vào đầu và cuối mùa mưa nhưng với tần suất rất nhỏ (< 1%).

7.1.3. Mùa mưa

Cũng như các tỉnh Bắc Tây Nguyên, Nam Bộ, Đà Lạt trong năm có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Tuy nhiên, do vị trí và địa hình nên thời gian bắt đầu và kết thúc của hai mùa ở từng vùng không hẳn hoàn toàn khác nhau.

7.1.3.1.Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa.

Ở MỘT NƠI KHI mà mùa mưa và mùa khô càng phân biệt rõ rệt bao nhiêu thì việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa càng có ý nghĩa bấy nhiêu.

Thật vậy, như Đà Lạt hàng năm mùa mưa đến sớm hay muộn và kết thúc vào lúc nào không những có liên quan chặt chẽ đến kế hoạch hoạt động của các ngành như: du lịch, thể thao, xây dựng... mà quan trọng hơn là việc bố trí thời vụ của cây trồng.

Trong điều kiện chưa có những công trình thủy lợi để chủ động cung cấp nước mà sản xuất nông nghiệp phải dựa vào nước mưa là chính thì thì việc hoạch định lịch gieo trồng rất phụ thuộc vào tình hình mưa.

Đà Lạt, mùa mưa trung bình bắt đầu vào thượng tuần tháng 4 và kết thúc trong tuần đầu tháng 11 (với suất bảo đảm 50%). Thời gian kéo dài của mùa mưa trên 200 ngày (Bảng 36).

BẢNG 36:
NGÀY BẮT ĐẦU, KẾT THÚC VÀ THỜI GIAN KÉO DÀI CỦA MÙA MƯA Ở ĐÀ LẠT (TRƯỜNG ĐẠI HỌC)

Suất đảm bảo (%)

5

10

20

30

40

50

60

70

80

90

95

Ngày bắt đầu

15

III

26

III

29

III

02

IV

04

IV

07

IV

11

IV

15

IV

19

IV

25

IV

05

V

Ngày kết thúc

14

X

22

X

26

X

28

X

30

X

03

XI

08

XI

15

XI

25

XI

01

XII

06

XII

Thời gian kéo dài

213

211

211

209

209

210

211

214

218

220

215

Hàng năm mùa mưa có thể xê dịch, thời gian bắt đầu và kết thúc khác nhau, sớm hay muộn.

Nếu chọn suất bảo đảm 80% thì thời gian bắt đầu mùa mưa vào trung tuần tháng 4 và kết thúc vào hạ tuần tháng 11, có nghĩa là trong 100 năm chỉ có 20 năm không nằm vào thời gian ấy. Tuy nhiên, trong thực tiễn tùy theo yêu cầu của mỗi ngành, cũng cần xét đến những trường hợp đặc biệt.

Với suất bảo đảm 5% và 95% thì thời gian bắt đầu sớm nhất của mùa mưa là trung tuần tháng 3 và chậm nhất là thượng tuần tháng 5. Ngày kết thúc sớm nhất là trung tuấn tháng 10 và muộn nhất là đầu tháng 12.

Như vậy, thông thường mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng. Năm có mùa mưa ngắn nhất cũng kéo dài hơn 5 tháng.

Do có mùa mưa dài như vậy nên không những có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của một số ngành mà ngay cả chất lượng của một số sản phẩm về nông nghiệp cũng bị giảm sút như đối với một số cây ăn quả chẳng hạn.

Do mưa nhiều nên trái ít ngọt (tất nhiên cũng do chất đất một phần) tỷ lệ thối rụng cao, vỏ trái cây thường không được nhẵn bóng, đối với yêu cầu xuất khẩu bị hạn chế.

Do mưa liên miên nên việc phun thuốc trừ sâu kém tác dụng, vả lại do độ ẩm cao nên sâu bệnh phát triển chủ yếu về mùa này.

7.1.3.2. Đỉnh mưa

Như trên ta đã biết, mùa mưa kéo dài 7 tháng, nhưng trong 7 tháng ấy không phải lượng mưa trải đều trong các tháng mà có thời kỳ mưa khá tập trung, số ngày mưa nhiều, cường độ mưa lớn, lượng mưa vượt các tháng khác và đạt mức tối đa trong năm gọi là đỉnh mưa.

Việc xác định thời gian xuất hiện đỉnh mưa có ý nghĩa lớn đối với sản xuất.

Đối với những vùng trồng rau, cây dược liệu như Đà Lạt, cũng phải chú trọng thời gian này. Nếu gieo hạt trong thời gian này thì hạt bị trôi hoặc bị xói lấp, kể cả những cây con mới mọc cũng bị đổ dập.

Thời gian xuất hiện đỉnh mưa cũng chính là thời kỳ có dòng chảy lớn, lũ lớn xảy ra, uy hiếp công trình chống lũ mạnh nhất.

Ở ĐÀ LẠT, tần suất xuất hiện đỉnh mưa tập trung vào tháng 9: 54,5%. Các tháng khác thì rất ít (tháng 5: 18,2% tháng 8: 9,1%, và tháng 10: 18,2% - xem bảng 37).

Bảng 37: 
 TẦN SUẤT XUẤT HIỆN ĐỈNH MƯA TRONG NĂM
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tần suất (%)

-

-

-

-

18,2

-

-

9,1

54,5

18,2

-

-

7.1.3.3. Tổng lượng mưa trong mùa mưa

Lượng mưa trong mùa mưa giữ một vai trò rất quan trọng trong cán cân nước ở Đà Lạt. Thật vậy, hàng năm lượng mưa trong mùa mưa chiếm tỷ lệ rất lớn của tổng lượng mưa năm. Theo số liệu trung bình nhiều năm thì tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm 93,1% của lượng mưa năm. Trong khi đó tổng lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 7%. Cá biệt có những năm lượng mưa của mùa mưa bằng tổng lượng mưa năm vì trong mùa khô không có mưa, hoặc lượng mưa không đáng kể.

Tóm lại chế độ mưa ở Đà Lạt có những đặc điểm sau:

1) Lượng mưa thuộc loại trung bình so với các nơi khác ở miền Nam, nhiều hơn một số nơi vùng duyên hải Nam Trung bộ, nhưng nhỏ hơn thành phố Hồ Chí Minh. So với các vùng trong tỉnh thì lượng mưa Đà Lạt lớn hơn Đức Trọng nhưng nhỏ hơn nhiều so với Bảo Lộc.

2) Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm. Độ biến động có tính chu kỳ và không chu kỳ đều lớn hơn gấp bội so với nhiệt độ. Lượng mưa của các tháng mùa mưa chiếm 93% tổng lượng mưa năm.

3) Mùa mưa kéo dài 7 tháng, bắt đầu vào thượng tuần tháng 4 và kết thúc vào thượng tuần tháng 11.

4) Hai tháng đầu mùa mưa (4,5) thời gian mưa trong các ngày chủ yếu là buổi chiều, thường là những trận mưa dông.

5) Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất trong năm, thường tập trung những trận mưa có cường độ lớn nên hay gây ra xói mòn, lũ lớn ở vào thời gian này.

7.2. Độ ẩm tương đối của không khí

Độ ẩm tương đối của không khí trong các tháng mùa mưa ở Đà Lạt khá cao (86 - 91%). Tháng 7,8 và tháng 9 có độ ẩm lớn nhất (trên dưới 90%). Các mùa khô từ 75 - 85%. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và ít nhiều của hệ thống phơn khí nó vượt qua dãy Langbian vào Đà Lạt, cho nên trong các tháng 2 tháng 3 độ ẩm xuống thấp nhất (75 - 79%). Trong thời kỳ này cá biệt có những ngày độ ẩm lúc 13 giờ chỉ có 7 - 15%. Như vậy độ ẩm của các tháng trong năm chênh lệch không lớn (16%). Biến trình năm của độ ẩm thấp nhất trung bình lúc 13 giờ cũng tương tự như độ ẩm trung bình, trị số thấp nhất rơi vào tháng 3 (40%) và cao nhất vào tháng 7, 8 (68%), biên độ năm giao động 23%, (Bảng 38).

Bảng 38:
 Độ ẩm tương đối trung bình và thấp nhất (13 giờ) trung bình của một số nơi (%)

THÁNG

ĐÀ LẠT

Thành phố HỒ CHÍ MINH

HÀ NỘI

U

Un

U

Un

U

Un

I

80

48

74

46

82

66

II

79

42

71

43

86

73

III

75

40

71

43

88

80

IV

85

46

74

46

88

77

V

89

60

81

54

84

69

VI

88

62

84

59

84

70

VII

90

68

84

61

85

73

VIII

91

68

84

61

87

75

IX

90

64

86

63

86

74

X

89

62

85

62

82

67

XI

85

60

82

58

81

63

XII

83

58

78

52

81

65

Do nhiệt độ thấp nên nhìn chung độ ẩm tương đối trung bình của không khí ở Đà Lạt cao hơn so với thành phố Hồ Chí Minh, nhất là từ chiều tối đến sáng sớm (thời gian này nhiệt độ hạ nhanh và thấp). So với Hà Nội trong các tháng mùa mưa và sau đó một vài tháng độ ẩm trung bình của Đà Lạt có cao hơn. nhưng từ tháng giêng đến tháng 4 thì ngược lại. Do vậy, trong những tháng rét nhất như tháng giêng, tháng 2 tuy nhiệt độ có thấp hơn Hà Nội nhưng vẫn thấy dễ chịu hơn, không rét, buốt như Hà Nội. Nếu xét độ ẩm thấp nhất trung bình lúc 13 giờ thì ở Hà Nội luôn luôn có trị số cao hơn Đà Lạt. Biên độ ngày của độ ẩm Đà Lạt cũng lớn hơn cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Từ biến trình của nhiệt độ và độ ẩm về đại thể có thể suy ra biến trình của bốc hơi nước. Trong điều kiện các yếu tố khác thay đổi nếu nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm thì lượng bốc hơi tăng. ở Đà Lạt, lượng bốc hơi lớn nhất vào mùa khô.

Nhìn chung, tốc độ toát hơi nước của cây trong mùa khô cũng lớn. Vì vậy trong mùa này nên lưu ý cung cấp nước thỏa đáng cho cây trồng.

7.3. Khô hạn

Hàng năm, sau một mùa mưa ẩm kéo dài chừng 7 tháng, đến khoảng cuối tháng 10 sang đến tháng 11 khi khí đoàn cực đới từng đợt xâm nhập và khống chế trên Cao nguyên Lâm Viên, nhiệt độ hạ thấp, trời tối dần lên, đấy là những ngày bắt đầu của mùa khô hạn. Mùa này được kéo dài đến 5 tháng.

Đối với hoạt động ngoài trời như du lịch, thể thao... đây là thời kỳ lý tưởng nhất trong năm, khoảng từ tháng 12 trở đi bầu trời thường trong xanh, nhiệt độ tuy có hạ thấp nhưng chủ yếu là về đêm, ban ngày vẫn trên 180C, dễ chịu. Nắng nhiều, nhưng độ ẩm không khí thấp nên không bị oi bức, mệt mỏi, thích hợp cho việc nghỉ ngơi điều dưỡng.

Tuy nhiên, đối với sản xuất nông nghiệp thì đây là thời kỳ khó khăn nhất. Vấn đề chủ yếu là thiếu nước cung cấp cho cây trồng. Như phần trên đã nói đến là trong mùa này lượng mưa xem như không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 7% của tổng lượng mưa năm.

Trong mùa khô hàng năm thường có những thời kỳ không mưa liên tục kéo dài từ một đến 2 tháng có khi đến hơn 3 tháng.

Hình 12: Thời gian không mưa liên tục hoặc có mưa nhưng không đáng kể trong mùa khô Ở ĐÀ LẠT
(Trường Đại Học)

Ngược với lượng mưa, do độ ẩm không khí thấp, bức xạ mặt trời lớn nên lượng bốc hơi của mặt đất và toát hơi nước của cây trồng vào mùa này rất lớn (Bảng 39).

BẢNG 39:
 LƯỢNG BỐC HƠI CỦA CÁC THÁNG Ở ĐÀ LẠT (MM)

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

E

59

66

84

53

38

42

35

30

35

38

48

52

E = 0,0018 (100 - f) (25 - t)2

E = lượng bốc hơi khả năng tháng

f = độ ẩm trung bình tháng

t = nhiệt độ trung bình tháng

Các tháng trong mùa mưa , do độ ẩm lớn, độ hụt bão hòa nhỏ hơn lượng bốc hơi tháng chỉ khoảng 30 - 40 mm. Từ tháng 11 trở đi tổng lượng bốc hơi tháng tăng nhanh đến tháng 3, tháng có lượng bốc hơi cao nhất (84 mm), gấp đôi các tháng mùa hè.

Như vậy, rõ ràng là cán cân nước trong thời gian này chi nhiều hơn thu, hao hụt nghiêm trọng, nên khô hạn xảy ra gay gắt.

Ở ĐẤY, TA cũng có thể dùng chỉ số giáng thủy hữu hiệu Ton-nơ-oai-tơ để khảo sát tình hình nước trong năm (Bảng 40).

Bảng 40: 
CHỈ SỐ GIÁNG THỦY HỮU HIỆU

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

1

0,1

0,2

0,4

2,9

4,7

5,0

6,2

5,7

8,5

6,0

1,9

0,8

Trường hợp < 1: có nghĩa là lượng bốc hơi vượt lượng mưa. Như vậy trong mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 3, lượng bốc hơi hoàn toàn lớn hơn lượng mưa, cán cân nước hụt mức, chi nhiều hơn thu.

Để dánh giá mức độ và thời gian xảy ra khô hạn, người ta thường dùng hệ số thủy nhiệt K.

Qua khảo nghiệm tình hình thực tế của địa phương kết hợp với những kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thấy rằng trị số của K được đặc trưng cho tình hình nước đối với cây trồng như sau:

K > 1 : nước đủ hoặc thừa

K < 1 : thiếu nước, là thời kỳ khô hạn

K ? 0,5 : nước thiếu nghiêm trọng, hạn nặng.

Căn cứ vào bảng 41, theo số liệu trung bình nhiều năm thì thời kỳ khô hạn ở Đà Lạt bắt đầu vào đầu tuần tháng 12 và kết thúc vào hạ tuần tháng 3.

Bảng 41: 
GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA HỆ SỐ K

(Trường Đại học 1964-1974)

THÁNG I

THÁNG II

THÁNG III

THÁNG IV

1

2

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

0,29

0,03

0,13

0,25

0,04

0,48

0,50

0,20

0,89

1,35

2,57

4,08

 

THÁNG V

THÁNG VI

THÁNG VII

THÁNG VIII

1

2

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

2,85

2,67

3,65

3,47

4,07

3,49

3,69

3,69

3,84

3,69

2,64

2,89

 

THÁNG IX

THÁNG X

THÁNG XI

THÁNG XII

1

2

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

4,23

6,48

5,47

5,29

4,45

2,62

2,53

1,82

1,20

0,74

0,57

0,51

Tuy nhiên, đây mới là giá trị trung bình, để sử dụng một cách đảm bảo hơn, có thể căn cứ kết quả ở bảng 42, đó là tần suất xuất hiện trị số K các cấp.

BẢNG 42: TẦN SUẤT XUẤT HIỆN TRỊ SỐ K<1 VÀ K 0,5 Ở ĐÀ LẠT (%)

THÁNG

X

XI

XII

I

TUẦN

1

2

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

K<1

0

18

36

30

50

50

64

64

91

90

100

100

K? 0,5

0

0

36

30

40

50

64

64

82

50

100

90

THÁNG

II

III

IV

V

TUẦN

1

2

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

K<1

90

100

90

82

91

64

64

9

18

30

20

10

K0,5

90

100

90

73

91

64

55

9

9

20

10

0

Như vậy nếu chỉ chọn với tần suất 50% (có nghĩa là trong 100 năm có 50 xảy ra) thì thời gian khô hạn bắt đầu từ trung tuần tháng11 và kết thúc vào tuần đầu tháng 4. Hạn nặng vào tuần cuối tháng 11 và kết thúc vào thượng tuần tháng 4. Với tần suất 90% (100 năm có 90 năm xảy ra) thì thời gian khô hạn bắt đầu từ hạ tuần tháng 12 và kết thúc vào trung tuần tháng 3, kéo dài khoảng 3 tháng và hạn nặng từ đầu tuần tháng giêng đến giữa tháng 3.

Những chỉ tiêu trên đây mới là kết quả tính toán sơ bộ chỉ dùng để tham khảo. Để được chắc chắn hơn còn cần phải tiến hành khảo sát nhiều năm nữa với chuỗi số luệu dài hơn, độ tin cậy lớn hơn.

Từ trên ta thấy mâu thuẫn duy nhất của các yếu tố khí hậu đối với yêu cầu sinh lý cây trồng là nước. Trong khi đó các yếu tố khác như nhiệt, quang coi như thuận lợi. Thật vậy, về bức xạ trong thời gian này có tổng lượng lớn nhất trong năm. Do vân lượng ít nên thời gian chiếu sáng thực tế trong ngày cũng dài, số giờ nắng nhiều nhất. Về nhiệt, tuy nhiệt độ trung bình có hạ thấp một vài độ so với thời kỳ khác, thế nhưng biên độ ngày lớn có lợi cho tích lũy vật chất của cây trồng. Đối với một số cây ưa rét thì đây lại là giai đoạn có lợi nhất.

Do vậy, nếu chủ động được khâu cung cấp nước tưới (tưới bằng nước giếng hay hồ chứa) thì chính trong mùa này có khả năng cho năng suất của cây trồng cao nhất.

Nếu có thể được, nên điều chỉnh thời vụ của một số cây trồng ra hoa ngay sau mùa mưa (khoảng cuối tháng 10 đến tháng 11), lúc đó lượng mưa tuy đã giảm nhưng lượng nước trong đất còn có thể lợi dụng được. Mặt khác, chú ý gây tạo những bộ giống chịu hạn để lợi dụng đất đai trong mùa này.

  Trang trước Mục lục Trang sau