Trang trước Mục lục Trang sau  

n tượng sâu đậm nhất để lại cho những ai ở Đà Lạt không phải chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là điều kiện khí hậu đặc sắc của nó. Chính vì thế mà nhiều người cho rằng: giá như những đặc điểm khí hậu có không còn nữa thì Đà Lạt không còn ý nghĩa trọn vẹn của nó.

Có thể nói, thể hiện điển hình của đặc điểm khí hậu ở đây phải là nhiệt chế. Đó là sự dịu mát quanh năm, sự biến động giữa các mùa không lớn của nhiệt độ.

Càng thấy quý giá biết bao là nền nhiệt độ này lại tồn tại trên phần phía nam của đất nước - giữa vùng nhiệt đới gió mùa nóng bức - cũng vì trường hợp hạn hữu ấy mà Đà Lạt nổi tiếng với một thành phố du lịch, nghỉ dưỡng ưa thích. Và, cũng do thừa hưởng một chế độ nhiệt hiếm có, nên nơi đây lại có những cây đặc sản về nông, công nghiệp... mà các nơi khác không có được.

Để đánh giá điều kiện nhiệt ở đây chúng ta có thể xét những điểm sau:

6.1. Biến trình năm của nhiệt độ

Nếu coi ngày có nhiệt độ trung bình trên 25oC là ngày nóng thì Đà Lạt trong năm không có ngày nào cả. Dù ngay cả trong mùa nóng đi nữa thì nhiệt độ trung bình ngày cũng thường chỉ trên dưới 20oC. Trời luôn luôn dịu mát. Đó là đặc điểm cơ bản của yếu tố nhiệt ở đây.

So với các nơi thuộc vùng đồng bằng cùng vĩ độ thì nhiệt độ của Đà Lạt thấp hơn nhiều (Bảng 9).

BẢNG 9:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ NƠI
 

Đặc điểm

Vĩ độ

Độ cao trên mặt biển (m)

Nhiệt độ trung bình năm (oc)

Đà Lạt

Nha Hố

Tri Tâm

11o57

11o40

11o20

1.500

27

25

17,9

26,1

27,0

Tuy nhiên, do cùng một đới khí hậu với miền Nam nên biến trình năm của nhiệt độ ở Đà Lạt khá giống với thành phố Hồ Chí Minh (hình 5).

Hình 5: BIẾN TRÌNH NĂM CỦA NHIỆT ĐỘ

Biên độ năm của nhiệt độ ở Đà Lạt cũng không lớn (3o6) xấp xỉ thành phố Hồ Chí Minh (3o1) (Bảng 10). Đây cũng là điểm khác nhau không thể nhầm lẫn khí hậu Đà Lạt - khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc vùng cao - với khí hậu ôn đới.

BẢNG 10:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA ĐÀ LẠT VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỊA ĐIỂM

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Đà Lạt

15,7

16,7

17,9

18,8

19,1

19,0

18,5

18,4

18,4

18,1

17,4

16,6

Thành phố
Hồ Chí Minh

25,7

26,6

27,8

28,8

28,2

27,4

27,0

27,0

26,7

26,6

26,3

25,7

Mặt khác, qua bảng 10 ta thấy sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm nhỏ, chứng tỏ sự ổn định của nền nhiệt độ trong các mùa cao.

Trên đây mới xét đến sự biến đổi có tính chu kỳ của nhiệt độ qua các mùa trong năm. Nhưng trong thực tế sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp còn rất chú trọng đến sự biến đổi không có tính chu kỳ của nhiệt độ. Nói cách khác là khả năng biến đổi của nhiệt độ trung bình tháng qua các năm.

Để đánh giá sự biến đổi của nhiệt độ qua các năm, người ta thường dùng biến suất tương đối để biểu thị (Bảng 11).

BẢNG 11:
BIẾN SUẤT TƯƠNG ĐỐI (%) CỦA NHIỆT ĐỘ ĐÀ LẠT VÀ HÀ NỘI

ĐỊA ĐIỂM

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

ĐÀ LẠT

HÀ NỘI

6

12

6

10

5

7

3

4

2

3

2

2

2

2

2

2

1

2

2

3

2

9

4

7

Qua kết quả bảng 11 ta thấy trong các tháng mùa đông sự bất ổn định của nhiệt độ lớn hơn so với mùa hè. Điều này có thể giải thích được dễ dàng là vào lúc này sự tranh chấp của 2 hệ thống khí đoàn cực đới với gió mùa Đông Bắc và nhiệt đới với tín phong xảy ra mạnh mẽ.

Do ở vĩ độ thấp, nên sự khác biệt sâu sắc giữa hai hệ thống khí đoàn được san lấp ít nhiều bởi sự biến tính của không khí cực đới. Cho nên nhìn chung về mùa hè hay mùa đông đi chăng nữa, sự biến động của nhiệt độ qua các năm không lớn (so với Hà Nội bé hơn nhiều) (Bảng 11) nói lên tính ổn định của chế độ nhiệt ở đây khá cao. Đây là một thuận lợi rất cơ bản trong thế ổn định để đạt năng suất cao của sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Khi xét biến thiên của nhiệt độ trong năm, cũng cần lưu ý đến thời gian xảy ra nhiệt độ thấp nhất trong năm. Như vậy sẽ giúp cho việc bố trí thời vụ của cây trồng được đảm bảo.

Qua số liệu nhiều năm, thấy ở Đà Lạt, những tháng rét nhất trong năm thường rơi vào các tháng 12, 1, 2 trong đó tháng có tần suất xuất hiện cao nhất là tháng giêng: 73%, còn lại tháng 12: 20% và tháng 02: 7%.

Về phương diện y tế, khi xét đến điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người thường người ta chú ý đến sự biến đổi nhiệt độ hàng ngày.

Nếu sự biến đổi nhiệt độ hàng ngày lớn sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, dễ bị cảm cúm.

BẢNG 12:
BẢNG THỐNG KÊ SỰ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ HÀNG NGÀY (oC)

ĐỊA ĐIỂM

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

ĐÀ LẠT

0,7

0,8

0,7

0,6

0,6

0,5

0,5

0,5

0,6

0,5

0,6

0,7

Qua kết quả trên cho thấy ở Đà Lạt trong các tháng mùa đông trị số biến đổi nhiệt độ hàng ngày lớn hơn các tháng mùa hè chút ít. Nhưng nhìn chung cả năm thì trị số này rất bé, thích hợp cho sự an dưỡng điều trị.

Thường thường biến trình năm của nhiệt độ cao nhất, trung bình và thấp nhất không sai khác nhau mấy. Thật vậy, từ biểu đồ (hình 5) ta thấy đường biểu diễn của nhiệt độ cao nhất trung bình rất giống với đường biểu diễn của nhiệt độ trung bình. Riêng nhiệt độ thấp nhất trung bình có khác hơn hơn một ít. Vì tháng 4 tuy ban ngày nhiệt độ khá cao (thời kỳ nhiệt độ đạt đến trị số cực đại của năm) thế nhưng, về đêm thường trời quang, bức xạ nhiệt lớn nên nhiệt độ xuống thấp hơn nhiều so với mùa hè.

Cũng như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối thường xảy ra vào tháng 4 và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối rơi vào tháng giêng.

Nhiệt độ cao nhất đã đo được là 28,9oC và thấp nhất là 4,9oC (Xem bảng 13).

Bảng 13: 
NHIỆT ĐỘ CAO NHẤT (TX) VÀ THẤP NHẤT (TM) TRONG CÁC THÁNG (1964 - 1974)

ĐỊA ĐIỂM

THÁNG

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

                         Tx

                          năm

Đà Lạt

                          Tm

                          năm

27,2

64

 

4,9

65

28,1

73

 

5,0

67

28,9

70

 

6,4

72

28,9

71

 

8,9

68

27,0

69

 

12,9

68

26,5

72

 

12,5

67

26,3

70

 

12,9

64

26,0

69

 

13,1

71

26,5

64

 

12,2

66

25,5

65

 

10,2

66

25,4

65

 

8,0

74

26,2

66

 

6,8

64

Nhiệt độ thấp nhất trong năm chủ yếu rơi vào tháng giêng và tháng 2. Nhưng tháng giêng thường có nhiệt độ thấp hơn và chu kỳ của nó cũng có khả năng ngắn hơn tháng 2 (Bảng 14).

Bảng 14: 
KHẢ NĂNG XẢY RA
CHU KỲ (K) ỨNG VỚI CÁC TRỊ SỐ NHIỆT ĐỘ THẤP NHẤT TUYỆT ĐỐI (TM)

Tháng

                                                          Yếu tố

I

II

Tm (oC)

4,9

5,9

5,0

6,1

K (Năm)

7

2

9

3

6.2. Biên độ nhiệt độ ngày

Trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với công tác xác định thời vụ của cây trồng, khi đánh giá về điều kiện nhiệt, một vấn đề cần lưu ý đến, đó là biên độ nhiệt độ ngày.

Trong thời gian hình thành hạt của các cây ngũ cốc, hay thời gian tạo củ của một số cây mầu v.v... với một giới hạn nhiệt độ nhất định, nếu biên độ nhiệt ngày càng lớn thì càng có khả năng đạt năng suất cao.

Ở Đà Lạt trong các tháng mùa hè, ban ngày do ảnh hưởng của mưa nhiều nên nhiệt độ bị giảm thấp, Ban đêm nhiệt độ tương đối cao hơn các tháng trong mùa xuân. Chính vì vậy mà trị số biên độ nhiệt độ ngày trong các tháng mùa mưa nhỏ hơn so với các tháng mùa khô.

Về mùa khô, nhất là từ tháng giêng đến tháng 4 ban ngày cường độ bức xạ lớn, nhiệt độ tương đối cao, ban đêm thường là quang mây, bức xạ nhiệt lớn nên nhiệt độ xuống thấp. Do vậy, biên độ nhiệt độ ngày lớn. Trị số gần gấp đôi của mùa hè (Bảng 15).

BẢNG 15:
BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NGÀY

ĐỊA ĐIỂM

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

ĐÀ LẠT

10,8

12,7

12,3

11,2

8,2

7,1

6,4

6,6

6,9

7,6

7,7

8,5

6.3. Tần suất số ngày có nhiệt độ trung bình và cực trị của các cấp

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ở vùng núi cao Đà Lạt cũng được thể hiện rõ nét qua tần suất xuất hiện số ngày có nhiệt độ trung bình và cực trị của các cấp (Bảng 16).

BẢNG 16:
TẦN SUẤT SỐ NGÀY CÓ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA CÁC CẤP (1964 - 1972)

Các cấp
nhiệt độ

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

10

13

15

17

20

100

92,4

73,8

25,4

0

100

99,5

88,7

53,7

2,8

100

99,3

98,2

78,1

2,1

100

100

100

98,6

16,7

100

100

100

100

15,2

100

100

100

100

11,1

100

100

100

98,8

3,7

100

100

100

99,9

1,1

100

100

100

98,1

0,3

100

100

100

95,9

0,6

100

100

96,2

67,9

0

100

98,1

89,5

46,4

0

Ở Đà Lạt, tần suất xuất hiện các cấp nhiệt độ khá tập trung và ổn định, nhiệt độ trung bình ngày phổ biến nhất là 15 - 19oC. Các tháng trong mùa mưa số ngày có nhiệt độ  17oC đạt > 95%, ở các tháng lạnh nhất như tháng 12, tháng giêng và tháng 2 chỉ có 25 - 50%.

Khả năng xảy ra nhiệt độ trung bình ngày 20oC rất hiếm. Dù là ở những tháng nóng nhất cũng chỉ được 17%.

Từ kết quả trên cho chúng ta cơ sở để đánh giá nhiệt chế của địa phương. Đồng thời, đối với sản xuất nông nghiệp, qua đó cũng thể hiện khả năng đảm bảo nhiệt lượng đối với từng đối tượng cây trồng.

Rõ ràng là tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng do chịu ảnh hưởng sâu sắc của độ cao địa hình, nên Đà Lạt không thể thỏa mãn được yêu cầu về nhiệt đối với sự sinh trưởng của cây trồng ở giới hạn 20oC trở lên.

Để bù đắp mặt bị hạn chế đối với những cây ưa nhiệt và phát huy thế mạnh của một nền nhiệt độ thấp hiếm có, chúng ta có thể nghiên cứu gieo trồng ở đây những cây chịu lạnh thích hợp.

Xét yêu cầu nhiệt trong quá trình sinh trưởng của một số cây như lúa mì và một số lớn cây dược liệu, với giới hạn nhiệt độ trung bình trong các mùa từ 15o - 19oC thì ở Đà Lạt nhiệt lượng đủ đảm bảo và thích hợp cho việc trồng các loại cây trên.

Tuy nhiên, với điều kiện nhiệt độ như trên so với yêu cầu nhiệt của một số cây ăn trái ôn đới thì lại có phần không thỏa mãn được. Vì thời gian có nhiệt độ thấp cần thiết cho một số cây trồng trong giai đoạn ngủ đông hơi ngắn. Đây là mặt hạn chế chủ yếu cho việc phát triển cây ăn trái ôn đới tại Đà Lạt.

Theo các tài liệu nước ngoài, chỉ tiêu nhiệt độ thấp nhất của một số cây như: táo, lê, đào, nho là 7,2oC và hồng là 8o - 11oC. Thời gian cần thiết có nhiệt độ ấy đối với mỗi loại, mỗi giống khác nhau.

Táo: 1.000 - 1.400 giờ             Lê: 650 - 1.100 giờ

Đào: 200 - 1.000 giờ               Nho: 200 - 1.000 giờ

Đặc biệt có giống cần đến 2.000 giờ, hồng khoảng 850 giờ.

Ở vùng ôn đới, vào cuối thu, các loại cây trên thường đã rụng lá hoàn toàn. Cây chỉ còn trơ lại những cành và bắt đầu đi vào thời kỳ ngủ đông. Trong thời gian này, mọi hoạt động sinh lý của cây, chỉ trừ hệ thống rễ, còn hầu như ngưng hẳn kể cả sự hấp thụ bức xạ mặt trời để cấu tạo các lục-diệp tố. Bộ phận rễ trong thời gian này hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây và cấu tạo chất Các-bô-hy-drat (Carbohydrate) cung cấp cho các chồi hoa, lá trong mùa tới.

Cho nên thời gian có nhiệt độ thấp cần thiết rất quan trọng đối với mỗi loại cây ăn trái ôn đới để các chồi hoa, lá giữ nguyên trạng thái bất động, chờ đến khi cây đã có đầy đủ chất Các-bô-hy-drat, lúc bấy giờ cây mới đâm chồi, nẩy lộc và phát triển tốt được. Nếu nhiệt độ không đủ lạnh hoặc thời gian có độ lạnh cần thiết quá ngắn thì lượng Các-bô-hy-drat không đủ, dẫn đến tình trạng chồi hoa, lá tiếp tục ngủ đông, hoặc thời gian ra hoa kéo dài, hoặc cây trổ hoa và ra lá cùng một lúc như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất và phẩm chất của trái cây.

So với yêu cầu nhiệt độ thấp nhất của các cây trồng nói trên thì Đà Lạt trong những tháng rét nhất như tháng 12, 1 và 2 có thể đáp ứng được. Nhưng có điều là thời gian có nhiệt độ ấy thường không dài như chỉ tiêu đã nêu. Do vậy, muốn phát triển ngành trồng cây ăn trái ôn đới ở Đà Lạt có hiệu quả cao thì vấn đề cần thiết là nên chọn một số giống có thời gian ngủ đông ngắn hơn.

Bên cạnh những đặc trưng trung bình, chúng ta cũng cần lưu ý đến các trị số của nhiệt độ thấp nhất (Bảng 17).

BẢNG 17:
 TẦN SUẤT SỐ NGÀY CÓ NHIỆT ĐỘ THẤP NHẤT CỦA CÁC CẤP (1964 - 1972)

Các cấp

nhiệt độ

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

4

5

6

7

8

10

 

0,4

1,1

4,3

8,6

2,7

 

0,5

0,5

1,8

2,8

16,3

 

 

 

0,7

1,8

8,3

             

 

 

 

 

 

4,1

 

 

 

0,4

1,4

8,9

Khác với nhiệt độ trung bình, Đà Lạt không phải là nơi có trị số của nhiệt độ thấp nhất lại nhỏ nhất so với một số nơi.

Với số liệu 9 năm quan trắc được cho thấy nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5oC chỉ chiếm 0,4 - 0,5% ở tháng giêng và tháng 2. Từ tháng 3 - 12 với nhiệt độ thấp nhất 6oC hầu như không xảy ra. Trong tháng 3 và tháng 12 nhiệt độ thấp nhất 7oC chỉ chiếm 0,5 - 1%. Và từ tháng 4 - 11 nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đều có giá trị lớn hơn 8oC.

Do ở trên cao nguyên, hơn nửa mùa rét cũng là thời gian quang mây nhất, vì vậy nguy cơ xảy ra sương muối tương đối lớn. Đây là vấn đề tập trung sự chú ý của các nhà nông nghiệp. Sương muối hình thành ở Đà Lạt chủ yếu là do bức xạ. Thường gọi là sương muối bức xạ.

Khác với sương muối bình lưu, trong điều kiện xảy ra sương muối bức xạ, sự chênh lệch giữa nhiệt độ không khí (ở trong lều khi tượng cách mặt đất 1,5 m) với nhiệt độ mặt đất tương đối lớn (từ 5o - 8oC hoặc hơn).

Như ngày 26-1-1977 tại Đà Lạt nhiệt độ không khí thấp nhất 5,1oC, nhưng nhiều nơi đã xuất hiện sương muối. Trận sương muối này gây tác hại không ít đến rau, màu quanh vùng. Ngày 13-3-1977, nhiệt độ không khí thấp nhất chỉ xuống đến 8,7oC, nhưng cũng đã xuất hiện sương muối, nhưng lần sương muối này mhẹ không gây tác hại đáng kể.

Như vậy, liên hệ với bảng 17, ta thấy ở Đà Lạt sương muối xảy ra chủ yếu vào tháng giêng và tháng 2 còn tháng 3 và tháng 12 cũng có thể xảy ra nhưng mức độ nhẹ.

Ngoài các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, gió, độ ẩm, điều kiện địa hình, tình trạng thổ nhưỡng, mật độ cây trồng đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cường độ và thời gian duy trì của sương muối.

Sương muối gây tác hại rất lớn đối với cây trồng. Nguyên nhân chủ yếu là khi nhiệt độ xuống dưới không, ở những kẽ giữa của 2 tế bào thực vật hình thành băng và chúng hút nước từ trong tế bào ra, dẫn đến sự mất nước của nguyên sinh chất, biến nguyên sinh chất từ thể keo sang thể cứng làm cho tế bào khô chết.

Sức đề kháng sương muối của cây trồng tùy thuộc vào các giai đoạn phát dục, giống loại khác nhau thì không giống nhau. Sức đề kháng này phần lớn quyết định bởi lượng nước tự do và hàm lượng đường trong tế bào thực vật, nếu lượng nước tự do trong tế bào nhiều thì sức chịu đựng của cây trồng kém, nếu hàm lượng đường lớn thì cây có khả năng đề kháng sương muối cao.

6.4. Tích nhiệt

Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng cần một tổng nhiệt lượng nhất định. Với mỗi một giai đoạn phát dục nào đó nếu lượng nhiệt không thỏa mãn thì có thể kéo dài thời gian phát dục hoặc không thực hiện được, dẫn đến sự giảm năng suất, có khi thất thu hoàn toàn.

Đối với mỗi loại, giống cây trồng, thậm chí cùng một giống mà giai đoạn phát dục khác nhau thì giới hạn nhiệt độ thấp nhất sinh vật học cũng không giống nhau.

Do vậy, để đánh giá khả năng đảm bảo nhiệt cho từng loại cây trồng, chúng tôi chọn các cấp nhiệt độ 5oC, 10oC và 15oC. t = 5oC được coi là nhiệt độ thấp nhất sinh vật học của lúa mì và một vài giống rau ưa lạnh, t = 10oC xem là nhiệt độ thấp nhất sinh vật học của ngô, khoai, sắn, chè, cam, quýt... t = 15oC nhiệt độ thấp nhất sinh vật học của lúa, lạc, thầu dầu và một số cây ưa nóng khác.

Thông thường có 2 phương pháp tính tổng nhiệt độ. Một là dùng tích nhiệt hoạt động, hai là dùng tích nhiệt hữu hiệu.

Để tiện việc tính toán, người ta hay dùng phương pháp đầu, nhưng thực tế cây trồng chỉ trong điều kiện nhiệt độ nào đó mới phát dục bình thường được, cho nên phương pháp sau chuẩn xác hơn (Bảng 18 - 19).

Bảng 18: 
TÍCH NHIỆT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẤP NHIỆT ĐỘ (1960 - 1974)
 

Các cấp nhiệt độ

Vụ mùa
(IV - XI) (OC)

Vụ đông xuân
(XI-III) (oC)

Cả năm
(oC)

5

10

15

3.990

3.990

3.980

2.520

2.520

2.240

6.510

6.510

6.220

Bảng 19: 
TÍCH NHIỆT HỮU HIỆU CỦA CÁC CẤP NHIỆT ĐỘ (1960 - 1974)
 

 

Các cấp nhiệt độ

Vụ mùa
(IV - XI) (OC)

Vụ đông xuân
(XI-III) (oC)

Cả năm
(oC)

5

10

15

2.920

1840

770

1.780

1.010

280

4.710

2.858

1.050

Ở Đà Lạt tích nhiệt hoạt động năm của các cấp 5, 10, 15 nhỏ, chỉ được 6.200 - 6.500oC. Vụ đông xuân 2.200- 2.500oC. Vụ mùa khoảng 4.000oC. Tích nhiệt hữu hiệu toàn năm t 5oC là 4.700oC t 10oC là 2.800oC và t 15oC là 1.000oC. Vụ đông xuân 280-1.780oC và vụ mùa: 770-2.920oC.

Do điều kiện thời tiết mỗi năm không giống nhau, mùa đông có thể đến sớm hay muộn, dài hay ngắn, vì thế tổng tích nhiệt của các năm có sự chênh lệch.

Theo số liệu quan trắc được, năm lạnh nhất (1967)

t   5oC : 6.356oC             t 10oC : 6.356oC             t 150oC : 5.921oC

năm nóng nhất (1973)

t 5oC : 6.718oC             t 10oC : 6.718oC              t 15oC : 6.656oC

Với những kết quả phân tích nhiệt chế trên có thể đi đến một số kết luận sơ bộ.

1) Do chi phối sâu sắc bởi độ cao địa hình, Đà Lạt có một nền nhiệt độ tương đối thấp. Nhiệt độ trung bình ngày trong năm phổ biến từ 15 - 19oC. Số lượng ngày có nhiệt độ trung bình 20oC chỉ chiếm 17% tổng số ngày trong năm. Ngày có nhiệt độ trung bình < 13oC chiếm 2 - 8%.

Tích nhiệt hoạt động ít: 10oC : 6.150oC, t 15oC : 6.220oC.

2) Điều kiện nhiệt ở đây căn bản không thỏa mãn yêu cầu đối với sự sinh trưởng, phát dục của các cây trồng ở giới hạn 20oC trở lên. Nhưng thích hợp cho việc trồng lúa mì, khoai tây và một số lớn cây dược liệu cũng như một số cây ưa lạnh khác.

3) Nhiệt độ ổn định qua các mùa, biên độ năm chỉ khoảng 4oC. Sự biến động qua các năm cũng bé. Đây là mặt thuận lợi cơ bản đối với sản xuất nông nghiệp, tạo thế ổn định để đạt năng suất cao.

4) Trong mùa khô, nhất là từ tháng 2 đến tháng 4. bức xạ mặt trời dồi dào với nhiệt độ ban ngày trên dưới 20oC, đây là điều kiện quang hợp tốt của cây trồng. Về đêm nhiệt độ thấp hạn chế cường độ hô hấp. Do vậy ở thời gian này rất có lợi cho việc tích lũy vật chất, tạo điều kiện để đạt năng suất cao của cây trồng.

5) Sương muối chủ yếu xảy ra vào tháng giêng tháng 2, tháng 3 còn khả năng xảy ra sương muối nhưng nhẹ.

6) Sự biến đổi của nhiệt độ trong ngày bé và thời tiết mát dịu, nhất là trong mùa khô thích hợp cho việc nghỉ dưỡng.

  Trang trước Mục lục Trang sau