Nội dung chính

Bộ bản vẽ thiết kế quy hoạch chung

PHẦN I

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch

2. Mục đích và tính chất cụm công nghiệp

3. Quy hoạch sử dụng đất đai

4. Quy hoạch sử dụng đất khu dân cư

5. Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng

PHẦN II

I. Tính chất và chức năng của khu đất quy hoạch

II. Quy hoạch Tổng Mặt Bằng Cụm Công Nghiệp và Khu dân cư kế cận

Tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có một vị trí khá quan trọng trong 4 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum) và tiếp giáp các tỉnh miền Trung. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, vị trí, thổ nhưỡng, nhân lực và nguồn nguyên liệu về nông lâm nghiệp, khoáng sản, phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho Lâm Đồng hội tụ đầy đủ các yếu tố để hình thành cụm công nghiệp với quy mô trung bình.

Việc quy hoạch cụm công nghiệp và các khu dân cư kế cận tỉnh Lâm Đồng là một chủ trương rất đúng đắn của Tỉnh đảng bộ, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhà nước. Tổ chức cụm công nghiệp còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói chung và của huyện Bảo Lộc nói riêng.

Vì vậy, việc hình thành các cụm công nghiệp và khu dân cư kế cận là nhu cầu cấp bách và cần thiết, để thu hút các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế Lâm Đồng.

Nội dung chính của "Dự án quy hoạch chung cụm công nghiệp và khu dân cư kế cận Lộc Sơn - Bảo Lộc - Lâm Đồng":

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch

Quy hoạch chung cụm công nghiệp và khu dân cư kế cận phường Lộc Sơn thị xã Bảo Lộc tỷ lệ 1/5000 trên tổng diện tích 391,5 ha gồm 2 phần:

- Khu dân cư 208,38 ha

- Cụm công nghiệp 182,06 ha

- Cụm công nghiệp 182,06 ha

(Diện tích mặt nước sông Đại Bình 21,48 ha)

Phạm vi ranh giới:

- Phía Bắc giáp quốc lộ 20

- Phía Đông giáp sông Đa M'rông

- Phía Tây và phía Nam giáp sông Đại Bình và huyện Bảo Lâm

2. Mục đích và tính chất cụm công nghiệp

a. Mục đích

Việc hình thành cụm công nghiệp và khu dân cư kế cận phường Lộc Sơn - Bảo Lộc góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh, tiếp nhận công nghệ cao và trình độ tổ chức quản lý tiên tiến, khai thác triệt để nguồn nguyên liệu tại chỗ, thu hút lao động, giải quyết việc làm, kích thích sự phát triển các ngành sản xuất khác,...

b. Tính chất cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp tại Lộc Sơn - Bảo Lộc chủ yếu bố trí các ngành nghề sản xuất sau: chế biến cà phê, chè, tơ tằm, sản xuất gạch tunel, vật liệu xây dựng (đá, cát), đá ốp lát, phân vi sinh, nhà máy dệt lụa tơ tằm, khai thác quặng bauxite, nhà máy sản xuất nhôm...

Khu dân cư kế cận có tính chất là một đô thị công nghiệp loại 5 với quy mô dân số 25.500 dân, là nguồn cung cấp lao động chính cho cụm công nghiệp.

3. Quy hoạch sử dụng đất đai

3.2 Cơ cấu sử dụng đất đai

a. Đất xây dựng nhà máy             107,56 ha           chiếm 59,07%

b. Đất kho bãi                              5,79 ha               chiếm 3,23%

c. Đất khu xử lý kỹ thuật              7,04 ha                chiếm 3,80%

d. Đất khu quản lý, dịch vụ          3,43 ha               chiếm 2,00%

e. Đất giao thông                          27,84 ha             chiếm15,29%

f. Đất cây xanh                             30,40 ha             chiếm 16,58%

Tổng 182,06 ha                                                        100%

3.2 Phân khu chức năng

a. Đất xây dựng các nhà máy với tổng diện tích 107,56 ha bố trí bám theo trục giao thông chính của cụm công nghiệp:

- Nhóm ngành chế biến thực phẩm và nhóm ngành công nghiệp nhẹ: mức độ ô nhiễm thấp, nhu cầu sử dụng lao động cao (chế biến chè, cà phê, đóng hộp trái cây, chế biến tơ tằm, dệt lụa tơ tằm, sản xuất giày) được bố trí kế cận khu dân cư và gần trục giao thông chính.

- Nhóm ngành vật liệu xây dựng: mức độ ô nhiễm tương đối cao, yêu cầu vận tải nặng (sản xuất gạch tunel, vật liệu xây dựng, sản xuất đá ốp lát). Nhóm ngành này bố trí xa khu dân cư và gần đường chuyên chở nguyên vật liệu.

- Nhóm ngành công nghiệp hoá chất, ngành công nghiệp khai khoáng: mức độ ô nhiễm tương đối cao, yêu cầu vận chuyển trung bình và nặng (sản xuất phân vi sinh, giấy và bột giấy, luyện nhôm và nhôm thành phẩm). Nhóm ngành này bố trí ở nơi có địa hình thấp, có khoảng cây xanh cách ly lớn.

b. Đất kho bãi với diện tích 5,79 ha được chia thành 2 khu vực nối với nhau bằng đường giao thông để đảm bảo bán kính phục vụ cho tất cả các nhà máy, xí nghiệp.

c. Đất khu xử lý kỹ thuật có diện tích 7,04 ha bố trí trạm bơm tăng áp, trạm biến điện, bãi tập trung rác và khu xử lý nước thải công nghiệp.

d. Đất khu quản lý và dịch vụ công cộng có diện tích 3,43 ha bố trí các trung tâm dịch vụ như: thông tin liên lạc, nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí? phục vụ nội bộ, bố trí kết hợp với khu văn phòng quản lý điều hành chung của toàn cụm công nghiệp.

e. Đất giao thông 27,84 ha, gồm 2 tuyến đường chính: quốc lộ 20 và đường phố chính khu vực lộ giới 37 m, các tuyến còn lại có lộ giới từ 21-27 m.

f. Đất cây xanh 30,4 ha gồm có cây công nghiệp được trồng xen trong khu công nghiệp với diện tích tương đối lớn, cùng với hệ thống cây xanh cách ly được trồng thành các dải, bố trí dọc theo các đường giao thông, trong khu vực nhà máy và hệ thống cây xanh vành đai.

4. Quy hoạch sử dụng đất khu dân cư

4.1 Cơ cấu sử dụng đất đai

Mục đích
sử dụng

Chỉ tiêu sử dụng đất

Chỉ tiêu sử dụng đất thực tế

 

m2/ng

TL(%)

M2/ng

DT(ha)

TL(%)

Đất xây dựng nhà ở

45-55

56-71

53,57

136,62

65,55

Đất công trình công cộng

03-3,5

3,5-5

3,5

8,98

4,30

Đất giao thông

10-12

12-17

11,46

29,24

14,03

Đất cây xanh

12-14

15-20

13,15

33,55

16,12

Tổng cộng

>80

100

81,72

208,39

100

4.2 Phân khu chức năng:

a. Đất xây dựng chiếm diện tích 136,62 ha được chia thành 4 đơn vị ở, mỗi đơn vị có khoảng 7.000-7.500 dân, chiếm khoảng 30-40 ha. Trong mỗi đơn vị ở đều có các công trình công cộng phục vụ thường kỳ.

b. Đất công trình công cộng chiếm khoảng 8,98 ha được bố trí ở vị trí giữa khu đất, nằm giữa khu dân cư và cụm công nghiệp, bao gồm các công trình công cộng phục vụ khu dân cư và công trình điều hành trung tâm - dịch vụ của cụm công nghiệp, đảm bảo bán kính phục vụ và thuận tiện cho công nhân trên đường đi làm.

c. Đất giao thông 29,24 ha bao gồm toàn bộ diện tích giao thông chính và các bãi đậu xe (không kể diện tích giao thông nội bộ trong từng đơn vị ở).

d. Đất cây xanh 33,55 ha nằm xen lẫn trong khu ở và tận dụng nơi có địa hình đồi. Tận dụng bố trí trong khu đất cây xanh công trình TDTT, các công trình dịch vụ công cộng, nhà nghỉ dưỡng và khu cắm lều trại nghỉ mát.

5. Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng

a. Cấp điện

- Trên hiện trạng khu đất quy hoạch hiện có một trạm biến thế 230/35KV phục vụ cho toàn thị xã Bảo Lộc.

- Sau khi nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận hoàn tất, dự án xây dựng trạm biến áp 220-110/35(2 x 63 MVA) sẽ chính thức đi vào hoạt động và phục vụ cho khu công nghiệp.

Chỉ tiêu cấp điện

- Khu công nghiệp                              300kW

- Kho bãi                                             100kW

- Trung tâm cụm công nghiệp             600kW

- Khu xử lý kỹ thuật                            250kW

- Khu dân cư                                        0,3kW/người

- Tổng cộng cấp điện khu dân cư        9.000 kW

- Khu dịch vụ thương mại                    1.530 kW

b. Cấp nước

Chủ yếu là sử dụng nguồn nước suối và nước ngầm đã được xử lý từ nhà máy nước dự kiến được xây dựng mới, công suất dự kiến 8.500 m3/ngày đặt ở vị trí đầu nguồn nước trong khu vực.

- Công suất dự kiến: 8.500 m3/ngày đêm

- Nhu cầu dùng nước cho khu quy hoạch khoảng 6.200 m3/ ngày đêm

- Các tuyến đường ống kích thước từ j 100 - j400

c. Thoát nước

* Nước mưa

- Hệ thống thoát nước mưa dựa trên địa hình đã được san nền độ dốc từ 0,5-5%.

- Tất cả cống thoát nước đều bằng BTCT, bố trí giếng thu nước khoảng cách từ 60-70 m/giếng, đường kính D 800-1.800.

* Nước thải:

Hệ thống nước thải được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước mưa.

- Nước thải sản xuất

Các nhà máy, xí nghiệp tạo ra nước thải có tính độc hại được yêu cầu xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh cấp B. Sau đó tập trung đưa về trạm xử lý, quy mô 4.500 m3, nước sau khi qua trạm xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh cấp A, xả trực tiếp ra sông Đại Bình ở vị trí cuối nguồn nước,

- Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của khu dân cư được tập trung đưa về trạm làm sạch để xử lý. Trạm làm sạch dự kiến bằng phương pháp lọc sinh học. Nước thải sau khi qua trạm xử lý xả trực tiếp ra sông Đại Bình.

d. San nền:

- Khu dân cư

Do địa hình bằng phẳng, nền đất ổn định, dốc tự nhiên nên giữ nguyên nền đất hiện trạng để xây dựng, nếu cần có thể san nền cục bộ, khối lượng san lấp không đáng kể.

- Cụm công nghiệp

Địa hình dốc tự nhiên, chỉ có vài gò đất chênh lệch lớn nên sử dụng giải pháp san nền cục bộ.

e. Giao thông

Hệ thống giao thông có 4 loại đường chủ yếu

- Quốc lộ 20 là đường giao thông đối ngoại, liên hệ giữa các đô thị

- Đường phố chính đô thị: Liên hệ giữa khu sản xuất với đường cao tốc và nối các khu quy hoạch với trung tâm đô thị.

- Đường phố chính khu vực: Dùng để vận chuyển nguyên vật liệu cho các xí nghiệp công nghiệp và liên hệ giữa khu ở với khu sản xuất.

- Đường trong khu ở và khu công nghiệp: Là đường chức năng trong phạm vi quy hoạch nối các kho tàng, các nhà máy...

g. Vệ sinh - môi trường

Đối với vấn đề xử lý rác, chưa xây dựng nhà máy xử lý rác mà chỉ tổ chức bãi rác tập trung tại khu đất trống diện tích khoảng 3 ha. Đây là vị trí cuối hướng gió, xa nguồn nước, không ảnh hưởng đến khu dân cư và cụm công nghiệp.

Có hệ thống cây xanh cách ly nhằm cải tạo khí hậu cho khu vực

PHẦN II

QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU DÂN CƯ KẾ CẬN PHƯỜNG LỘC SƠN
- THỊ XÃ BẢO LỘC

I. TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHU ĐẤT QUY HOẠCH

1. Đất công nghiệp

a. Định hướng ngành nghề và quy mô

Trên cơ sở vùng phân bố nguyên liệu tại chỗ của tỉnh, tại địa bàn xã Lộc Sơn - thị xã Bảo Lộc có thể bố trí các ngành nghề sản xuất sau: chế biến cà phê, chè, tơ tằm, sản xuất gạch tunel, vật liệu xây dựng (đá, cát), đá ốp lát, phân vi sinh, nhà máy dệt lụa tơ tằm, khai thác quặng bauxit, nhà máy sản xuất nhôm.

Theo đề xuất của tỉnh, bố trí thêm 1 nhà máy sản xuất giày, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và góp phần thu hút nhiều lao động.

Ngành sản xuất CN

Công suất

Cấp độ độc hại

Yêu cầu sử dụng nguồn nước sạch

Mức ô nhiễm nước thải

Nhu cầu lao động

Nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu đất xây dựng (ha)

Chế biến cà phê

15.000-25.000 tấn/năm

IV

100 m 3

Trung bình

130ng/ha 260 người

Trung bình

2

Chế biến chè

13.500 tấn/năm

IV

400 m 3

Trung bình

150ng/ha 1.200 người

Trung bình

8

Chế biến tơ tằm

250 tấn/ năm

IV

400 m 3

Cao

130ng/ha 1.040 người

Trung bình

8

Sản xuất gạch tunel

20 triệu viên/năm

IV

150 m 3

Trung bình

60ng/ha 180 người

Vận tải nặng

3

Sản xuất vật liệu xây dựng

 

II

50 m 3

Trung bình

60ng/ha 60 người

Vận tải nặng

1

Sản xuất đá ốp lát

60.000 m2/năm

IV

400 m 3

Trung bình

60 ng/ha 480 người

Vận tải nặng

8

Sản xuất phân vi sinh

20.000 tấn/năm

II

100 m 3

Cao

50ng/ha 100 người

Trung bình

2

Dệt lụa tơ tằm

1.000.000 m/năm

IV

200 m 3

Cao

200 ng/ha 800 người

Trung bình

4

Sản xuất nhôm thô bằng phương pháp vi phân

150.000-200.000 tấn/năm

I

7.200 m 3

Cao

100 ng/ha 3.600 người

vận tải nặng

 

36

Sản xuất nhôm thành phẩm

15.000-20.000 tấn/năm

I

1.000m3

Cao

35ng/ha 70 người

vận tải nặng

 

2

Sản xuất giày

4.000 đôi/ngày

V

100m3

Trung bình

300ng/ha 1.300 người

Trung bình

4,3

 

25.000 tấn/năm

IV

200m3

Trung bình

50ng/ha 200 người

Trung bình

4

Sản xuất bột giấy

30.000-60.000 tấn/năm

IV

750m3

Trung bình

30ng/ha 450 người

Trung bình

15

Sản xuất giấy

30.000-60.000 tấn/năm

IV

2.000m3

Trung bình

50ng/ha 450người

Trung bình

4

Tổng cộng

 

 

 

 

9.940 người

 

101,3

Ghi chú:

Các số liệu trong bảng và tiêu chuẩn lấy trong :

+ Dự án quy hoạch phân bố mạng lưới các cơ sở sản xuất công nghiệp thời kỳ 1998-2010 - UBND tỉnh Lâm Đồng.

+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng 1997

+ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng Hà Nội 1997

Tổng diện tích xây dựng nhà máy tại khu vực này là 101.3 ha, chiếm 50-60% đất công nghiệp. Có thể chia đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp thành các nhóm sau:

- Nhóm ngành chế biến thực phẩm: mức độ ô nhiễm không cao, cấp độ độc hại IV: chế biến chè, cà phê, đóng hộp trái cây. Tổng diện tích đất là 14 ha.

- Nhóm ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều nước, yêu cầu nhiều lao động : chế biến tơ tằm, dệ lụa tơ tằm, sản xuất giày. Tổng diện tích đất là 14,3 ha.

- Nhóm ngành vật liệu xây dựng, mức độ ô nhiễm tương đối cao, cấp độ độc hại IV, yêu cầu vận tải nặng: sản xuất gạch tunel, vật liệu xây dựng. Tổng diện tích đất là 12 ha.

- Nhóm ngành công nghiệp hóa chất, mức độ ô nhiễm tương đối cao, cấp độ độc hại I-IV, yêu cầu vận tải trung bình: sản xuất phân vi sinh, giấy và bột giấy. Tổng diện tích đất là 21 ha.

- Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, mức độ ô nhiễm rất cao, cấp độ độc hại I: luyện nhôm bằng phương pháp vi phân, sản xuất nhôm thành phẩm. Tổng diện tích đất là 38 ha.

Diện tích xây dựng nhà máy tại khu vực này là 101,3 ha, chiếm 50-60% đất công nghiệp.

b. Thành phần chức năng cụm công nghiệp

Bao gồm:

+ Các cụm xí nghiệp công nghiệp

+ Cụm kho bãi

+ Khu trung tâm điều hành và dịch vụ khu công nghiệp

+ Cụm và dải cây xanh

+ Đường giao thông

+ Các công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp

2. Đất dân cư

a. Quy mô đất dân cư

Yêu cầu công nhân cho khu công nghiệp: 9.940 công nhân

Dự kiến có khoảng 65-75% công nhân ở trong khu dân cư kế cận.

Tương đương:

65%  x  9.940 cn #  6.461 công nhân

75%  x  9.940 cn  #  7.455 công nhân

Tính dân số theo lao động có 2 cách

Cách 1: Tỉ lệ lao động chiếm 1/4 dân số khu dân cư kế cận

Dân số khu dân cư kế cận 6.461  x  4  =  25.844 người.

7.455  x  4  =  29.820 người

Cách 2: Tỷ lệ lao động công nghiệp so với tổng số lao động chiếm khoảng 45-50% (dân cư đối với các cụm công nghiệp).

Ta có:

Khoảng 12.922 - 16.565 lao động trong khu dân cư kế cận.

Lao động chiếm 52% dân số khu vực

Vậy dân số khu vực: khoảng 24.850-31.859 người

áp dụng chỉ tiêu đất ở cho đô thị loại V 80 m2/người, với quy mô 25.500 dân.

Diện tích dân cư: > 200 ha.

b. Thành phần chức năng dân cư

Bao gồm

+ Đất ở

Được chia thành 4-5 đơn vị ở. Mỗi đơn vị ở có khoảng 5.000-6.000 dân, chiếm 30-40 ha. Trong mỗi đơn vị ở đều có các công trình công cộng phục vụ thường kỳ (trường mẫu giáo, trường tiểu học, các cửa hàng dịch vụ, cửa hàng bách hóa?) công viên cây xanh, sân tập thể dục thể thao và đường giao thông nội bộ.

+ Đất công trình công cộng

Bao gồm

- Công trình hành chính, chính trị

- Công trình văn hóa giáo dục: trường trung học cơ sở, nhà văn hóa, thư viện, rạp chiếu phim...

- Công trình thương nghiệp, dịch vụ: chợ, cửa hàng bách hóa, khách sạn, nhà nghỉ...

- Công trình y tế, bảo vệ sức khỏe: bệnh viện đa khoa.

+ Đất cây xanh - thể dục thể thao

Bao gồm

- Các công trình, sân bãi luyện tập thể dục thể thao

- Công viên cây xanh trung tâm

- Cây xanh dọc bờ sông, bờ hồ

+ Đất đường giao thông

Bao gồm toàn bộ diện tích giao thông chính (không kể diện tích giao thông nội bộ trong từng đơn vị ở).

II. QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU DÂN CƯ KẾ CẬN

1. Định hướng tổ chức không gian chung

Cụm công nghiệp Lộc Sơn và khu dân cư lân cận được quy hoạch dựa trên mối quan hệ mật thiết với toàn vùng Bảo Lộc, để tạo điều kiện thuận lợi   cho các hoạt động thống nhất giữa đô thị mới và cũ.

Tận dụng nơi có địa hình bằng phẳng để xây dựng nhà máy và nơi địa hình đồi làm khu dân cư. Dựa vào địa hình tự nhiên làm cơ sở cấu trúc không gian cho cụm công nghiệp Lộc Sơn.

Bố trí khu dân cư về phía gần đường quốc lộ, khu công nghiệp vào bên trong   để phù hợp với tập quán của người Việt Nam là sống bám theo trục đường giao thông, gần chợ, sống thành cộng đồng, sống ở nơi có đất canh tác, đồng thời giảm được đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của các hoạt động trong khu công nghiệp đến môi trường của khu dân cư.

Dựa vào khu vựa dân cư có sẵn, phát triển thêm thành khu dân cư kế cận. Sử dụng lại trạm biến thế hiện hữu.

Đồ án được thực hiện dựa vào các nguyên tắc đã nêu trên, nên có tính linh hoạt và cơ động cao. Khi có những biến động về đầu tư xây dựng hoặc những chủ trương mới của chính quyền về xây dựng thì hướng phát triển cơ bản và lâu dài của đồ án vẫn được đảm bảo.

2. Quy hoạch tổng mặt bằng theo Phương án 1

2.1 Quy hoạch tổng mặt bằng cụm công nghiệp

a. Cụm xí nghiệp công nghiệp

Cụm các xí nghiệp được chia thành các nhóm ngành sản xuất như sau:

- Nhóm ngành chế biến thực phẩm

- Nhóm ngành công nghiệp nhẹ

- Nhóm ngành vật liệu xây dựng

- Nhóm ngành công nghiệp hóa chất

- Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản

Nhóm ngành chế biến thực phẩm và nhóm ngành công nghiệp nhẹ

Với mức độ ô nhiễm thấp, cấp độ độc hại IV, nhu cầu  sử dụng lao động cao (chế biến chè, cà phê, trái cây, chế biến tơ tằm, dệt lụa tơ tằm, sản xuất giày), đặt ở vị trí kế cận khu dân cư và gần giao thông chính.

Nhóm ngành vật liệu xây dựng

Mức độ ô nhiễm tương đối cao, cấp độ độc hại IV, yêu cầu vận tải nặng (sản xuất gạch tunel, vật liệu xây dựng, sản xuất đá ốp lát), bố trí xa khu dân cư, đường chuyên chở nguyên vật liệu ít ảnh hưởng đến khu dân cư nhất.

Nhóm ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp khai khoáng

Mức độ ô nhiễm tương đối cao, cấp độ độc I-IV, yêu cầu vận chuyển trung bình và nặng (sản xuất phân vi sinh, giấy và bột giấy, luyện nhôm và nhôm thành phẩm), bố trí ở nơi có địa hình thấp và khoảng cây xanh cách ly lớn.

b. Cụm kho bãi

Các xí nghiệp nhà máy có thể có hoặc không cần bố trí nhà kho trong khuôn viên vì công suất sử dụng thấp, không hiệu quả so với giá thành thuê đất. Khu công nghiệp Lộc Sơn dự kiến xây dựng cụm kho tập trung, phân thành nhiều loại: kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, kho container...

Do địa hình phức tạp, cụm công nghiệp Lộc Sơn được chia thành 2 khu vực, nối nhau bằng hệ thống đường giao thông, vì vậy, cụm kho tàng cũng được phân bố thành 2 bãi tập kết hàng hóa, nhằm đảm bảo bán kính phục vụ cho tất cả các xí nghiệp thuận tiện nhất.

Đất kho bãi dự kiến cho thuê chứa nguyên vật liệu hay thành phẩm trong thời gian nhất định. Các doanh nghiệp có thể thuê kho bãi khi cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh.

c. Trung tâm cụm công nghiệp

Trung tâm cụm công nghiệp gồm các công trình hành chính và dịch vụ, phục vụ cho tất cả các xí nghiệp trong cụm công nghiệp. Đặt ở vị trí trung tâm cụm công nghiệp, đồng thời tiếp cận được với trung tâm đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giữa cụm công nghiệp và khu dân cư lân cận.

Sau khi qua nhiều giai đoạn xử lý làm sạch, với tiêu chuẩn vệ sinh loại A, nước thải do quá trình sản xuất đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước khi hòa vào dòng chảy tự nhiên của sông Đại Bình.

+ Hệ thống thoát nước mặt

- Dựa trên địa hình đã được san nền theo độ dốc thiết kế là 0,2%.

- Tất cả các loại cống thoát nước đều bằng BTCT. Bố trí các giếng thu nước, giếng thăm nước theo tiêu chuẩn quy phạm 60-70 m/giếng.

- Đường kính các loại cống từ 800-1.800.

Kỹ thuật điện

- Trên hiện trạng khu đất quy hoạch hiện có một trạm biến thế 230/35 KV phục vụ cho toàn thị xã Bảo Lộc.

- Sau khi nhà máy thủy điện Hàm Thuận hoàn tất, dự án xây dựng phục vụ cho khu công nghiệp.

- Toàn bộ lưới điện trung thế 35KV tại khu vực quy hoạch sẽ được hạ xuống 22KV, thống nhất với mạng lưới điện của cả nước.

f. Giao thông

Hệ thống giao thông của khu công nghiệp gồm có các tuyến đường như sau

Quốc lộ 20:

Là đường giao thông đối ngoại, mang ý nghĩa quốc gia, có chức năng liên hệ giữa các đô thị, đoạn đường ngang qua Lộc Sơn dài 1.433m. Đường phố chính:

Nâng cấp đoạn quốc lộ 6 ngang qua khu đất quy hoạch thành đường 37m có chức năng liên hệ giữa khu sản xuất với đường cao tốc và nối các khu đất quy hoạch với trung tâm đô thị.

+ Dạng mặt cắt đường: lộ giới 37m, phân thành 2 tuyến (7 + 10,5 + 2 + 10,5 + 7)

Đường phố phụ

Là đường vận chuyển nguyên vật liệu cho các các xí nghiệp công nghiệp và liên hệ giữa khu ở và sản xuất.

+ Dạng mặt cắt đường: Lộ giới 27 m  (6 + 15 + 6)

Đường phố khu vực: Là đường ô tô trong các khu công nghiệp, khò tàng, trong các liên hiệp ở, sản xuất, cụm sản xuất.

+ Dạng mặt cắt đường: Lộ giới 21m (5 + 11 + 5)

Mục đích sử dụng

Chỉ tiêu sử dụng đất theo tiêu chuẩn

Chỉ tiêu sử dụng đất thực tế

 

TL(%)

DT (ha)

DT (ha)

TL (%)

Đất xây dựng nhà máy

50-60

101,3

107,56

58,34

Đất kho tàng

03-05

5,0-10,5

5,79

3,14

Đất khu xử lý kỹ thuật

02-05

3,4-10,1

7.04

3,71

Đất khu quản lý - dịch vụ công cộng

02-04

3,4-8,1

3,43

2,00

Đất giao thông

15-20

25,3-40,6

30,14

16,34

Đất cây xanh

10-15

16,9-30,4

30,40

1647

Tổng cộng

100

155-200,5

184,36

100

Ghi chú: Các số liệu về diện tích các loại đất ở bảng trên đều nằm trong phạm vi chỉ cho phép của nhà nước, theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB Xây dựng, Hà Nội 1997 và Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng - 1997.

2.2 Quy hoạch tổng mặt bằng khu dân cư

a. Đất ở

- Đất dân dụng được hình thành phía Bắc khu đất, bám dọc theo trục quốc lộ 20, trên cơ sở dân cư có sẵn.

- Đất ở được chia thành 4 đơn vị ở. Mỗi đơn vị ở có khoảng 700-7.500 dân, chiếm 30-40 ha. Trong mỗi đơn vị ở đều có các công trình công cộng phục vụ thừơng kỳ (trường mẫu giáo, trường tiểu học, các cửa hàng dịch vụ, cửa hàng bách hóa...), công viên cây xanh, sân tập thể dục thể thao và đường giao thông nội bộ.

b. Công trình công cộng

- Bao gồm các công trình trung tâm

- Công trình hành chính, chính trị

- Công trình văn hóa giáo dục: trường trung học cơ sở, nhà văn hóa, thư viện, rạp chiếu phim.

- Công trình thương nghiệp, dịch vụ: chợ, cửa hàng bách hóa, khách sạn, nhà nghỉ...

Công trình y tế, bảo vệ sức khỏe: bệnh viện đa khoa.

Trung tâm công cộng được bố trí ở vị trí giữa khu đất, nằm giữa khu dân cư và cụm công nghiệp, bao gồm các công trình công cộng phục vụ khu dân cư và công trình điều hành trung tâm dịch vụ của cụm công nghiệp, đảm bảo bán kính phục vụ và thuận tiện cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp.

c. Đất cây xanh - thể dục thể thao

- Cây công viên, vườn hoa: Dành cho các hoạt động nghỉ ngơi trong đô thị.

- Cây xanh đường phố: Có tác dụng tạo cảnh quan, bóng mát, phân cách các cụm CN.

- Các công trình, sân bãi luyện tập thể dục thể thao.

- Công viên cây xanh trung tâm.

- Đất cây xanh của khu dân cư, nằm xen lẫn trong các khu ở, tận dụng những nơi địa hình đồi núi. Trong đất cây xanh bố trí thêm các công trình thể dục thể thao, các công trình dịch vụ công cộng, nhà nghỉ dưỡng và khu cắm lều trại nghỉ mát.

d. Đất đường giao thông

- Bao gồm toàn bộ diện tích giao thông chính và các bãi đậu xe (không kể diện tích giao thông nội bộ trong từng đơn vị ở).

- Bố trí thêm 1 trục đường từ khu dân cư vào cụm công nghiệp bên cạnh trục chính. Đây chính là trục cung cấp lao động cho cụm công nghiệp, nhằm giải quyết lưu thông luồng người.

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI KHU DÂN CƯ

Mục đích sử dụng

Chỉ tiêu sử dụng đất t/c đối với đô thị 25.500 dân

Chỉ tiêu sử dụng đất thực tế

 

m2/ng

DT (ha)

m2/ng

DT (ha)

TL (%)

Đất xây dựng nhà ở

45-50

130-150

56,72

144,36

66,17

Đất công trình công cộng

03-3,5

9-10,5

4,36

11,13

5,10

Đất giao thông

10-12

30-36

10,23

26,10

11,98

Đất cây xanh

12-14

36-42

14,33

36,55

16,75

Tổng cộng

>80

210-238,5

85

218,14

100

Ghi chú: Các số liệu về diện tích các loại đất ở bảng trên đều nằm trong phạm vi chỉ tiêu cho phép của nhà nước, theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng - Hà Nội 1997 và Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng - 1997.

3. Phương án 2

3.1 Quy hoạch tổng mặt bằng cụm công nghiệp

a. Cụm xí nghiệp công nghiệp

Cụm các xí nghiệp được chia thành các nhóm ngành sản xuất như sau:

- Nhóm ngành chế biến thực phẩm

- Nhóm ngành công nghiệp nhẹ

- Nhóm ngành vật liệu xây dựng

- Nhóm ngành công nghiệp hóa chất

- Nhóm công nghiệp khai thác khoáng sản

+ Nhóm ngành chế biến thực phẩm và nhóm ngành công nghiệp nhẹ

Với mức độ ô nhiễm thấp, cấp độ độc hại IV, nhu cầu sử dụng lao động cao (chế biến chè, cà phê, đóng hộp trái cây, chế biến tơ tằm, dệt lụa tơ tằm, sản xuất giày). Nhóm ngành này đặt ở vị trí kế cận khu dân cư và gần giao thông chính, đảm bảo yêu cầu thoát người.

+ Nhóm ngành vật liệu xây dựng

Mức độ ô nhiễm tương đối cao, cấp độ độc hại IV, yêu cầu vận tải nặng (sản xuất gạch tunel, vật liệu xây dựng, sản xuất đá ốp lát). Nhóm ngành này bố trí xa khu dân cư và gần đường chuyên chở nguyên vật liệu.

+ Nhóm ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp khai khoáng

Mức độ ô nhiễm tương đối cao, cấp độ độc hại I-IV, yêu cầu vận chuyển  trung bình và nặng (sản xuất phân vi sinh, giấy và bột giấy, luyện nhôm và nhôm thành phẩm). Nhóm ngành này bố trí ở nơi có địa hình thấp, có khoảng cây xanh cách ly lớn.

+ Cụm kho bãi

Các nhà máy, xí nghiệp có thể có hoặc không cần bố trí nhà kho trong khuôn viên đất sử dụng vì công suất sử dụng thấp, không hiệu quả so với giá thành thuê đất. Khu công nghiệp Lộc Sơn dự kiến xây dựng cụm kho bãi tập trung và phân thành nhiều loại: Kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, kho container?

Do địa hình phức tạp, cụm công nghiệp Lộc Sơn chia thành 2 khu vực, nối với nhau bằng hệ thống đường giao thông vì vậy, cụm kho tàng cũng được phân bố thành 2 bãi tập kết hàng hoa, nhằm đảm bảo bán kính phục vụ cho tất cả các nhà máy xí nghiệp.

Đất kho bãi dự kiến cho thuê chứa nguyên vật liệu hay thành phẩm trong thời gian nhất định. Các doanh nghiệp có thể thuê khoa bãi khi cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh.

c. Trung tâm cụm công nghiệp

Trung tâm cụm công nghiệp gồm các công trình hành chính và dịch vụ, phục vụ cho tất cả các xí nghiệp trong cụm công nghiệp. Đặt ở vị trí trung tâm cụm công nghiệp, đồng thời tiếp cận được với trung tâm đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giữa cụm công nghiệp và khu dân cư lân cận.

Đất trung tâm điều hành và dịch vụ khu công nghiệp: bao gồm các trung tâm dịch vụ như thông tin, nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí... phục vụ nội bộ, bố trí kết hợp với khu văn phòng quản lý điều hành chung cụm công nghiệp.

d. Cây xanh

Đối với cụm công nghiệp Lộc Sơn do địa hình phức tạp. Cây công nghiệp được trồng xen trong khu công nghiệp với diện tích tương đối lớn nên được tính vào cây xanh của cụm công nghiệp cùng với hệ thống cây xanh cách ly được trồng thành các dải, bố trí dọc theo các đường giao thông, trong khu vực nhà máy và hệ thống cây xanh vành đai. Vì vậy, diện tích cây xanh trong khu công nghiệp xem như đạt ở mức tối đa là 30,4 ha.

Cây xanh trong cụm công nghiệp có chức năng cách ly và cải tạo môi trường cho cụm công nghiệp đến khu dân cư.

e. Công trình đầu mối kỹ thuật

Các công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp bao gồm:

Trạm bơm tăng áp

Trạm biến thế điện

Bãi tập trung rác

Trạm xử lý nước thải công nghiệp.

i. Kỹ thuật nước

- Trạm lọc và bơm nước:

Gồm hệ thống lọc và trạm bơm cấp 1, sử dụng nguồn nước mặt sẵn có của sông Đại Bình.

Đặt ở vị trí đầu nguồn nứơc trong khu vực.

- Trạm xử lý nước thải

Xử lý toàn bộ nước thải công nghiệp và sinh hoạt của đô thị

Đặt ở vị trí cuối nguồn nước trong khu vực

Theo nguyên tắn thì hệ thống thoát nước bẩn tách riêng với hệ thống thoát nước mưa.

Nước thải phải được xử lý sơ bộ trong từng nhà máy đạt tiêu chuần nước thải loại B. Sau đó đưa đến trạm xử lý tập trung bằng các đường ống BTCT đặt dọc theo các trung đường giao thông. Từ trạm xử lý này nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại A và đưa trực tiếp ra sông Đại Bình.

Như vậy, việc thoát nước bẩn đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và không gây tác hại cho nguồn cấp nước.

- Hệ thống thoát nước mặt

Dựa trên địa hình đã được san nền theo độ dốc thiết kế là 0,5-5%.

Tất cả các loại cống thoát nước đều bằng BTCT. Bố trí các giếng thu nước, giếng thăm nước theo tiêu chuẩn quy phạm: 60-70m/giếng.

- Đường kính các loại cống từ 600-1.800.

f. Kỹ thuật điện

Trên hiện trạng khu đất quy hoạch hiện có một trạm biến thế 230/35 KV phục vụ cho toàn thị xã Bảo Lộc.

Sau khi nhà máy thủy điện Hàm Thuận hoàn tất, dự án xây dựng trạm biến áp 220-110/35 (2  x  63MVA) sẽ chính thức đi vào hoạt động và phục vụ cho khu công nghiệp.

Toàn bộ lưới điện trung thế 35KV tại khu vực quy hoạch sẽ được hạ xuống 22KV, thống nhất với mạng lưới điện cả nước.

g. Giao thông

Hệ thống giao thông của khu công nghiệp gồm có các tuyến đường như sau

Quốc lộ 20 là đường giao thông đối ngoại, mang ý nghĩa quốc gia, có chức năng liên hệ giữa các đô thị.

Đường phố chính đô thị, có chức năng liên hệ giữa khu sản xuất với đừơng cao tốc và nối các khu quy hoạch với trung tâm đô thị.

+ Dạng mặt cắt đừơng: Lộ giới 37m, phân thành 2 tuyến (8  +  10.5  +  2  +  10.5  + 8).

Đường phố chính khu vực là đừơng vận chuyển nguyên vật liệu cho các xí nghiệp công nghiệp và liên hệ giữa khu ở và khu sản xuất.

+ Dạng mặt cắt đường: Lộ giới 27m. (6  +  15  +  6).

Đường trong khu ở và khu công nghiệp là đường ô tô trong các khu công nghiệp, kho tàng, trong các liên hiệp ở, sản xuất, cụm sản xuất.

+ Dạng mặt cắt đường: Lộ giới 21m (5  +  11  +  5).

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI CỤM CÔNG NGHIỆP

Mục đích sử dụng

Chỉ tiêu sử dụng đất theo tiêu chuẩn

Chỉ tiêu sử dụng đất thực tế

 

TL (%)

DT (ha)

DT (ha)

TL (%)

Đất xây dựng nhà máy

50-60

101,3

107,56

29,07

Đất kho tàng

3-5

5-10.5

5.79

3.23

Đất khu xử lý kỹ thuật

2-5

3.4-10.1

7.04

3.80

Đất khu quản lý, dịch vụ công cộng

2-4

3.4-8.1

3.43

2.00

Đất giao thông

15-20

25.3-40.6

27.84

15.29

Đất cây xanh

10-15

16.9-30.4

30.4

16.58

Tổng

100

155-200.5

182.06

100.00

Ghi chú: Các số liệu về diện tích các loại đất ở bảng trên đều nằm trong phạm vi chỉ tiêu cho phép của nhà nước, theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng- Hà Nội 1997 và Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng, 1997.

3.2 Quy hoạch tổng mặt bằng khu dân cư

* Đất ở:

Đất dân dụng được hình thành phía Bắc khu đất, bám dọc theo trục quốc lộ 20, trên cơ sở dân cư có sẵn.

Đất ở được chia thành 4 đơn vị ở. Mỗi đơn vị ở có khoảng 7000-7500 dân, chiếm 30-40 ha. Trong mỗi đơn vị ở đều có các công trình công cộng phục vụ thừơng kỳ (trường mẫu giáo, trường tiểu học...), công viên cây xanh, sân tập thể dục thể thao và đừơng giao thông nội bộ.

* Đất công trình công cộng

Bao gồm các công trình trung tâm: Hành chính, chính trị, văn hóa giáo dục, y tế...

* Đất cây xanh - thể dục thể thao

* Đất đường giao thông.

Nội dung chính

Bộ bản vẽ thiết kế quy hoạch chung