| Trang trước | Mục lục | Trang sau | |
||
a/
Về du lịch
Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Đà Lạt mặc dù đã qua nhiều chế độ nhưng vẫn mang mục đích ban đầu là một thành phố du lịch nghỉ dưỡng. Ngay từ khi mới hình thành, với khí hậu đặc thù á nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình hàng năm 18,5oC, cùng với diện tích rừng thông ba lá đặc hữu lớn nhất nước (hàng chục ngàn hecta), Đà Lạt là thành phố du lịch khá nổi tiếng. Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
- Chính phủ đã xác định Đà Lạt là một trong 10 trung tâm du lịch dã ngoại của cả nước. - Dự án VIE 89.003 của tổ chức Du lịch thế giới (OMT) và kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2005 của cơ quan phát triển Liên hiệp quốc đã xác định Đà Lạt là hạt nhân của vùng du lịch số 3 (một trong 4 vùng du lịch của Việt Nam); Tính đến nay, trong số 26 thắng cảnh của Đà Lạt, Bộ Văn hóa đã quyết định công nhận 7 di tích văn hóa: thác Cam Ly, thác Đatanla, thác Prenn, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở và cụm Thung lũng Tình yêu, đập III Đa Thiện. b/ Về kiến trúc cảnh quan Đà Lạt là một trong số ít đô thị của Việt Nam được quy hoạch tổng thể về xây dựng rất sớm. Qua nhiều thời kỳ, các chương trình chỉnh trang đô thị được tiến hành; công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan được chú trọng. Tổng thể kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Lạt là sự phối hợp hài hòa giữa địa lý cảnh quan với nghệ thuật kiến trúc châu Âu hài hòa với kiến trúc Đông Á châu, đã tạo cho các công trình kiến trúc của Đà Lạt có độ thấm mỹ cao. Tính chất Thành phố trong rừng - rừng trong thành phố là một bức tranh có sự sắp xếp hài hòa theo một bố cục đặc thù độc đáo, đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách đến Đà Lạt. c/ Về Giáo dục - đào tạo Trong quá trình hình thành và phát triển, Đà Lạt đã trở thành một trong những trung tâm giáo dục - khoa học lớn của khu vực phía Nam; tạo nên môi trường "trí thức" trong đời sống xã hội. Hiện nay, Đà Lạt có hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và một hệ thống mạng lưới trường lớp hoàn chỉnh từ cấp cơ sở đến bậc đại học. CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐỐI TÁC
Để phát huy tiềm năng và thế mạnh, bước vào thế kỷ XXI Đà Lạt cần sự hợp tác phát triển các lĩnh vực sau:
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư du lịch, nhất là đối với các khu du lịch lớn có tầm quốc gia và quốc tế đã được phê duyệt qui hoạch tổng thể ngành du lịch Đà Lạt đến năm 2010 và qui hoạch chi tiết 10 khu du lịch (trong đó
có 1 khu du lịch quốc tế Đà Lạt - Đankia và 1 khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm). Các dự án nhằm chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch: Nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao, du lịch dã ngoại và sinh thái.
- Đến nay, thành phố có 9.978 ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó gồm: 5.178 ha cây hàng năm và 4.830 ha cây lâu năm). Với ưu thế về khí hậu và thổ nhưỡng, Đà Lạt đang tiếp tục xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản
xuất rau an toàn, rau sạch và phát triển nghề trồng hoa chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch tại chỗ, trong nước và xuất khẩu.
- Để không phá vỡ mục tiêu du lịch - nghỉ dưỡng, trong thời gian tới Đà Lạt cần phát triển một số ngành công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường như: lắp ráp điện tử, chế tác các sản phẩm lưu niệm (mang tính đặc sản)...;
chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng phục vụ xuất khẩu và công nghiệp xử lý chế biến rác, nước thải phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện hệ thống trường học theo qui định, phấn đấu đến năm 2005 đạt chuẩn quốc gia 50% tổng số trường trên địa bàn và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông từ 4-5 phường ở khu vực
trung tâm. Tạo môi trường xã hội lành mạnh nhằm thu hút thêm từ 10-15% số lượng học sinh - sinh viên về đây theo học, đào tạo.
NGUYỄN TRI DIỆN Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt |
||
| Trang trước | Mục lục | Trang sau | |
||
Sở khoa học, công nghệ & môi trường Lâm
Đồng Số 02 Hoàng Văn Thụ Đà Lạt; ĐT: 820352; Email: skcmld@hcm.vnn.vn |