| Trang trước  | Mục lục | Trang sau |

âm Đồng có tổng diện tích đất tự nhiên 976.479 ha, gồm 617.800 ha đất lâm nghiệp có rừng, 255.407 ha đất nông nghiệp và khả năng nông nghiệp, (trong đó 176.000 ha cây lâu năm và 63.400 ha cây hàng năm). Đến năm 2010 có thể khai thác thêm từ 30-35 ngàn ha đất để đưa vào sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp nhằm thực hiện các chương trình, mục tiêu và các dự án KT-XH của tỉnh. Đất đai Lâm Đồng có 8 nhóm khác nhau, quan trọng nhất là nhóm Feralit nâu vàng chiếm diện tích chủ yếu, thích hợp đầu tư phát triển cây công nghiệp dài ngày. Điều kiện tự nhiên về đất đai, thời tiết, khí hậu mang những đặc tính riêng biệt và lao động dồi dào có điều kiện phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, đa dạng, phong phú và mang tính bền vững cao trong thế kỷ XXI.

 

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, ĐẾN NĂM 2010 ĐẠT MỘT SỐ MỤC TIÊU CHỦ YẾU

 

1. Bảo đảm an ninh lương thực là cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. 

Trên vườn rau Đức Trọng. ẢNH : Văn Thương

Phấn đấu đạt 250 ngàn tấn lương thực quy thóc bằng cách tăng năng suất, sản lượng cây lương thực chủ yếu là lúa và ngô. Tập trung đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới và đẩy mạnh công tác thủy lợi, chuyển dần diện tích cây màu lương thực kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

2. Phát triển bền vững vùng nguyên liệu, trọng tâm là cà phê, chè, điều, dâu tằm và rau hoa, theo hướng đầu tư thâm canh, cải tạo giống để tăng sản lượng và chất lượng hàng hóa có sức cạnh tranh cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giới. Phấn đấu đưa diện tích chè đạt 25.000 ha, sản lượng chè búp tươi 200.000 tấn, trong đó diện tích chè giống mới có năng suất, chất lượng cao 12.250 ha, sản lượng 120.000 tấn; ổn định cà phê với diện tích 140.000 ha, sản lượng cà phê nhân 250.000 tấn. Chú trọng làm tăng giá trị cà phê nhân thông qua các khâu công nghệ sau thu hoạch như bảo quản, đánh bóng, phân loại, chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển cây điều trên đất dốc, những vùng đất xấu, cằn cỗi,

NH : Nguyen Dinh Hien

 coi đây là cây lâm nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo. Tập trung đưa giống điều ghép có chất lượng cao vào sản xuất để đạt sản lượng 9.000 tấn/năm. Khôi phục và phát triển ngành dâu tằm tơ; tiến hành điều chỉnh, quy hoạch cây dâu tằm, ổn định diện tích khoảng 6.000 ha, chỉ phát triển ở những vùng đất trũng, nơi có điều kiện sinh thái thích hợp.

3. Nâng hiệu quả kinh tế nghề rừng, tiếp tục xã hội hóa nghề rừng, tăng cường công tác quản lý bảo vệ, làm giàu, xúc tiến tái sinh và trồng rừng tập trung nhằm giữ vững và phát triển tài nguyên vốn rừng, thực hiện giao đất giao rừng đến từng hộ dân; chỉ giao cho các lâm trường, Ban quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, có tính chất lưu giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu; khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn trồng rừng để kinh doanh, phát triển rừng nguyên liệu giấy, lồ ô, tre nứa gắn với quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản, nâng cao hiệu quả vốn rừng, tạo việc làm cho người lao động, phấn đấu trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán đạt từ 25-30 ngàn ha. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng và cải tạo rừng nghèo, lấy vốn rừng để thực hiện phương án điều chế rừng tự nhiên và rừng trồng, tái tạo và phát triển rừng và đất rừng một cách bền vững. Tiếp tục sắp xếp dân di cư tự do theo quy hoạch để hạn chế nạn phá rừng và xâm lấn đất rừng làm nương rẫy. 

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 1. Ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển thủy lợi, thực hiện kiên cố hóa kênh mương và các công trình đã có; ưu tiên đầu tư mới các công trình thủy lợi cho vùng nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình xây dựng công trình thủy lợi kết hợp kinh doanh tổng hợp.

2. Phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, ngành nghề nông thôn và làng nghề truyền thống, định hướng sản xuất và thông tin dự báo thị trường, giá cả tiêu thụ từng loại nông sản cho nông dân.

3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi và đưa công nghệ sinh học vào nông nghiệp và nông thôn một cách tích cực nhất.

4. Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp trên từng địa bàn.

5. Thực hiện các chính sách lớn, nhất là chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Lâm Đồng; có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế hộ, định hướng đúng đắn về phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp - nông thôn.

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1995 - 1999 (THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994)

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1991 - 1999

(THEO GIÁ CỐ ĐỊNH)

NGUYỄN VĂN MINH

Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lâm Đồng

| Trang trước  | Mục lục | Trang sau |

Sở khoa học, công nghệ & môi trường Lâm Đồng
Số 02 Hoàng Văn Thụ Đà Lạt; ĐT: 820352; Email: skcmld@hcm.vnn.vn