Trang trước || Mục lục || Trang sau |
|
SỰ
TÍCH CÁC LOÀI HOA LAY
ƠN
HAY LÀ CÂY HOA LƯỠI KIẾM |
|
Ngoài
sắc đẹp rực rỡ, layơn còn được yêu chuộng bởi một sự tích
cảm động về lai lịch của nó. Tương truyền rằng:
Ngày
xưa tại thành Rôm-ma có viên tướng tài tên là Bec-ba Ga-lô.
Trong một trận đánh chống người tơ-re-vơ, ông bắt được hai
viên sĩ quan trẻ tuổi làm tù binh. Một người tên là Tê-rex còn
người kia là Xêp-ta. Họ là những chàng trai phong nhã, tài ba.
Ngoài tài thao lược họ còn tinh thông cả âm nhạc, hội họa, thơ
ca. Và, thật là oái ăm cả hai người con gái của viên tướng
đều đem lòng yêu thương các chàng trai. Biết được điều này
Bec-ba Ga-lô vô cùng tức giận. Ông tìm cách giết hại các chàng
trai trẻ bằng cách bắt họ đấu kiếm để giết hại lẫn nhau. Tê-rex
và Xêp-ta không muốn bị làm nhục bèn cắm phập lưỡi kiếm xuống
đất, thà chịu tội chết chứ quyết không đấu kiếm cùng nhau. Lập
tức hai người bị chém đầu. Đầu hai chàng trai vừa rơi xuống
đất thì lạ thay từ hai thanh kiếm vươn ra những chiếc lá dài sắc
nhọn và ở mỗi nách lá đâm ra một bông hoa thắm màu rực rỡ.
Đó là cây hoa Layơn quen thuộc ngày nay. Tiếng La-tinh gọi cây
hoa này là Gia-dia-lus có nghĩa là cây hoa hình lưỡi kiếm.
Đến
vườn hoa trồng lay-dơn Đà Lạt những người không sành lắm về
loài hoa cũng có thể phân biệt được hàng chục loài khác nhau.
Có loại mà đỏ cờ, đỏ tía, hồng đào, hồng nhạt, có loại màu
vàng, màu tím, màu trắng sữa? Nhờ có kỹ thuật lai ghép tạo
giống tài tình và đôi tay vàng khéo léo của những nhà làm vườn
mà mỗi giống hoa có thể tạo được nhiều thang màu đậm nhạt khác
nhau. Dù chỉ một lần được đến thăm vườn Dơn Đà Lạt sẽ còn
đọng mãi trong lòng ta sắc màu tươi thắm, tràn trề ánh sáng
vui tươi ấm áp. Và sau đó cứ mỗi lần nghĩ lại đều thấy dâng
lên niềm vui lâng lâng...
Chúng
ta vẫn quen nghĩ cây gì đẹp và quý đều hiếm và khó nuôi trồng.
Vậy mà layơn Đà Lạt lại vô cùng phong phú. Từ các vườn hoa
ở ấp Hà Đông đến ấp Trung Bắc, Đa Thiện, Lam Sơn, sang ấp Thái
Phiên, Tây Hồ, vườn hoa nào cũng có layơn. Đến nỗi layơn mọc
dại cả ở giữa nơi thanh thiên bạch nhật trên các khóm cỏ ở
hai bên vệ đường. Chỉ có điều là layơn để giống khá công
phu. Để có được hoa đẹp, cành dài, mẩy và to bông người ta
phải chọn hạt giống ngay từ đầu ở những bụi hoa tốt nhất. Hạt
gieo lần thứ nhất, cây lớn lên rồi tàn lụi đi, đào lấy củ, vặt
sạch rễ và lớp lá khô bọc ngoài đem phơi héo. Sau đó đem trồng
lần thứ hai. Cây sẽ trổ hoa nhưng phải ngắt bỏ hết lượt. Chờ
cho cây rụi lá lần nữa, đào lên và đem trồng lần thứ ba. Lần
này cây sẽ trổ bông to, đẹp, sắc thắm đượm, cánh dày. Về mặt
thương mại, ở Đà Lạt layơn đứng đầu trong các loài hoa.
Trong số vài, ba chục tấn hoa tươi xuất khẩu hàng năm. Layơn
chiếm tỷ lệ cao nhất. Hoa vừa đẹp vừa dễ bảo quản lại bền. Nếu
biết gìn giữ mỗi bình layơn có thể chơi được hàng tuần lễ.
Bán ra thị trường thế giới layơn không bị tranh chấp quá khắt
khe như hoa hồng. Một ưu điểm đáng kể nữa của layơn là mỗi năm
có thể trồng liền hai, ba vụ. Đây cũng là điều trội hơn hẳn
của Đà Lạt so với Hà Nội. Khách mua hoa trong và ngoài nước lúc
nào cũng yêu chuộng layơn. Bởi vậy trong các vườn hoa gia đình
thế nào cũng có trồng một vài luống hoa layơn.
Layơn
là biểu tượng của niềm vui và hy vọng, cho nên thường thường
vào những dịp vui vẻ, lễ tết, nhất là vào những ngày tết nếu
có được một bình Layơn vào những ngày đầu xuân này Layơn rất
đắt. Nhiều gia đình vẫn cố mua mấy cành Dơn để "Lấy cái lộc
đầu năm". Nếu không có được một bình toàn Layơn thì người
ta cắm xen Dơn với một vài thứ hoa, lá khác. Cái vẻ rực rỡ, tràn
đầy sắc màu trang trọng của Layơn mà đi với Vi-ô-lét tím biếc
khiêm nhường thật là hợp. Chúng làm tăng vẻ đẹp cho nhau. Vài
ba cành Dơn màu đỏ cờ hoặc trắng ngà với một bó nhỏ Vi-ô-lét
trong một chiếc bình cao cổ đặt trên bàn có trải tấm khăn trắng
giản dị là cả gian phòng toát lên không khí vui tươi, đầm ấm.
Các gia đình cán bộ ở Hà Nội thích cắm kiểu hoa này. Nó vừa
không quá đắt lại vừa đáp ứng yêu cầu ngày xuân.
Ở
các tỉnh phía Nam, các bà, các cô, lại thích cắm Layơn trong những
chiếc bình rộng bằng thủy tinh hoặc bằng sành có những hình dáng
khác. Chỉ cần vài ba cành Dơn nhỏ với một nhành Thiết mộc lan
cắm xen với mấy bông cúc trắng hoặc cúc thạch thảo đặt trong
phòng khách gia đình nom rất vui mắt mà vẫn thanh tao, trang nhã.
Xúc động biết bao ! khi giữa những ngày châu Âu tuyết tràn trắng
xóa, khi mà ở nước ta đang có chiến tranh ác liệt lại bắt gặp
những nụ hồng, những bó lay-dơn thắm tươi của Đà Lạt. Từ tận
nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn chúng ta dâng lên niềm rưng rưng
xúc động. Từ sân bay Liên Khương, Tân Sơn Nhất, Lay-dơn
cùng với hồng, huệ
tây (lys) và nhiều loại hoa Lan theo cánh én bạc đến tận các miền
băng giá châu Âu, mang niềm vui đến cho bao người trên thế giới. Để đưa hoa đi xa, người ta cắt những nhành hoa to bông, cuống khỏe, cứng cáp. Nếu là hồng và huệ tây bông hoa phải đang còn búp. Chọn những nụ hoa sắp nở, bóp thử thấy xốp mềm là được. Nếu là lay-dơn thì những bông dưới cùng phải vừa chúm chím hé nở. Cắt hoa về đem bọc thành từng bó nhỏ, bỏ vào túi ni lông rồi bơm hơi ẩm vào, xong dán kín để đưa lên máy bay. Đôi khi người ta không cần vẩy nước vào hoa mà chỉ khi nào cần cắm, dùng kéo cắt chéo cuống hoa, phun ít nước rồi đem cắm vào bình. Chỉ sau độ nửa giờ là hoa sẽ tươi lại và dần dần nở hết.
|
|