Số lượt truy cập

  • Hôm nay48
  • Tháng11680
  • Năm157450
Báo điện tử đảng cộng sản việt namQuốc hội nước cộng hòa XHCN Việt NamCỗng thông tin điện tử chính phủ nước CHXH CN Việt NamMặt trận tổ quốc việt namCổng thông tin điện tử tỉnh Lâm ĐồngLuật, nghị quyết, kỳ họp 5,Quốc hội khóa 14Phòng chống ma túyĐà lạt ,kết tinh kỳ diệu từ đất lànhTham gia BHXH,BHYT

Kinh tế - Xã hội 

1. Về kinh tế

Đức Trọng có hệ thống mạng lưới thương nghiệp rất phát triển, tất cả các xã đều có chợ và hệ thống các cửa hàng, đại lý thu mua, buôn bán. Chợ huyện ở thị trấn Liên Nghĩa có quy mô lớn, được nâng cấp để ngang tầm là một trung tâm thương mại của huyện.
Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và cơ sở kết cấu hạ tầng đã giúp cho kinh tế của huyện Đức Trọng phát triển khá toàn diện, có sự chuyển đổi cơ cấu tích cực và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trong thời kỳ 1991 - 1995 đạt 12,74%, càng về sau tốc độ tăng trưởng càng cao hơn (1995 đạt 14,9%). Giá trị sản lượng nông lâm nghiệp chiếm 59,96%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,92%, thương nghiệp dịch vụ chiếm 26,12%.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất trong những năm qua còn hạn chế, nhưng nhờ khai thác được những lợi thế và tích cực thu hút mọi nguồn vốn nên huyện Đức Trọng đã tiến hành xây dựng được nhiều công trình cần thiết. Tổng số tiền đã huy động được thể hiện qua ngân sách trong 5 năm (1991-1995) là 2,764 tỷ đồng, trong đó có 823 triệu đồng do nhân dân đóng góp. Từ năm 1986 đến năm 1998, Nhà nước đã đầu tư 31,9 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 7,753 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như: sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, trường học, trạm xá, chợ v.v... Nhiều công trình xây dựng bằng nguồn vốn huy động của dân đã phát huy được tác dụng, tạo niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 5 dự án đầu tư của nước ngoài với số vốn ban đầu trên 9 triệu USD, tương đương 103,5 tỷ đồng, tập trung vào những lĩnh vực trồng rau, hoa, chế biến rau quả, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa.

Sản xuất nông lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, thu hút 84,6% lao động xã hội. Những năm qua, nhờ tác động tích cực của công tác khuyến nông, khuyến lâm, sự hỗ trợ của tín dụng nên đã đạt mức tăng trưởng cao (11,42%) hơn hẳn mức bình quân của tỉnh và gấp hơn 2 lần mức tăng của cả nước. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng, từ mức 13,3% năm 1991 lên 16,2% năm 1995.

Sản xuất lương thực của huyện Đức Trọng đạt mức độ thâm canh cao. Diện tích gieo trồng giữ mức ổn định từ 11.872ha (1991) đến 11.907ha (1995), nhưng năng suất quy thóc lại tăng nhanh, từ 2,47 tấn/ha (1991) lên 4 tấn/ha (1995). Sản lượng lương thực tương ứng tăng từ 29.344 tấn lên 47.379 tấn năm 1995, 49.022 tấn năm 1999, dẫn đầu toàn tỉnh.
Cây lương thực chủ yếu là cây ngô. Nhờ ứng dụng giống ngô lai và biện pháp thâm canh cao nên năng suất tăng nhanh, sản lượng ngô tăng từ 23.252 tấn (1995) lên 28.168 tấn, chiếm một nửa sản lượng ngô của cả tỉnh.
Ngoài sản xuất lương thực, huyện Đức Trọng còn phát triển nhiều loại cây trồng khác như cà phê, dâu tằm, các loại đậu đỗ, rau quả và trồng hoa. Tất cả các loại cây trồng đều hướng theo cơ chế thị trường ngày càng được mở rộng.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau thời gian khủng hoảng do chuyển đổi cơ chế, đến nay đã tự đổi mới để trụ vững và có bước phát triển. Nhưng quy mô của hầu hết các cơ sở còn nhỏ bé, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa thực sự khai thác được những tiềm năng to lớn của huyện.
Trên địa bàn huyện có một số xí nghiệp của Trung ương và của tỉnh như Công ty Kinh doanh vàng và đá quý, các Xí nghiệp sứ, xí nghiệp xây lắp, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, xí nghiệp phân bón Bình Điền II, Công ty cơ khí và xây lắp Lâm Đồng,… Các cơ sở này đang thực hiện việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn, đặc biệt là việc sản xuất các sản phẩm cao cấp về sứ, vật liệu chịu lửa và phụ tùng cơ khí, trụ điện bê tông ly tâm.
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu là sản xuất gạch ngói, sơ chế gỗ, đóng đồ mộc gia dụng, chế biến thực phẩm, xay xát v.v... Các cơ sở này thu hút 1.523 lao động, chiếm 3,5% lao động xã hội. Khả năng thu hút lao động còn thấp nhưng mở ra hướng tích cực cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Hoạt động thương nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm thu nhập GDP của huyện. Ngoài hoạt động kinh doanh buôn bán còn có nhiều dịch vụ cho sản xuất như sửa chữa cơ khí, vận tải, kho bãi, tín dụng,... Các hoạt động này ngày càng phát huy tác dụng hỗ trợ tích cực cho sản xuất.

Đức Trọng là một trong những huyện đi tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, mở ra những khả năng để vươn ra thị trường bên ngoài. Trên địa bàn huyện đã có những sản phẩm tham gia xuất khẩu và những cơ sở liên doanh với nước ngoài. Huyện Đức Trọng cũng đã tạo được những tiền đề thuận lợi để bước vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khai thác những tiềm năng của địa phương, thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra và vững bước vào thế kỷ XXI với những chương trình, mục tiêu to lớn hơn.

2. Về Văn hóa, xã hội

Cùng với sự phát triển của sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân trong huyện không ngừng được nâng cao. Mỗi năm huyện Đức Trọng giải quyết được thêm việc làm cho 4.000 lao động. Mức thu nhập bình quân năm 1995 đạt 320 USD/người (tăng 1,4 lần so với năm 1991). Số hộ có mức sống từ trung bình trở lên chiếm 91,279%, trong đó có 32% hộ giàu. Số hộ nghèo còn 8,09%, và 0,64% hộ đói chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Tại khu vực 4 xã vùng xa, huyện đã tập trung đầu tư 4 dự án 327 với tổng số vốn 5,2 tỷ đồng để giúp đồng bào phát triển sản xuất. Nhiều nguồn vốn khác cũng được sử dụng để giúp đồng bào thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Huyện Đức Trọng đã thực hiện được chương trình nâng cao dân trí, được công nhận xóa mù chữ, phổ cập tiểu học toàn huyện năm 1995 và phổ cập trung học cơ sở ở các xã Hiệp Thạnh, Liên Hiệp và thị trấn Liên Nghia. Số học sinh phổ thông tăng từ 22.320 em (1991) lên 31.492 em (1995), gấp 1,45 lần. Liên tục 5 năm liền ngành giáo dục và đào tạo của huyện được công nhận là lá cờ đầu của các huyện trong tỉnh.
Mạng lưới y tế phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trung tâm Y tế của huyện có quy mô 90 giường bệnh, tất cả các xã đều có trạm xá từ 5 giường bệnh trở lên, 13/13 trạm xá cơ sở đã có bác sĩ. Các chương trình tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng v.v... đã được triển khai thực hiện có kết quả. Năm 1998, huyện đã được kiểm tra công nhận là huyện loại trừ bệnh phong đạt loại xuất sắc. Bình quân chung về dinh dưỡng đạt 1.930-2.000 kCal/ngày/người, giảm đáng kể tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ trong thời kỳ mang
 thai, tăng cường sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi.