Trang trước Mục lục Trang sau  

   

hối cổ rễ là một loại bệnh rất phổ biến ở các loài cây trồng rừng của ta hiện nay như Thông, Mỡ, Bồ đề, Quế... Bệnh đã gây hại từ nhiều năm làm chết một khối lượng khá lớn cây ương, gây nhiều trở ngại cho công tác trồng rừng.

Ở Quảng Ninh trong điều kiện chăm sóc của một khu vực thí nghiệm, cây Thông ương bị chết do bệnh thối cổ rễ đã lên tới 22,5% tổng số cây ương (Trạm Yên Lập-1973); ở các vườn ương thông thường thì tỷ lệ đó tới 40-50%, hoặc cao hơn.

Đối với nghề rừng ở nước ta, thối cổ rễ là một bệnh có tính chất toàn quốc cả miền Bắc và miền Nam đều có bệnh này.

I - NHỮNG BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI CỦA BỆNH THỐI CỔ RỄ

Bệnh thối cổ rễ thể hiện tương đối rõ với 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Triệu chứng đặc trưng ban đầu là hiện tượng cây ương mất sức căng ở tất cả các bộ phận trên mặt lá: lá hơi khô, mất màu xanh tự nhiên, chuyển dần sang úa vàng, ngọn rũ xuống, tiếp đến lá nhăn nheo, phần rễ cũng thối dần.

- Giai đoạn 2: Xuất hiện vết bệnh.

Trước hết ở phần cổ rễ (trên và dưới mặt lá) xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu đen. Vết bệnh ngày càng lớn và ăn sâu vào trong, về sau lõm xuống, kéo dài ra và có màu nâu.

Như vậy là, ở vườn ương khi phát hiện được bệnh cũng là lúc loài gây hại đã xâm nhập vào cây, phát triển được một thời gian, phần các mô tế bào cung cấp thức ăn đã bị phá hủy.

- Giai đoạn 3: Hình thành vết bệnh điển hình

Vết bệnh thối cổ rễ có màu nâu sẫm hoặc đen, hiện tượng thường thấy là vết bệnh ăn lan vòng khắp quanh thân, làm cho một phần than teo, quắt lại. Đến giai đoạn này rễ bị thối hoàn toàn, rất dễ rút cây lên, khi đó vỏ bị bóc ra, lầy nhầy và dễ lộ phần lõi.

Nếu trong quá trình phát triển của bệnh, loài gây hại gặp điều kiện không thuận lợi, vết bệnh không phát triển ra khắp quanh thân được cây có thể không chết nhưng yếu, phát triển kém, và thực tế không đủ tiêu chuẩn đem trồng.

Ngoài các biểu hiện phổ biến kể trên, 2 hiện tượng sau đây cũng thường gặp:

- Thối mầm: Hạt giống trước và sau khi nảy mầm đều có thể bị bệnh. Khi đó hoặc hạt không nảy mầm được hoặc cây mầm mới nhú khỏi mặt đất đã có vệt bệnh màu nâu đỏ và khô. Bệnh làm từng đoạn thân mầm thối, cây không lớn được.

- Mục rễ: Khi thân cây ương đã hóa gỗ, loài gây bệnh không xâm nhập được vào phần cổ rễ hay thân, nhưng vẫn có thể làm mục vỏ rễ và những rễ phụ nhỏ làm cho tác dụng dẫn truyền của bộ rễ bị phá hoại, bộ phận trên mặt đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cây khô héo dần và chết đứng. Phần ngọn lá hơi cong, rũ xuống. Nếu nhổ cây lên thì phần vỏ róc hết, chỉ còn lại phần lõi rễ.

II - MỘT SỐ NÉT VỀ LOÀI GÂY BỆNH VÀ QUY LUẬT GÂY HẠI CỦA BỆNH

Theo sự xác định bước đầu ở các cơ sở của ta, bệnh thối cổ rễ chủ yếu do nấm Rhizoctonia, có tài liệu còn nói rõ là nấm R.solani kuehn, một số ít trường hợp là Fusarium, còn Pythium thì chưa gặp. Điều này phù hợp với kết luận của Golovin về bệnh thối cổ rễ: "Nếu độ nhiệt quá thấp và độ ẩm tương đối cao thì vi sinh vật chủ yếu là Fusarium, Pythium và Thiolaviopsis. Nếu độ nhiệt cao hơn một ít thì chủ yếu là Rhizoctonia".

Rhizoctonia còn thuộc lớp nấm bất toàn, là một loài đa thực, không sinh sản bằng bào tử mà chỉ xuất hiện dưới dạng sợi nấm và bạch nấm, chúng có thể bảo vệ nòi giống dưới dạng hạch giả.

Sợi nấm lúc còn non không màu và có vách ngăn, khi già có màu nâu nhạt, sợi nấm thô, nhiều vách ngăn, phân nhánh, chỗ phân nhánh thường teo lại. Hạch không có hình dạng nhất định.

Nấm Rhizoctonia có khả năng chủ động xâm nhập vào phần rễ qua lông hút, hoặc xuyên thẳng vào các tế bào nơi rễ bị sây sát.

Đến nay thời gian hoạt động của bệnh thối cổ rễ đối với từng loài cây ở từng vùng chưa được xác định chính xác. Theo một vài tài liệu cho biết, ở Yên Bái, nấm Rhizoctonia gây bệnh thối cổ rễ có thể hoạt động trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 4-5 năm sau.

Các tài liệu về nấm Rhizoctonia cho thấy, nấm qua đông trên đất trên tàn dư cây, lá bệnh cũ, thường chỉ tập trung ở tầng mặt đất, sâu nhất là 10cm (chủ yếu là 4-5 cm). Khi có điều kiện thích hợp mà gặp hạt, cây mầm hoặc cây ương thì lập tức nấm xâm nhập và lập quan hệ ký sinh. Cây chủ sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nấm phát triển và lây lan.

Theo tài liệu của Trung Quốc (Sổ tay bảo vệ rừng- 1972) thì chỉ mấy giờ sau khi nấm lập được quan hệ ký sinh với cây, bệnh đã phát tức là nấm Rhizoctonia có khả năng xâm nhiễm và lây lan rất nhanh.

Theo tài liệu thí nghiệm ở Yên Lập (Quảng Ninh-1973) bệnh thối cổ rễ cây Thông phát triển nặng nhất vào thời gian từ 10 đến 20 ngày sau khi cây bắt đầu mọc, hiện tượng này đúng cả trong trường hợp đất gieo đã được xử lý với các loại thuốc khác nhau.

Thuốc

Formol

Bordeaux

Olpisan

Thiuram

Đất hun

Đối chứng

       Thời gian

Cây bệnh (%)

Cây bệnh (%)

Cây bệnh (%)

Cây bệnh (%)

Cây bệnh (%)

Cây bệnh(%)

10 ngày thứ 1

24,5

31,4

48,5

35,4

32,0

44,0

10 ngày thứ 2

48,5

51,2

24,3

28,2

43,2

33,5

10 ngày thứ 3

13,4

10,0

22,0

27,4

18,6

11,3

Đến 45 ngày

13,4

6,8

4,6

9,1

6,4

10,0

Từ sau ngày thứ 45 không còn thấy cây bị nấm xâm nhiễm nữa.

Cũng năm 1973, với hạt giống của Quảng Ninh, được tiến sĩ Uhlig. S tiến hành thí nghiệm ở CHDC Đức, cho kết quả:

- Trong điều kiện nhà kính, bệnh xuất hiện vào khoảng ngày thứ 5, từ ngày thứ 10 bệnh phát triển rất mạnh và đạt tới điểm cao nhất vào ngày thứ 25, tức là bệnh hoạt động mạnh nhất trong khoảng 15 ngày, sau đó bệnh giảm và chấm dứt vào khoảng ngày thứ 40-45.

- Ở điều kiện ngoài trời, sự diễn biến của bệnh xảy ra cũng tương tự nhưng chậm hơn khoảng 10-15 ngày.

Như vậy, có thể sơ bộ thấy bệnh thối cổ rễ do nấm Rhizoctonia sau khi xâm nhập được vào ký chủ, phát triển và lây lan rất nhanh, từ khi bệnh bắt đầu xuất hiện, chỉ sau khoảng 15 ngày, bệnh đạt đến mức gây hại cao nhất, sau đó bệnh giảm với nhịp độ tương tự và chấm dứt trong khoảng 40-45 ngày. Từ đây nấm bắt đầu một thời kỳ gây hại mới trong năm hoăc nghỉ đông, bằng các cơ quan riêng biệt, trên tàn dư cây, lá bệnh trong đất.

Quan hệ giữa sự phát triển của các loài ký sinh, quá trình gây hại và sự biểu hiện của bệnh trên cây đại thể như sau:

Giai đoạn phát triển của nấm:

Giai đoạn xâm nhiễm    

Giai đoạn gây hại    

Giai đoạn kết thúc

 

Nấm qua đông trên tàn dư cây, lá bệnh trong đất.

Bắt đầu lập quan hệ ký sinh  và dùng ký chủ làm chất dinh dưỡng để phát triển

Hình thành một cơ thể hoàn chỉnh (sợi nấm)

Hoàn thành một chu kỳ sống, tái diễn một chu kỳ sống khác trong năm hoặc qua đông

 

Biểu hiện cơ bản của bệnh:

Vết bệnh bắt đầu xuất hiện.

- Trên cây hình thành vết bệnh điển hình 

- Cây bệnh đạt đến mức cao nhất 

- Cây bệnh chết hẳn

- Cây khỏe tiếp tục phát triển bình thường

Ta có thể rút ra một số nhận xét làm cơ sở cho việc tìm các biện pháp phòng trừ bệnh.

1.- Mầm bệnh thối cổ rễ cư trú trên tàn dư cây, lá bệnh trong đất và tập trung ở độ sâu 0-10 cm, nên việc xử lý hạt giốngtrừ độc cho đất là biện pháp cơ bản để phòng bệnh thối cổ rễ cho cây.

2.- Loài gây bệnh có mật độ cao, phân bố rộng. Bởi vậy, trước mắt việc dùng hóa chất để giải quyết bệnh là việc tất yếu đặt ra.

3.- Sự hoạt động và xâm nhiễm của nấm vào cây rất nhanh nên cần tổ chức theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời và phun thuốc đúng lúc.

4.- Nấm Rhizoctonia có vòng đời tương đối ngắn, lại sống trong môi trường nhiệt đới ẩm nước ta, những điều kiện phù hợp với đời sống của nó khá dài. Vì vậy nó có thể thực hiện nhiều chu kỳ sống một cách liên tục. Do đó, việc phòng trừ cũng phải tiến hành liên tục, kéo dài trong suốt mùa gây hại của bệnh.

Căn cứ vào điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam và các đặc tính gây hại của bệnh, có thể dự kiến thời gian và các chu kỳ hoạt động của bệnh như sau:

Bệnh bắt đầu Bệnh hoạt động mạnh nhất Bệnh giảm hoạt động và tăng dần dần và tắt hẳn

III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

A. Biện pháp tổng quát để phòng trừ bệnh thối cổ rễ

1. Vườn và đất vườn ương

- Nguồn bệnh thối cổ rễ từ mùa trước thường cư trú ở đất vườn ương. Trong điều kiện tự nhiên của miền Bắc Việt Nam, cần khống chế được độ ẩm đất để nguồn bệnh phát triển được. Đất phải tơi thoáng, vườn ương phải thoải, không úng nước, có hệ thống thoát nước tốt khi có mưa, đặc biệt là sau các trận mưa lớn.

- Loại trừ triệt để nguồn bệnh ở những tàn dư cây, lá bệnh cũ bằng phương pháp làm đất cơ giới và dùng hóa chất trừ độc cho đất. Chú ý độ sâu 0-10cm, nhất là 0-5cm.

- Những vườn ương cũ, đã có bệnh thối cổ rễ, nên loại bỏ. Nếu dùng lại, nhất thiết phải dùng thuốc hóa học để trừ độc cho đất.

2.- Hạt giống

- Chọn hạt giống: Hạt tốt, chắc, to thì nảy mầm nhanh, cây khỏe, hạn chế được sự xâm nhập của nấm thối cổ rễ. Nơi nào gieo ương bằng giống của địa phương mình và ngay trong vụ đó thì chỉ cần chọn giống tốt, không cần phải xử lý bằng thuốc.

- Đối với hạt để nhiều năm, hạt đưa từ vùng này sang vùng khác, nhất là hạt giống nhập từ nước ngoài thì nhất thiết phải xử lý bằng thuốc trước khi dùng.

- Nên xử lý dụng cụ bảo quản hạt, kể cả bao bì, nong phơi, dụng cụ cân đo... vì đây cũng là nguồn xâm nhập quan trọng. Tránh dùng những bao bì cũ đã bị nhiễm bệnh, để ở những nơi ẩm thấp.

- Nói chung, để bảo đảm kết quả gieo hạt, cây mọc với tỷ lệ cao, nên xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học trước khi gieo, vừa có tác dụng trừ nấm bệnh, chừng mực nào đó còn có tác dụng kích thích sự nảy mầm.

3.- Thời vụ gieo ương

- Gieo ương đúng thời vụ cây ương sẽ mọc khỏe, có sức kháng bệnh cao, thân mau đạt đến giai đoạn hóa gỗ. Điều này có tác dụng rất quan trọng trong việc chống bệnh thối cổ rễ cho cây.

- Gieo với mật độ vừa phải để hạn chế việc lây lan và tiện xử lý khi có dịch bệnh. Không gieo hạt quá sâu để mầm cây vươn nhanh lên khỏi mặt đất.

- Trong từng vườn nên gieo đồng loạt cùng một thời điểm để tiện khống chế thời gian hoạt động của bệnh, đồng thời thuận tiện cho việc xử lý khi cần thiết.

4.- Phân bón:

- Không dùng phân chuồng chưa hoai.

- Tránh bón quá nhiều phân đạm.

- Nên bón một lượng thích hợp phân lân, ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, còn có tác dụng tăng cường khả năng chống rét, hạn chế được sự xâm nhập của nấm thối cổ rễ.

5.- Chăm sóc cây ương

- Phải tiêu nước kịp thời và triệt để khi có mưa

- Phá váng trên mặt và xới đất (nhưng không được gây tổn thương đến cây), giữ cho luống khỏi sụt.

- Ở giai đoạn bệnh đang hoạt động, không nên vun đất vào gốc, cần giữ cho phần gốc sạch và quang, thoáng.

- Loại hết cây có triệu chứng bị bệnh thối cổ rễ và nhất thiết phải tập trung đem đốt để trừ hậu họa.

Hiện nay việc trồng thông non trong bầu đã trở thành biện pháp phổ biến, có lợi nhiều mặt, đặc biệt là phòng chống bệnh thối cổ rễ ở giai đoạn đầu của quá trình gieo ương có điều kiện chủ động trừ độc cho đất làm bầu, bón phân, xử lý hạt và rất thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng trừ khi dịch bệnh xảy ra. Điều này đã được xác minh đối với việc gieo ương Thông ở Quảng Ninh.

B. Về vấn đề dùng thuốc hóa học để phòng trừ bệnh thối cổ rễ

1.- Hiện nay, ở các vườn ương, khi có bệnh thối cổ rễ thường có 2 khuynh hướng: - một là, phó mặc; - hai là, dùng dung dịch Booc-đo gồm phèn xanh (muối đồng sun-phat) và vôi. Khi phun trên mặt lá, lớp muối đồng tan dần và giải phóng ion đồng, xâm nhập vào tế bào nấm, khống chế sự nảy mầm và xâm nhập vào cây.

Như vậy Booc-đo không đủ tác dụng diệt nấm Rhizoctonia mà chỉ là phòng bệnh lá nên hiệu quả rất thấp hoặc không có kết quả đối với bệnh thối cổ rễ.

2.- Loại thuốc thích hợp diệt nấm gây bệnh thối cổ rễ được nhiều tài liệu giới thiệu và công nhận là TMTD (viết tắt của thuốc trừ nấm Tetra methyl thiuram disulfur) là hợp chất lưu huỳnh (có tác dụng diệt nấm mạnh hơn hợp chất chứa đồng). Thuốc còn có tên khác là: Wolfen Thiuram 85, Thiram, SPT30, Thionock, Geril, Pol fungitoxT.

Ở nước ta, với những thí nghiệm bước đầu ở Quảng Ninh (so sánh giữa nhiều loại thuốc) cho thấy Thiuram là loại thuốc có tác dụng nhất đối với bệnh thối cổ rễ. Trước mắt ngành ta cũng nên sử dụng thuốc này để giải quyết bệnh thối cổ rễ, vì:

- Thiuram đã thâm nhập vào ta từ năm 1968, ngành nông nghiệp đã dùng nhiều, ta có thể học tập kinh nghiệm để vận dụng.

- Thuốc phát huy tác dụng diệt nấm càng mạnh khi nhiệt độ càng tăng trong phạm vi 18-300, đây là phạm vi nhiệt độ thường gặp ở ta (vào giai đoạn có bệnh hoạt động).

- Là loại thuốc có thể đồng thời sử dụng được trong nhiều khâu: trừ độc cho đất, xử lý hạt giống và phun vào cây khi có dịch bệnh.

- Là loại thuốc không độc đối với người, gia súc và cây, sử dụng tương đối dễ dàng, thời gian có hiệu lực khá dài (ở Đức là 6-7 tuần).

Sau đây là mấy phương thức sử dụng Thiuram:

a) Trừ độc cho đất: trước khi gieo hạt dùng TMTD 85% (dạng bột thấm nước chứa 85% TMTD) với liều lượng 20gr/m2. Đây là công thức được dùng nhiều ở Đức, Liên Xô. Hạt thông ở Quảng Ninh làm thí nghiệm ở Đức cũng với liều lượng này.

b) Xử lý hạt giống: các tài liệu của nông nghiệp giới thiệu như sau:

- Trộn giống: Mỗi tạ hạt dùng 200-600 gr TMTD, trộn xong cho hạt vào chum, vại sau 2 tuần (hoặc có thể ít hơn một chút) đem gieo. Thuốc vừa trừ được nấm vừa kích thích hạt giống nảy mầm.

- Có thể dùng TMTD hòa với nước ở nồng độ 0,2-0,4%, các thí nghiệm ở Quảng Ninh dùng nồng độ 0,25%. Khi phun chú ý phun phần bị bệnh chứ không phun trên lá.

  Trang trước Mục lục Trang sau