Trang trước | Mục lục | Trang sau | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Các nghiên cứu trước
đây (Lanab- 1949; Eden- 1934, 1952; Willson K.C- 1975; I.B. Sanava- 1978...)
đã đề cập tới hàm lượng dinh dưỡng trong cây và sự ảnh hưởng của
phân bón đến sinh trưởng và các cấp năng suất khác nhau của cây chè.
Nghiên cứu về tác động của phân bón đối với các giống cây trồng
khác nhau đã được Z. I Giurbixki và V. I Lavritrenkô (1977) nêu lên qua
tính ổn định di truyền tương quan N:P:K của mỗi giống. Chúng tôi xin nêu ở đây những nghiên cứu bước đầu về các mối quan hệ này.
I-
Nội dung, phương pháp và đối tượng nghiên cứu
1.
Đối tượng:
Thí nghiệm tiến hành với 3 giống chè chọn lọc và nhập nội PH1,
TH3, TRI 777 đang được phổ biến nhân trồng trong sản xuất.
2.
Phương pháp:
a- Bố trí thí nghiệm: Các ô thí nghiệm
có diện tích 45 m2 với 7 mức phân bón khác nhau cho mỗi giống,
được bố trí theo phương pháp tuần tự bậc thang trên 3 lần nhắc lại.
Các công thức phân
bón cho mỗi giống như sau:
I- Bón 60 kg N và
40 kg K2O/ha (đối chứng).
II- Bón 90 kg N và
40 kg K2O/ha.
III- Bón 90 kg N và
60 kg K2O/ha.
IV- Bón 120 kg N và
40 kg K2O/ha.
V- Bón 120 kg N và
60 kg K2O/ha.
VI- Bón 120 kg N và
80 kg K2O/ha.
VII- Bón 150 kg N và
80 kg K2O/ha.
b-
Chỉ tiêu:
Lấy mẫu búp 1 tôm
+ 2-3 lá non với trọng lượng 100 g búp tươi/mẫu. Mẫu được rửa sạch,
sấy khô, nghiền nhỏ và được đem phân tích theo các chỉ tiêu:
- Đạm tổng số
theo phương pháp Kjeldahl
- Lân tổng số
theo phương pháp so màu
- Kali tổng số
theo phương pháp quang kế ngọn lửa Thời gian lấy mẫu: tháng 6, tháng 8 các năm 1993- 1994.
II-
Kết
quả và thảo luận 1- Hàm lượng đạm và kali tổng số trong búp và năng suất của các giống chè Kết quả phân tích búp cho thấy hàm lượng P2O5 tổng số ít biến động, nên ở đây chúng tôi chỉ xin đưa ra hàm lượng N, K2O tổng số (bảng 1).
Bảng 1: Hàm lượng N, K20 tổng số trong búp
1 tôm + 2-3 lá non
Từ bảng 1 cho thấy:
Sự sai khác về năng suất giữa các giống rất rõ. Năng suất của mỗi
giống có sự tăng, giảm khác nhau khi tăng lượng đạm và kali bón cho
chè. Sự biến động về năng suất trên nền dinh dưỡng khác nhau xảy
ra nhiều nhất ở giống PH1, sau đến giống TH3, còn
giống TRI 777 sai khác không đáng kể.
Về hàm lượng N,
K2O tổng số có sự sai khác rõ rệt giữa các giống, song ở mỗi
giống có sự sai khác không nhiều khi mức bón đạm, kali tăng giảm.
Từ kết quả trên
có thể rút ra nhận xét: Việc bón phân đạm, kali cho các giống chè
đã làm thay đổi về hàm lượng dinh dưỡng trong lá các giống khác
nhau và năng suất giữa chúng, song sự hấp thu dinh dưỡng ở mỗi giống
có ngưỡng tới hạn nhất định đối với sự tăng giảm lượng phân bón.
BẢNG 2: Tương
quan giữa hàm lượng
đạm với kali
(Trong đó: y- hàm lượng
K2O
trong búp; x- hàm lượng N) Để thấy rõ hơn những nhận xét đó, chúng ta hãy xem xét một số tương quan sau:
2-
Một số tương quan
a-
Tương quan giữa hàm lượng N với K2O tổng số trong búp:
Mối tương quan này
được nêu ở bảng 2.
Phương trình và
hệ số tương quan trên chứng tỏ với biện pháp bón phân, các giống có
phản ứng rất khác nhau cả về chiều hướng và mức độ hấp thu dinh dưỡng.
ở
giống TH3 và giống 777 khi hàm lượng đạm trong búp thì hàm
lượng kali giảm, nhất là ở giống 777, thể hiện rõ sự đối kháng ion
trong hấp thu dinh dưỡng của cây. Riêng ở giống PH1 biến thiên
2 yếu tố cùng chiều, phải chăng giống này có ngưỡng hấp thu cao hơn
cùng với năng suất cao của nó.
b-
Tương quan giữa liều lượng phân bón với hàm lượng dinh dưỡng trong
cây:
Mối tương quan phức
giữa hàm lượng đạm hay kali tổng số với 2 yếu tố phân bón được
thể hiện ở bảng 3. BẢNG 3: Tương quan giữa liều lượng phân bón với hàm lượng N, K2O tổng số trong búp chè
Hàm lượng kali tổng
số trong búp cả 3 giống đều tăng khi tăng lượng đạm bón và giảm
khi tăng lượng kali bón cho chè.
Như vậy với tương
tác đồng thời 2 yếu tố bón đạm và kali không có nghĩa là kéo theo
sự tăng hàm lượng các yếu tố trong cây, mà ở đây chính là sự hấp
thu thích hợp các yếu tố và tùy thuộc mỗi giống trong mức cân đối
nào đó.
c-
Sự tương quan giữa hàm lượng dinh dưỡng trong cây với năng suất cây
trồng
Mối tương quan này
được thể hiện ở bảng 4. BẢNG 4: Mối tương quan giữa hàm lượng N, K2O tổng số trong búp với năng suất giống chè
Qua bảng 4 một
lần nữa cho thấy việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cho cây không chỉ căn cứ vào hàm lượng yếu tố chứa trong cây
để lập thang chuẩn chung mà cần thiết xác định mức tới hạn ở mỗi
giống kết hợp tính đến lượng yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho một
đơn vị sản phẩm.
d- Tương quan giữa liều lượng
phân bón với năng suất các giống chè
Mối tương quan này
được thể hiện ở bảng 5 qua các tương quan phi tuyến tính.
BẢNG 5: Tương quan giữa liều lượng
phân bón với năng suất các giống chè
Rõ ràng qua bảng 5 cho thấy: các giống khác nhau đòi hỏi có mức phân bón thích hợp. *
Từ các mối tương
quan được xét đến trên đây có thể đi đến kết luận: Các giống
chè khác nhau có chiều hướng và mức độ hấp thụ dinh dưỡng khác
nhau; với tác động đồng thời các yếu tố dinh dưỡng, giống có năng
suất cao (PH1) có ngưỡng phân bón cần thiết cao hơn các giống
có mức năng suất thấp hơn (TH3 và 777). Liều lượng bón thích
hợp cho các giống ở cuối giai đoạn kiến thiết cơ bản và đầu thời
kỳ sản xuất kinh doanh là:
- Đối với PH1:
120 kg N và 80 kg K2O /ha.
- Đối với TH3
và 777: 90 kg N và 60 kg K2O /ha.
Để có được cơ
sở chắc chắn cho việc bón phân hợp lý cần tiếp tục nghiên cứu các
khía cạnh về đánh giá và xác định nhu cầu dinh dưỡng của các giống
trong các độ tuổi khác nhau.
Biên tập:
Đặng
Ngọc Bảo |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |