Trang trước | Mục lục | Trang sau | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phú Hộ do người Pháp thành lập từ năm 1918 là nơi đã tiến hành, thu thập, điều tra được nhiều giống chè trong và ngoài nước, lớn nhất ở nước ta. Việc thu thập, bảo quản giữ gìn và nghiên cứu khoa học để gìn giữ quỹ gen và chọn tạo các giống chè có năng suất, chất lượng cao là một việc làm có ý nghĩa khoa học và kinh tế. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bài cho thấy cần đầu tư hơn nữa cho công tác này nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngành chè.
Ngay từ năm 1918, cơ sở đã tiến hành điều tra, thu thập các giống chè địa phương cổ truyền và nhập nội giống từ nước ngoài xây dựng nên một vườn tiêu bản hiện nay khá phong phú. Thành tựu đạt được là đã chọn ra được nhiều giống chè mới có năng suất, chất lượng cao như giống PH1 và 777. Một số giống tốt đang được khảo nghiệm như giống TH3, 1A, LDP1, và LDP2 . Hiện nay tập đoàn quĩ gen giống chè đã được củng cố và ngày càng hệ thống hơn, cả về thu thập, bảo quản và nghiên cứu tại Phú Hộ. 1. Kết quả thu thập và bảo quản các giống chè: Năm 1989- 1990, chúng tôi tiến hành điều tra, chỉnh lý các giống hiện có tại Phú Hộ và tiếp tục nhập nội giống theo định hướng chất lượng. Kết quả xây dựng được vườn tập đoàn gồm 70 giống chè, trong đó có 34 giống nhập nội và 36 giống địa phương. Các giống nhập nội có nguồn gốc từ 8 nước đó là Liên Xô (cũ) 11 giống. Ấn Độ (6), Srilanca (5), Trung Quốc (4), Đài Loan (4), Lào (2), Nhật Bản (1) và Miến Điện (1). Các giống địa phương có nguồn gốc từ 6 vùng chính là Hà Giang (7), Phú Thọ (3), Lạng Sơn (2), Thái Nguyên (1), Sơn Tây (1), Nam Bộ (1) và các nguồn vật liệu mới được tạo ra ở Phú Hộ (21 giống) bởi quá trình tạp giao tự nhiên hoặc nhân tạo đã qua chọn lọc. Qua quá trình trồng, bảo quản một chu kỳ dài 60 năm, chúng tôi thấy hầu hết các giống chè đều sinh sống tốt trong điều kiện của Phú Hộ, tuy nhiên một số giống Shan vùng núi cao sinh trưởng yếu hơn, cằn cỗi hoặc bị chết tự nhiên như Shan Suối Giàng, Shan Cốc Tía, Shan Y Đăng, Shan Bắc Hà. Nguyên nhân có thể do điều kiện độ cao so với mặt biển ở Phú Hộ quá thấp so với nơi nguyên sản của chúng. 2. Kết quả nghiên cứu tập đoàn: Với mục đích phân biệt giống và tăng hiệu quả khai thác sử dụng nguồn gen các giống chè; chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái thân, cành, lá, búp và khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng. a) Đặc điểm hình thái lá và búp Lá và búp là những chỉ tiêu hình thái quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa các giống, đồng thời cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng cho năng suất và chất lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống chè Ấn Độ có lá và búp to, màu sắc lá xanh đậm; chè Liên Xô cũ có lá nhỏ dày, màu sắc lá cũng xanh đậm. Chè Trung Quốc và Đài Loan có kiểu hình tương tự nhau, lá nhỏ, phiến lá gồ ghề, màu lá xanh lục, búp nhỏ. Nhóm chè địa phương có 2 loại hình chính là Trung du và Shan vùng núi cao được phân biệt rất rõ. Chè Shan lá và búp to, răng cưa của lá rõ, màu sắc xanh nhạt (hoặc xanh vàng), lá non có lông tuyết rất rõ nhưng lông tuyết ít đi trong điều kiện sinh trưởng ở Phú Hộ. Chè Trung du có kích thước lá và búp to trung bình, độ dày lá mỏng và màu sắc lá xanh nhạt (hoặc xanh vàng). Kết quả phân nhóm giống theo diện tích lá và trọng lượng búp được trình bày trong bảng 1. BẢNG 1: PHÂN NHÓM GIỐNG THEO DIỆN TÍCH LÁ VÀ TRỌNG LƯỢNG BÚP
Qua bảng này thì đa số các giống chè Trung Quốc, Liên Xô cũ, Đài Loan, Nhật Bản thuộc nhóm 1, giống Trung du và Ấn Độ chiếm nhiều ở nhóm 2, chè Shan tập trung nhiều ở nhóm 3. b) Năng suất và chất lượng Đánh giá sản lượng qua nhiều năm chúng tôi thấy các giống chè thuộc kiểu hình chè Trung Quốc năng suất rất thấp chỉ đạt 1,3-3,0 tấn/ha đối với chè 6-7 tuổi. Chè Trung du từ 3,5-5,5 tấn/ha; chè Shan và Assam từ 4,5-7,0 tấn/ha. Một số giống chè có năng suất cao trong tập đoàn được trình bày ở bảng 2. BẢNG 2: NHỮNG GIỐNG CHÈ CÓ NĂNG SUẤT CAO TRONG TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ Ở PHÚ HỘ (chè 6 tuổi)
Đánh giá chất lượng giống chúng tôi thấy những giống chè có màu sắc lá xanh nhạt hoặc xanh vàng, lá và búp mềm, phiến lá không dày cứng thường có chất lượng tốt. Những giống chè có chất lượng tốt hơn cả trong tập đoàn được trình bày ở bảng 3. BẢNG 3: NHỮNG GIỐNG CHÈ CHẤT LƯỢNG TRONG TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ Ở PHÚ HỘ
c) Khả năng chống chịu sâu bệnh Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh chính với một số loại chủ yếu như bọ rầy, nhện đỏ, bọ xít, muỗi, bệnh phồng lá chè. Chúng tôi thấy những giống có chất lượng cao thường bị sâu bệnh nhiều. Một số giống có khả năng chống sâu bệnh tốt, đó là: Chè Nhật Bản lá nhỏ, giống 6A, F35, Swinglaybari và Shan chất tiền, Shan nậm ngặt lá to. 3. Kết luận: Hiện nay tổng số giống
chè đang được bảo quản và nghiên cứu là 70 giống, những kết quả nghiên cứu chủ
yếu đã đạt được là: Đặc trưng hình thái lá và búp và phân loại giống theo chỉ
tiêu này. Chọn ra được một số giống có năng suất hoặc chất lượng cao để định
hướng cho công tác chọn tạo giống. Xây dựng được hồ sơ các giống chè đưa vào
quản lý ở Trung tâm quỹ gen quốc gia.
NGUYỄN HỮU LA Biên tập: Nghiêm Phú Ninh |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |