Trang trước Mục lục Trang sau  

Kết quả nghiên cứu đưa cây điền thanh giống S. rostrata vào trồng xen trong nương chè cho thấy nó sinh trưởng và phát triển tốt, có tác dụng cải tạo đất tốt, tạo cho cây chè có năng suất cao. Tuy vậy, để đưa vào phục vụ đại trà cần nghiên cứu thêm về một số vấn đề như thời vụ gieo trồng, kỹ thuật bấm ngọn, bón phân...

ất vùng trung du, nhất là ở vùng chè những năm gần đây bị thoái hóa nghiêm trọng bởi nạn đốt phá rừng bừa bãi và canh tác chưa hợp lý. Việc sử dụng đất dốc còn lạc hậu, nên không đảm bảo được canh tác lâu dài. Vì thế trong chương trình cải tạo nâng cao độ phì cho đất chúng ta cần kết hợp tốt biện pháp công trình và biện pháp sinh học, đặc biệt phải phấn đấu đưa một khối lượng đạm sinh học vào đất nhằm tạo ra và phục hồi hệ sinh vật đất, tạo môi trường tốt cho cây trồng nói chung và cây chè nói riêng sinh trưởng phát triển tốt.

Đất nương chè kiến thiết cơ bản (KTCB) và nương chè kinh doanh tuổi lớn được phục hồi độ phì nhiêu thực tế sẽ đặc biệt có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường.

Việc đưa cây điền thanh giống S. rostrata trồng xen vào nương chè tại Vĩnh Phú nhằm mục đích:

- Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của giống điền thanh S. rostrata ở đất dốc có trồng chè.

- Đánh giá vai trò của giống điền thanh S. rostrata đối với cây chè và khả năng cải tạo môi trường nương chè ở vùng chè Phú Hộ - Vĩnh Phú.

- Từ đó xây dựng cơ sở để áp dụng kỹ thuật tiến bộ nâng cao độ phì của đất nương chè bằng biện pháp sinh học.

1. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 năm (1993- 1994).

2. VẬT LIỆU - ĐIỀU KIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Giống điền thanh S. rostrata và giống cốt khí Tephrosia candida (đối chứng) được trồng xen vào.

- Giống chè trung du trồng năm 1959, đốn trẻ lại năm 1993 với diện tích 10.500 m2 ở Gò Hội Đồng, Đội 1, Nông trường thực nghiệm, Viện nghiên cứu chè.

- Giống chè Tô Hiệu với diện tích 7.000 m2 ở đồi số 7, đội 3, Nông trường thực nghiệm.

- Giống chè 777 ở thời kỳ KTCB với diện tích 3.000 m2 ở Gò Hội Đồng.

+ Điều kiện tự nhiên:

- Độ cao so với mặt biển 54 m.

- Đất phù sa cổ loại feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch sét nghèo mùn thuộc vùng trung du Bắc Bộ.

- Khí hậu: Mùa đông ít lạnh, mùa mưa ẩm ướt, mùa hạ nắng nóng, nhiệt độ bình quân năm 23,20C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.689 mm. Lượng bốc hơi 875 mm.

+ Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp điều tra theo dõi trực tiếp ngoài nương chè; kết hợp cân, đo, đếm, phân tích trong phòng thí nghiệm.

3. KẾT QUẢ

a. Sinh trưởng phát triển của điền thanh trồng xen chè

BẢNG 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA ĐIỀN THANH VÀ CỐT KHÍ.

 

Cây cao (cm)

Đường kính tán (cm)

Đường kính gốc (cm)

Số cành cấp 1

Cây trồng

Khi phân cành

Khi ra hoa

Khi phân cành

Khi ra hoa

Khi phân cành

Khi ra hoa

Khi phân cành

Khi ra hoa

S. rostrata

150,5

211,5

45,7

76,4

1,2

1,5

6,8

9,9

Tephrosia candida

-

143,1

-

39,5

-

1,1

-

5,3

Sau khi gieo 72 ngày, điền thanh S. rostrata bắt đầu phân cành. Đến 21 ngày tiếp theo, chiều cao cây đạt 150,5 cm, đường kính tán 45,7 cm, số cành tăng 6 lên 9 cành/cây. Lúc này số cây điền thanh ra hoa chỉ đạt 16%. Sinh trưởng kéo dài được 122 ngày thì trên 90% số cây ra hoa, đường kính tán đạt 76,4 cm. Trong khi đó cốt khí sinh trưởng kém hơn (bảng 1).

Ở nương chè đốn trẻ lại điền thanh S. rostrata sinh trưởng mạnh, còn ở nương chè KTCB cây thấp, nhỏ, nhiều cành cấp 1 (bảng 2).

BẢNG 2: SINH TRƯỞNG CỦA ĐIỀN THANH Ở NƯƠNG CHÈ KTCB VÀ NƯƠNG CHÈ ĐỐN TRẺ LẠI

Điền thanh

Nương chè

Cây cao (cm)

Đường kính thân (cm)

Số cành cấp 1

Đốn trẻ lại lô 1

146,2

1,3

2,3

Đốn trẻ lại lô 2

152,1

1,2

2,6

Chè KTCB

131,2

0,9

10

BẢNG 3: RA HOA, ĐẬU QUẢ CỦA ĐIỀN THANH S. ROSTRATA TRỒNG XEN TRONG NƯƠNG CHÈ

S. rostrata

Nương chè

Từ gieo- ra hoa (ngày)

Từ ra hoa- thu đợt 1 (ngày)

Từ ra hoa- thu xong (ngày)

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Năng suất hạt (kg/ha)

Đốn trẻ lại lô 1

170

60

81

251

65,9

Đốn trẻ lại lô 2

165

62

85

250

33,2

Chè KTCB

168

65

84

252

36,0

Nhằm tìm hiểu khả năng phân cành của điền thanh, chúng tôi đã tiến hành đốn ngọn cách mặt đất 80 cm. Sau 3 tháng theo dõi cho thấy:

- Đường kính thân tăng không đáng kể so với điền thanh không đốn.

BẢNG 4: CHẤT XANH VÀ ĐỘ CHE PHỦ CỦA ĐIỀN THANH VÀ CỐT KHÍ

Giống cây trồng

Tỷ lệ diện tích che phủ (%)

Năng suất sinh vật học (tạ/ha)

Chất xanh cắt vùi đất (tạ/ha)

Tỷ lệ thân, lá so với toàn cây (%)

Tephrosia candida

26,7

158,8

119,8

87,5

S. rostrata

50,7

185,7

130,2

85,5

So với đối chứng (%)

189,9

118,1

108,7

97,7

- Số cành tái sinh sau khi đốn đạt trên 12 cành/cây ở nương chè đốn trẻ lại và 4,4 cành/cây ở nương chè KTCB.

- Tỷ lệ cây điền thanh chết sau khi đốn 3 tháng là 27% ở nương chè KTCB và 20% ở nương chè đốn trẻ lại.

Bảng 3 cho thấy khả năng ra hoa, đậu quả của điền thanh trồng xen trong các nương chè khá tốt, có thể sử dụng làm giống cho vụ sau.

B. nh hưởng của giống điền thanh S. rostrata xen trong nương chè

* Phần trên mặt đất:

Diện tích che phủ của điền thanh cao hơn cốt khí 1,9 lần; năng suất sinh vật học và lượng chất xanh vùi gốc chè cũng cao hơn cốt khí (bảng 4).

ở nương chè đốn trẻ lại, năng suất sinh vật học của điền thanh đạt 61,2 tạ/ha, thân lá vùi gốc chè đạt 39,1 tạ/ha. Ở nương chè KTCB lượng thân lá thực tế vùi đất là 27,8 tạ/ha. Số nốt sần xuất hiện trên 10 cm thân cây đạt 10,2 nốt ở nương chè KTCB và 26,2 nốt ở nương chè đốn trẻ lại (bảng 5). Đặc biệt đối với điền thanh bấm ngọn, khi ra hoa số nốt sần đạt 37,5 nốt /10 cm thân cây.

BẢNG 5: CHẤT XANH, ĐỘ CHE PHỦ CỦA ĐIỀN THANH TRỒNG XEN NƯƠNG CHÈ

Điền thanh

Nương chè

Năng suất sinh vật học

Thân lá vùi đất (tạ/ha)

Diện tích che phủ

Số nốt sần trên 10 cm thân cây

Đốn trẻ lại lô 1

61,2

39,1

21,1

19,1

Đốn trẻ lại lô 2

55,2

35,3

17,8

26,2

Chè KTCB

43,8

27,8

-

10,2

* Phần dưới mặt đất:

Cây cốt khí Tephrosia candida có bộ rễ phân bố rộng và sâu hơn của điền thanh S. rostrata, nên đã lấn vào miền hoạt động của rễ chè và tranh chấp dinh dưỡng và nước với cây chè. Tỷ lệ nốt sần ở rễ điền thanh cao đạt 67,4% so với toàn cây. Đây là nguồn vi khuẩn đáng kể bổ sung kịp thời cho đất (bảng 6).

BẢNG 6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA RỄ CÂY ĐIỀN THANH VÀ CỐT KHÍ

Cây trồng

Chiều dài rễ (cm)

Chiều rộng của rễ (cm)

Số rễ cấp 1 (cái)

Số nốt sần/bộ rễ

 

 

 

 

Trong một bộ rễ (cái)

Tỷ lệ so toàn cây (%)

S. rostrata

22,4

18,2

7,8

118,4

67,4

Tephrosia Candida

37,8

25,1

7,5

0

0

Điền thanh là cây rễ chùm, phạm vi hoạt động của rễ không ảnh hưởng tới miền hoạt động của rễ chè, vì thế, xen điền thanh vào nương chè KTCB và đốn trẻ lại có hiệu quả cải tạo đất lớn và giúp chè sinh trưởng tốt.

c. Tác dụng của điền thanh trong nương chè

* Cải tạo đất:

BẢNG 7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÝ, HÓA TÍNH CHẤT CÓ XEN CÂY ĐIỀN THANH TRONG NƯƠNG CHÈ

Chỉ tiêu phân tích

Mẫu đất

PHKCl

PHH2O

Al+++

(mg/100gr đất)

Mùn (%)

Đạm (%)

Lân (%)

Kali (%)

Lân (mg/100gr đất)

Kali (mg/100gr đất)

Sét (%)

Trước khi gieo điền thanh

4,4

4,5

32

2,68

0,15

0,14

0,25

2,6

12

28

Sau khi gieo điền thanh

4,6

4,6

20

3,15

0,20

0,12

0,15

5,2

16

31

Kết quả phân tích của Phòng hóa học đất, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tháng 11/1994 cho thấy: Trồng cây điền thanh tăng mùn, đạm, đặc biệt là lân và kali dễ tiêu: giảm lượng Al+++ tự do từ 32 xuống 20 (bảng 7). Rõ ràng điền thanh có tác dụng cải thiện môi trường đất, tạo điều kiện tốt cho rễ chè sinh trưởng, tăng cường khả năng hút và sử dụng muối khoáng trong đất.

* Tăng năng suất chè:

So với đối chứng, nương chè có trồng điền thanh cho năng suất cao hơn khoảng 16% (bảng 8).

BẢNG 8: NĂNG SUẤT CHÈ CÓ TRỒNG ĐIỀN THANH

Theo dõi nương chè

Năng suất búp tươi (kg/ha)

Tỷ lệ so với đối chứng (%)

Chè xen cây điền thanh

645,5

116,1

Chè không xen cây điền thanh

556,5

100,0

*

Các kết quả trên cho chúng ta một số nhận xét:

- Giống điền thanh S. rostrata trồng xen trong nương chè ở Phú Hộ - Vĩnh Phú sinh trưởng và phát triển tốt, cây cao, to, nhiều cành, ra hoa đậu quả cho hạt tốt, có thể sử dụng làm giống cho vụ sau.

- Điền thanh xen trong nương chè KTCB, đặc biệt xen chè đốn trẻ lại có tác dụng che phủ đất, nốt sần xuất hiện nhiều ở thân, rễ; làm thay đổi lý, hóa tính đất có lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây chè.

- Xen điền thanh trong nương chè có tác dụng tăng năng suất chè, nâng cao năng suất lao động của người làm chè.

Để đưa cây điền thanh vào phục vụ vùng sinh thái chè cần nghiên cứu thời vụ gieo thích hợp, kỹ thuật bấm ngọn, bón phân, nhân giống. Từ đó phát triển cây điền thanh giống S. rostrata trong chương trình cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng chè.

MSC. NGUYỄN KIM THI
PTS. ĐỖ VĂN NGỌC
MSc. VI VĂN TUẤN
Viện nghiên cứu chè

Biên tập: Đặng Ngọc Bảo

  Trang trước Mục lục Trang sau