Trang trước | Mục lục | Trang sau | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ở nước ta nguồn phân hữu cơ chủ yếu dựa vào nguồn phân chuồng. Nguồn phân này lại phụ thuộc vào số lượng đầu gia súc. Với nền nông nghiệp lạc hậu, chăn nuôi kém phát triển sẽ không có đủ lượng phân chuồng để bón. Một hecta chè trồng mới cần từ 20 đến 25 tấn phân hữu cơ. Nếu có đủ phân chuồng để bón thì việc vận chuyển một lượng lớn phân lên đồi trong điều kiện Việt Nam không phải là việc làm kinh tế. Giải quyết phân hữu cơ bằng nguồn phân xanh đã được nhiều tác giả nghiên cứu và kết luận. Đó là biện pháp có hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng cải tạo đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái. Một trong những cây phân xanh thích hợp với điều kiện đất đai vùng đồi núi là cây cốt khí (Tephrosia candida) loại cây cho chất xanh khá, sống lưu niên và có tác dụng cải tạo đất. Sử dụng cành lá cốt khí với lượng sao cho phù hợp với điều kiện canh tác và hỗ trợ được nguồn phân chuồng thiếu khi tiến hành trồng chè mới đã được đặt ra. I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/1991 đến hết tháng 12/1994. 2. Địa điểm nghiên cứu: Viện nghiên cứu chè Phong Châu, Vĩnh Phú. Đất đai, khí hậu điển hình cho vùng trung du Bắc Bộ. 3. Các công thức thí nghiệm: Thí nghiêm tiến hành theo 6 công thức được bố trí bốn lần nhắc lại theo phương pháp tuần tự bậc thang. Diện tích 1 ô thí nghiệm là 36 m2. Nền thí nghiệm là 100 P2O5. Công thức 1: Nền + 60 N + 30 K2O Công thức 2: Nền + 20 tấn phân chuồng Công thức 3: Nền + 20 tấn cốt khí + xen cốt khí Công thức 4: Nền + 10 tấn phân chuồng + xen cốt khí Công thức 5: Nền + 10 tấn cốt khí + xen cốt khí Công thức 6: Nền + 60 N + 30 K2O + xen cốt khí Chè trồng bằng bầu, giống chè 777 trồng tháng 10/1991, cốt khí trồng sau chè 4 tháng (tháng 3/1992), cành lá cốt khí vùi trước khi trồng chè 1 tháng. Phân chuồng, phân lân bón khi trồng chè. Lượng phân N và K ở công thức 1 và 6 bón lót 50% khi trồng, còn 50% bón thúc sau khi trồng chè 6 tháng. 4. Các chỉ tiêu theo dõi: - Tình hình sinh trưởng của cây chè trước khi đốn lần 1 - Tỷ lệ cây chè bị chết sau khi trồng 1 năm. - Sản lượng cốt khí thu hoạch qua các lần cắt. - Sản lượng búp chè thu hoạch sau đốn lần 1 đến khi kết thúc thí nghiệm - Mức độ phân giải chất hữu cơ sau khi vùi từ 1 đến 6 tháng. - Độ ẩm đất qua một số tháng - Mức độ biến đổi hóa lý tính đất qua một số chỉ tiêu. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Có quan điểm cho rằng: Đất xấu là do trong đất không có đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây, hàm lượng các chất chủ yếu là N, P, K ở mức thấp. Việc bón bổ sung dinh dưỡng cho cây, nếu không có phân hữu cơ thì phân vô cơ vẫn có khả năng cung cấp đủ các nguyên tố mà cây cần. Qua kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 1 cho thấy: BẢNG 1: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY CHÈ 1 TUỔI
Ở 2 công thức không bón phân hữu cơ (1,6), mặc dù được bón đủ NPK nhưng cây chè sinh trưởng kém, đường kính thân nhỏ, chiều cao cây thấp, rộng tán hẹp. Đặc biệt, tỷ lệ cây chè bị chết cao (41,6 và 52,6%), nguyên nhân là do chè sau khi trồng được 1-2 tháng là bước vào thời kỳ khô hạn của mùa đông, vì bón phân vô cơ nên đất không có khả năng giữ ẩm (phân chuồng, phân xanh khả năng giữ ẩm tốt) làm cây chè con thiếu nước; mặt khác nồng độ phân bón quanh gốc cao làm rối loạn hoạt động sinh lý, tạo điều kiện không thuận đối với cây chè, vì thế chè bị chết nhiều. Công thứ 2 (bón 20 tấn phân chuồng) có tỷ lệ cây chè bị chết thấp nhất. 2. Mục đích của việc trồng xen cốt khí là thu hoạch chất xanh bón bổ sung tại chỗ cho chè mà khi trồng không có đủ lượng phân hữu cơ bón lót ban đầu. BẢNG 2: SẢN LƯỢNG CỐT KHÍ THU HOẠCH BÓN BỒ SUNG CHO CHÈ TRỒNG MỚI
Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy: Sau 3 năm thu hoạch cốt khí (trồng xen trong chè) mỗi hecta chè được bón bổ sung gần chục tấn chất xanh (chưa kể trọng lượng lá rụng và bộ rễ để lại trong đất). Ở những công thức có trồng xen cốt khí, hàm lượng dinh dưỡng tăng lên đáng kể, nhất là N và K. Với 2 công thức 4, 5 khi trồng chè không có đủ 20 tấn phân hữu cơ (chỉ đảm bảo được 50%), trồng xen cốt khí, hàng năm thu hoạch được lượng phân xanh bón tại chỗ cho 1 ha vẫn đảm bảo đủ 20 tấn, cây chè sinh trưởng hơn hẳn khi trồng bón lót bằng phân vô cơ. 3. Tác dụng của việc trồng xen cốt khí đến một số chỉ tiêu lý tính đất Trồng xen cây cốt khí, ngoài việc cung cấp phân bón còn có tác dụng chống xói mòn khi đất trồng chè mới khai hoang chưa ổn định. Do tốc độ phân cành của cốt khí mạnh và bộ rễ ăn sâu, rộng trong tầng đất canh tác mà đất có được một số tính chất vật lý có lợi cho cây chè sinh trưởng như độ xốp, độ ẩm, dung tích hấp thu ... BẢNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG XEN CỐT KHÍ ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÝ TÍNH ĐẤT
Qua số liệu bảng 3 cho thấy đất chè được bón phân hữu cơ có trồng xen cốt khí, khả năng giữ ẩm tăng, đất xốp hơn, tạo điều kiện cho bộ rễ chè hoạt động tốt. Với công thức không bón phân hữu cơ, không trồng xen cây cốt khí. Đất có độ ẩm thấp, độ xốp thấp và dung trọng cao, dung tích hấp thu nhỏ. Với các công thức có bón phân hữu cơ hoặc xen cây cốt khí, dung tích hấp thu của đất tăng. 4. Tác dụng của việc bón phân và trồng xen cốt khí đến năng suất và sản lượng chè thời kỳ kiến thiết cơ bản (tuổi 2-3). sản lượng là kết quả cuối cùng thể hiện tất cả các yếu tố sinh trưởng. Điều kiện đất đai được cải thiện tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt thì chắc chắn chè sẽ cho năng suất cao(bảng 4). BẢNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SẢN LƯỢNG BÚP CHÈ
Qua bảng 4 cho thấy: Khi trồng chè mới không có phân hữu cơ bón lót, mặc dù có được trồng xen cốt khí sản lượng vẫn không tăng vì lượng cốt khí bón bổ sung trong 3 năm chưa được 100 tấn (mỗi năm trung bình được 3 tấn), không đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng của cây chè. Khi trồng chè mới có phân hữu cơ bón lót, nếu có trồng xen cây cốt khí, năng suất chè sẽ cao hơn. Cùng khối lượng phân, cùng trồng xen cốt khí, công thức bón phân chuồng cho năng suất cao hơn (công thức 4 và 5) do chất lượng phân chuồng tốt hơn (hàm lượng P và k cao hơn). * Qua kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi xin rút ra vài ý kiến: - Nhất thiết khi trồng chè phải có đủ phân hữu cơ bón lót. Nếu không có phân chuồng, có thể dùng cành lá cốt khí bón thay thế với khối lượng tương đương. Chè được bón lót phân hữu cơ sinh trưởng tốt, năng suất cao, sản lượng tăng ít nhất là 13,0% so với bón lót bằng đạm và kali. - Diện tích trồng mới có bón lót phân hữu cơ và trồng xen cây cốt khí, đất được cải thiện theo chiều hướng tốt, có lợi cho sinh trưởng của cây chè, nhất là độ ẩm, độ xốp và dung tích hấp thu. - Khi trồng chè mới nếu không có đủ lượng phân chuồng 20 tấn/ha có thể giải quyết bằng cách gieo cây cốt khí trước 2 năm, lượng chất xanh thu được bón tại chỗ, sau đó trồng chè mới và lại tiếp tục trồng xen cốt khí, chúng ta sẽ có đủ lượng phân hữu cơ bón lót.
ĐINH THỊ NGỌ Biên tập: Đặng Ngọc Bảo |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |