Trang trước | Mục lục | Trang sau | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phân bón có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển của cây chè con, và sự sinh trưởng đó có sự khác biệt rất lớn khi bón đơn độc, bón phối hợp các yếu tố dinh dưỡng. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của chè con dưới đây sẽ chỉ cho chúng ta thấy những vấn đề cần quan tâm trong kỹ thuật bón phân để đảm bảo cho cây chè con phát triển tốt và phát huy tiềm năng năng suất của giống chè ngay khi bước vào thời kỳ sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) đã được nhiều tác giả đề cập tới, chẳng hạn như A. I Nturgaure (1968) đã khẳng định bón cân đối NPK cho chè con sẽ làm tăng sinh khối lên 1,5 đến 2 lần so với bón không cân đối. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố phân bón, bón đơn độc, bón kết hợp đến sinh trưởng của cây chè, giúp ta có định hướng trong bón phân cho chè KTCB, làm cho chè con sinh trưởng tốt ngay từ giai đoạn đầu, đảm bảo mật độ, phát huy tiềm năng năng suất giống ngay từ những năm đầu khi bước vào kinh doanh. I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng thí nghiệm: chè cành 777. - Đất thí nghiệm: Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá gnai ở Nông trường thực nghiệm chè Phú Hộ. - Phương pháp thí nghiệm: Theo phương pháp trong chậu của O. R. Oniani -1962 (Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới Liên Xô trước đây). - Công thức thí nghiệm: 12 công thức thí nghiệm [1. không bón đối chứng; 2. N; 3. P; 4. K; 5.NP; 6. NK; 7. PK; 8. NPK; 9. QT (bón theo qui định); 10.1,5 NPK; 11. N(2P)K; 12. N(3P)K] được thực hiện trên 2 nền: Đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ (nền đất không). Đất trước khi cho vào chậu thí nghiệm được qua sàng, nhặt hết rễ cây, cỏ, vật lẫn và trộn đều. - Các chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao cây (h), đường kính thân (ф), chiều rộng tán (R), số cành cấp 1 (C1), tổng số lá trên cây, tổng sinh khối, tổng số búp đầu xuân. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của phân bón trên nền hữu cơ đến sinh trưởng của cây chè con BẢNG 1
- Khi bón đơn độc một yếu tố cho chè trước đốn lần 1: công thức bón N hơn hẳn P và K, từ đường kính thân, chiều rộng tán, số cành cấp 1 còn lại sau đốn, đặc biệt là số lá trên cây nhiều gần gấp 3 lần công thức bón K và đối chứng. Khi bón đơn độc K trên nền hữu cơ cây chè phát triển kém đối chứng về tổng số lá, đường kính thân. - Khi bón phối hợp 2 yếu tố: Công thức bón NP cao hơn hẳn 3 công thức NK, PK, QT về tổng số lá trên cây, đường kính thân. Công thức này cho tổng số cành cấp 1 dưới vết đốn cao nhất (8,2), chứng tỏ bón NP khả năng phân cành sớm và tập trung. Trên nền hữu cơ, bón PK làm giảm đường kính thân so với bón đơn độc P. - Khi bón phối hợp 3 yếu tố: Công thức bón NPK có các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất trong 4 công thức phối hợp 3 yếu tố nói riêng và trong 12 công thức nói chung. Bón tăng P lên 1,5; 2; 3 lần thì hiệu quả sinh trưởng tốt hơn phối hợp 2 yếu tố nói chung, nhưng kém hơn so với bón NPK cân đối. Qua kết quả trên có thể nhận xét: Bón đơn độc, hiệu quả nhất N; phối hợp 2 yếu tố, tốt nhất NP; phối hợp 3 yếu tố NPK, cây chè sinh trưởng tốt nhất trong 12 công thức phối hợp phân bón khác nhau trên nền hữu cơ. 2. Ảnh hưởng của phân bón trên nền đất không đến sinh trưởng của chè con Bảng 2
- Khi bón đơn độc: Công thức bón N có các chỉ tiêu sinh trưởng khá hơn bón P và K. Công thức bón P, K các chỉ số sinh trưởng của chè con thường ngang bằng hoặc kém hơn so với nền đất không, nhất là tổng số lá. - Bón phối hợp 2 yếu tố: Công thức NP phát huy tác dụng đặc biệt, các chỉ tiêu sinh trưởng thường lớn hơn bón NK, QT, PK. - Bón phối hợp 3 yếu tố: Công thức bón NPK hơn hẳn 3 công thức còn lại. 3. Ảnh hưởng của phân bón đến tổng sinh khối chè con Bảng 3
(d05 nền hữu cơ: 14,8g (11,8%); d05 nền đất: 4,5g (9,85). Qua bảng 3 cho thấy: Tổng sinh khối chè KTCB phụ thuộc rất lớn vào các dạng phân bón. + Trên nền hữu cơ: - Bón đơn độc: Công thức bón N có tổng sinh khối tăng mạnh nhất (180,8% so với đối chứng), thứ đến là P, cuối cùng là công thức bón K chỉ tương đương với đối chứng. - Bón phối hợp 2 yếu tố: Tổng sinh khối chè lớn nhất ở công thức bón NP (210,3%so với đối chứng), công thức NK chỉ tương đương với công thức bón đơn độc N. - Phối hợp 3 yếu tố: Tổng sinh khối chè con tăng mạnh nhất trong 12 công thức thí nghiệm là công thức NPK (246,3% so với đối chứng). Khi tăng 1,5 lần NPK tổng sinh khối chè, chỉ đạt 220,1% so với đối chứng và khi tăng P lên 2-3 lần trong lượng bón NPK, tổng sinh khối chè con giảm so với bón NPK. + Trên nền đất không: - Bón đơn độc: Công thức bón N có tổng sinh khối lớn nhất, đạt 155,7% so với đối chứng. Ngược lại, bón P và K đơn độc làm giảm tổng sinh khối chè con, bón P tổng sinh khối chỉ bằng 76,5% so với đối chứng. Điều này có thể lý giải vì N trong đất đặc biệt thiếu với tất cả các loại cây trồng. Khi bón đơn độc P hoặc K càng làm trầm trọng thêm tính mất cân đối của dinh dưỡng đất - đặc biệt là N, do vậy ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của chè. - Bón phối hợp 2 yếu tố: tổng sinh khối chè con lớn nhất ở công thức bón NP (241,7% so với đối chứng). Các công thức QT và NK tăng không đáng kể so với bón đơn độc N. - Bón phối hợp 3 yếu tố: tổng sinh khối chè con ở công thức bón NPK vẫn lớn nhất trong 12 công thức thí nghiệm (275,2% so với đối chứng). Khi tăng 1,5 NPK và tăng P gấp 2-3 lần, tổng sinh khối chè con không tăng nữa. Như vậy trên cả 2 nền: Nếu bón đơn độc: Đạm đặc biệt cần thiết cho sinh trưởng của chè con. Bón phối hợp cả 2 yếu tố: lân có hiệu lực cao hơn kali trong việc tăng tổng sinh khối chè con. Bón phối hợp 3 yếu tố (cân đối): Trong tất cả các trường hợp tổng sinh khối chè con đều cao hơn so với bón đơn và bón phối hợp 2 yếu tố. Bón phân vô cơ càng sát với nhu cầu của cây chè con thì hiệu lực của phân chuồng đối với việc tăng tổng sinh khối chè con càng giảm thấp. 4. Ảnh hưởng của bón đơn độc và bón phối hợp NPK đến lượng rễ hút của cây chè con trên 2 nền Rễ hút làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng cung cấp cho chè con sinh trưởng và phát triển. Rễ hút càng nhiều, biểu hiện cây sinh trưởng khỏe và sức chống chịu cao, do vậy tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón đến lượng rễ hút của cây chè là cần thiết. Bảng 4
Qua bảng 4 cho thấy: - Trên nền hữu cơ: Công thức bón đơn độc N, lượng rễ hút chỉ tương đương công thức đối chứng. Bón đơn độc P và K làm giảm lượng rễ hút so với đối chứng. Khi bón phối hợp 2 yếu tố: Lượng rễ hút lớn nhất ở công thức bón NP (129,0% so với đối chứng). Công thức bón NK cho lượng rễ hút là 108,6% so với đối chứng, chỉ tương đương công thức bón đơn độc N. Bón PK làm giảm nghiêm trọng lượng rễ hút, chỉ bằng 47,3% so với đối chứng. Bón phối hợp 3 yếu tố: Công thức bón NPK cho lượng rễ hút cao nhất trong 12 công thức thí nghiệm (207,5% so với đối chứng). Khi bón tăng gấp 1,5 NPK và gấp 2-3 lần P thì lượng rễ hút có chiều hướng giảm so với bón NPK, nhưng vẫn hơn hẳn bón đơn độc và bón phối hợp hai yếu tố. - Trên nền đất không: Công thức đối chứng không bón có lượng rễ hút chỉ bằng 31,2% lượng rễ hút ở công thức đối chứng có bón phân chuồng. Khi bón đơn độc: Bón N làm tăng lượng rễ hút, đạt 269,0% so với đối chứng. Ngược lại, bón đơn độc P và K làm giảm lượng rễ hút so với đối chứng. Bón phối hợp 2 yếu tố: Lượng rễ hút tăng cao đặc biệt ở công thức bón NP (582,8% so với đối chứng), còn khi bón ở dạng NK, PK lượng rễ hút thấp hơn nhiều và kém cả công thức bón đơn độc N. Bón phối hợp 3 yếu tố: Công thức NPK cho lượng rễ hút cao nhất (758,6% so với đối chứng). Khi tăng 1,5 lần NPK lượng rễ hút chỉ còn 437,9% so với đối chứng và tăng P gấp 2-3 lần, lượng rễ hút có xu hướng giảm dần. Như vậy ngoài yếu tố đạm thì thì lân có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát sinh rễ hút của chè con trong giai đoạn KTCB. Hiệu lực của phân chuồng đặc biệt cao đối với việc hình thành rễ hút của chè con ở các công thức bón đơn độc, nhưng lại không rõ ở các công thức cho lượng rễ hút lớn như NP, NPK, N(2P)Kạng. 5. Ảnh hưởng của bón đơn độc và bón phối hợp phân NPK đến tổng lượng búp đầu xuân của chè con trên hai nền Búp đầu xuân tạo cơ sở tốt cho bộ khung tán của chè con, nó cũng phần nào nói lên tiềm năng cho năng suất của cây chè, cho búp sớm ngay từ đầu vụ, kéo dài thời gian cho búp của chè. Bảng 5
Qua bảng 5 cho thấy: - Trên nền hữu cơ: Bón đơn độc: Công thức bón N lượng búp đặc biệt nhiều (821% so với đối chứng), trong khi đó, bón P và K thứ tự là 181% và 1675 so với đối chứng. Phối hợp cả hai yếu tố: Cao nhất là công thức NP (1.169% so với đối chứng), thấp nhất là công thức bón PK (131%); còn NK, QT cho búp đầu xuân thấp hơn cả bón đơn độc N. Phối hợp cả 3 yếu tố: Búp đầu xuân cao nhất ở công thức bón NPK (1280% so với đối chứng), khi tăng 1,5 NPK thì lại giảm xuống còn 893%. Khi tăng P trong công thức bón, lượng búp đầu xuân có xu hướng giảm xuống một chút so với công thức NPK. - Trên nền đất không phân chuồng: Bón đơn độc: Bón N cho số búp lớn nhất, bón đơn độc K làm giảm giảm khả năng phát búp đầu xuân (bằng 66% so với đối chứng). Phối hợp 2 và 3 yếu tố: Số búp đầu xuân cao nhất vẫn ở công thức bón NP và NPK, diễn biến cả hai tương tự như ở trên nền hữu cơ. Hiệu lực của phân chuồng đối với sự phát búp đầu xuân cao nhất ở các công thức bón đơn độc N và bón kết hợp NK. Như vậy khi cây chè được cung cấp đầy đủ đạm thì trong 2 yếu tố còn lại lân có hiệu lực cao hơn hẳn kali trong quá trình phát búp đầu xuân của chè con. Do vậy, duy trì bón phân lân qua mùa đông cho chè là biện pháp đặc biệt quan trọng giúp cho chè sinh trưởng sớm, nhanh tăng sức chống chịu cho cây. III. KẾT LUẬN 1. Sinh trưởng của chè con có sự khác biệt lớn giữa bón đơn độc, bón kết hợp 2 và 3 yếu tố. Công thức bón NPK cho đường kính thân của chè lớn gấp 1,6 lần và tổng số lá gấp 3,5 lần so với đối chứng. Nhiều chỉ tiêu khác cũng tương tự. Với sự khác biệt lớn này, việc nghiên cứu bón phân cho chè ở giai đoạn KTCB dựa trên phức hợp đất - phân - cây chè là cần thiết và có ý nghĩa kinh tế. 2. Bón phối hợp NP, NPK làm cho tổng sinh khối chè tăng lớn nhất trong các công thức phối hợp 2 và 3 yếu tố, thứ tự là 210,3% và 246,3% so với đối chứng (trên nền hữu cơ); 241,7% và 275,2% so với đối chứng (trên nền đất không). Ngược lại bón lân và kali đơn độc làm giảm hoặc không tăng sinh khối chè con so với đối chứng. 3. Rễ hút của cây chè con chịu ảnh hưởng lớn của việc bón phân: Bón đơn độc lân và kali làm giảm lượng rễ hút so với đối chứng. Trên nền hữu cơ, bón PK cho lượng rễ hút bằng 47,3%, bón NPK cho lượng rễ hút bằng 207,5% so với đối chứng (lớn nhất trong 12 công thức). Với các công thức 1,5 NPK; N(2P)K; N(3P)K, lượng rễ hút có chiều hướng giảm so với công thức NPK nhưng vẫn hơn hẳn các công thức phối hợp 2 yếu tố và bón đơn độc. 4. Bón cân đối NPK cho búp đầu xuân tăng và đạt tới 1.280,0% so với đối chứng (trên nền hữu cơ), bón đơn độc và kết hợp 2 yếu tố kém hơn. Như vậy biện pháp bón phân cân đối ngay từ đầu sẽ giúp cây chè phát triển búp, phát triển khung tán và tăng sức chống chịu.
LÊ VĂN ĐỨC Biên tập: Đặng Ngọc Bảo |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |