Trang trước Mục lục Trang sau  

 

Hệ số sử dụng chất dinh dưỡng từ phân không phụ thuộc vào lượng tuyệt đối của phân bón vào đất mà phụ thuộc vào kiểu phối hợp bón các yếu tố dinh dưỡng. Bón mất cân đối tích lũy sẽ ít, hệ số sử dụng phân bón sẽ thấp và ngược lại. Vì vậy, cần bón cân đối NPK để đảm bảo cho cây chè con sinh trưởng và phát triển tốt.

 
hân bón có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của chè con. Những năm gần đây việc sử dụng phân khoáng vô cơ có chiều hướng tăng dần, còn phân hữu cơ ngày càng giảm. Hiện nay chưa có một loại cây công nghiệp nào có thể thay thế hoàn toàn cây chè trên vùng đất dốc. Hàng năm có hàng trăm hecta chè được trồng mới do mở rộng diện tích, do trồng thay thế chè thanh lý... Vì vậy việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm phân bón nhằm hạ giá thành đầu tư cho một nương chè trồng mới, giúp sản xuất chè có hiệu quả là một vấn đề cấp bách.

Trên thế giới cũng như trong nước, có nhiều tác giả đã đề cập đến hiệu lực của phân bón đối với cây trồng như: Yoshida, Mitsui, Prasad, Bùi Đình Dinh...

Các tác giả đã cho thấy: Hiệu lực của phân bón đối với cây trồng phụ thuộc vào loại đất, dạng phân bón, giống, kỹ thuật, khí hậu thời tiết. Nhưng khi các đều kiện đó như nhau thì hiệu lực của phân bón lại phụ thuộc rất nhiều vào kiểu phối hợp các yếu tố dinh dưỡng. Kiểu phối hợp càng gần với nhu cầu của cây thì càng tốt, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất.

I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đất thí nghiệm: Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá gnai.

- Đối tượng: Chè cành 777

- Công thức thí nghiệm: 12 công thức: [O (không bón phân); N; P; K; NP; NK; PK; NPK; QT; 1,5NPK; N(2P)K; N(3P)K] được áp dụng trên 2 nền đất không và có bón hữu cơ.

- Thí nghiệm trong chậu bố trí theo phương pháp: O. R. Oniani (1962).

Các công thức thí nghiệm được tính tổng sinh khối, rễ, thân, cành, lá, quả chè. Sau đó tiến hành phân tích hàm lượng N, P, K tổng số trong nó, từ đó tính được tổng lượng tích lũy N, P, K trong từng công thức thí nghiệm.

II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Ảnh hưởng của bón đơn độc và bón phối hợp đến hệ số sử dụng đạm của chè con trên 2 nền (kết quả được thống kê trong bảng 1).

Bảng 1

Thứ tự

Công thức

Nền bón hữu cơ

Nền đất không

Tổng lượng N cây hút (g/cây)

Lượng N cây hút từ phân bón vào (g/cây)

Lượng đã bón cho cây (g/cây)

Hệ số sử dụng đạm (%)

Tổng lượng N trong cây (g/cây)

Lượng N cây hút từ phân bón vào (g/cây)

Lượng N bón cho cây (g/cây)

Hệ số sử dụng đạm (%)

1

O

0,6253

-

-

-

0,5975

-

-

-

2

N

1,5432

0,9179

4,6

19,95

1,1859

0,5884

4,6

12,79

3

P

0,7858

-

-

-

0,6201

-

-

-

4

K

0,6291

-

-

-

0,5689

-

-

-

5

NP

2,0883

1,4630

4,6

31,08

1,7958

1,1983

4,6

26,05

6

NK

1,2684

0,6431

4,6

13,98

1,0835

0,4860

4,6

10,56

7

PK

0,9199

-

-

-

0,7246

-

-

-

8

NPK

2,1507

1,5254

4,6

33,16

1,8248

1,2273

4,6

26,68

9

QT

1,5335

0,9082

3,73

24,35

1,1874

0,5899

3,73

15,82

10

1,5NPK

1,8720

1,2467

6,9

18,07

1,5988

1,0013

6,9

14,51

11

N(2P)K

1,8418

1,2165

4,6

26,44

1,6752

1,0777

4,6

23,43

12

N(3P)K

2,0114

1,3861

4,6

30,13

1,4987

0,9012

4,6

19,59

Qua bảng 1 cho thấy:

- Trên nền hữu cơ:

Cùng một lượng đạm bón vào: Bón đơn độc hệ số sử dụng đạm trong công thức N là 19,95%, bón kết hợp NP tăng 31,8%, kết hợp 3 yếu tố NPK hệ số sử dụng đạm cao nhất (33,16%). Như vậy bón đạm đơn độc và bón đạm với liều lượng cao hơn nhu cầu chè con thì hệ số sử dụng đạm thấp dưới 20%.

Trong 2 yếu tố P và K bón kết hợp với N thì P làm tăng hệ số sử dụng đạm, thứ tự là 31,80% và 13,98%.

Khi bón tăng P lên gấp đôi, gấp 3 thì hệ số sử dụng đạm có chiều hướng giảm xuống so với bón NPK.

- Trên nền đất không:

ảnh hưởng của bón đơn độc và bón phối hợp đến hệ số sử dụng đạm của chè con tương tự như ở nền bón phân chuồng.

2. nh hưởng của bón đơn độc và bón kết hợp đến hệ số sử dụng lân của chè con trên 2 nền (bảng 2)

Bảng 2

Thứ tự

Công thức

Nền phân chuồng

Nền đất không

Tổng lượng P2O5 cây hút (g/cây)

Lượng P2O5 cây hút được từ phân bón vào (g/cây)

Lượng P2O5đã bón cho cây (g/cây)

Hệ số sử dụng lân (%)

Tổng lượng P2O5 trong cây (g/cây)

Lượng P2O5 cây hút từ phân bón vào (g/cây)

Lượng P2O5 đã bón cho cây (g/cây)

Hệ số sử dụng lân (%)

1

O

0,3766

-

-

-

0,2290

-

-

-

2

N

1,5434

-

-

-

0,3944

-

-

-

3

P

0,2980

0,0786

1,2

0

0,2610

0,3220

1,2

2,67

4

K

0,3584

-

-

-

0,1878

-

-

 

5

NP

2,7488

0,3682

1,2

30,68

0,5150

0,2860

1,2

23,83

6

NK

1,6976

-

-

-

0,2646

-

-

 

7

PK

0,5098

0,1332

1,2

11,1

0,3980

0,1690

1,2

14,08

8

NPK

0,9032

0,5266

1,2

43,88

0,6872

0,4582

1,2

38,18

9

QT

0,4086

-

-

-

0,2082

-

-

-

10

1,5NPK

0,8410

0,4644

1,79

25,94

0,6248

0,3958

1,79

22,12

11

N(2P)K

0,6906

0,3140

2,4

13,08

0,6310

0,4020

2,4

16,75

12

N(3P)K

0,7224

0,3458

3,6

9,61

0,6614

0,4324

3,6

12,01

Qua bảng trên cho thấy:

- Trên nền hữu cơ:

Bón đơn độc: cây gần như không sử dụng.

Bón kết hợp NP, hệ số sử dụng lân là 30,68%. Bón NPK là 43,88%, nhưng khi tăng lượng lân lên 1,5; 2; 3 lần thì hệ số sử dụng lân có chiều hướng giảm, bón N(3P)K hệ số sử dụng lân chỉ đạt 9,61%.

- Trên nền đất không: Diễn biến tương tự như trên

III. ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN ĐƠN ĐỘC VÀ BÓN PHỐI HỢP ĐẾN HỆ SỐ SỬ DỤNG KALI CỦA CHÈ CON TRÊN 2 NỀN (bảng 3)

Bảng 3

Thứ tự

Công thức

Nền phân chuồng

Nền đất không

Tổng lượng K2O cây hút (g/cây)

Lượng K2O cây hút được từ phân bón vào (g/cây)

Lượng K2O đã bón cho cây (g/cây)

Hệ số sử dụng kali (%)

Tổng lượng K2O trong cây (g/cây)

Lượng K2O cây hút từ phân bón vào (g/cây)

Lượng K2O đã bón cho cây (g/cây)

Hệ số sử dụng kali (%)

1

O

0,6988

-

-

-

0,4924

-

-

-

2

N

1,4189

-

-

-

0,7771

-

-

-

3

P

0,7619

-

-

-

0,3883

-

-

-

4

K

0,6961

0,0017

2,646

0

0,4379

0,0545

2,646

0

5

NP

1,2880

-

-

-

1,3921

-

-

-

6

NK

1,4089

0,7101

2,646

26,84

0,7362

0,2438

2,646

9,21

7

PK

0,8249

0,1261

2,646

4,76

1,1705

0,6781

2,646

25,63

8

NPK

2,2109

0,5121

2,646

57,15

1,5405

1,0481

2,646

39,61

9

QT

1,5121

0,8133

2,709

38,02

0,8347

0,3423

2,709

12,63

10

1,5NPK

1,7708

1,0720

3,969

27,01

1,3966

0,9042

3,969

22,78

11

N(2P)K

1,4114

0,7126

3,969

26,93

1,1712

0,6788

3,6946

25,65

12

N(3P)K

1,5539

0,8551

3,636

32,32

1,0625

0,5701

2,646

21,54

Qua bảng 3 cho thấy: Bón đơn độc K cả trên 2 nền hữu cơ và đất không, cây gần như không sử dụng.

Trên nền hữu cơ: 

Bón phối hợp 2 yếu tố NK hệ số sử dụng kali là 26,84%, trong khi PK là 4,76%. Bón phối hợp 3 yếu tố: Công thức NPK cho hệ số sử dụng kali cao nhất đạt 57,15%. Khi tăng 1,5 NPK; N(2P)K; N(3P)K hệ số sử dụng kali có chiều hướng giảm.

Phân chuồng có hiệu lực rất cao trong việc tăng hệ số sử dụng kali của chè (bón NPK trên nền hữu cơ, hệ số sử dụng kali đạt 57,15%, trong khi đó nền đất không chỉ đạt 39,61%).

III. KẾT LUẬN

1. Bón đơn độc N, hệ số số sử dụng phân nói chung thấp so với bón kết hợp 2 và 3 yếu tố. Bón đơn độc P và K, cây hầu như không sử dụng.

2. Khi bón phối hợp 3 yếu tố trên nền hữu cơ: Trong công thức NPK hệ số sử dụng đạm, lân và kali là 33,16%; 43,88% và 57,15%- cao nhất trong các công thức thí nghiệm.

Khi tăng 1,5 NPK, N(2P0K, N(3P)K hệ số sử dụng đạm, lân và kali có chiều hướng giảm, đặc biệt là lân.

3. Phân chuồng làm tăng hệ số sử dụng đạm, lân và kali ở các công thức.

LÊ VĂN ĐỨC
Viện nghiên cứu chè

Biên tập: Đặng Ngọc Bảo

  Trang trước Mục lục Trang sau