Trang trước Mục lục Trang sau  

Lên men là một công đoạn quan trọng trong sản xuất chè đen. Trong công đoạn này, việc phun ẩm để tạo được một độ ẩm thích hợp, đều khắp phòng men là một yêu cầu kỹ thuật cao. Hệ thống phun tạo ẩm của Liên Xô (cũ) trang bị cho các xí nghiệp nông công nghiệp chè vừa có nhược điểm lại bị hư hỏng do đó Viện nghiên cứu chè đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống này. Tuy là đề tài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo nhưng khi ứng dụng vào từng nhà máy cụ thể đề tài lại có biện pháp thiết kế, chế tạo thích ứng do đó các hệ thống phun ẩm ở các nhà máy do Viện chế tạo, lắp đặt đều có sự khác nhau và hoạt động tốt. Kết quả này cần được áp dụng rộng rãi ở các nhà máy chế biến chè đen.


ên men là một công đoạn quan trọng trong sản xuất chè đen. Nhu cầu về không khí sạch, đủ oxy và có độ ẩm tương đối thích hợp là một vấn đề được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.

Trong những năm đầu của công cuộc xây dựng đất nước, hầu hết những nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu do Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng và trang bị thiết bị. Các phòng lên men được trang bị, hệ thống làm lạnh không khí, tái tuần hoàn không khí và phun ẩm. Sau một thời gian sản xuất hầu hết các phòng lên men này đều bộc lộ các nhược điểm là:

1- Trang thiết bị, nhà xưởng để hệ thống làm lạnh không khí cồng kềnh, tốn kém. Điện năng dùng cho các thiết bị bơm, quạt, máy nén của hệ thống này chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng số điện năng dùng cho cả dây chuyền sản xuất.

2- Hệ thống phun ẩm làm việc kém hiệu quả do chất lượng nước cấp kém. Điều này do nhiều nguyên nhân:

- Nguồn nước bị ô nhiễm.

- Hệ thống xử lý nước nguồn không có, hoặc có nhưng trong quá trình hoạt động đã bị hư hỏng.

- Hệ thống ống dẫn kim loại dùng quá lâu đã bị han rỉ, các bể phun tắc không có thay thế, máy phun ẩm đã gây tiếng ồn lớn và mau hư hỏng do động cơ điện làm việc trong quá trình ẩm.

Xuất phát từ thực tế đó, ngay từ những năm 1990, bộ môn cơ điện, Viện nghiên cứu chè đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế phòng lên men nhằm đạt được những điều kiện tối ưu cho công nghệ, thích ứng với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu thực hiện theo 4 bước chủ yếu:

1- Khảo sát một số phòng lên men ở các nhà máy 20 tấn/ngày (chè Phú Thọ), 13 tấn/ngày (chè Yên Bái, Nghĩa Lộ, Đoan Hùng...)

2- Thiết kế:

a) Dàn phun ẩm đơn DP-I/4.

b) Dàn phun ẩm kép DP-II/8.

c) Thiết kế hệ thống điều hòa không khí phòng men.

d) Tập hợp các yêu cầu xây dựng phòng men cho các loại nhà máy.

3- Chế tạo dàn phun và chọn lựa các thiết bị quạt máy nén khí.

Trong quá trình chế tạo dàn phun hợp bộ chúng tôi đã đạt được tiến bộ trong công nghệ chế tạo béc phun:

- Béc phun chế tạo ra đạt được độ phun mù cao, các hạt nước với kích thước vô cùng nhỏ lơ lửng và khuếch tán nhanh vào không khí.

- Béc phun làm việc có tuổi thọ cao, có thể với hàng ngàn giờ không phải sửa chữa, thay thế.

4- Áp dụng thử nghiệm ở cơ sở sản xuất.

Năm 1990, cơ sở sản xuất ứng dụng đề tài phòng lên men của chúng tôi là Xí nghiệp nông công nghiệp chè Phú Sơn. Đây là xí nghiệp được xây dựng với qui mô 48 tấn/ngày. Nguồn nước cấp để cho sản xuất là nước ngầm có chất lượng tốt. Sau một thời gian thiết kế, chế tạo và lắp ráp, hệ thống phun ẩm đã đưa vào sản xuất thành công. Tuy nhiên, ở một số xí nghiệp ứng dụng phương thức phun ẩm khí nên chúng tôi đã cải tiến thêm rất nhiều nhằm thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của từng xí nghiệp.

Sau đây là một vài ví dụ tính toán nhiệt động học quá trình phun ẩm cho phòng men.

Công việc đầu tiên chúng tôi chọn 2 thông số:

- Nhiệt độ trung bình lớn nhất (oC).

- Độ ẩm tương đối trung bình nhỏ nhất (%).

Chọn 2 thông số này để thiết kế dàn phun ẩm và quạt điều hòa không khí phòng lên men là điều kiện nặng nề nhất của thiết bị phải làm việc, nhằm thỏa mãn thiết bị trong mọi điều kiện.

Trên đồ thị I-d (hình 1) quá trình phun ẩm được mô tả như sau:

to, j 0: Nhiệt độ và độ ẩm ban đầu được lựa chọn là: to= 30oC, j 0= 70%, d0= 0,02.

Với nhiệt độ to= 30oC. Khi trong phòng kín không dùng quạt thông gió quá trình diễn ra theo đường OM' (to = const). Khi mặt sàn có nước và có thổi gió điều hòa quá trình diễn ra theo đường OT' (I= const). Khi kết hợp phun ẩm và thông gió điều hòa quá trình diễn ra theo đường OM.

Qua hình 1 cho thấy khi phun ẩm trong điều kiện có thông gió điều hòa thì theo tính toán của chúng tôi độ gia ẩm D d sẽ là:

D d= dM - dT << dM'- do

Hình 1: Quá trình phun ẩm trên đồ thị I-d

điều đó cho phép tiết kiệm nhiều nước phun và dàn phun có cấu tạo đơn giản.

Qua thực tế tính toán với diện tích phòng 12 x 15m với chiều cao cần làm ẩm h= 5m lượng không khí cần lưu chuyển bằng 5 lần thể tích không khí cần làm ẩm/h.

Hàm âm không khí trung gian dT = 0,02013.

Với dT = const để độ ẩm bão hòa j = 100% ta cần dM= 0,028 - 0,0201= 0,0079.

Lượng nước cần phun ẩm hay năng suất của dàn phun

Gph= D d x 5VM= 0,0079 x 5220= 41,42 kg nước/h.

Về cấu tạo dàn phun từ những năm 1994 trở lại đây, chúng tôi đã cố gắng cải tiến rất nhiều về chất lượng và hình thức kết cấu nhằm thích nghi với tính chất các phòng lên men và yêu cầu cụ thể của từng xí nghiệp. Đặc biệt là hệ thống cấp và xử lý nước cho dàn phun.

Sau quá trình nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm, đề tài đã được áp dụng ở nhiều nhà máy chế biến chè đen. Tất nhiên việc tính toán và thiết kế có tính đến đặc điểm riêng của từng nhà máy. Tất cả các dàn phun ở hầu hết các nhà máy do chúng tôi chế tạo đều làm việc ổn định và thỏa mãn yêu cầu công nghệ.

Dàn phun ẩm, hệ thống điều hòa không khí phòng lên men - kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của Viện cần được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nhà máy sản xuất chè đen.

NGUYỄN VI SỬ
Viện nghiên cứu chè

Biên tập: Nghiêm Phú Ninh

  Trang trước Mục lục Trang sau