Trang trước | Mục lục | Trang sau | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Từ nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu lá và khả năng chịu nóng, hạn của một số giống chè cho thấy những giống nào cần có cây che bóng, đặc biệt là lúc cây chè chưa trưởng thành. Từ đó có biện pháp canh tác phù hợp: Bố trí các cây trồng có bóng che thích hợp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của cây chè loại này nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phương pháp nghiên cứu: - Giải phẫu lá của các giống ở cùng tuổi lá, cùng tuổi cây, trên giám định so sánh giống chè, chè tuổi 5, lấy mẫu 9 giờ sáng, phân tích giải phẫu theo phương pháp phân tích tế bào dưới kính hiển vi. - Theo dõi sự cháy lá ở những ngày nắng nóng đột ngột để đánh giá mức độ cháy lá của các giống nghiên cứu. - Tìm mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giải phẫu lá với mức độ cháy lá do nóng của các giống chè. Kết quả nghiên cứu: Sự hút nước của cây trồng nhờ bộ rễ, song động lực giúp cây hút nước và giảm thân nhiệt do lá quyết định. Để đánh giá khả năng chống chịu, chúng tôi tiến hành giải phẫu theo dõi chỉ tiêu sinh lý ở lá trưởng thành của một số giống. Kết quả như bảng bên:
Trong tất cả các chỉ tiêu phân tích trên có 2 chỉ tiêu quyết định sự thoát hơi nước qua lá là mật độ khí khổng và độ dày biểu bì lá. Ở những lá có mật độ khí khổng cao thì thoát nước mạnh. Nhìn chung mật độ khí khổng của các giống sai khác nhau ít, trong đó có giống LDP1, có mật độ khí khổng thấp nhất, đây là giống có khả năng giữ nước tốt hơn giống khác. Ở chỉ tiêu độ dày biểu bì trên, các giống có sự sai khác rất rõ rệt. Qua tính toán chúng tôi tìm thấy có mối quan hệ thuận của chỉ tiêu này với với tỉ lệ diện tích phần bị cháy trên diện tích lá r = +0,61. Từ kết quả theo dõi thấy rằng các giống có độ dày biểu bì trên lớn như LDP1, 777, ĐBT, vào những ngày có cường độ ánh sáng mạnh đột ngột thì 100% số lá trên tổng số lá bị cháy xém, điều đó nói lên sự thoát nước qua lá ở những giống này ít nên khả năng làm giảm nhiệt độ mặt lá kém, khi có cường độ ánh sáng mạnh dẫn đến hiện tượng cháy xém lá. Mặt khác chúng tôi cho rằng nhờ thoát nước ít nên khi khí khổng đóng lại, các giống này nhanh chóng phục hồi thế cân bằng nước trong cây. Những giống thoát nước mạnh thể hiện bằng sự cháy lá ít là PH1, LDP2, TH1là những giống chống chịu tốt với cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ không khí cao. Tuy vậy để cân bằng nước thì những giống này phải hấp thu nước mạnh hơn giống khác. Từ việc tìm hiểu cấu tạo giải phẫu lá cho thấy khả năng thoát và giữ hơi nước của các giống nghiên cứu hoàn toàn khác nhau. Những giống có mật độ khí khổng thấp, độ dày biểu bì lớn: LDP1, ĐBT, 777 là những giống có xu hướng chịu hạn bằng cách chi dùng nước tiết kiệm hơn và vì thế nên chịu nóng kém, đây là những giống chè trong sản xuất cần được sử dụng cây che bóng với mật độ cao hơn các giống khác để tránh thiệt hại do nóng gây ra, đặc biệt ở giai đoạn chè con khi bộ rễ chưa phát triển, cần sử dụng cây trồng xen che bóng để đảm bảo tỉ lệ sống sau trồng.
ĐÀM LÝ HOA |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |