Trang trước | Mục lục | Trang sau | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trong sản xuất nông nghiệp, việc thử nghiệm, kiểm tra các đặc tính nông học và kinh tế của giống mới cũng như những tiến bộ kỹ thuật mới trước khi đưa ra sản xuất là một bước có ý nghĩa bắt buộc. Với chức năng thực nghiệm, mấy năm qua, Nông trường thực nghiệm chè Phú Hộ đã bổ sung thêm những luận cứ khoa học của các giống mới, mô hình thâm canh góp phần đưa nhanh những kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Nông trường thực nghiệm chè Phú Hộ thuộc Viện nghiên cứu chè với nhiệm vụ triển khai thực hiện các thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp. Trong 3 năm 1993- 1995 chúng tôi đã triển khai thực hiện các thực nghiệm về giống mới, các biện pháp kỹ thuật, các mô hình trồng chè theo phương thức nông lâm kết hợp. Sau đây là một vài kết quả chúng tôi theo dõi được trong quá trình thực nghiệm: 1. Về giống chè Nông trường thực nghiệm có tổng diện tích trên 100 ha, toàn bộ diện tích đã được trồng chè, với các giống do Viện chọn, tạo. Cơ cấu giống được thể hiện qua bảng 1 (số liệu 1995): Giống PH1 chiếm tỷ lệ cao nhất (63%), tiếp đó 777- 15%, Trung du 10% và một số giống mới chiếm từ 1- 5% diện tích. BẢNG 1
Giống chè PH1, Trung du nhà nước đã công nhận là giống và được phổ biến trong sản xuất đại trà. Các giống 777, 1A đã được Hội đồng khoa học của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hóa. Song hai giống này qua thực nghiệnm tại Nông trường thực nghiệm chè Phú Hộ trên diện tích rộng chúng tôi thấy rõ hơn các ưu điểm và nhược điểm của giống. - Giống 777 là giống có khả năng chịu hạn khá. Những năm thời tiết hạn nặng, một số giống khác chết đến hơn 30%, giống 777 tỷ lệ chết nhỏ hơn 10%. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tỷ lệ chết và mất của giống thấp do vậy việc trồng dặm thuận hơn. Nhân giống bằng phương pháp dâm cành rất dễ dàng thuận lợi. Giống 777 có ưu điểm khi chế biến chè xanh, có hương thơm tự nhiên. Kết quả trên đây phù hợp với kết luận trong nghiên cứu: Giống 777 năng suất thấp từ 5,5 đến 6 tấn/ha ở chè 6 tuổi. sâu bệnh nhiều, đặc biệt trong điều kiện cây che bóng quá mức và mưa nhiều. Giống này bị bọ xít, muỗi phá rất nghiêm trọng, thậm chí nếu không phòng trừ tốt sẽ không có thu hoạch. Những kết quả của quá trình thực nghiệm phù hợp và cụ thể hóa những nghiên cứu trong thí nghiệm, làm cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất giống chè này. - Giống 1A được phép khu vực hóa từ năm 1985, song đến nay diện tích trong sản xuất chưa nhiều. Giống có hệ số nhân giống tốt, tỷ lệ xuất vườn nhỏ hơn hoặc bằng 60%, giá thành sản xuất cây giống cao, tỷ lệ chết trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cao hơn các giống khác, có khi lên tới 30%. Mặt khác giống này lại không kết quả, việc nhân giống chủ yếu bằng con đường dâm cành. Giống có khả năng sinh trưởng và năng suất khá bằng gần bằng giống PH1 ở những nơi đất tốt và đất trung bình. Chế biến chè xanh đặc sản phù rất phù hợp với giống này vì có hương thơm đặc trưng, đang tiến hành chế biến thử chè Ô long. Các kết luận trên đây của chúng tôi phù hợp với kết luận trong nghiên cứu. Ngoài ra qua thực nghiệm chúng tôi thấy rằng giống có tỷ lệ chết cao và đặc biệt đây là giống ưu thâm canh nên bố trí vào vùng đất tốt có khả năng thâm canh. Đồng thời đối với giống 1A qui trình hái nghiêm ngặt hơn các giống khác. Nếu hái với phẩm cấp A + B thì sau 3 đến 5 ngày phải hái, nếu chậm giống này xòe rất nhanh, dẫn đến phẩm cấp búp tươi giảm. - Giống LDP1 đưa vào thực nghiệm từ năm 1993, qua nghiên cứu chúng tôi có nhận xét: Giống này sinh trưởng khỏe, tỷ lệ nhân giống và xuất vườn cao. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản giống này có tỷ lệ mất khoảng thấp. Tuy nhiên năm 1994 đợt nắng cuối tháng 4 đầu tháng 5 làm cho 1,48 ha chè giống này bị chết lớn hơn 70%, các giống khác cùng tuổi cũng có tỷ lệ chết tương tự. Giống LDP1 là giống có năng suất khá ở giai đoạn chè con và là giống có ưu thế trong việc chế biến chè đặc sản vì giống này có hương thơm tựa Đại Bạch Trà. 2. Về xây dựng mô hình Với cây chè là cây trồng chính, chúng tôi xây dựng mô hình trên diện tích hơn 20 ha tại đội 2 Nông trường thực nghiệm chè Phú Hộ. Đồi chè được thiết kế hoàn chỉnh đường liên đồi, đường trục chính, trồng các cây keo tai tượng, bạch đàn, trẩu... trên các vành đai đường đồng mức và trồng cây che bóng (trẩu, muồng lá nhọn...) trong vườn chè. Mô hình cây trẩu là cây che bóng cho chè, mật độ 100 cây trẩu/ha. Cây chè dưới tán trẩu sinh trưởng khá. Mô hình chè dưới tán muồng lá nhọn (15 ha), với mật độ 150 cây muồng lá nhọn/ha. Qua theo dõi 2 mô hình chúng tôi thấy: Cây trẩu và cây muồng lá nhọn có tầng cao hơn cây chè, nên giữa 2 cây không có sự tranh chấp ánh sáng. Đồi chè được che bóng, có tác dụng rất tốt, nhất là trong những ngày nắng nóng, giữ độ ẩm cho vườn chè, làm bóng mát cho người công nhân, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, nâng độ ẩm đất chè góp phần làm tăng năng suất chè.
LÊ ĐÌNH GIANG Biên tập: Nguyễn Công Mai |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau |