Trang trước Mục lục Trang sau  

 

Giống chè TRI.777 đã được công nhận là giống chè mới và là một giống chè có nhiều triển vọng. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng giống chè này là những đóng góp bước đầu quan trọng trong việc phát triển ở nước ta.

hi một giống chè mới ra đời, vấn đề cấp bách là phải xây dựng được qui trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc hợp lý nhằm phát huy tiềm năng của giống mới chọn tạo. Giống 777 thuộc tập đoàn giống chè nhập nội từ Srilanca vào Việt Nam từ năm 1977. Bằng phương pháp chọn lọc tập đoàn ở Phú Hộ, đến nay giống 777 đã được Hội đồng giống quốc gia công nhận là một giống chè mới.

Qua nhiều năm chọn lọc ở Phú Hộ và khảo nghiệm ở một số cơ sở sản xuất cho thấy: Chè 777 là giống sinh trưởng khá, hệ số nhân giống cao; chất lượng chè xanh; chè đen khá (Trần Thị Lư- 1989). Giống 777 sẽ là một giống chủ lực để sản xuất chè xanh đặc sản của nước ta, đồng thời nó sẽ góp phần quan trọng làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu giống hợp lý cho từng vùng trồng chè theo hướng cải thiện chất lượng nguyên liệu chè xanh. Để góp phần hoàn thiện qui trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc giống chè 777, chúng tôi đã tiến hành nhiều nghiên cứu: "Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng suất giống chè 777 ở Phú Hộ".

1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm được bố trí tại Viện nghiên cứu chè với 4 công thức theo phương pháp tuần tự nhắc lại ở các khoảng cách:

Công thức I: 1,5 x 0,5m (13.300 cây/ha) (đối chứng).

                 II: 1,5 x 0,4m (16.600 cây/ha).

                 III: 1,5 x 0,5m (16.600 cây/ha).

                 IV: 1,2 x 0,4m (20.800 cây/ha).

Đối với từng công thức, chúng tôi đã tiến hành các công việc sau:

- Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ngoài đồng: Chiều cao cây, đường kính cây, số lá, số cành các cấp, chiều dài búp theo phương pháp đo đếm thông thường.

- Xác định tỷ lệ búp nõn, búp thường, trọng lượng búp...

- Xác định động thái thành phần sinh hóa theo mùa.

2. KẾT QUẢ

a) Sinh trưởng của cây chè giai đoạn kiến thiết cơ bản

Những nương chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản thường phải trồng dặm trong 2 năm đầu sau khi trồng. Giống chè 777 có tỷ lệ sống cao, ở các mật độ khác nhau, độ sai lệch về tỷ lệ sống không đáng kể, biến động từ 90- 93%. 2 năm đầu sau khi trồng, cây chè con sinh trưởng tự nhiên. Đường kính thân, số cành cấp I, cấp II, số lá, chiều rộng tán không có sự sai khác đáng kể. Sau đốn tạo hình, ở các công thức thí nghiệm, cây chè con vẫn chưa có sự cạnh tranh về diện tích, dinh dưỡng, ánh sáng nên các chỉ tiêu sinh trưởng sai khác không lớn. Hệ số diện tích lá ở công thức IV lớn nhất đạt 2,29; thấp nhất ở công thức I: 1,44.

Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất chúng tôi thấy: Mật độ búp/m2 cao nhất ở công thức IV đạt 100 búp/ m2. Thấp nhất ở công thức I đạt 89,5 búp/ m2. Trọng lượng búp giữa các công thức không khác nhau, đạt 0,73 đến 0,75 gam/1 búp. Tỷ lệ búp nõn ở công thức có khoảng cách hàng 1,2 m nhỏ hơn công thức có khoảng cách 1,5 m. Dài búp không có sự khác nhau giữa các công thức.

b) Hàm lượng tanin và chất hòa tan

Chất lượng sản phẩm chè không chỉ phụ thuộc vào quá trình chế biến, mà còn phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu chè búp tươi. Nguyên liệu chè búp tươi chịu ảnh hưởng của hàng loạt yếu tố: Điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác và các yếu tố quan trọng là giống chè. Để đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng chè đến chất lượng, chúng tôi đã nghiên cứu 2 chỉ tiêu sinh hóa cơ bản là hàm lượng tanin và chất hòa tan. Kết quả được trình bày ở bảng 1.

BẢNG 1: ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG CHÈ TỚI HÀM LƯỢNG TANIN VÀ CHẤT HOÀ TAN

Công thức    

Tháng 5

Tháng 7

Tháng 9

Tanin (%)

Chất hòa tan (%)

Tanin (%)

Chất hòa tan (%)

Tanin (%)

Chất hòa tan (%)

I

31,50

41,95

35,72

44,69

32,84

42,45

II

31.15

41,66

35,58

44,47

32,48

42,38

III

31,06

41,25

35,33

44,21

32,27

42,22

IV

31,22

41,84

35,41

44,45

32,56

42,36

BẢNG 2: NẮNG SUẦT CHÈ TRONG 3 NĂM ĐẦU SAU ĐỐN TẠO HÌNH

Năm

1993

1994

1995

Trung bình 3 năm        

Chỉ tiêu

Tạ/ha

%

Tạ/ha

%

Tạ/ha

%

Tạ/ha

%

Công thức

 

 

 

 

 

 

 

 

I

7,92

100,0

27,68

100,0

33,64

100,0

23,08

100,0

II

10,96

138,38

33,30

120,30

37,60

111,77

27,28

118,20

III

11.82

149,11

35,0

126,44

41,17

122,39

29,33

129,1

IV

11,85

149,62

35,70

128,97

43,81

130,23

30,45

131,93

  Kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng tanin và chất hòa tan giữa các công thức hầu như không thay đổi, mà chúng thay đổi theo mùa vụ trong năm. Đầu vụ thấp nhất (tháng 4, 5), hàm lượng tanin 31%, chất hòa tan 41%; giữa vụ cao nhất (tháng 7, 8), hàm lượng tanin 35%, chất hòa tan 44%.

c) Năng suất búp tươi

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp của quá trình sinh trưởng của cây chè và là mục đích cơ bản của người làm chè. Qua 3 năm theo dõi chúng tôi thấy rằng: Năng suất 3 năm đầu sau đốn phụ thuộc nhiều vào mật độ trồng. Năng suất cao nhất là công thức IV đạt 30,45 tạ/ha, trung bình 3 năm tăng 31,93% so với đối chứng. Thứ đến là công thứ III cho năng suất 29,33 tạ/ha, tăng 29,1% so với đối chứng. Thấp nhất là công thức I (trồng theo qui trình đối chứng) đạt 23,08 tạ/ha (bảng 2).

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản mật độ khác nhau chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây chè con.

Sau khi đốn, năng suất búp phụ thuộc vào mật độ trồng: Mật độ tăng cho năng suất cao.

Công thức IV với 20.800 cây/ha, khoảng cách 1,2 x 0,4m cho năng suất cao nhất, đạt 30,43 tạ/ha; tiếp đến là công thức III với 16.600 cây/ha, khoảng cách 1,2 x 0,5m đạt 29,33 tạ/ha.

Mật độ khác nhau chưa ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu và một số chỉ tiêu phân tích thành phần sinh hóa cơ bản (tanin và chất hòa tan).

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng chè 777 có ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất cây chè đầu thời kỳ kinh doanh. Nó có ý nghĩa trong việc khai thác tiềm năng năng suất giống chè ngay từ đầu. Do vậy trong sản xuất cần trồng với mật độ từ 16.600 cây/ha đến 20.800 cây/ha tùy theo độ dốc:

- Đất dốc dưới 10 độ trồng với khoảng cách 1,5 x 0,4 m, mật độ 16.600 cây/ha.

- Đất dốc trên 10 độ trồng với khoảng cách 1,2 x 0,5 m, mật độ 16.600 cây/ha; và khoảng cách 1,2 x 0,4 m, mật độ 20.800 cây/ha.

ĐỖ THỊ TRẤM
PTS. ĐỖ VĂN NGỌC

Viện nghiên cứu chè

Biên tập: Đặng Ngọc Bảo

  Trang trước Mục lục Trang sau