![]() |
![]() |
THỜI
KỲ KHAI THÁC HOA
Lần nữa, chúng tôi thấy cần lưu ý bạn đọc rằng Đà Lạt là quê hương của lan Cymbidium, điều kiện khí hậu và thời tiết tại đây đã được chi này thích nghi từ lâu. Do đó, việc chăm sóc (che sáng, tưới nước, bón phân...) cần phải học tập ở thiên nhiên, dựa theo các điều kiện của tự nhiên là tốt nhất. Mặt khác, việc chăm sóc cây cần phù hợp với chu kỳ sinh trưởng phát triển cũng như nhu cầu của cây trong từng giai đoạn của chu kỳ này. Vì vậy, trước khi đi vào chi tiết kỹ thuật chăm sóc cụ thể, chúng tôi giới thiệu chu kỳ sinh trưởng và phát triển của Cymbidium dưới 2 góc độ: Dựa trên hình thái và dựa theo từng thời kỳ sinh trưởng phát dục của cây trong 1 năm.
*
Về hình thái, có thể mô tả chu kỳ sinh trưởng phát triển của Cymbidium
như sau: Khởi đầu cây mẹ chỉ là một chồi phát triển rễ, lá và bẹ
lá. Khi cây hình thành giả hành cũng chính là lúc cây bắt đầu phân
hóa hoa (chồi hoa xuất hiện ở nách lá). Đồng thời hay có thể sớm hơn
hay muộn hơn một ít cây mẹ cũng sinh chồi thân mới (chồi con). Hai chồi
này phát triển song song nhưng chồi a: Chồi hoa b: Chồi lá Trong thời gian hoa nở, từ 1,5 đến 2 tháng, cây mẹ vẫn tiếp tục hoàn chỉnh dần giả hành và lá. Khi hoa tàn, cây mẹ đã đạt mức trưởng thành hoàn toàn. Cây nghỉ một thời gian. Trong giai đoạn nghỉ này cây vẫn tiếp tục tích lũy dinh dưỡng và nước vào giả hành. Khi vào mùa tăng trưởng, chồi con phát triển nhanh chóng để sau đó 2 đến 3 tháng sẽ tạo chồi hoa và chồi con thế hệ tiếp theo. Sau khi chồi con ra hoa, cây mẹ rụng dần bộ lá, cuối cùng chỉ còn lại một giả hành sống tiềm ẩn bao kín bởi các bẹ lá khô. Thực ra, giả hành này vẫn tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho cây cho cây con. Nó sẽ ở mãi tình trạng này cho đến khi được tách khỏi cây con. Khi ấy từ giả hành tách rời này sẽ mọc ra một hay vài chồi con mới, nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ củ già để phát triển cho đến khi trở thành một cây hoàn chỉnh. Các mức độ tăng trưởng từ chồi con:
Một chu kỳ sinh trưởng phát triển của Cymbidium được đánh dấu từ vụ hoa này đến vụ hoa tiếp theo, chiếm trọn 1 năm. Chu kỳ này gắn liền với những chuyển biến thời tiết trong năm. Vì vậy có thể chia chu kỳ thành từng mùa trong năm. Vào mỗi mùa, cây có những đặc điểm sinh trưởng phát triển đặc thù mà người trồng lan cần dựa vào để tác động thêm những biện pháp kỹ thuật nhằm đạt năng suất hoa cao nhất. Có thể chia chu kỳ này ra 3 mùa chính: 1. Mùa sinh trưởng mạnh: Từ tháng 4 đến tháng 10 mưa nhiều, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ cao. rễ, chồi con, lá và giả hành phát triển mạnh. Từ tháng 4 đến tháng 6, thân lá và bộ rễ tăng trưởng nhanh chóng. Từ tháng 6 cây bắt đầu phân hoá chồi hoa và chồi hoa này sẽ xuất hiện ở nách lá trong khoảng giữa tháng 7 đến tháng 8 (đối với những giống ra hoa tháng 12 đến tháng 2) . Chồi con cũng bắt đầu phát triển với tốc độ chậm. Như thế cần chú ý là cây mẹ vừa hình thành giả hành, phát triển thân lá và rễ của chính mình vừa nuôi cả chồi hoa lẫn chồi con. Vì vậy, nhu cầu về nước, phân bón, ánh sáng ở giai đoạn này là cao nhất. Cây yêu cầu đạm cao trong tháng 4 đến tháng 6 để phát triển thân lá, yêu cầu về lân cao từ tháng 6 đến tháng 10 để phân hóa hoa và phát triển hoa, yêu cầu về kali cao vào cuối mùa sinh trưởng (từ tháng 10). ở giai đoạn này hầu như không cần phải che bớt ánh sáng trực tiếp vì nhu cầu của cây cao trong khi số giờ nắng trong ngày lại thấp. Tốt nhất mở giàn che để cây hưởng 100% ánh sáng trực tiếp. Nếu có hiện tượng vàng lá và cháy lá thì che lại 50% trong vòng 10 ngày, sau đó lại mở ra. Trong mùa này cây sử dụng nước mưa là chính. Tuy nhiên trong những đợt ngắn hạn (không có mưa từ 1 tuần trở lên) cần tưới bổ sung.
2.
Mùa ra hoa: Được kể từ khi hoa xổ ra khỏi bao hoa cho đến khi hoa tàn (từ tháng 11 đến cuối tháng 2). Trong mùa này, nhiệt độ thấp dần và đạt cực tiểu vào tháng 12. Lượng mưa ít dần và đến tháng 12 hầu như dứt hẳn, ẩm độ không khí giảm. Thời gian này chồi hoa vươn cao rất nhanh, nụ hoa thoát khỏi lá hoa, số cành hoa trên một cây và số hoa trên một cành đã ổn định. Hoa nở từ tháng 1 đến tháng 2. Chồi con phát triển chậm. Từ tháng 11, khi hoa sắp nở, nhu cầu về phân bón, nước giảm. Chủ yếu tưới vừa ướt lá và mặt đất trong vườn để giữ ẩm không khí. ánh sáng trực tiếp chỉ cần dưới 50%. Chế độ sáng này giúp hoa lâu tàn và nở hoàn toàn, bộ lá trở lại xanh đậm. Không nên để cành hoa nở hoàn toàn trên cây quá 3 tuần vì có thể làm cây mất sức. Sau khi hoa tàn, cây bước vào mùa nghỉ. 3. Mùa nghỉ: Được kể từ sau khi hoa tàn cho đến khi bắt đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 2 đến tháng 4). Giai đoạn này rất ít mưa, nhiệt độ có tăng nhưng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm còn cao, không khí khô và đôi khi có gió rét. Cây mẹ tiếp tục hoàn chỉnh thân lá, chồi con phát triển chậm, chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng của giả hành mẹ. Nhu cầu về dinh dưỡng, nước, ánh sáng thấp nhất. Nên ngưng bón phân cho cây, che giàn còn 30-40% ánh sáng trực tiếp, tưới ít để giữ độ ẩm cho vườn lan. Tiến hành thay chậu, thay giá thể, tách chiết cây và củ già. Giai đoạn nghỉ này rất cần thiết, có phần quyết định năng suất hoa cho năm sau. Tưới nước và bón phân nhiều có thể làm giảm khả năng ra hoa của cây. Giả hành cây mẹ có thể mất một phần nước, hơi nhăn, điều đó cũng không ảnh hưởng đến cây. Một vài trận mưa đầu mùa trong tháng 4 báo hiệu chấm dứt mùa nghỉ. Cây bước vào mùa sinh trưởng.
|
Sở khoa học, công nghệ và môi trường Lâm Đồng |
![]() ![]() |