Trang trước

Mục lục

Trang sau

 
 

 

 

 

   

1/ Thực trạng công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Trong thời gia qua ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Lâm Đồng đã được hình thành và từng bước phát triển. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn còn chậm cả về tổ chức, qui mô, cũng như trình độ về công nghệ sản xuất. Năm 1992 giá trị sản lượng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng cũng chỉ chiếm 6% trong giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp. Về sản phẩm, đến nay đã hình thành một số sản phẩm như: gạch, ngói đất sét nung, đá, cát, vật liệu xây dựng trang trí...

Đối với nhóm sản phẩm gạch, ngói đất sét nung hiện nay có trên 30 xí nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động của các thành phần kinh tế. Công suất sản xuất vào khoảng 25 triệu viên gạch và 3 triệu viên ngói/năm. Phần lớn các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật hạn chế (trình độ cơ giới chỉ chiếm 10-15%), quy cách chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay các cơ sở chưa sử dụng hết công suất, năng lực hiện có. Năm 1992 toàn tỉnh chỉ sản xuất được hơn 16 triệu viên gạch, ngói bằng 57% so với công suất thực tế.

Mo da Prenn

Chuẩn bị khai thác mỏ đá Prenn

Đối với sản phẩm đá, cát xây dựng thì chỉ sản suất đá dăm mang tính chất sản phẩm công nghiệp, các cơ sở sản xuất phần lớn đã trang bị được những máy móc thiết bị chuyên ngành trình độ trung bình. Đến nay toàn tỉnh có 2 xí nghiệp đá quốc doanh và 10 đội sản xuất chuyên ngành nghiền, sàng liên hợp, ngoài ra còn 6 cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ sử dụng công nghệ nghiền, sàng đơn giản. Năng lực sản xuất đá dăm xây dựng trong thời gian qua đã tăng lên đáng kể. Công suất sản xuất hiện nay vào khoảng 80.000m3/năm. Tuy vậy sản lượng sản xuất thực tế hàng năm cũng chỉ đạt từ 35-50% công suất hiện có. Địa bàn sản xuất đá dăm xây dựng tập trung ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, mỗi nơi đều có một doanh nghiệp nhà nước sản xuất đá xây dựng với công suất 25-30.000m3/năm. Còn lại các cơ sở sản xuất nhỏ nằm rải rác ở các huyện trong tỉnh chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội huyện.

Riêng sản xuất cát xây dựng ở Lâm Đồng đến nay chưa có một đơn vị sản xuất đạt quy mô công nghiệp mà chủ yếu chỉ mang tính chất quy mô nhỏ. Tất cả các mẫu cát ở Lâm Đồng đều chưa đạt tiêu chuẩn nhà nước về cát xây dựng, hàm lượng tạp chất trong các mẫu cát đều khá cao (muốn đạt tiêu chuẩn phải đầu tư trang bị và công nghệ sàng tuyển).

Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng trang trí mới phát triển trong những năm gần đây, trong đó gần 20 cơ sở sản xuất gạch bông với công suất thực tế khoảng 20.000m 2/năm, tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, với công nghệ ép thủy lực. Bên cạnh đó có 4 cơ sở sản xuất các loại vật liệu trang trí có tính kết dính từ ciment và thạch cao với công suất 600-800m3/năm dùng phương pháp khuôn thủ công. Nhìn chung năng lực sản suất vật liệu xây dựng trang trí ở Lâm Đồng còn hạn chế, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán, mặt hàng chưa phong phú.

Trong nhóm sản xuất vật liệu trang trí sản phẩm đá ốp lát do công ty công nghiệp đá xuất khẩu của tỉnh sản xuất với công suất trên dưới 220.000m2/năm, đây là sản phẩm mới của tỉnh. Năm 1992 sản suất được 2.300m 2. Ngoài các sản phẩm vật liệu xây dựng trên còn có một số sản phẩm khác đang được sản xuất ở Lâm Đồng với số lượng nhỏ như: cao lanh lọc, gạch chịu lửa.

2/ Tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở tỉnh Lâm Đồng hiện tại tuy còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển nhưng tiềm năng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng còn rất lớn, trong đó còn phải kể đến yếu tố quan trọng sau đây:

Yếu tố đầu tiên cần qua tâm là yêu cầu thị trường đối với sản phẩm vật liệu xây dựng. Các sản phẩm này có những nguyên vật liệu chính của ngành xây dựng cơ bản, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của công trình xây dựng. Trong nền kinh tế đang tiếp tục đổi mới và mở cửa, thu hút ngày càng nhiều sự đầu tư từ bên ngoài để phát triển sản xuất. Tất nhiên đòi hỏi sự đầu tư ngày càng tăng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước cũng như xây dựng các công trình phục vụ sản xuất. Sự phát triển kinh tế của nhân dân trong tương lai có xu hướng tăng nhanh, đời sống từng bước ổn định trong đó có một bộ phận dân cư đã có tích luỹ, có tác động mạnh đến việc xây dựng nhà cửa. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra tỉnh bạn và xuất khẩu một số sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn cũng được quan tâm. Dự báo của nhu cầu thị trường trong tỉnh đối với một số vật liệu xây dựng từ nay đến năm 1995 và đến năm 2000 có thể như sau:

Về gạch, ngói, đất sét nung: từ nay đến năm 1995 mức tiêu thụ trong toàn tỉnh từ 40-50 triệu viên gạch và từ 6-8 triệu viên ngói/năm (chưa kể những đột biến lớn). Tức là bằng 2-3 lần so với năng lực sản xuất hiện nay và bằng 4-5 lần so với sản lượng sản xuất của năm 1992. Dự báo đến năm 2000 nhu cầu về gạch xây từ 70-80 triệu viên/năm, ngói từ 10-12 triệu viên/năm.

Về cát đá xây dựng: từ nay đến năm 1995 cần từ 120-150.000 m3 đá dăm xây dựng/năm và đến năm 2000 cần từ 150-200.000m3/năm gấp 2,5 lần năng lực hiện có. Cát xây dựng hàng năm cũng đảm bảo từ 100-200.000 m 3.

Về vật liệu trang trí: Nhu cầu vật liệu tăng lên không những về số lượng mà còn cả về chất lượng, vì vậy đòi hỏi của sản phẩm vật liệu trang trí chất lượng cao ngày càng lớn, theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay sản phẩm trang trí sản xuất trong tỉnh chỉ chiếm trên dưới 20% sản lượng sản phẩm tiêu thụ trên toàn tỉnh. Nhu cầu của thị trường về sản phẩm vật liệu trang trí đang còn rất lớn.

Qua thực tế và nghiên cứu tham khảo các tài liệu điều tra cơ bản cho biết Lâm Đồng có nhiều nguyên vật liệu sau đây dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng.

a. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói nung ở Lâm Đồng hầu hết đều có nguồn gốc trầm tích, tuy không có nhiều đất sét tốt trữ lượng mỗi mỏ không thật lớn nhưng cũng có nhiều mỏ sét phù hợp cho sự phát triển công nghiệp sản xuất gạch ngói. Vùng nguyên liệu tập trung ở các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Bảo Lộc, Cát Tiên.

b. Đá gốc dùng để sản xuất, đá dăm xây dựng. Loại đá này ở Lâm Đồng có trữ lượng lớn, chủ yếu có nguồn gốc mác-ma, chủng loại rất phong phú như acid, siêu acid, trung tính và ba dơ. Màu sắc cũng có nhiều loại như trắng, đen, xanh. Cường độ trung bình từ 800-1.200/cm2 phân bố nhiều nơi trong tỉnh, đặc biệt một số vùng có thể xây dựng cơ sở sản xuất đá dăm xây dựng có quy mô trên 15.000m3/năm là Đà Lạt, Đức Trọng, Bảo Lộc.

c. Đá để sản xuất đá khối hoặc đá phiến trang trí. Loại đá này có trữ lượng lớn và được phân bố nhiều nơi trong tỉnh, chủng loại rất phong phú như Gabro, Daxit, Granit, Riolit. Về màu sắc ban tinh có màu xanh, đen, vi tinh có màu đen trắng.

Caolin đất sét chịu lửa: ở Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt có trữ lượng cao lanh rất lớn, hàng triệu tấn. Nguồn gốc cao lanh ở Lâm Đồng chủ yếu là phong hóa tại chỗ từ đá granit, loại có chất lượng cao chiếm tỉ lệ từ 20-30% phân bố chủ yếu ở Đà Lạt và Bảo Lộc. Đất sét chịu lửa hiện nay cũng đã phát hiện ở huyện Lâm Hà là loại nguyên liệu có chất lượng tốt.

e. Diatomit. là loại sét có tỷ trọng nhỏ, màu trắng và xám tro, độ rỗng lớn. Thành phần SiO2 vô định hình 80-90% dự kiến trữ lượng hàng triệu m3, phân bố chủ yếu ở Bảo Lộc và Di Linh.

f. Cát xây dựng có nguồn gốc là sản phẩm phong hóa sườn tích hoặc lũ tích do vậy nên cấp phối hạt không đồng đều, tạp chất nhiều, trữ lượng có thể nêu sơ bộ hướng phát triển cụ thể của một số nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng như sau:

a. Nhóm vật liệu sét nung : hiện nay quy mô của các cơ sở sản xuất gạch ngói đều nhỏ nên việc triển khai tiến bộ kỹ thuật rất khó khăn. Vì vậy hướng phát triển là xây dựng các cơ sở sản xuất gạch ngói có qui mô lớn hơn (công suất thiết kế từ 10-20 triệu sản phẩm/năm) tập trung ở khu vực Bắc Lâm Đồng. Công nghệ sản xuất phải đạt yêu cầu tạo hình bán khô, sấy cưỡng bức.

b . Nhóm vật liệu đá xây dựng: về đá dăm xây dựng trước mắt tập trung cố gắng để nâng ngay công suất nghiền sàng đá từ 100-120.000m3/năm hình thành 2 khu vực sản xuất đá dăm tập trung ở Đà Lạt và Bảo Lộc trong đó riêng ở Đà Lạt phải đạt công suất trong thời gian 1993-1995 là 50-60.000m3/năm. Ngoài ra cũng cần thiết phải quy hoạch dự phòng ở một số khu vực khác để khi có nhu cầu đột biến có thể triển khai ngay công nghệ sản xuất.

Công nghệ sản xuất đá dăm xây dựng trước mắt là hệ thống nghiền, sàng liên hợp có nhiều tính năng ưu việt, chuẩn bị nhập các thiết bị tiên tiến.

Ngoài việc sản xuất đá dăm xây dựng vẫn thường sử dụng như hiện nay, tiếp tục nghiên cứu quy hoạch khu vực khai thác đá xây dựng có chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho các công trình kỹ thuật cao cấp.

Về đá chẻ xây dựng: Việc sử dụng đá chẻ trong xây dựng đã trở thành phổ biến, là loại sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt về mặt chịu lực và tạo được nhiều kiểu dáng trong kiến trúc, tuy nhiên ưu thế sản xuất sản phẩm này lại là lao động thủ công vì vậy nhà nước ngoài việc khuyến khích sản xuất tạo sản phẩm cho xã hội còn phải thống nhất quản lý lực lượng lao động này, quy hoạch khu vực sản xuất đá chẻ tập trung để cảnh quan và môi trường không bị tàn phá.

Về cát xây dựng, quy hoạch và triển khai ngay một khu vực sản xuất cát ở phía Bắc Lâm Đồng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước ở mức trung bình, phân bổ ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

g. Các vật liệu khác và nguyên liệu làm phụ gia

- Sản phẩm phong hóa từ bazan làm vật liệu đắp đập.

- Phụ gia pozolancho ciment độ hút vôi 110-180mmg.

- Phụ gia trợ dung homatit.

Nhu cầu của thị trường và tiềm năng về nguyên liệu tại địa phương và xuất khẩu cho thấy khả năng đầu tư vốn, kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ở Lâm Đồng sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

3/ Hướng khai thác, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong giai đoạn 1995-2000

Chương trình vật liệu chung của quốc gia đã được nhà nước triển khai riêng ở Lâm Đồng với thực trạng và tiềm năng sản xuất vật liệu xây dựng hiện nay thì việc định hướng dài hạn để có sự đầu tư đồng bộ theo một chương trình có chọn lựa và một quy hoạch thống nhất là việc cấp thiết nhằm đưa công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh phát triển nhanh.

Hướng phát triển công nghiệp sản suất vật liệu xây dựng trong những năm 1995-2000 có thể như sau:

- Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản suất vật liệu xây dựng phải được tiếp tục đổi mới và kiện toàn, có cơ chế chuyên ngành để quản lý, có định hướng quy hoạch cụ thể về công nghệ sản xuất, về môi trường, về chất lượng sản phẩm... khuyến khích thành lập hiệp hội các nhà sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia sản suất vật liệu xây dựng dưới nhiều hình thức.

- Về sản suất vật liệu xây dựng quan tâm đầu tư cho công tác khảo sát, thăm dò và quy hoạch các nguồn nguyên liệu phục vụ sản suất vật liệu xây dựng. Có định hướng đổi mới thiết bị, công nghệ và mở rộng các nhóm sản phẩm phù hợp với thị trường và điều kiện của địa phương.

Công nghệ sản xuất phải đảm bảo phân riêng các cấp phần hạt, hàm lượng các tạp chất hữu cơ và có hại nằm trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam

c. Nhóm vật liệu trang trí :

- Về đá ốp lát, tiếp tục xem xét, đánh giá có cơ sở khoa học để khẳng định hướng đầu tư cho vùng nguyên liệu Grabo - Diaba tại mỏ đá Lộc Thắng - Bảo Lộc. Song song với việc phân tích ưu nhược điểm và hiệu quả kinh tế của công nghệ sản suất đá ốp lát hiện có tại Bảo Lộc. Ngoài ra tiếp tục xem xét, đánh giá và khẳng định bằng các luận cứ khoa học để xác định các vùng nguyên liệu ở các khu vực khác có thể dùng vào công nghệ sản xuất để có phương án đầu tư thích hợp.

Về gạch bông, nhu cầu thị trường tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng vì vậy hướng ưu tiên giải quyết là đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gạch bông với kỹ thuật tiên tiến công suất vào loại tiên tiến nhằm mục đích định hướng về chất lượng và kiểu dáng cho sản xuất trong tỉnh, tiếp nhận công nghệ sản xuất tiên tiến trong thời gian ngắn để khuyến khích các nhà doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản phẩm có chất lượng cao.

d. Nhóm vật liệu sử dụng caolin và đất sét chịu lửa

Trước mắt duy trì công nghệ tuyển lọc caolin thương phẩm ở các mỏ hiện đang khai thác song song với việc khảo nghiệm chất lượng caolin ở các mỏ khác đã nắm được các thông số kỹ thuật và trữ lượng. Phân tích những tính năng ưu việt và những hạn chế của mẫu khảo nghiệm để xác định các giải pháp công nghệ thích hợp.

Xúc tiến lập các phương án kinh tế kỹ thuật để xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa, sành sứ công nghiệp với công nghệ tiên tiến.

Ngoài các nhóm sản phẩm xây dựng nêu trên còn có thể kể đến các loại vật liệu ở dạng mỏ như diatan, tupbazan phụ gia... Đối với các mỏ này cần tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh các số liệu về trữ lượng, chất lượng mỏ và lĩnh vực sử dụng thích hợp, chuẩn bị lập các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

Một nhóm sản phẩm mới cũng đang được quan tâm là sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn và hỗn hợp bê tông tươi, ưu điểm của nhóm sản phẩm này là phục vụ công nghiệp hóa ngành xây dựng, đảm bảo tiến bộ thi công và chất lượng công trình đặc biệt là những công trình đòi hỏi chất lượng cao, sử dụng bê tông nhiều.