|
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT |
àng trăm năm trước đây. Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, được hiểu như toàn bộ cao nguyên Lang Biang (1), diện tích hơn 400km2, bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408m).
- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278m) dốc xuống cao nguyên Dran.
- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629m).
- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi, hiện nay tọa độ thành phố Đà Lạt được xác định như sau:
- Điểm cực Bắc: 12o04' độ vĩ Bắc.
- Điểm cực Nam: 11o52' độ vĩ Bắc.
- Điểm cực Tây: 108o20 độ kinh Đông.
- Điểm cực Đông : 108o35 độ kinh Đông.
Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Diện tích tự nhiên: 424 km2.
Do những ý đồ chính trị quân sự và kinh tế qua các thời kỳ, nguyên tắc phân vùng địa lý trên một lĩnh thổ chung không được thực hiện. Việc xác định địa giới hành chính bị sai lệch với địa giới tự nhiên thống nhất và hoàn cảnh của cao nguyên Lang Biang đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng.
Về giao thông, trung tâm Đà Lạt cách Biển Đông không xa, khoảng 80 km đường chim bay. Du khách từ các tỉnh miền trung có thể đi theo quốc lộ 20 nối dài (quốc lộ 11 cũ) lên Đà Lạt. Từ đồng bằng lên cao nguyên, du khách có thể chiêm ngưỡng sự thay đổi đột ngột của cảnh quan. Đèo Ngoạn Mục dài trên 20 km là một trong những đèo hiểm trở và hùng vĩ của Việt Nam, kế tiếp là đèo Dran. Trước đây, người ta có thể sử dụng đường xe lửa răng cưa như một phương tiện du lịch và chuyên chở độc đáo, nhưng hệ thống vận chuyển này ngày nay đã bị hư hỏng, chỉ mới được tu sửa một đoạn ngắn từ Đà Lạt đi Trại Mát..
Từ Đà Lạt có thể đi về hướng quốc lộ 27 bằng đường qua Tà Nung ngang qua sân bay Cam Ly (cách Đà Lạt 5 km). Việc nâng cấp quốc lộ 27 nối dài qua ngả Đức Xuyên (Đức Trọng - Lâm Hà) đã mở ra một viễn cảnh giao lưu với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào.
Nối với Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm thương mại và công nghiệp lớn nhất của cả nước - là quốc lộ 20 qua hai đèo lớn là Prenn và Bảo Lộc. Theo quốc lộ này, du khách có thể đến sân bay Liên Khương và các thành phố biển khác như Vũng Tàu Bà Rịa, các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé.
Ngoài ra, từ phía Bắc Đà Lạt, có đường cấp phối độc đạo nối Đà Lạt với Đa Mrong, khó đi lại vào mùa mưa. Ở phía Đông còn có một con đường dở dang hướng về Khánh Sơn (Khánh Hoà).
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối từ 25-100m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m.
Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.165m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691m) và You Lou Rouet (1.632m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700m đến 900m.
1. Sương sớm trên Hồ Xuân
Hương
|
2. Du ngoạn trên hồ Tuyền
Lâm |
|
3. Thung lũng Tình yêu
|
4. Hồ Đan Kia
|
|
5. Đập nước suối vàng
|
6. Nhà máy nước Suối Vàng
|
|
7. Thác Cam Ly |
8. Thác Đa Tanla
|
|
9. Thác Prenn
|
10. Thác Ankroêt
|
|
11. Thác Gougah
|
12. Thác
Pongour
|
|
13. Đồi Cù
|
14. Núi Voi
|
|
15. Đèo Prenn
|
16. Đèo Ngoạn Mục
|
|
17. Thông 5 lá (Pinus
dalatenis)
|
18. Rừng thông 3 lá (Pinus
Khasya)
|
|
19. Hồng lan Xuân 88 (Cymbidium
insigne var. dalatensis) LIÊN HIỆP KHOA HỌC - SẢN XUẤT ĐÀ LẠT
|
20. Vân hài (Paphiopedilum
callosum) LIÊN HIỆP KHOA HỌC - SẢN XUẤT ĐÀ LẠT
|
|
21. Ý thảo 3 màu (Dendrobium
gratiotissimum)
|
22. Thủy tiên trắng (Dendrobium
farmeri)
|
|
23. Mai anh đào (Prunus
seresoides)
|
24. Hoa hồng (Rosa sp.)
|
25. Thược dược lửa LIÊN HIỆP KHOA HỌC - SẢN XUẤT ĐÀ LẠT
|
26. Mi-mô-da (Mimosa)
|
27. Cúc trắng
|
|
32. Trà mi (Camellia japonica)
|
33. Hoa vô ưu
|
|
34. A-ti-sô (Artichaut)
|
35. Trái hồng
|
|
36. Đào |
37. Mận
|
|
38.
Tác phẩm thủ công mỹ nghệ
|
39.
Trong một phân xưởng đan len xuất khẩu
|
|
40. Đá chồng (Lũ Me Yang) ven
đường Đà Lạt - Tà Nung
|
41.
Ruộng của người Lạch ở buôn R'hang Lơ M'Biêng
|
|
42.
Đồ dùng bằng mây tre |
43.
Cày, bừa và yên ngựa gỗ của người Lạch
|
|
44.
Nghĩa trang Liệt sĩ
|
45.
Khóm Nam Hồ |
|
46.
Trường Đại học Đà Lạt
|
47.
Nhà văn hoá thiếu nhi
|
|
48.
Làng S.O.S
|
49.
Trung tâm xã hội Hermann Gmeiner
|
|
50.
Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
|
51.
Viện Vắc-xin Đà Lạt
|
|
52.
Chùa Linh Sơn
|
53.
Chùa Tàu (Thiên Vương Cổ Sát)
|
|
54.
Nhà thờ chánh toà
|
55.
Nhà thờ Domaine de Marie
|
|
56.
Chợ Đà Lạt
|
57.
Ga xe lửa Đà Lạt
|
|
58.
Khách sạn Anh Đào
|
59.
Nhà nghỉ Công đoàn
|
|
60.
Biệt thự 27 Quang Trung
|
61.
Dinh I
|
|
62.
Dinh II
|
63.
Dinh III
|
|
65.
Biệt thự 2 Hùng Vương
|
65.
Biệt thự Merionnet
|
|
Từ đặc điểm địa hình, các cảnh quan của Đà Lạt được tạo lập hết sức kỳ thú.
Trên mọi ngả đường ra vào Đà Lạt, cảnh quan đèo dốc khiến lữ khách tưởng như đang đứng trước một bức tranh với hình ảnh, màu sắc, đường nét thay đổi không dừng. Bao bọc đèo dốc là cảnh quan rừng thông thuần loại quanh năm xanh mượt. Rừng tiếp rừng trên những gân núi sườn đồi, cạnh những dinh thự và cả các khu nhà dân dã.
Khi mùa mưa tới, hoa huệ báo vũ màu hồng, hoa mua màu tím nhạt điểm tô cho cảnh quan đồi cỏ, rừng thưa. Sang đông, từng đám hoa quỳ vàng rực báo mùa nắng tới, khiến cho cảnh quan núi cao dường như thêm phần xanh thẳm.
Giữa các đồi núi là cảnh quan thung lũng, nơi bốn mùa đều có sương giăng buổi sớm. Đôi khi giữa biển sương mù nổi lên các ngọn đồi núi cao như các hòn đảo giữa khơi xa.
Đến Đà Lạt, du khách không thể quên được vẻ hùng vĩ của cảnh quan ghềnh thác. Do sự phân cắt mạnh mẽ của địa hình, những dòng chảy trên cao nguyên Lang Biang trước khi đổ xuống cao nguyên bên dưới đã chảy trên vô số ghềnh thác lớn nhỏ. Ngoài các thác đã nổi tiếng từ lâu: thác Datanla, thác Prenn, thác Cam Ly, thác Ankroët... du khách thích mạo hiểm có thể khám phá ra nhiều thác khác cũng không kém xinh đẹp và hùng vĩ quanh Đà Lạt như thác Sơrailen, thác Huỳnh Chước, thác Hang Cọp, thác Bảy Tầng, thác Uyên Ương... xa hơn, về phía Nam Ban còn có thác Voi (Liêng Chơmiêng).
Bề mặt địa hình và địa khối Đà lạt đã có từ lâu đời, cách đây cả trăm triệu năm, nhưng so với niên đại địa chất thì nó tương đối trẻ.
Ngay từ buổi sơ khai tìm hiểu về cao nguyên Lang Biang, các nhà địa chất nước ngoài như E. Saurin, A. Lacroix đã lao vào nghiên cứu và cho rằng nó là một khối nâng. Có lẽ do bậc thang địa hình Bảo Lộc, đèo Prenn, đèo Krongpha đã cho các ông ý niệm ban đầu. Thoạt tiên, E. Saurin xác định các trầm tích cổ nhất ở dãy thuộc kỷ Cambri-Silua (cách đây 400-600 triệu năm) bị các xâm nhập granit hercynien xuyên qua. Sau này, các nhà địa chất Việt Nam cùng các chuyên gia địa chất Nga đã xác nhận lớp trầm tích cổ nhất của thành phố có tuổi Jura (cách nay 137-195 triệu năm). Xem xét các trầm tích tuổi này, chúng ta thấy cơ bản chúng là những trầm tích có nguồn gốc lục địa. Vào cuối kỷ Jura, đầu Kreta (cách nay trên 130 triệu năm), hoạt động kiến tạo khu vực bắt đầu nâng các điạ tầng của nó lên cao dần. Theo các vết nứt kiến tạo, các thành hệ phun trào cùng các thành hệ xâm nhập đã chia cắt, làm biến dạng, biến chất và cả bao phủ lên các trầm tích có trước. Đồng thời, trong các đời tiếp xúc đã hình thành các mạch quặng caxiterit phong phú mà quá trình bào mòn, lắng đọng đã tạo ra các ổ khoáng giàu quặng thiếc ở vùng Đạ Cháy, Lap Bê Bắc, Lap Bê Nam. Các thành hệ phun trào này mà thành phần chủ yếu là đaxit, anđêzit, tuf cùng các trầm tích đa khoáng đã tạo dựng nên dãy Lang Biang hùng vĩ.
Thành hệ xâm nhập với thành phần chủ yếu là các khối đá granit ở các vùng ven địa khối như Đạ Cháy, Tây Nam Du Sinh, giáp với Nam Ban, Tà Nung, vùng Đa Nhim, Krongpha cho thấy các đai xâm nhập rõ ràng. Các đá phun trào đi kèm với chúng khá phong phú: riolit, riođaxit, tuf núi lửa... (vùng Đông Bắc Đà Lạt, Đạ Cháy và Đông Nam Đà Lạt, Dantanla kéo đến Fimnom) cùng các đá mạch lamprofia. Các hoạt động kéo dài suốt 70 triệu năm của kỷ Kreta được các nhà địa chất xác định thành nhiều pha riêng biệt và địa khối Đà Lạt được hình thành từ đó. Sang kỷ Paleogen (cách nay 67-25 triệu năm), địa khối Đà Lạt chịu sự xói rửa, lắng đọng đã gọt dũa dần bề mặt địa hình Đà Lạt cổ. Bề mặt địa hình Đà Lạt bắt đầu được hình thành cho đến kỷ Neogen (cách đây 25 triệu năm đến 1-2 triệu năm), cát lắng đọng vẫn tiếp tục. Cao nguyên Di Linh còn để lại những bồn than nâu tuổi này, khá dày và diện rộng (Đại Lào - Bảo Lộc). Đến cuối kỷ Neogen, hoạt động kiến tạo lại bùng nổ và kéo dài sang kỷ Đệ tứ (từ 1-2 triệu năm đến nay) đã hình thành bề mặt căn bản cho cao nguyên Di Linh ngày nay với thành hệ bazan rộng lớn, trên nó có vỏ phong hóa chứa bauxit, nguyên liệu nhôm được đánh giá là có trữ lượng rất lớn.
Địa khối Đà Lạt chịu sự hoạt động yếu ớt của giai đoạn này. Bazan được đưa lên bề mặt địa khối với diện lộ nhỏ ở Datanla, Cam Ly - Tà Nung, Xuân Thọ và Xuân Trường, chiều dày mỏng. Chúng là những khu đất phì nhiêu trên địa khối. Hoạt động kiến tạo này chấm dứt thời kỳ vận động tạo núi và cao nguyên Lang Biang được tạo thành tương đối bền vững. Từ đó tới nay, cao nguyên Lang Biang đang hoàn thiện dần bề mặt của mình thông qua các hoạt động địa chất mới mà chủ yếu là phong hoá, bóc mòn và lắng đọng.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động để tự xây dựng mình, địa khối Đà Lạt còn bị các chấn động của địa cầu khu vực, cùng lực co rút của các khối macma. Các đứt gãy xuất hiện vào cuối kỷ Kreta, trong Paleogen và hoạt động tân kiến tạo làm biến dạng, méo mó các khối xâm nhập, xê dịch, vò nhầu và làm dập nát các trầm tích có mặt trước đo. Các đứt gãy phát triển chủ yếu theo hướng Đông Bắc - Tây Nam kéo dài hàng trăm cây số xuyên cắt từ Bắc địa khối, qua hết cao nguyên Di Linh xuống đến Đồng Nai hình thành các đới cà nát mạnh mẽ, rõ nét. Chúng bộc lộ rõ rệt trên các vùng được tạo dựng bởi xâm nhập granit tuổi Kreta với các phun trào cùng tuổi và bị các trầm tích phun trào bazan phủ lấp. Lực co rút theo phương ngược lại hầu như yếu ớt hơn và muộn hơn, tạo nên hệ thống đứt gãy ngược phương, thưa thớt và thậm chí cách nhau hàng trăm cây số. Đi kèm với các đứt gãy này là hệ thống khe nứt dạng lông chim hoặc các đứt gãy đi kèm mà sau này các con suối nhỏ thường đặt lòng trên chúng. Ngay ở trung tâm thành phố, suối Cam Ly cũng là một vết đứt gãy mà các thung lũng hẹp dọc sân cù, chợ Đà Lạt, suối giữa đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng... thuộc hệ thống khe nứt chân chim của vết đứt gãy ấy.
Lịch sử hình thành địa khối Đà Lạt phức tạp, mức độ nghiên cứu còn ít, song cái thấy được rất rõ nét là khoáng sản sinh thành trong chúng rất khả quan. E. Saurin trong một tài liệu của mình đã xác nhận mẫu corinđon tìm được trên địa bàn Đà Lạt và ông cũng chú ý đến hướng sử dụng cho đá tectit. Tại một số điểm khai thác vàng sa khoáng, gần đây người ta đã phát hiện được những dụng cụ khoan đào, chèn chống của những người tìm kiếm và khai thác thời trước. Song có lẽ được sử dụng bền bỉ nhất là các khoáng sản phi kim loại. Cao lanh trên địa bàn Đà Lạt có hai nguồn gốc chính: phong hóa tại chỗ từ các đá phun trào riolit, hình thành các ổ, chùm ổ có hàm lượng oxyt nhôm, silic đủ tiêu chuần và oxyt sắt ở mức cho phép, sử dụng tốt cho sứ dân dụng, thứ đến là các bồn cao lanh tái trầm tích cần được tuyển lọc, pha chế khi sử dụng. Về vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát, đá các loại. Đá hoa cương trên địa khối có độ hạt vừa đến mịn, sáng màu, điểm các khoáng vật màu đen hoặc nâu đen, làm đẹp cho các công trình kiến trúc. Các chỉ tiêu sức bền vật liệu ở mức tốt.
Trong hoạt động địa chất mới, ngoài cát xây dựng cao lanh có nguồn gốc phong hóa, tái trầm tích, các bồn trũng giữa các đồi núi còn chứa than bùn là một nguồn humic đáng kể. Về quặng thiếc Đà Lạt, tỷ lệ thu hồi quặng cao, có chỗ lên tới 25%, hàm lượng thiếc trong quặng từ 55-70%. Một điểm nhỏ cần nhắc đến là các suối nước nóng hình thành trên các khe nứt của vỏ quả đất cũng không xa Đà Lạt. Về phía Bắc, vượt qua dãy Đa Treu, cách Đà Lạt không quá 50 km, là các mội nước nóng Đơng KNơ, Đạ Tông... Hy vọng sẽ được khai thác phục vụ cho hoạt động nghỉ dưỡng. Ngược lại, các suối nước rất lạnh (Đạ Lơ Nghịt) vùng xã Lát cũng chưa được quan tâm. Với tiềm năng khoáng sản phong phú. Đà Lạt đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, cũng như nhà nghiên cứu địa chất. Hy vọng rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ phát hiện ra nhiều điều bất ngờ và lý thú của lòng đất Đà Lạt.
Trải qua các hoạt động địa chất lâu dài, chủ yếu là quá trình phong hóa và chịu ảnh hưởng sâu đậm của khí hậu, địa hình, hệ thực vật khu vực, trên bề mặt địa hình Đà Lạt đã hình thành một lớp phủ thổ nhưỡng với các loại đất khác nhau, mang tính đai cao rõ nét.
Quá trình phong hóa tạo đất ở Đà Lạt xảy ra tương đối mạnh mẽ và trong một thời gian dài để lại lớp phong hoá dày. Quá trình này xảy ra trong điều kiện cận nhiệt đới ẩm với sự rửa trôi alumosilicat và silicat, mang đioxyt silic và bazơ xuống các tầng sâu.
Theo bảng phân loại mới dùng cho bản đồ đất của Việt Nam, các loại đất Đà Lạt thuộc hai nhóm chính: nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao 1.000 - 1.500 m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1.000 - 2.000 m. Các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích không đáng kể. Sự phân bố, các tính chất và đặc điểm, diện tích và hướng sử dụng các loại đất theo như trong bảng 1.
Nhóm đất feralit nâu đỏ
Tại những nơi sự trực di diễn ra mạnh mẽ, oxyt silic và bazơ bị rửa trôi hầu hết, các chất Fe2O3 và Al2O3 thì ở lại tại chỗ, do đó, đất sẽ rất giàu sắt và nhôm tạo thành đất sắt nhôm hay là đất feralit nâu đỏ trên bazan. Đây là loại đất tốt nhất trong thành phố với cấu tạo đoàn lạp, xốp, rất tơi, thoát nước tốt, rất thích hợp cho các loài cây công nghiệp dài ngày như cà phê, trà. Ở những nơi có điều kiện tưới nước vào mùa nắng, nông dân đã canh tác trồng rau tạo thành các vùng chuyên canh rau như Vạn Thành, Cam Ly, Xuân Thọ và Xuân Trường. Riêng tại xã Tà Nung chỉ mới phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, thuốc lá và dược liệu.
Theo bảng phân tích của Liên hiệp khoa học sản xuất Đà Lạt thì đất feralit nâu đỏ vùng Vạn Thành - Cam Ly có hàm lượng vi lượng tổng số cao hơn hẳn vùng Xuân Thọ - Xuân Trường. Đây là yếu tố thuận lợi để mở rộng phát triển nông nghiệp tại vùng này. Đất có trắc diện sâu với tầng A: 0 -23cm, tầng B: 23-90cm, tầng C: 90-120cm. Do lớp phủ thực vật bị phá nên hiện tượng rửa trôi mạnh và đất có độ chua cao, nhất là tầng mặt (pH = 4), lượng mùn ở tầng mặt cũng rất ít.
Nhóm đất feralit vàng đỏ
Tại những nơi sự trực di không hoàn toàn vì mẫu thạch giàu silic (đá macma axit, trầm tích hỗn hợp), hoặc do sự thoát thủy không đầy đủ thì có sự tạo thành sét caolinit. Đây là đất sắt nhôm hơi yếu, giàu caolimit và có màu vàng đỏ, nâu vàng hoặc nâu đo (trên đaxit) tạo thành nhóm đất feralit vàng đỏ chiếm hơn 90% diện tích đất toàn thành phố. Tại những nơi đất bị rửa trôi mạnh, tầng mặt rất mỏng, đất có độ chua cao. Với những vùng bị rửa trôi yếu hơn, đất có tầng mặt khá dày, trắc diện sâu: tầng A: 0-25cm, tầng B: 25-65cm, tầng C: 65-100cm.
Đất feralit vàng đỏ có độ phì thấp đến trung bình, tầng mặt chua (pH = 4,0-4,7), hàm lượng N% giao động trong khoảng từ 0,06-0,42, P205%: 0,074-0,31 nhưng hàm lượng lân dễ tiêu nghèo.
Theo số liệu phân tích của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hàm lượng các nguyên tố vi lượng tại một số vùng như Vạn Thành, Thái Phiên, Kim Thạch, Tùng Lâm, Xuân Trường đều đạt so với ngưỡng, tùy theo chế độ bón phân và pH của đất mà ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cây trồng. Tại một số vùng như Cô Giang, Hà Đông, khu Vạn Kiếp, Mỹ Lộc, Hồng Lạc, hàm lượng vi lượng tổng số của Zn, Mn, Cu đều thấp hơn so với ngưỡng, do đó khi canh tác nông nghiệp cần bón thêm một lượng phân vi lượng dễ tiêu chứa các nguyên tố này.
Theo tài liệu điều tra của Phân viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền Nam, trên đất feralit nâu vàng, cây hoa cho lãi suất cao nhất, sau cây hoa là cây dược liệu (a-ti-sô rau các loại xếp thứ 3 và cuối cùng là cây ăn quả. Trên đất feralit vàng đỏ, lãi suất tuy không cao nhưng thứ tự vẫn xếp từ trên xuống là rau, cây ăn quả và màu. Trên đất dốc tụ, trồng rau có lãi hơn trồng lúa. Trên đất phù sa thường trồng lúa và rau. Trước đây, đồng bào Lạch đã khai thác đất phù sa để trồng lúa nước trên địa bàn thành phố.
Với sự hình thành và phát triển của đô thị Đà Lạt, nhu cầu về rau quả tăng lên, cư dân tới đây lập nghiệp đã khai thác các loại đất feralit, lập thành các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp. Các vùng nông nghiệp trên các nhóm đất này ngày càng mở rộng.
BẢNG 1: CÁC NHÓM VÀ LOẠI ĐẤT (1)
STT |
Tên loại đất |
Diện tích (ha) |
Tỷ Lệ (%) |
Tầng dày (cm) |
Thành phần cơ giới |
Màu sắc |
Diện tích có khả năng nông nghiệp |
Cây trồng chính |
I |
Nhóm đất phù sa |
612 |
1,44 |
>100 |
Cát pha, thịt nhẹ |
Xám, nâu |
612 |
Rau, hoa, dược liệu |
II |
Nhóm đất lầy |
27 |
0,06 |
|
|
|
9.387 |
|
III |
Nhóm đất feralit đỏ vàng |
38.766 |
91,43 |
|
|
|
671 |
|
1 |
Feralit nâu đỏ trên bazan |
721 |
1,70 |
>100 |
Thịt TB - nặng |
nâu đỏ |
965 |
Cà phê |
2 |
Feralit nâu đỏ trên dataxit |
1.473 |
3,47 |
70-100 |
Thịt TB |
nâu đỏ, đỏ nâu |
636 |
Cà phê, cây ăn quả, màu |
3 |
Feralit nâu vàng trên dataxit |
1.338 |
3,15 |
50-100 |
Thịt TB |
nâu vàng |
5.389 |
Màu, cây công nghiệp ngắn ngày |
4 |
Feralit nâu vàng trên phiến sa |
21.421 |
50,51 |
50-100 |
Thịt nhẹ-TB |
Đỏ vàng, vàng đỏ |
|
Rau, màu dược liệu cây ăn quả
|
5 |
Feralit đỏ vàng trên phiến sét |
793 |
1,87 |
30-100 |
Thịt TB-nặng |
vàng đỏ |
|
|
6 |
Feralit vàng đỏ trên granit |
13.020 |
30,69 |
>70 |
Thịt nhẹ-TB |
vàng đỏ |
1.726 |
Màu, cây công nghiệp, cây ăn quả |
IV |
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi |
1.642 |
3,87 |
|
|
|
|
|
V |
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm bồi tụ |
699 |
1,65 |
>100 |
Thịt nhẹ-TB-nặng |
xám nâu nâu đen |
699 |
Lúa, rau |
VI |
Ao, hồ, suối |
660 |
1,55 |
|
|
|
300 |
Thả cá |
|
Tổng cộng |
42.406 |
|
|
|
|
10.998 |
|
(1) Theo Quy hoạch nông nghiệp TP. Đà Lạt do Phân viện quy hoạch - thiết kế nông nghiệp biên soạn, tháng 10.1987.
Nhóm đất feralit mùn vàng đỏ
Nhóm đất này phát triển trên các dãy đồi cao phía Nam Suối Vàng, Bắc Cam Ly và dãy Lang Biang. Loại đất này có diện tích rất ít, phân bố ở những nơi còn rừng bao phủ, có độ dốc lớn nên khả năng khai thác rất hiếm, chỉ nên tiếp tục bảo vệ rừng đầu nguồn để các hồ suối ở khu vực Đà Lạt không bị cạn kiệt vào mùa khô.
Tính chất và thành phần của đất do yếu tố địa chất quyết định. Các loại đá dễ phong hóa như bazan, trầm tích hỗn hợp (phiến sét, phiến cát, bột kết). Daxit để lại lớp phong hóa dày, tương đối màu mỡ, được canh tác nhiều nhất và đem lại nguồn lợi nông nghiệp đáng kể. Đối với các loại đá xâm nhập như granit, sự phong hóa diễn ra kém hơn. Đi xa hơn về phía Tây và Tây Nam thành phố, các vùng đồi đều có những tảng đá lộ đầu, hiện đang được khai thác làm đá chẻ và các loại đá xây dựng, lớp phong hóa mỏng, chỉ có một số điểm đang hình thành các vườn rau và vườn cây ăn trái. Riêng đối với các loại đá phun trào riolit dọc đèo Prenn, không gặp loại đất feralit. Nguyên do chính là sau khi đá mẹ bị phong hóa, độ thấm nước của các tầng đất rất kém, silicat và alumosilicat khó bị thủy phân để trực di xuống các tầng sâu hơn, hoặc không bị rửa trôi, mà ở lại tại chỗ nên đã hình thành mỏ cao lanh vùng Prenn. Dưới chân các ngọn đồi, lợi dụng các đất thung lũng, một số hộ nhân dân đang khai khẩn trồng các loại cây ăn quả như hồng, dâu tằm, cà phê và đúc gạch ngói.
Trải qua một thời kỳ thành tạo lâu dài, hiện nay thổ nhưỡng Đà Lạt vẫn chịu nhiều tác động của tự nhiên và con người. Các yếu tố này không ngừng làm thay đổi hệ đất, thảo mộc, nguồn nước và sinh thái khu vực.
Khí hậu là yếu tố hàng đầu trong quá trình feralit hóa. Các điều kiện ẩm độ, lượng mưa và nhiệt độ khá thuận lợi cho quá trình phong hóa xảy ra và cho quá trình mùn hóa phát triển, nhất là những nơi thảm thực vật không bị hủy hoại đã thành tạo được lớp thổ nhưỡng dày. Chính nhờ vào lớp phong hóa này và nguồn gốc tạo thành bình sơn nguyên đồi cổ trong lòng chảo cũng như tính chất giữ nước của đất, đã làm cho đất đai Đà Lạt có khả năng điều tiết nước lớn, có thể hình dung như một bồn chứa nước trên cao góp phần chi phối lưu lượng của các sông suối đầu nguồn.
Yếu tố thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành tạo đất đai toàn khu vực và là nhân tố bảo vệ bề mặt đất. Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất, quyết định sự thành tạo của lớp mùn trên mặt. Ở những nơi rừng thường xanh lá rộng, lớp mùn trên mặt dày, đất đai màu mỡ, không bị xói mòn rửa trôi. Đối với rừng Thông ba lá, do độ che phủ ít, đất bị rửa trôi nên tầng mùn mỏng, đất ở đây khô cằn, các loài thực vật khác không phát triển được, hình thành nên những rừng thông thuần chủng. Ở những nơi đất trống, bạc màu do đất bị rửa trôi mạnh, lớp mùn không có, thực vật chỉ là các loại tre nứa, cây bụi và trảng cỏ.
Địa hình Đà Lạt cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình feralit hóa. Các dạng địa hình đồi núi có sườn rất dốc là điều kiện thuận lợi cho quá trình rửa trôi. Vì vậy ở những nơi có độ dốc lớn hơn 25% thường có tầng đất mỏng. Ở các dạng đồi dốc thoát nước dễ trên các đá mẹ thì quá trình feralit mạnh, đất nghèo các cation kiềm và có độ chua cao. Ở các dạng địa hình dốc thoát nước dễ nhưng thực vật mọc tốt thì quá trình feralit hóa yếu hơn, đất ít chua hơn. Tuy nhiên, nếu lưu lượng và vận tốc dòng chảy quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng xâm thực và tàn phá địa hình. Trên sườn phía Nam dãy Lang Biang, sự bào mòn rửa trôi không đáng kể mặc dù độ dốc lớn. Nhưng các ngọn đồi dưới chân núi, do khối nước từ trên cao trút xuống với vận tốc lớn đã tạo nên những rãnh thoát nước sâu. Trên các đồi thoải với lưu lượng nước phân bố đều thì hiện tượng xói mòn ít xảy ra hơn. Trên các đồi trọc không có thực vật che phủ, sự xâm thực xảy ra cho tới khi gặp lớp đất nền cứng thì quá trình chậm lại. Như vậy, để hạn chế quá trình xâm thực và bào mòn tại các vùng đất đang cánh tác nông nghiệp, đặc biệt trên các triền đồi, nên hình thành các băng bậc thang và xen kẽ giữa các vườn rau là vườn cây ăn trái hoặc các loại cây có tán lá rộng, độ che phủ lớn, ít phải xới xáo mặt đất.
Một trong những nhân tố chính hình thành nên thổ nhưỡng và khu hệ động thực vật Đà Lạt là khí hậu, đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của một vùng nghỉ dưỡng.
Do ở độ cao trung bình 1.500 m và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt mang những nét riêng của vùng cao. Để thấy rõ hơn những quy luật có tính đặc thù trong sự hình thành khí hậu Đà Lạt, cần xét đến các nhân tố bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển.
Bức xạ mặt trời: Tổng lượng bức xạ thu nhập là 114,8 Kcal/cm2/năm. Lượng bức xạ thu thập lớn nhất vào tháng 3 và giảm dần vào mùa mưa, trong đó tháng thấp nhất là tháng 10. Cán cân bức xạ mang dấu dương trong tất cả các tháng với trị số từ 5-10 Kcal/cm2. Cán cân bức xạ trung bình năm ở Đà Lạt có giá trị 78,6 Kcal/cm2. So với các vùng lân cận là thấp, nhưng đây là nguồn năng lượng chính cho các quá trình trao đổi nhiệt ở Đà Lạt, nó mang lại nền nhiệt độ thấp, tương đối ôn hòa, cho phép nuôi trồng quanh năm các loại cây trồng á nhiệt đới.
Hoàn lưu khí quyển: Nhân tố này quyết định thời tiết trong năm. Khối không khí Biển Đông chiếm ưu thế từ tháng 11 đến tháng 4, thời kỳ này thời tiết ở Đà Lạt nắng, trời quang, nhiệt độ về đêm hạ thấp, biên độ nhiệt ngày lớn, độ ẩm thấp, không mưa. Chủ yếu có gió Bắc hay Đông Bắc, năng suất cây trồng trong thời gian này cao hơn hẳn mùa mưa. Từ tháng 4 trở đi, gió mùa Đông Bắc có ảnh hưởng giảm dần và thay thế bởi khối không khí xích đạo, gió mùa Tây Nam được thiết lập và ảnh hưởng đến thời tiết Đà Lạt. Từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết Đà Lạt thường xấu, nhiều mây, có mưa, nhiệt độ và ẩm độ cao. Sự hiện diện của áp thấp và bão ở Biển Đông trong thời kỳ này ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ gió, mưa ở Đà Lạt. Tuy nhiên khối không khí Thái Bình Dương thỉnh thoảng khống chế ở Đà Lạt, bởi vậy thời tiết đôi khi trở nên quang đãng, tạnh ráo, thường vào khoảng giữa tháng 7-8, giúp cho việc thu hoạch các sản phẩm vụ hè thu được thuận tiện. Nhân tố này quyết định thời tiết trong năm. Khối không khí Biển Đông chiếm ưu thế từ tháng 11 đến tháng 4, thời kỳ này thời tiết ở Đà Lạt nắng, trời quang, nhiệt độ về đêm hạ thấp, biên độ nhiệt ngày lớn, độ ẩm thấp, không mưa. Chủ yếu có gió Bắc hay Đông Bắc, năng suất cây trồng trong thời gian này cao hơn hẳn mùa mưa. Từ tháng 4 trở đi, gió mùa Đông Bắc có ảnh hưởng giảm dần và thay thế bởi khối không khí xích đạo, gió mùa Tây Nam được thiết lập và ảnh hưởng đến thời tiết Đà Lạt. Từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết Đà Lạt thường xấu, nhiều mây, có mưa, nhiệt độ và ẩm độ cao. Sự hiện diện của áp thấp và bão ở Biển Đông trong thời kỳ này ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ gió, mưa ở Đà Lạt. Tuy nhiên khối không khí Thái Bình Dương thỉnh thoảng khống chế ở Đà Lạt, bởi vậy thời tiết đôi khi trở nên quang đãng, tạnh ráo, thường vào khoảng giữa tháng 7-8, giúp cho việc thu hoạch các sản phẩm vụ hè thu được thuận tiện.
Khí hậu Đà Lạt có những đặc trưng chính:
Nhiệt độ không khí: Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình là 18oC, xấp xỉ với nhiệt độ thích hợp nhất của con người khách vãng lai đến Đà Lạt trong một thời gian ngắn thường không thấy lạnh hay nóng, mà đều nhận xét là mát mẻ.
Theo số liệu tại vườn khí tượng Đồi cù từ năm 1977 đến 1981, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 17,5oC đến 18,2oC. Tháng 1 là tháng có nhiệt dộ trung bình, tháng cực tiểu vào khoảng 15,6oC, nhiệt độ trung bình tháng cực đại xuất hiện nào tháng 5: 19,5oC. Biên độ nhiệt trung bình tháng là 3,9oC, chứng tỏ nền nhiệt độ ổn định qua các tháng và các mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình ngày dao động từ 15-20oC với tần suất lớn: 70,3 - 99,7%. Nhiệt độ trung bình ngày vào mùa khô thấp hơn 15oC cũng rất ít. Số ngày có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC xuất hiện rải rác trong năm, tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 6. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối quan sát được là - 0,1oC (tháng 1.1932). Trong giai đoạn 1977 - 1991, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 5,1oC (tháng 1.1977). Nhiệt độ tối cao quan sát được là 31,5oC (các năm 1928, 1930, 1934). Từ 1977 - 1991, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 31,2oC (tháng 2.1991). Nhiệt độ tối cao quan sát được thường dao động từ 25-30oC.
Biên độ nhiệt: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, trung bình năm là 9oC. Các tháng trong mùa khô có biên độ nhiệt lớn (từ tháng 1 đến tháng 4), trị số dao động từ 11,2 - 13,2oC. Các tháng mùa mưa có biên độ nhiệt giảm xuống chỉ còn 6 - 7 oC. Nhiệt độ mặt đất trung bình hàng năm ở Đà Lạt là 20,6oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 61oC trên đất trống không cây cỏ, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 0,8oC. Nhiệt độ tối cao trung bình lên tới 45 - 50oC, nhiệt độ tối thấp trung bình xuống đến 7 - 9oC.
Chế độ mưa: Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu giữa tháng 4, mưa tháng 4 và 5 thường là mưa rào và dông vào buổi trưa - chiều. Khi trường gió Tây Nam ổn định và mạnh dần lên từ tháng 6, bắt đầu có những đợt mưa kéo dài. Những đợt mưa này cũng thường xảy ra khi có bão, áp thấp ở Biển Đông. Mùa mưa thường kết thúc vào giữa tháng 10, đôi khi vào giữa tháng 11. Như vậy mùa mưa ở Đà Lạt kéo dài khoảng sáu tháng, tháng 4 và 11 là thời kỳ giao mùa.
Từ 1977 - 1991, lượng mưa năm trung bình là 1.755mm, và có tổng lượng mưa năm lớn nhất vào năm 1989: 2.016mm, năm 1981 là năm có tổng lượng mưa nhỏ nhất: 1.356mm. Lượng mưa trong năm phân bố không đều theo thời gian. Tháng 1 có lượng mưa ít nhất, trung bình 6mm, trong một vài năm đầu như lượng mưa ở tháng này không đáng kể. Lượng mưa những ngày có mưa trong mùa khô trung bình chỉ đạt 5 - 7mm, trong mùa mưa cũng chỉ đạt 8 - 10mm. Lượng mưa ngày dao động từ 50 - 80mm. Lượng mưa ngày trên 100 mm ít xảy ra. Tháng 9 là tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất: 300mm. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80%.
Ngày 4.5.1932 có lượng mưa lớn nhất trong lịch sử Đà Lạt, 307mm, tạo lũ lớn trên suối Cam Ly, đã tàn phá 2 đập đất của hồ Xuân Hương và đập thủy điện nhỏ của nông trại Cam Ly.
Số ngày mưa trung bình nhiều năm ở Đà Lạt đạt khoảng 170 ngày/năm. Các tháng 12, 1, 2, 3 có số ngày mưa trung bình là 5 ngày. Riêng 2 tháng 4 và 11 là 10 - 15 ngày. Trong mùa mưa, số ngày mưa dao động từ 20 - 25 ngày/tháng.
Độ ẩm không khí có tương quan chặt chẽ với lượng mưa ở Đà Lạt. Trong mùa mưa, độ ẩm tương đối các tháng đạt trên 85%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm vào các tháng 7, 8, 9 với độ ẩm trung bình: 90 - 92%. Mùa khô, độ ẩm giảm xuống dưới 80%. Độ ẩm tương đối thấp nhất vào tháng 2, 3: 75 -78%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối thường xảy ra vào lúc 13 - 14 giờ, có ngày xuống đến 7-10%.
TRỊ SỐ TRUNG BÌNH CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG 24 NĂM (ĐẾN NAY)*
Tháng | Nhiệt độ (oC) |
Mưa (mm) |
Độ ẩm tương đối ( %) |
|||||
Trung bình |
Trung bình tối cao |
Trung bình tối thấp |
Tối cao tuyệt đối |
Tối thấp tuyệt đối |
Tổng lượng |
Số ngày |
||
1 | 16,7 |
24,3 |
10,3 |
30,0 |
-0,1 |
9 |
2 |
80 |
2 | 16,9 |
25,8 |
10,0 |
31,0 |
-0,6 |
26 |
4 |
79 |
3 | 18,2 |
26,4 |
11,3 |
31,5 |
4,2 |
52 |
6 |
79 |
4 | 19,2 |
26,8 |
13,2 |
31,2 |
4,0 |
166 |
13 |
82 |
5 | 19,8 |
26,2 |
15,0 |
30,6 |
10,0 |
222 |
18 |
86 |
6 | 19,6 |
24,9 |
15,5 |
30,0 |
10,9 |
192 |
19 |
86 |
7 | 19,1 |
23,5 |
15,5 |
29,2 |
10,4 |
245 |
23 |
88 |
8 | 19,0 |
23,8 |
15,4 |
29,3 |
10,6 |
208 |
22 |
87 |
9 | 18,8 |
24,5 |
14,9 |
29,7 |
10,0 |
309 |
24 |
87 |
10 | 18,3 |
24,3 |
14,0 |
30,0 |
8,1 |
259 |
19 |
86 |
11 | 17,7 |
23,5 |
13,1 |
29,2 |
4,4 |
104 |
10 |
84 |
12 | 16,2 |
23,2 |
11,6 |
29,4 |
2,6 |
28 |
5 |
83 |
Nhiều năm | 18,3 |
24,8 |
13,3 |
31,5 |
-0,6 |
1,820 |
165 |
84 |
* Theo: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Khí hậu Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 1978.
TRỊ SỐ TRUNG BÌNH CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG (1977 - 1991)
Tháng | Nhiệt độ (oC) |
Mưa (mm) |
Độ ẩm tương đối (%) |
Số giờ nắng |
Tốc độ gió (m/s) |
Ngày có dông |
Ngày có sương mù |
||||||
Trung bình |
TB tối cao |
TB tối thấp |
Tối cao tuyệt đối |
Tối thấp tuyệt đối |
Tổng cộng |
Số ngày |
trung bình |
cực đại |
|||||
1 | 15,8 |
22,5 |
11,4 |
26,5 |
5,1 |
6 |
1 |
80 |
266 |
2,1 |
19 |
1 |
6 |
2 | 16,6 |
24,1 |
11,5 |
31,2 |
5,3 |
14 |
2 |
77 |
24,1 |
1,5 |
15 |
1 |
9 |
3 | 17,9 |
25,4 |
12,6 |
29,5 |
7,2 |
61 |
6 |
78 |
26,4 |
1,3 |
16 |
4 |
13 |
4 | 19,0 |
25,4 |
14,5 |
29,2 |
9,0 |
166 |
13 |
84 |
213 |
1,1 |
16 |
11 |
16 |
5 | 19,4 |
24,6 |
16,0 |
27,6 |
12,0 |
176 |
19 |
87 |
198 |
1,5 |
18 |
11 |
9 |
6 | 19,0 |
23,2 |
16,3 |
27,2 |
12,3 |
200 |
24 |
90 |
127 |
2,8 |
20 |
8 |
4 |
7 | 18,7 |
23,0 |
16,0 |
26,3 |
13,0 |
239 |
25 |
90 |
161 |
2,6 |
16 |
8 |
6 |
8 | 18,6 |
22,5 |
16,3 |
26,0 |
12,9 |
242 |
25 |
91 |
141 |
3,4 |
23 |
5 |
4 |
9 | 18,4 |
22,8 |
15,8 |
26,4 |
12,0 |
309 |
26 |
91 |
134 |
1,7 |
18 |
9 |
8 |
10 | 18 |
22,5 |
15,1 |
25,9 |
10,3 |
237 |
21 |
89 |
154 |
1,7 |
18 |
5 |
6 |
11 | 17,2 |
21,8 |
14,3 |
25,6 |
8,7 |
90 |
12 |
85 |
174 |
2,9 |
18 |
2 |
3 |
12 | 15,9 |
21,5 |
12,4 |
25,8 |
6,7 |
16 |
4 |
82 |
242 |
3,2 |
19 |
1 |
3 |
Nhiều năm | 17,9 |
23,3 |
14,4 |
31,2 |
5,1 |
1756 |
178 |
85 |
2315 |
2,1 |
23 |
66 |
97 |
Lượng mây: Ở Đà Lạt, lượng mây trung bình năm từ 6/10 - 7/10 bầu trời; so với các tỉnh Bắc Tây Nguyên, lượng mây ở đây ít hơn nhiều. Vào mùa mưa, các tháng 7, 8, 9 là thời kỳ nhiều mây, lượng mây trung bình 8/10 - 9/10. Thời kỳ ít mây vào tháng 1, 2, 3 có lượng mây trung bình 4,5/10 - 5/10.
Lượng mây này chi phối số giờ nắng, tại Đà Lạt số giờ nắng toàn năm lên đến 2.340 giờ. Tháng 6 - 10, lượng mây nhiều, số giờ nắng khoảng 140 -170 giờ. Tháng 9 có số giờ nắng ít nhất: 100 - 130 giờ. Tháng 1, 2, 3 là các tháng ít mây, số giờ nắng quan sát được là 250 - 270 giờ. Các tháng khác có số giờ nắng trên 200 giờ.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành tại Đà Lạt thay đổi theo mùa. Từ tháng 10 - 4, hướng gió chủ yếu là Đông - Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1. Từ tháng 5 - 9 là thời kỳ hoạt động của gió Tây - Tây Nam. Gió Tây thịnh hành trong tháng 7 và 8. Tốc độ gió trung bình hàng năm ở Đà Lạt là 2,1m/s. Thời kỳ gió mạnh vào các tháng 11, 12, 1 từ 2,1 - 3,2m/s. Thời kỳ gió yếu và lặng có tốc độ trung bình từ 1,1 -1,5m/s (tháng 1, 2, 3, 4). Các tháng còn lại tốc độ gió trung bình từ 1,5 -1,7m/s. Trong những tháng gió mùa Tây Nam thịnh hành kết hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, thường có gió mạnh. Tốc độ gió mạnh nhất ở Đà Lạt là 23m/s (tháng 8). Bên cạnh đó có các đợt gió Đông Bắc tràn về, gió mạnh xảy ra từng đợt, mỗi đợt có khi kéo dài 5 - 6 ngày. Vào các tháng cuối năm, do ảnh hưởng bão đổ bộ từ Phú Yên đến Bình Thuận, ở Đà Lạt gió bão có thể mạnh đến cấp 8 - 9. Hầu hết các tháng trong năm đều có những ngày có gió mạnh từ 11m/s trở lên. Hướng gió thịnh hành tại Đà Lạt thay đổi theo mùa. Từ tháng 10 - 4, hướng gió chủ yếu là Đông - Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1. Từ tháng 5 - 9 là thời kỳ hoạt động của gió Tây - Tây Nam. Gió Tây thịnh hành trong tháng 7 và 8. Tốc độ gió trung bình hàng năm ở Đà Lạt là 2,1m/s. Thời kỳ gió mạnh vào các tháng 11, 12, 1 từ 2,1 - 3,2m/s. Thời kỳ gió yếu và lặng có tốc độ trung bình từ 1,1 -1,5m/s (tháng 1, 2, 3, 4). Các tháng còn lại tốc độ gió trung bình từ 1,5 -1,7m/s. Trong những tháng gió mùa Tây Nam thịnh hành kết hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, thường có gió mạnh. Tốc độ gió mạnh nhất ở Đà Lạt là 23m/s (tháng 8). Bên cạnh đó có các đợt gió Đông Bắc tràn về, gió mạnh xảy ra từng đợt, mỗi đợt có khi kéo dài 5 - 6 ngày. Vào các tháng cuối năm, do ảnh hưởng bão đổ bộ từ Phú Yên đến Bình Thuận, ở Đà Lạt gió bão có thể mạnh đến cấp 8 - 9. Hầu hết các tháng trong năm đều có những ngày có gió mạnh từ 11m/s trở lên.
Các hiện tượng thời tiết khác: Ngoài ra, ở Đà Lạt còn có các hiện tượng thời tiết đáng chú ý: sương mù, dông, mưa đá và sương muối. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn có các hiện tượng thời tiết đáng chú ý: sương mù, dông, mưa đá và sương muối.
Sương mù ở Đà Lạt khoảng 80 ngày/năm tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 với số ngày có sương mù trung bình từ 8 - 16 ngày/tháng. Các tháng trong năm đều có sương mù nhưng không nhiều. Sương mù tạo cho Đà Lạt một dáng vẻ riêng, thành phố như chìm trong hư ảo, nhưng cũng ảnh hưởng đến các loại phương tiện giao thông.
Số ngày có dông ở Đà Lạt quan sát được khoảng 60 ngày. Thời kỳ có dông kéo dài từ tháng 3 - 11, các tháng 4, 5 và 9 có số ngày có dông nhiều nhất. Các tháng đầu mùa mưa thường có những cơn dông vào trưa chiều kèm theo mưa rào, đôi khi có sét. Vào giữa và cuối mùa mưa, số ngày có dông về trưa chiều giảm nhưng lại tăng về đêm.
Mưa đá thường xảy ra vài ba ngày trong tháng 4. Cường độ mưa không lớn, diện mưa hẹp, đường kính hạt từ 0,5 - 1cm, nhưng có khi có hạt lên tới 3 - 4cm, những trận mưa đá này gây thiệt hại đáng kể cho các vườn rau quả Đà Lạt.
Sương muối hay sương giá tại Đà Lạt có khả năng xuất hiện nhiều ở các vùng trũng, khuất gió vào thời kỳ lặng gió trong mùa khô, tập trung ở tháng 1 - 2. Cuối tháng 12 và đầu tháng 3, sương muối cũng có khả năng xuất hiện nhưng ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân chính tạo thành sương muối là do nhiệt độ đất hạ thấp về đêm. Sương muối thường gây bỏng lạnh cho cây non và nụ hoa. Do vậy trong mùa này, nông dân thường tưới nước sớm trước khi nắng lên để tránh tình trạng cây bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đôi khi người ta đốt những đống lửa để khói ấm giảm tác hại của sương muối lên cây non trong vườn.
Mặt khác, do địa hình bị phân hoá, đồi và thung lũng xen kẽ nhau, vì vậy sự chênh lệch tiểu khí hậu tương đối lớn so với các số liệu trung bình, tạo nên những vùng sản xuất thích hợp nhất như hoa Thái Phiên, mận Trại Hầm, dâu tây ở Hà Đông, Đa Thiện...
Tóm lại, khí hậu Đà Lạt mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên. Đà Lạt có một chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam. Biên độ trung bình năm giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 3 - 4oC. Điều kiện bức xạ dồi dào. Sự phân hóa theo mùa khí hậu kéo theo sự chia mùa sâu sắc trong chế độ mưa ẩm đã quyết định các mùa vụ sản xuất. Chính nhờ nền nhiệt độ tương đối ôn hòa mà Đà Lạt đã phát triển thành một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng. Các điều kiện khí hậu này đã cho phép việc sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản và nhiều loại cây trồng á nhiệt đới.
Giữa các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt là dòng chảy hiền hòa của các sông suối thượng nguồn sông Đa Nhim, sông Đạ Đờng, sông Cam Ly, những con sông này là các nhánh chính đổ vào sông Đồng Nai. Ở đây nguồn nước phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo trong mùa khô.
Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như suối Phước Thành bắt nguồn từ Tùng Lâm, suối Đa Phú bắt nguồn từ Đa Phú. Phía Đông có các con suối nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương. Các con suối phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như suối Datanla, Đạ Prenn. Chảy qua trung tâm thành phố là suối Cam Ly có chiều dài 20 km trong địa phận Đà Lạt, với diện tích lưu vực xấp xỉ 50 km2. Mạng lưới suối nhỏ khá dày, các dòng suối nhỏ vào mùa khô rất ít nước hoặc khô cạn. Mật độ sông suối bình quân: 1,2 km/km2.
Suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố chảy qua hồ Than Thở, Mê Linh (cũ) đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly. Lượng nước bình quân năm tại thác này vào khoảng 1 m3/s. Lượng nước mưa là nguồn chủ yếu, bên cạnh đó còn có một lượng nước thải khoảng 0,46 m3/s, lượng nước này cũng bị tổn thất nhiều. Mùa mưa lượng nước trung bình lớn nhất vào tháng 9 - 10 từ 2 - 2,5 m3/s. Vào mùa khô, các suối hầu như cạn kiệt, lượng nước trung bình ở các tháng 2- 3 - 4 từ 80 - 90 lít/s và lượng nước kiệt nhất vào tháng 3 có khi xuống tới 40 lít/s.
Hồ ở Đà Lạt, chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Hiện tại có trên dưới 16 ao hồ lớn nhỏ. Một số hồ theo thời gian bị bồi lấp dần hoặc đã trở thành vườn trồng rau như hồ Vạn Kiếp, Mê Linh, Đội Có...Các hồ lớn ở Đà Lạt được sử dụng vào việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới: hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương... Hồ Suối Vàng được dùng trong việc tạo năng lượng điện.
Trước năm 1986, nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt chủ yếu lấy từ hồ Xuân Hương, hồ Chiến Thắng, hồ Than Thở. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt chính được dẫn về từ hồ Dankia. Hồ Dankia và hồ Suối Vàng (Ankroet) ở phía Tây Bắc Đà Lạt có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của cư dân thành phố. Hồ Dankia có diện tích lưu vực khoảng 141 km2, lượng nước bình quân chảy vào hồ trên dưới 4,1 m3/s. Lượng nước trung bình lấy cho sinh hoạt vào khoảng 0,46 m3/s. Hồ Suối vàng có diện tích lưu vực 145 km2 với dung tích hữu ích khoảng 1 triệu m3, cung cấp nước cho thủy điện Ankroët, với sản lượng điện trên 15 triệu kWh/năm.
Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố với diện tích ước chừng 0,38 km2, diện tích đã bị bồi lấp lên tới 0,06 km2. Độ rộng mặt hồ trung bình 200 m, diện tích lưu vực khoảng 21 km2. Lượng nước bình quân gia nhập vào hồ là 0,5m3/s. Mực nước mặt hồ được điều tiết vào thời gian có mưa lớn. Hồ Sương Mai nằm phía Bắc thành phố thuộc Thái Phiên với diện tích mặt hồ khoảng 0,09 km2. Hồ Đa Thiện có diện tích khoảng 0,06 km2, hồ Chiến Thắng khoảng 0,065 km2. Phía Nam, hồ Tuyền Lâm có diện tích mặt hồ khoảng 3,2 km2, đây là nguồn cung cấp nước tưới cho khu vực quanh hồ và vùng Định An, điều tiết nước suối Đạ Tam và hệ thống thủy lợi Quảng Hiệp - Đức Trọng.
8. RỪNG VÀ KHU HỆ ĐỘNG THỰC VẬT
Các yếu tố tự nhiên từ bao đời nay góp phần hình thành nên một thảm thực vật đa dạng ở Đà Lạt với các kiều hình rừng khác nhau như: rừng lá kim, rừng thường xanh, rừng hỗn giao và trảng cỏ cây bụi... Các khối núi cao, đồ sộ, có độ chia cắt mạnh cho phép bảo tồn ở đây nhiều loài động thực vật cổ xưa. Mặt khác, về mặt ranh giới, cao nguyên này không có sự phân cách lớn đối với các vùng lân cận nên không có những chướng ngại ngăn cản sự di cư các luồng động thực vật. Trong phạm vi rừng cao nguyên Lang Biang, sự phân bố động, thực vật theo độ cao biểu hiện rất rõ nét. Sự thay đổi thành phần loài theo độ cao chủ yếu là do chế độ nhiệt. Trong thực vật, có những loài có biên độ sinh thái rộng có thể xuất hiện ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, lại có những loài có biên độ sinh thái hẹp chỉ có khả năng sinh trưởng ở những tiểu vùng khí hậu nhất định. Với hơn 3.000 loài thực vật, cao nguyên Lang Biang đã vẽ nên một bức tranh sinh động về thành phần thực vật tự nhiên.
Về các loài thuộc ngành Dương xỉ, cao nguyên Lang Biang là một trong những trung tâm phong phú nhất về thành phần loài. Riêng họ Thông đất ở đây đã có 10 loài trong khi cả nước chỉ có 11 loài. Đặc biệt ngành Lá thông, cả Việt Nam chỉ có 1 loài đã được phát hiện ra tại Đà Lạt, đó là cây lõa tùng (Psilotum nudum), một loài họ hàng của nó trên thế giới chỉ còn được biết đến trong những mẫu vật hoá thạch, nên nó được xem là "hóa thạch sống" của thực vật tự nhiên.
Sự có mặt của những họ Nắp ấm, Chuối rừng, Mây nước, Dứa dại đã biểu hiện cho tính cổ nhiệt đới của hệ thực vật ở vùng cao nguyên này. Đáng chú ý là sự xuất hiện của loài Tuế lá chẻ, một đại diện cổ duy nhất của chi Tuế (Cycas) có kiểu lá chét chẻ đôi. Một số khác là những loài tàn di hay những "hóa thạch sống" của hệ thực vật kỷ đệ tam như Thông hai lá dẹt. Thông năm lá... Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất của các loài thuộc ngành Hạt trần. Những loài thuộc họ Tuế, Dây gắm, Thông, Bụt mọc, Hoàng đàn, Kim giao, Đỉnh tùng, Dẻ tùng... chỉ với vài ba chục loài, nhưng các đại diện thuộc ngành hạt trần lại là thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên các kiểu rừng ở cao nguyên Lang Biang, đặc biệt là rừng thưa thuần loại cây lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng...
Rừng Đà Lạt là nơi sinh sống của nhiều loài động vật. Theo tổng kết từ trước đến nay. Đà Lạt có khoảng 40 - 50 loài thú, hơn 100 loài chim và rất nhiều loài côn trùng, bò sát, lưỡng thê. Chim và thú rừng là hai đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Nếu chỉ tính riêng các loài kinh tế. Đà Lạt đã từng là nơi có số lượng đáng kể các loài nai xám, nai cà tong, hươu vàng, lợn rừng, cheo cheo, thỏ rừng, gà rừng, tắc kè, kỳ đà, sóc bay. Số loài quý hiếm ở đây cũng rất tập trung, chẳng hạn tê giác, trâu rừng, bò tót, nai cà tong, bò rừng, gấu chó, chồn dơi, vượn đen, chó sói đỏ, chó rừng, trĩ sao, công, gà lôi hông tía và gà tiền... Hệ động vật Đà Lạt mang tính nhiệt đới và cận nhiệt đới rõ rệt, trong đó yếu tố Ấn Độ - Malaysia và đặc trưng cho hệ động vật Indonesia chiếm ưu thế. Dưới các kiểu rừng khác nhau, quần cư động vật cũng có nhiều biến đổi rõ nét.
Rừng lá kim ở Đà Lạt với những quần thụ Thông ba lá chiếm một diện tích đáng kể. Trên diện tích tự nhiên 44.973 ha (1) đã có tới 5.818 ha rừng thông thuần loại. Rừng thông trải dài trên các ngọn đồi trong thành phố, thông bạt ngàn trên những triền núi khắp cao nguyên. Thông ba lá ở cao nguyên Lang Biang là loại cây biệt sinh ở vùng Đông Nam Á. Chúng thường mọc ở độ cao từ 1.000 - 2.000m. Chính ở đây Thông ba lá gặp điều kiện thuận lợi đã lan tràn và phát triển khắp nơi. Nếu có dịp đứng trên đỉnh Lang Biang mới thấy sức sống mãnh liệt của quần thụ Thông ba lá. Những đồi cỏ trơ trụi thời Yersin đến vùng Dankia, cách đây 100 năm, giờ đã trở thành những đồi thông xanh thẳm.
Trong rừng thông tầng chiếm ưu thế sinh thái chỉ gồm một loại Thông ba lá mọc thuần loại, tầng này thường cao tới 30m. Tầng gỗ nhỏ không liên tục, chủ yếu chỉ có một số loài cây gỗ như Dẻ, Thanh mai, Dâu rượu, Thầu dầu... Tầng cây bụi cũng rất thưa thớt, nhưng tầng cỏ thường liên tục chiếm ưu thế là các loài Hòa thảo. Trong rừng thông có ít dây leo nhưng xuất hiện một số loài bì sinh như Dương xỉ, Địa y. Trên tầng mục, vào đầu mùa mưa, thường xuất hiện các loại nấm ăn thuộc lớp Nấm lỗ, chủ yếu là các giống Bôlê nổi tiếng như : Xép trắng, Xép nâu... Ký sinh trên thông già là các loại Linh chi được dùng làm thuốc. Người ta còn phát hiện được Phục linh trên những rễ thông vùng đồi cát phong hóa từ granit, là loại dược phẩm đầu vị quý giá.
Ngoài Thông ba lá, Đà Lạt cũng có những dải rừng hẹp của thông hai lá. Đó là kiểu rừng thưa ở khu vực Trung tâm thực nghiệm lâm học Manline, quanh dãy You Lou Rouet và chân núi Pinhatt. Thông hai lá mọc tươi tốt ở độ cao 1.400m xen lẫn với Dầu Trà Beng. Đặc biệt, một loài thông đặc hữu của cả Tây Nguyên là Thông 5 lá chỉ mới tìm thấy ở một số chòm nhỏ vùng núi cao Lạc Dương, Bi Doup và Trại Mát.
Rừng thông thuần chủng nói chung có khả năng cung cấp thức ăn cho động vật rất ít nên quần cư động vật ở đây nghèo nàn. Theo những đánh giá gần đây nhất, trong sinh cảnh rừng thông ở Đà Lạt có ít nhất 34 loài chim. Trong đó, những loài như: Bách thanh, Sáo sậu, Cu gáy, Gà gô, Bìm bịp, Chèo bẻo, Gõ kiến xanh gáy đen là những loài phổ biến. Các loài Phường chèo đỏ, Bạc má bụng vàng, Gõ kiến bụng hung và Mỏ chéo là các loài chim đặc hữu của vùng Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng.
Đa số các loài chim sống trong rừng thông là đối tượng có ích. Nguồn thức ăn chính của chúng là các côn trùng có hại: róm, thông, kiến, các loài trong bộ cánh màng, cánh cứng, bộ bướm, bộ hai cánh... Có đến 20 loài chim ăn các loài côn trùng gây hại cho rừng thông. Đặc biệt loài Bắt cô trói cột. Phường chèo đỏ chuyên ăn sâu róm hại thông. Chính các loài chim này góp phần giúp rừng thông tồn tại và phát triển, tái sinh tự nhiên vào các kiểu rừng thưa và trảng cỏ. Một số loài chim ở các sinh cảnh khác chỉ dùng rừng thông làm nơi trú đậu, kiếm ăn.
Bên cạnh chim, côn trùng ở rừng thông còn có thể bắt gặp một số loài lưỡng thê và bò sát như ếch, cóc, thằn lằn bay và một số loài rắn.
Bên cạnh rừng lá kim, rừng hỗn giao đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc rừng, với diện tích 2,682 ha, kiểu rừng này phân bố khắp các thung lũng quanh Đà Lạt, ven các khe suối. Cũng phải kể đến một diện tích đáng kể của kiểu rừng này trên các cao độ không có sự cạnh tranh của Thông ba lá như ở Lang Biang, núi Bi Doup, núi Voi...
Rừng hỗn giao rất giàu về thành phần loài, mật độ cây phân bố dày đặc nhất là ở các thung lũng ven suối. Sự phân tầng khá rõ nét, tầng chiếm ưu thế sinh thái gồm các loài Dẻ, Kim giao, Thông lông gà, Thông tre, Long não, Giổi, Chò sót, Ngọc lan... Những cây này thân cao tới 30m với đường kính thân vượt quá 1,2m. Tầng gỗ nhỏ gồm các họ Na, Thầu dầu, Thị, Dung, Máu chó...phát triển, một số loài rất dễ gặp như: Ngũ gia bì, Thanh mai, Đỗ quyên, Bướm bạc, Trang bông trắng, Trang bông đỏ, tạo thành một tán rừng đều đặn. Tầng cây bụi gồm các loài Mua, Ngấy Hương, Dum nam, Dum mâm xôi. Tầng cỏ có nhiều loài Dương xỉ. Cỏ tranh, Cỏ lài, Cỏ đá. Những vùng đất ven suối, ven hồ dễ thấy các loài lau sậy, Chổi đót, cỏ Đuôi chồn, Dứa dại, Cói chiếu, Ý dĩ, Cúc dại và các loài cây cỏ ăn côn trùng phát triển hỗn giao cũng là nơi tồn trữ những loài thực vật vi sinh như: Rêu, Địa y, Lan, Lớp bì sinh rất dày bao quanh thân cây gỗ như kiểu rừng rêu điển hình.
Các loại nấm nổi tiếng như nấm hương nâu, hương trắng, mộc nhĩ, hoa đá, nấm mối, nấm sữa, nấm hột gà xuất hiện chủ yếu trong rừng hỗn giao nhiều cây họ Sồi, Dẻ.
Trong kiểu rừng hỗn giao thường xanh ở khu vực thác Dantanla, Mang Ling, Tà Nung, Núi Voi...ngoài những đặc điểm chung còn có nhiều loài gỗ quý: Trắc bách diệp núi, Hoàng đàn, Ngo tùng, Bách tùng, Thanh tùng. Nhiều nơi, những loài này mọc rất dày. Chỉ dọc theo một khe suối nhỏ ở khu vực Trại Mát đã thấy hàng chục loài cây gỗ quý ấy mọc hỗn giao với cây Chắp tay. Cũng ở khu vực Trại Mát này, hiện nay còn vài cây thông 5 lá.
Phía Bắc và Đông Bắc Đà Lạt, trên núi Lang Biang, Bi Doup lại có những loài cây rất to như Chò sót, Chò nước, Pơ mu, cùng với nhiều cây gỗ quý: Thông nàng, Thông tràm, Thông 5 lá, Ngo tùng. Những cây này đường kính thường rất to so với ở các khu rừng khác. Thân cây cao trên 45m, đường kính đến 2m. Đặc biệt ở Yộ Đa Myút, Bidoup cũng xuất hiện loại thông 2 lá dẹt được coi là quý hiếm của cả thế giới, với đường kính thân có thể đến 4m và đoạn thân gỗ trước khi phân cành lên tới 20m.
Trong rừng hỗn giao Đà Lạt trước đây có thể bắt gặp hầu hết các loài động vật có giá trị và ý nghĩa khoa học của khu hệ. Phổ biến có các loài kiếm ăn trên cây như Cầy bay, Sóc bay, Đồi, Nhen; các loài Vượn, Khỉ, Sóc đen, Sóc vằn lưng, Sóc chuột, Chuột cây; các loài thú ăn thịt như Chó sói, Cầy hương, Cầy giông, Báo, Cọp, Gấu chó và các loài thú móng guốc như Nai cà tong, Nai xám, Hươu vàng, Cheo, Hoẵng, Trâu rừng, Bò rừng, Bò Bang teng, Sơn dương, Heo rừng, thậm chí có cả Voi và Tê giác. Ngoài ra trong kiểu rừng này còn có vô số các loài chim thuộc bộ Gà, bộ Sẻ và nhiều nhóm côn trùng khác.
Thảm thực vật trên những đỉnh núi cao, gió mạnh, có lắm sương mù hình thành nên những trảng cây gỗ lùn. Những cây gỗ chỉ cao 3 - 5m gồm một số loài Dẻ, Đỗ quyên, Côm, Sến. Rừng này cũng có nhiều loài bì sinh như Rêu, Địa y, Dương xỉ, Lan và Tre trúc.
Khi rừng hỗn giao bị triệt phá, những trảng cỏ và cây bụi trên cao nguyên Lang Biang dần dần được phục hồi. Với một diện tích khá lớn, hơn 10.000ha quanh thành phố Đà Lạt, những trảng cỏ cây bụi gồm các họ Sim, Mua, Thầu dầu có khả năng tái sinh tự nhiên thành những rừng cây gỗ lớn. Trảng cỏ thường có số lượng loài nghèo nàn chỉ gồm Cỏ tranh, Cỏ lài, Dương xỉ... khó phục hồi thành rừng. Nhiều nơi đất bị xói mòn, nghèo kiệt trơ sỏi đá chỉ có các loài cỏ họ Lúa sinh sống.
Sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ phân tán rải rác ở địa hình thấp thường xen kẽ và tiếp giáp với rừng hỗn giao có sự phân tầng đơn giản, đồng thời sự khác biệt dao động theo mùa rất lớn. Do tính chất này, quần cư động vật chủ yếu là nhóm gặm nhấm như Chuột, Dúi; chim thuộc bộ Sẻ; một số loài lưỡng thê. Ngoài ra một số loài móng guốc, ăn thịt cũng xuất hiện kiếm ăn trong sinh cảnh này.
Hệ động thực vật là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của thành phố Đà Lạt. Dựa trên thực tế, lấy lợi ích con người làm mục đích, có thể phân ra các nhóm tài nguyên như sau:
Tài nguyên cây gỗ quan trọng nhất là những rừng Thông ba lá thuần loại. Quần thụ Thông ba lá có khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ. Thông ba lá ở Đà Lạt có mức độ sinh trưởng tốt, sản lượng gỗ đạt trên 130m3/ha. Với diện tích trên 15.818 ha rừng thông, trữ lượng gỗ thông của Đà Lạt là trên 2 triệu m3. Cây thông ba lá cho gỗ mềm nhẹ, thẳng, dễ chế biến nên được dùng nhiều trong xây dựng, làm giấy, làm gỗ dán, hàng gỗ thủ công mỹ nghệ. Nhựa Thông ba lá khá tốt, thông Đà Lạt cho nhiều nhựa, trung bình 1 hecta rừng cho 1 tấn nhựa. quan trọng nhất là những rừng Thông ba lá thuần loại. Quần thụ Thông ba lá có khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ. Thông ba lá ở Đà Lạt có mức độ sinh trưởng tốt, sản lượng gỗ đạt trên 130m3/ha. Với diện tích trên 15.818 ha rừng thông, trữ lượng gỗ thông của Đà Lạt là trên 2 triệu m3. Cây thông ba lá cho gỗ mềm nhẹ, thẳng, dễ chế biến nên được dùng nhiều trong xây dựng, làm giấy, làm gỗ dán, hàng gỗ thủ công mỹ nghệ. Nhựa Thông ba lá khá tốt, thông Đà Lạt cho nhiều nhựa, trung bình 1 hecta rừng cho 1 tấn nhựa.
Bên cạnh gỗ thông, rừng Đà Lạt còn nhiều cây lấy gỗ khác, trữ lượng cũng rất đáng kể, đó là những cây Dẻ, Giổi, Xoan, Ngọc lan, Kim giao... Người ta đã thống kê được vài chục loài gỗ quý, đặc biệt có nhiều loài rất có giá trị trên thị trường thế giới như: Bách tùng, Hoàng đàn, Thông đỏ (còn gọi là Hồng tùng, Thông 2 lá dẹp), Pơ mu, Đỉnh tùng... Đây là những loài gỗ tốt, vân rất đẹp, bền không bị mối mọt, có mùi tinh dầu dễ chịu. Người ta cũng có thể chiết một số loài tinh dầu quý, nhất là cây Pơ-mu và Bách tùng.
Tài nguyên cây thuốc : Rừng Đà Lạt cũng giàu về tài nguyên cây thuốc. Thành phần cây thuốc tự nhiên ở đây rất đa dạng nhưng khả năng khai thác và phát triển một cách có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với hoàn cảnh hiện nay chỉ tập trung vào một số loài sau: Kinh giới, Đơn buốt, Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam, Thu hải đường dại... là những loài mọc ở khắp nơi, có trữ lượng lớn. Bên cạnh đó, cũng có một số loài cây thuốc rất dễ tìm ở Đà Lạt, là đặc sản của địa phương như Lông cu li, Bổ cốt toái, Hoàng liên ô rô... Rừng Đà Lạt cũng giàu về tài nguyên cây thuốc. Thành phần cây thuốc tự nhiên ở đây rất đa dạng nhưng khả năng khai thác và phát triển một cách có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với hoàn cảnh hiện nay chỉ tập trung vào một số loài sau: Kinh giới, Đơn buốt, Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam, Thu hải đường dại... là những loài mọc ở khắp nơi, có trữ lượng lớn. Bên cạnh đó, cũng có một số loài cây thuốc rất dễ tìm ở Đà Lạt, là đặc sản của địa phương như Lông cu li, Bổ cốt toái, Hoàng liên ô rô...
Các loại cây cảnh : Riêng về các loại cây cảnh, rừng Đà Lạt xưa nay đã nổi tiếng về sự phong phú của các loại lan rừng. Với số lượng hơn 300 loài, nghề kinh doanh Lan ở đây đã có từ lâu đời. Các loài Lan quý của địa phương đã được nhiều người biết đến là Thanh lan, Hoàng Lan, Hồng lan, Tử cán, Vân hài, Kim hài, Bạch phượng, Tuyết ngọc, Hoàng hạc, Hạc đỉnh, Vi hài, Mắt trúc, Bạch nhạn, Nhất điểm hồng, Long tu, Dã hạc, Ý thảo, Thủy tiên. Những loài này có gié hoa đẹp, hoa đủ các màu sắc và bền. Một số loài Lan lại trổ lá rất đẹp như Lá gấm, Lan sứa. Lan rừng Đà Lạt còn là một nguồn dự trữ gen đáng kể cho các phép lai tạo. Hy vọng trong tương lai, việc lai tạo các giống lan có nguồn gốc tự nhiên ở Đà Lạt sẽ cho nhiều giống mới, có giá trị cao trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, các loại cây chịu bóng rất phong phú có thể làm kiểng, nổi tiếng nhất là các loài Đỗ quyên trắng, Đỗ quyên đỏ, Đa, Si, Ngũ gia bì, Trường sinh..., nhiều loại Thạch tùng, Dương xỉ, rêu cũng dễ gây trồng làm cảnh, chiếm một vị trí quan trọng trong việc trang trí vườn hoa, nội thất.
Hệ thực vật thủy sinh tại Đà Lạt, cũng khá phong phú, các loài Rong, một số loài Rêu nước, Trạch tả, Rau mác, các loài Bèo, ngay cả Lan (Spiranthes sp.) và khá nhiều loài tảo cũng như phù phiêu sinh vật. Đây là nguồn cung cấp thức ăn, chỗ ẩn nấp cho động thực vật thủy sinh. tại Đà Lạt, cũng khá phong phú, các loài Rong, một số loài Rêu nước, Trạch tả, Rau mác, các loài Bèo, ngay cả Lan (Spiranthes sp.) và khá nhiều loài tảo cũng như phù phiêu sinh vật. Đây là nguồn cung cấp thức ăn, chỗ ẩn nấp cho động thực vật thủy sinh.
Hiện nay việc khai thác, nhân giống để phục vụ cho yêu cầu hồ bể cảnh (aquarium) đã được chú ý, mang lại nguồn lợi không nhỏ khi xuất khẩu sang các vùng đô thị ôn đới.
Thảo mộc tự nhiên Đà Lạt là tác nhân chính tạo khí hậu ôn hòa và nguồn dưỡng khí tốt, tiêu diệt bớt các vi trùng có hại, giảm tiếng ồn và lọc sạch bụi bậm trong không khí. Nhờ những cây Hạt trần mà đặc biệt là rừng thông đã lấp bớt đi những đồi trọc, những vùng đất cằn cỗi, tạo ra những khoảng không xanh tươi cho Đà Lạt. Chính cây thông đã làm tăng lượng oxy trong khí quyển, một ha rừng thông hàng năm sản sinh ra được 20 - 30 tấn oxy trong khi các rừng cây lá rộng thường xanh khác chỉ sinh ra được 8 - 10 tấn, nhờ đó khí hậu trong lành của Đà Lạt đã hình thành mà các vùng khác không thể có được.
Ngoài cây xanh là nguồn tạo dưỡng khí, thực vật bậc thấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hút các chất ô nhiễm bay trong không khí. Địa y, địa tiền khá phong phú trong các kiểu rừng ở Đà Lạt. Chúng hút trực tiếp khí ẩm xung quanh, hút luôn những chất ô nhiễm có trong khí quyển và đề kháng mạnh với các chất ô nhiễm kim loại. Hiện nay rừng Đà Lạt và xung quanh thành phố, trên các vách đá và thân cây. Địa y bám rất nhiều. Điều này khẳng định sự trong lành của bầu không khí. Các loài vi nấm, xạ khuẩn, vi khuần cũng tham gia vào quá trình tuần hoàn vật chất, góp phần điều hòa khí hậu, phong hóa thổ bì, phát triển động thực vật. Các loài Tảo, Nấm lớn, Dương xỉ và Rêu cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môi sinh vùng Đà Lạt.
Các loài thực vật một lá mầm ở Đà Lạt, điển hình là Phong lan, là một chỉ thị môi trường tốt. Ở các nước Tây Âu, do trình độ phát triển công nghiệp cao, không khí bị ô nhiễm quá mức. Phong lan không thể sinh sản tự nhiên bằng con đường hữu tính được. Trong khi đó, ở rừng Đà Lạt, trong những chuyến khảo sát ở vùng Lang Biang, các chuyên gia ngoại quốc đều ngạc nhiên vì Phong lan ở đây có thề sinh sản bằng hạt dễ dàng. Điều đó một lần nữa chứng tỏ môi trường tại đây chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bên cạnh các nguồn tài nguyên trên, động vật rừng ở Đà Lạt cũng cung cấp một nguồn lợi đáng kể cho đời sống con người.
Trước đây toàn vùng Đà Lạt có hơn 20 loài cung cấp thực phẩm phổ biến. Quan trọng nhất là các loài Bò rừng, Nai, Hoẵng, Cheo, Heo rừng, Thỏ rừng, Gà rừng... Đà Lạt khi xưa đã nổi tiếng có các khu săn bắn những loài thú trên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn săn bắn bừa bãi đã làm giảm đi nhanh chóng số lượng của các loài thú lớn.
Đầu tiên phải kể đến các loài Bò rừng, Đà Lạt có 2 loài, đó là Bò tót và Bò Bangten. Bò tót là một trong những loài lớn và khỏe nhất thế giới. Một bò đực già có thể cao đến 2,05m, nặng đến 1 tấn. Bò tót thường sống theo bầy 6 - 7 con, ở rừng hỗn giao, trảng cỏ, cây bụi tại Lang Biang, Tà Nung, Cổng Trời, khu vực núi Voi, hồ Tuyền Lâm và khu vực sông Đa Nhim ở Lạc Dương - Thái Phiên. Trong những khu vực này còn có bò Bangten hay Bò rừng. Loài bò này nhỏ hơn Bò tót, cao chỉ tới 1,7m và nặng 700kg. Bò Bangten có mật độ phân bố khác nhau ở các sinh cảnh khác nhau. Ở rừng thường xanh, nơi có ít cây bụi và cỏ chỉ có 1 - 2 con/km2, ở rừng thưa 3 - 4 con/km2, còn ở các trảng cỏ tốt có khi có đến 10 con/km2. Bò rừng có sức chịu đựng tốt đối với nhiều loại bệnh của gia súc. Chính vì vậy, chúng được xếp vào hàng có giá trị kinh tế cao trong rừng nhiệt đới.
Đà Lạt cũng là nơi phân bố của 3 loài nai: Nai xám, Nai Cà Tong, Nai lợn và Hoẵng, Cheo cheo, Heo rừng. Phổ biến nhất là Nai xám với số lượng lớn. Trước đây, người ta có thể bắn được Nai xám ngay ở những khu vực gần thị xã. Chúng sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau, nhưng nhiều nhất là ở ven rừng. Nai Cà Tong nhỏ hơn Nai xám, trọng lượng trung bình khoảng 100kg. Gạc nai Cà tong chia làm 2 nhánh trước và sau. Loài nai này là đối tượng khá quen thuộc đối với dân Đà Lạt trước đây. Chúng sống, kiếm ăn ở các đồng cỏ có nhiều cây bụi, ẩm ướt, trên địa bàn tương đối bằng phẳng quanh khu vực thác Cam Ly và vùng Lang Biang. Đây là một loài thú quý, dễ chăn nuôi.
Hươu vàng hay Nai lợn là một loài thú móng guốc nhỏ cao khoảng 0,75m, trọng lượng trung bình là 50 kg. Loài nai lợn thường gặp ở ven rừng, nơi ẩm ướt ven suối như các loài Nai khác. Hoẵng là con vật rất dễ thương cao khoảng 0,6m, trọng lượng không quá 30kg, Hoẵng thích nghi dễ dàng với các sinh cảnh tự nhiên dưới tán rừng cùng với các loài khác như Nai, Cheo cheo... Heo rừng ở Đà Lạt có 2 loài, đây là những loài thú phổ biến với trữ lượng cao và là loài thú săn bắn quan trọng ở Đà Lạt. Heo rừng thường gặp ở độ cao 1000m, quanh khu vực nương rẫy, trảng cỏ, rừng ven suối. Ngoài việc săn bắn lấy thịt. Heo rừng còn là kho dự trữ gen rất tốt để tạo nên những giống heo nuôi thích hợp có chất lượng thịt cao.
Ngoài những loài trên, bằng những phương pháp thô sơ, người ta còn đánh bắt được nhiều loài động vật nhỏ như: chuột, sóc, ếch, Nhái, các loài Gà rừng, Gà lôi, Đa đa.
Bên cạnh sự hấp dẫn của tính hoang dã, động vật còn có chất lượng thịt cao, ngon và bổ. Chúng dễ dàng trở thành các món ăn đặc sản đối với thực khách từ các nơi đến Đà Lạt và dân địa phương từ trước đến nay.
Tiếp theo là nhóm động vật cung cấp dược liệu. Những dược phẩm đã được khai thác như cao khỉ, cao ban long (từ các loài Nai, Hươu, Hoẵng), cao gấu, cao hổ cốt (từ Hổ, Báo, Mèo rừng), cao trăn, mật khỉ, mật gấu, mật kỳ đà, nhung nai, rượu tắc kè, rượu bìm bịp, rượu rắn, rượu huyết dương, vẩy tê tê, mai rùa, dạ dày nhím, thậm chí cả sừng tế giác. Với điều kiện của một vùng rừng cao nguyên hẻo lánh, nguồn dược liệu là một nhu cầu rất lớn đối với dân cư Đà Lạt, đặc biệt là dược liệu lấy từ động vật rừng.
Sự ưa chuộng nguồn dược liệu qúy giá này của du khách từ các nơi đến Đà Lạt, kể cả châu Âu và một số nước châu Á, đã làm cho giá cả của các loài động vật cho dược liệu và các sản phẩm lấy từ chúng ngày càng cao, một số dược liệu cao cấp như cao hổ cốt, mật gấu, sừng tê và nhung nai rất đắt và không có giá nhất định...
Bên cạnh việc săn bắt động vật lấy thịt, dược liệu, còn phải kể đến sự khai thác động vật tự nhiên lấy da, lông. Đáng tiếc là nguồn lợi này từ trước đến nay không được coi trọng. Ngày nay, nhân dân còn khai thác các động vật hoang dã làm cảnh giải trí như nuôi các loài Sóc chân vàng, Sóc vằn lưng, Sóc mõm hung, Gấu, nai, Cheo cheo, Nhồng, Khứu, Cu gáy và nhiều loại chim khác.
Các loại động vật sống trong nước tuy không nhiều, như các loại cá Ngựa, cá Sơn, cá Lăng...trên các nguồn sông Đa Nhim, một số cá hiếm như cá Sứt mũi, cá Chình, cá Rách ở các ghềnh thác, và một vài loài thích nghi với độ cao Đà Lạt như: Lòng tong chấm đuôi, Tràu cỏ, Bống đá...hầu hết đều được dùng làm thực phẩm và là thú vui câu cá giải trí cho một số người nhàn rỗi.
Một số loài Giáp xác như tôm, cua...là nguồn thức ăn quen thuộc của đồng bào các dân tộc bản địa. Mùa khô, mùa tát cá của các làng, họ đắp nước ngăn sông suối, bắt các loại cá thông thường như Lươn, Chạch, Trê, Lóc, Thác lác... chịu nước kiệt và các loài sống trong thủy vực để muối ăn dần.
Ngoài những giá trị trên, theo đánh giá chung trên toàn khu vực Tây Nguyên, khu hệ động vật Đà Lạt có số lượng loài quý hiếm khá phong phú chiếm khoảng 2/3 số loài thú quý hiếm trong toàn vùng. Các loài này được liệt vào Sách Đỏ của Việt Nam và là đối tượng của các tổ chức bảo vệ thú hoang dã trên thế giới.
Trong khu hệ động vật Đà Lạt, ở lớp thú còn có hai nhóm có số lượng loài rất lớn là Dơi và Chuột. Đặc biệt là Chuột, có ít nhất 17 loài tồn tại trong những sinh cảnh khác nhau. Một số trong các khu dân cư, các nương rẫy và một số chỉ sống ở các vùng rừng núi cao. Đây là đối tượng có hại, chúng phá hủy mùa màng, rừng và là vật trung gian mang mầm bệnh đến cho dân địa phương. Tuy vậy, xét trên phương diện khoa học, vài loài như: Chuột nhắt núi, Chuột bụng kem, Chuột hươu lớn, Chuột lắt, Chuột rừng... có ý nghĩa khoa học rất đáng chú ý.
Ở lớp Chim, nhóm chim sống ở các vùng núi cao xung quanh Đà Lạt như vùng núi Hòn Nga, Cổng Trời và vùng Lang Biang là đối tượng nghiên cứu các nhà khoa học trong và ngoài nước từ những năm 1910 - 1939. Hiện nay, hàng năm (1978-1991) vẫn có các đoàn nghiên cứu về chim đến tìm hiểu, nghiên cứu khu hệ chim vùng núi cao Đà Lạt. Những loài chim được quan tâm nhiều ở đây chủ yếu thuộc nhóm Khứu.
Đối với chim, ý nghĩa quan trọng nhất không phải là thịt ngon, có bộ lông đẹp hay giọng hát hay mà điều chính yếu nhất chúng là một chỉ thị sinh thái rất quan trọng. Chim ưa các môi trường trong sạch, yên tĩnh. Sự có mặt cùng các hoạt động đa dạng của chim là dấu hiệu tốt lành cho môi trường sống.
Khu hệ động vật Đà Lạt còn có một số nhóm động vật sống trên cạn khác; nhóm quan trọng, phong phú nhất là côn trùng. Số lượng côn trùng ở Đà Lạt chưa được điều tra hết nhưng chắc phải có đến hàng ngàn loài, phổ biến là những loài trong bộ bướm và bộ cánh cứng gắn liền với những thay đổi của hệ thực vật, thay đổi về thành phần loài do công tác di nhập và sự chuyên canh một số loài cây trồng nhất định của địa phương. Trong nhiều năm qua, khu hệ côn trùng Đà Lạt có những biến đổi sâu sắc. Những loài đặc trưng và phát triển nhất là các loài côn trùng hại rau, hoa, cây ăn quả và cây rừng. Với số lượng lớn, thành phần loài đa dạng, khu hệ côn trùng Đà Lạt đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân ở đây. Bên cạnh những thiệt hại về mùa màng, một số loài côn trùng còn là môi giới truyền bệnh. Chúng có thể mang đến các bệnh như sốt rét, thương hàn, thổ tả, dịch hạch, sốt xuất huyết... Tuy nhiên các loài Ong, Bướm cũng góp phần bảo tồn và phát triển các giống cây rừng, cải tạo giống và nâng cao năng suất cây trồng ở địa phương. Các sản phẩm của Ong như mật ong, sữa ong chúa là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
10. THIÊN NHIÊN ĐÀ LẠT NGÀY NAY
100 năm trôi qua từ khi thành phố Đà Lạt hình thành và phát triển. Việc đô thị hóa mạnh mẽ, sự tăng trưởng dân cư nhanh chóng, việc hình thành và mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp, cùng với sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã ảnh hưởng to tát đến toàn bộ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên của thành phố. Thử nhìn lại thiên nhiên Đà Lạt xưa và nay mới thấy hết được sự biến đổi to lớn đó.
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Đà Lạt khá phong phú như đã đề cập đến. Báo chí cũng đã từng nhắc tới những cơn sốt vàng và thiếc tại đây. Trước năm 1988, hầu như ít người có khái niệm về quặng thiếc, vàng tại Đà Lạt. Chỉ trong vòng 5 năm, những vùng sa khoáng chứa quặng thiếc tại Thái Phiên, hồ Than Thở, đầu nguồn hồ Đa Thiện, hồ Chiến Thắng, khu vực Lạc Dương đã bị khai thác cạn kiệt. Việc khai thác này để lại một bề mặt địa hình loang lổ. Vào những năm cao điểm, các hồ đều bị nhiễm bẩn nặng nề, nhiều nơi phần bồi lấp trong hồ bắt đầu hình thành. Bên cạnh đó, cảnh tượng khai thác vàng vùng Mang Ling Dinh 2 cũng để lại hậu quả tương tự.
Trong khi khai thác quặng, có thời điểm mọi người chỉ chú ý đến nguồn quặng thiếc giàu, như hàm lượng thiếc phải từ 40% trở lên, còn quặng với hàm lượng thiếc nhỏ hơn 40% coi như quặng nghèo, không có giá trị, gây lãng phí rất lớn. Song song với việc khai thác, kỹ thuật sơ chế vàng và thiếc đã đưa vào môi trường nhiều chất lượng độc hại như arsen, sulfur chì, thủy ngân, cyanur... với một đáng ngại.
Nguồn vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm gốm sứ cũng vậy. Cho đến nay, Nhà nước cũng vẫn chưa thu được nguồn thuế từ vùng mỏ cao lanh ở đèo Prenn, Trại Mát, trong khi việc khai thác ở đây đang có chiều hướng gia tăng để chuyển về Sông Bé, Đồng Nai.
Nghề làm gốm sứ khá nổi tiếng đã biến mất do thiếu sự đầu tư cho công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Các vùng khai thác đá xây dựng, đặc biệt là đá chẻ vùng Cam Ly, Pang Bị, Tà Nung hầu như không thể kiểm soát được. Song song với việc khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng là sự tàn phá rừng xung quanh làm vật dụng chèn chống và củi đốt, gây tác hại không nhỏ cho rừng.
Trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 1975 đến nay, hàng ngàn hecta rừng đã bị triệt hạ làm đất canh tác. Trong đó phải kể đến một diện tích lớn rừng đầu nguồn bị khai thác trắng. Việc đốt rừng lấy đất canh tác nương rẫy chỉ tồn tại trong vài ba mùa, khi đất bị cạn dinh dưỡng, hết độ phì thì bị bỏ đi. Ở những nơi này, rừng rất khó tái sinh do tầng mùn bị rửa trôi, chỉ có các loại cây bụi, trảng cỏ phát triển. Việc di dân tự do vào thành phố, mà chủ yếu sống bằng khai thác rừng, lấy gỗ, làm than củi và săn bắn chim thú, làm nương rẫy ở những khu rừng đầu nguồn còn lại như khu vực Datanla, Prenn, khu vực Mang Ling, Cổng Trời cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Không khỏi lo lắng khi diện tích rừng Đà Lạt ngày càng thu hẹp, nạn cháy rừng xảy ra hàng năm, rừng đầu nguồn bị tàn phá, dẫn đến sự tăng lượng phù sa sông suối, đẩy mạnh quá trình bồi lấp các hồ và làm nhiễm bẩn các nguồn nước ở Đà Lạt. Hồ Xuân Hương đang bị bồi lấp dần. Cho đến nay khoảng 6 ha mặt hồ đã bị bồi lấp. Vào mùa mưa, nước hồ đục ngầu. Các hồ nằm ở bậc địa hình cao hơn đóng vai trò như các hồ lắng lọc và điều hòa mực nước không còn tác dụng. Hồ Than Thở đã bị bồi lấp gần hết, các hồ Mê Linh, Vạn Kiếp, Đội Có... đã bị bồi lấp hoàn toàn. Đà Lạt đang ở trong tình trạng mùa mưa mưa chảy tràn, mùa nắng nguồn nước ngầm khô kiệt. Lưu lượng các sông suối giảm một cách đáng lo ngại. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến các nguồn thủy điện Đa Nhim, Suối Vàng và ngay cả Trị An.
Nạn phá rừng cũng đang đẩy mạnh quá trình diệt vong của các loài thảo mộc quý hiếm. Các loài Thông 2 lá dẹp. Thông 5 lá rất khó phục hồi ở các vùng Trại Mát, Núi Voi, Lang Biang như xưa chúng đã từng ngự trị. Một số loài gỗ quý như Pơ-mu, Hoàng đàn, Bách tùng cũng đang dần dần biến mất ở các khu vực dễ khai thác như Datanla, Tà Nung, Lang Biang. Cần chấm dứt sự tiêu diệt các thực vật quý hiếm này.
Rừng mỗi lúc một xa dần, rừng nội thị bị đốn tỉa, thưa thớt hoặc mất hẳn, tiếng ồn và khí thải tăng nhanh. Mặt khác, việc lấy đất đồi để tạo mặt bằng xây dựng cũng làm tăng lượng bụi bẩn. Mùa khô, cây thông không đủ điều kiện quang hợp, đã chết dần từng khóm cành đến cả khóm cây. Do đó, gió lốc đã tác động đến các mái trường, các khu nhà lớn, gây thiệt hại không ít.
Khu hệ động vật tự nhiên Đà Lạt cũng trải qua một sự biến đổi sâu sắc về loài và số lượng. Trong nhiều năm qua, chúng ta chưa có những đánh giá cụ thể về khu hệ này, cũng như chưa quan tâm đến sự thay đổi, sự biến mất của một số loài động vật trong vùng do bị mất dần nơi sinh sống. Các thế hệ đi trước chỉ khai thác và săn lùng thú rừng đã không để lại dấu vết cho các thế hệ sau tham khảo. Còn chăng, chỉ là những chuyện kể trong nhân dân về các loài thú đã từng xuất hiện ở đây như Tê giác, Cọp, Beo, Voi, Gấu... hoặc những bài báo mô tả các cuộc săn bắn của du khách người Âu trong những ngày đầu đặt chân đến vùng đất này. Cho đến nay, phần lớn các loài thú có ý nghĩa kinh tế và khoa học hầu như bị biến mất hoàn toàn: Cọp, Nai Cà Tong, Voi, Bò rừng, Bò tót, Gấu, Beo, Tê giác, Trâu rừng... Cùng với sự thay đổi của rừng Đà Lạt trong 100 năm qua, thành phần các loài chim cũng bị biến đổi sâu sắc. Những loài Trĩ sao, Công, Phượng hoàng đất... hiện nay không còn tìm thấy.
Trong các vùng chuyên canh rau hoa, do mức độ thâm canh lớn, tốc độ quay vòng của đất cao, hầu như không lúc nào ngưng nghỉ, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến. Sự kháng thuốc nhanh chóng của sâu tơ Đà Lạt đã làm tăng quá mức liều lượng thuốc cho phép sử dụng. Điều này gây không ít thiệt hại đến môi trường, đặc biệt với hệ sinh vật và nguồn nước. Hệ côn trùng có ích giảm sút một cách đáng kể, kéo theo sự mất dần các loài chim ăn côn trùng.
11. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN THIÊN NHIÊN ĐÀ LẠT
Mọi người trong chúng ta đều mong muốn việc phát triển đô thị ở Đà Lạt trong thời gian tới sẽ tốt đẹp: con người sẽ hòa hợp hơn với thiên nhiên, biết giữ gìn và phát triển các loại cây cỏ, chim muông, thú quý để luôn có được màu sắc, âm thanh tự nhiên bên cạnh các tiện nghi hiện đại; rừng sẽ được gây trồng tái tạo, phủ dần lên các khoảng rừng đã bị khai thác trắng; không khí và dòng nước lại trong lành, tươi mát... Để thực hiện được ước mơ này, thiết tưởng không thể không quan tâm đến vấn đề vốn rừng, đất đai, nước ngầm, không khí.
11.1 VỐN RỪNG
Điều cần lưu tâm trước nhất là vốn rừng.
Thành phố chỉ còn lại một phần ít ỏi quần thụ thông thuần loại trong các đai rừng thưa bao quanh. Những hoạt động chích nhựa Thông ba lá cùng với việc khai thác rừng già ven suối làm nương rẫy, lửa rừng hàng năm theo phương thức đốt sớm, khai thác gỗ tùy tiện... đang triệt phá dần rừng thông duy nhất mang vóc dáng rừng ôn đới của đất nước.
Trong nội thị, việc cấp đất làm nhà, làm vườn cũng đã lấn dần từng ngày một những khóm thông còn lại. Chỉ cần tỉa cành không đúng cách, đốn tỉa thiếu thận trọng sẽ dẫn đến sự tiêu vong của cả khóm rừng vốn đã có sự liên kết bền chặt với nhau từ thân cành cho đến gốc rễ.
Cảnh quan rừng thông là một nguồn vốn lớn, vừa có nét riêng biệt, vừa đẹp hài hòa với các hoạt động xây dựng, sản xuất và ngay cả nghỉ ngơi của cộng đồng cư dân.
Cần quy hoạch lại những vùng cư dân, phát triển nông nghiệp, những vùng danh lam thắng cảnh tự nhiên phục vu du lịch. Hiện tại, du khách đến Đà Lạt ít thích thú trước cảnh quan rừng quanh các vùng hồ thác, vẻ hoang dã kỳ bí chỉ còn ở một số thác xa vùng dân cư, ít người lui tới. Trong nội thị, một phần diện tích rừng tự nhiên đã nhường chỗ dần cho các ki ốt, quán xá. Rừng thường xanh dưới thung lũng và trên núi cao quanh Đà Lạt lâu nay là nguồn cung cấp than củi cho thành phố, sau khi các rừng dẻ hỗn giao bị triệt phá hoàn toàn từ các thập kỷ trước.
Rừng thông và rừng thường xanh có mối quan hệ hữu cơ rất mật thiết. Rừng dẻ lâu năm là nơi loài lá thông quý hiếm ký sinh. Rừng già thường xanh lại là nơi của các loài thông cổ tích, hai lá dẹp và năm lá Đà Lạt. Chúng chỉ mọc được trong rừng tối, khi còn non, hàng chục năm sau mới vươn lên tầng cao nhất của rừng.
Cần nhấn mạnh rằng rừng Tây Nguyên là một trong hai trung tâm giàu giống loài thực vật nhất thế giới, mà các dải rừng trên cao nguyên Lang Biang là giới hạn cuối cùng của dãy Trường Sơn Nam, chứa đựng hầu hết các giống loài của hai quá trình diễn thế từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Cảnh quan rừng xanh núi cao, vốn quý nhất của cả cao nguyên, bao hàm cảnh quan thác ghềnh, cảnh quan đồi...là trung tâm thu hút khách viếng thăm, người yêu thích thiên nhiên, mà cũng là nơi nghỉ dưỡng của cộng đồng cư dân, là lớp học của các thế hệ trẻ về đất nước. May mắn là trong thời gian gần đây từ Trung ương đến các địa phương đã xem rừng trên cao nguyên Lang Biang có tính chất đặc dụng, vừa là cảnh quan, là rừng đầu nguồn của các đập thủy điện trên sông Đồng Nai trong tương lai, vừa là rừng phòng hộ cho sản xuất, cấp nước cho sinh hoạt của cư dân. Nên chăng, ngoài việc lập các khu bảo tồn thiên nhiên có tính tiểu khí hậu, cần thiết phải đưa toàn bộ rừng và đất rừng cao nguyên Lang Biang vào một quy chế chung: Quốc gia lâm viên (National park) để có thể bảo vệ, tôn tạo và phát triển cân bằng lâu dài với ý đồ đô thị hoá.
11.2 ĐẤT ĐAI
Vùng đồi thấp, diện tích đất còn rộng, tầng thổ nhưỡng dày, nhưng hầu hết các núi trẻ với rừng thường xanh lại có lớp đất rất mỏng. Việc khai thác đất đai cho sản xuất nông nghiệp đặc sản cần giữ được đất, chống xói mòn, rửa trôi, tránh làm đất mệt mỏi vì phân bón. Với trào lưu tiến bộ, việc ứng dụng các thành tựu sinh học. Có như vậy mới tránh được sự bồi lắng lòng hồ, sông suối, tránh được sự nhiễm bẩn các nguồn nước.
Đã đến lúc cần chú ý đến các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc khác như phân bón sinh học - hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học và cả các yếu tố tự nhiên như thiên địch để giảm bớt tác hại này, vì lẽ tự nhiên sự lưu độc lâu dài sẽ làm bẩn nguồn nước sinh hoạt và tiêu vong hàng loạt dưới các thủy vực.
Đất feralit có độ thấm nước và giữ nước tốt, nhưng cũng dễ bị sạt lở nếu không có tầng phủ bảo vệ, do đó cũng cần quy hoạch những vùng cấm chăn thả đại gia súc hoặc chỉ chăn thả theo mùa. Việc phát triển đô thị sẽ tăng nhanh yêu cầu về quỹ đất dành cho công viên nên cần sớm quyết định giữ lấy những khoảng xanh trong thành phố.
11.3 NƯỚC NGẦM
Trong xây dựng, giao thông, nên lợi dụng địa hình và tôn trọng địa hình hơn là san bậc. Việc lấy đất ta-luy sẽ làm cho gương nước ngầm thay đổi, đi sâu hơn, gây sạt lở, bào mòn lòng sông suối mạnh hơn. Trong nghề nông cũng vậy, cần phải đắn đo trước khi san bậc thang để tránh những hậu quả nặng nề cho môi trường. Việc khai thác đất để sản xuất nông nghiệp đặc sản đã tỏ ra mâu thuẫn nghiêm trọng đối với việc đô thị hoá. Lượng nước hàng năm dùng để tưới cho đất trồng rau hoa lên đến hàng chục triệu mét khối. Chủ yếu lượng nước này tạo thành sinh khối thu hoạch và bay hơi. Bình quân mỗi hecta trồng rau hoa cần đến 6.000 mét khối nước. Như vậy lượng nước ngầm không đủ sức cung cấp. Việc đắp đập, đào hồ dự trữ cũng không thỏa mãn được, dẫn đến tình trạng hụt nước vào cuối mùa khô ở tất cả các vùng trồng rau hoa ngắn ngày.
Lượng nước từ các nguồn tự nhiên đổ vào khu đông dân bị cạn kiệt dẫn đến môi sinh bị thay đổi lớn.
Trong khi đó, lượng nước sạch về các hồ chứa ngày càng giảm, sức chứa của các hồ ngày càng ít đi, việc nâng cao bờ các hồ chứa cũng không giải quyết được. Đà Lạt không tìm được một hồ chưa nào khác ở độ cao trên 1.500 mét để tránh nhiễm bẩn do sản xuất và sinh hoạt. Do vậy cần lưu ý hơn đến nguồn nước, bảo vệ nguồn nước chính là hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ đất và phát triển vốn rừng. Đặc biệt quan trọng là cần sớm quy hoạch vùng sản xuất và dân cư trên các lưu vực dẫn vào hồ nước sạch để bảo vệ nước sinh hoạt cho cả thành phố hiện nay và mai sau.
11.4 KHÔNG KHÍ
Khối không khí Đà Lạt thường xuyên thay đổi và chịu ảnh hưởng lớn của Biển Đông nên việc duy trì và phát triển các đai rừng phía Đông thành phố (vùng Sào Nam, Trại Mát, Xuân Thọ, Xuân Trường) là rất cần thiết để hạn chế tác hại của bão biển vào khu trung tâm. Các đợt bão đổ bộ vào Ninh Thuận, Bình Thuận đã từng bẻ gãy những hàng cây thông dọc đường điện trung thế. Lốc hàng năm cũng làm hư hỏng hàng loạt mái nhà, thiệt hại cho mùa màng do trái rụng, cây gãy.
Không khí sạch là một yêu cầu lớn không chỉ đáp ứng cho nhu cầu nghỉ dưỡng sức, dưỡng bệnh, mà còn là điều kiện sản xuất của nhiều ngành công nghiệp tinh vi: hoá tinh vi, vi tính, vi mạch... và cả các ngành kỹ thuật chính xác.
Không khí chỉ có thể sạch sẽ khi việc canh tác nông nghiệp, việc xây dựng có quy chế chặt chẽ và các cơ sở sản xuất có khí thải được đưa ra ngoài lòng chảo thành phố, tránh các hướng gió chính mang vào nội thị.
Mặt khác việc thay đổi các loại chất đốt ít khí thải độc cũng cần sớm được sự quan tâm của mọi người.
Một trăm năm trôi qua. Từ một vùng núi đồi hoang sơ cho đến lúc phát triển thành một đô thị du lịch và nghỉ dưỡng nổi tiếng, thiên nhiên Đà Lạt đã có biết bao dời đổi.
Thế giới tự nhiên vừa biến đổi tích cực theo những quy luật tự thân, vừa chịu những tác động tiêu cực của con người trong quá trình đô thị hoá.
Thế mạnh vị trí của một đô thị nghỉ dưỡng miền núi cao chắc chắn sẽ chuyển thành thế yếu nếu địa hình, cảnh quan và rừng bị hủy hoại. Sẽ không còn khí hậu tuyệt vời, cảnh quan kỳ thú, sẽ không còn cảm giác dễ chịu, thư thái, yêu đời... và Đà Lạt, thành phố muôn hoa, thành phố sương mù với tiếng suối đàn, thác đổ, tiếng chim hót, thông reo sẽ chỉ còn trong ký vãng.
Đất Lang Biang, đất rừng bảo tồn thiên nhiên, rừng phục vụ du lịch, phòng hộ đầu nguồn cần được nhìn nhận một cách đặc biệt. Kiên quyết ngăn chặn nạn phá rừng, chặt hạ cây cối, săn bắt chim thú, gây cạn kiệt nước ngầm, gây ô nhiễm đến nước, không khí, âm thanh...; mặt khác, người dân Đà Lạt cần được giúp đỡ có những điều kiện dễ dàng để sử dụng những chất đốt khác ngoài than củi. Được như thế, các thế hệ người Đà Lạt hôm nay và mai sau sẽ viết thêm trang sử mới của Đà Lạt, bước vào thế kỷ thứ hai của thành phố, hòa hợp với trào lưu tiến bộ của loài người.
ĐOÀN
NAM SINH - LÊ CAO ÂN
- LÊ HUY CHUYÊN - NGUYỂN TRÍ HÙNG
- PHÙNG ĐỨC THẮNG - PHẠM XUÂN HUY
- ĐINH SĨ CHÍ DÂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nguyễn Xuân Bao, Bùi Phú Mỹ, Địa chất miền Nam Việt Nam (Báo cáo số 39), Hà Nội, 1978.
2- Nguyễn Xuân Bao, Huỳnh Trung. Các thành tạo macma xâm nhập đới Đà Lạt, Địa chất và nguyên liệu khoáng 1.1991.
3- Baur George, Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng. Người dịch: Vương Tân Nhị, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1976.
4- Vũ Văn Cẩn, Cây pơ-mu, Lâm nghiệp, Hà Nội, 8.1965
5- Nguyễn Văn Chiến, Tây Nguyên, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1985.
6- Lê Quang Đán, Rừng và đời sống, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1976 .
7- Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Bộ giáo dục và Trung tâm học liệu Sài Gòn, 1970.
8- Huỳnh Nguyên Lan, Đặc điểm khí hậu Đà lạt, Đài khí tượng thủy văn Lâm Đồng, 1980.
9- Hồ Thành Lâm, Phạm Văn Lưu, Sơ lược địa lý hình thế Đà Lạt, Địa dư, Đà Lạt, 1971, Số 4,
10- Nguyễn Tạo, Tích cực bảo vệ thiên nhiên, Nxb Nông thôn, Hà Nội, 1962.
11- Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,1978.
12- L.Constantin, Le sanatorium du Langbian, Revue indochinoise, Hà Nội, 1916, No 3-4.
13- J.C Eames, Forest birds survive in Vietnam, International council for bird presentation, 1991.
Mục lục sách | Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng |